Văn [Văn 10] Thảo luận

Ruby_lucky

Học sinh mới
Thành viên
29 Tháng ba 2017
1
0
11
25
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Một trong những biểu hiện của nội dung nhân đạo trong văn học VN từ nữa cuối thế kỉ XVIII đến nữa đầu thế kỉ XIX là sự thương cảm trước bi kịch và đồng cảm trước khát vọng hạnh phúc của con người, đặc biệt là người phụ nữ.
Qua 2 đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ và Trao duyên. Hãy là rõ nhận định trên
 
Last edited:

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Một trong những biểu hiện của nội dung nhân đạo trong văn học VN từ nữa cuối thế kỉ XVIII đến nữa đầu thế kỉ XIX là sự thương cảm trước bi kịch và đồng cảm trước khát vọng hạnh phúc của con người, đặc biệt là người phụ nữ.
Qua 2 đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ và Trao duyên. Hãy là rõ nhận định trên
Chị hướng dẫn e mấy ý nhé ^^
- Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ:
+ Khắc khoải mong chờ: Dạo hiên vẳng thầm gieo từng bước; bốn chồn sốt ruột: Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.
+ Lúc nào và ở đâu nàng cũng thấy lẻ loi: ban ngày, ban đêm, ngoài hiên vắng, trong phòng khuê... Nỗi cô đơn tràn ngập không gian và kéo dài vô tận theo thời gian luôn đeo đẳng, ám ảnh nàng.
+ Khát khao được đồng cảm: Người chinh phụ trách chim thước chẳng chịu mách tin. Lúc đầu, nàng nghĩ may ra chỉ có ngọn dèn biết tâm sự của minh, sau lại nghĩ đèn có biết thì cũng bằng không. Nỗi sầu thương không được san sè nên lòng nàng càng bi thiết.
+ Hình ảnh người chinh phụ thầm gieo từng bước ngoài hiên vắng và ngồi một mình với ngọn đèn trong phòng đã cực tả nỗi cô đơn trong tình cảnh lẻ loi.
- Trao duyên:
+ Nặng lòng với lời thề, vì lo cho Kim Trọng, Thúy Kiều thuyết phục em để nối “ tơ thừa”, cũng là để mong lòng được thanh thản, yên tâm, dù có phải chết. Nhưng khi trao kỉ vật tình yêu, trong nàng có sự mâu thuẫn giữa lí trí và tình cảm, mâu thuẫn giữa lời nói ban đầu và tâm trạng hiện tại, cõi lòng đầy nuối tiếc, xót xa. Nàng không quên được Kim Trọng, vẫn mang nặng lời thề và không nguôi khao khát tình yêu, hạnh phúc.
+ Đối diện với hiện tại là đối diện với sự mất mát, đổ vỡ, lỡ làng với bao xót xa, đau đớn. Nhưng nàng vẫn không quên quá khứ ngày nào với bao hạnh phúc. Nàng oán thán số phận bac bẽo và luôn tự dằn vặt, thấy mình có lỗi, là người phụ bạc.
+ Trao duyên xong, dường như trong nàng càng dằn vặt, đau khổ và tuyệt vọng hơn bởi nàng cảm nhận rõ hơn sự mất mát: mất Kim Trọng, mất hạnh phúc, mất tương lai.
* Trong nỗi thương mình: Bi kịch về nhân phẩm bị chà đạp và khát vọng sống trong sạch. Đoạn trích cho ta thấy tình cảnh trớ trêu, đau đớn của Thúy Kiều khi phải sống ở lầu xanh.:
+ Thương mình cô đơn giữa chốn nhơ nhớp “ cuộc say đầy tháng, trận cười suốt đêm”…
+ Thương mình đến đau đớn khi nghĩ về thực tại phũ phàng, “ tan tác như hoa giữa đường”… Nàng chua chát, tủi hổ, bẽ bàng cho thân phận của mình.
+ Thương mình phải “vui gượng”, bởi “ ai tri âm đó mặn mà với ai”. Nỗi sầu từ lòng người lan tỏa lên cảnh vật.
 
  • Like
Reactions: Hóa học
Top Bottom