Sinh [Sinh 11] Đề cương sinh học lớp 11 cơ bản

S

summerloverain

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1.Hãy phân biệt cơ chế hấp thụ nước với cơ chế hấp thụ ion khoáng ở rễ cây?
- Nước được hấp thụ vào rễ cây theo cơ chế thụ động (thẩm thấu) nước di chuyển từ nơi môi trường có nồng độ chất tan thấp (đất)vào môi trường có nồng độ chất tan cao (tế bào rễ)
- Các ion khoáng di chuyển từ đất vào tế bào rễ theo 2 cơ chế:
+ Thụ động: theo chiều nồng độ từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp
+ Chủ động: đối với 1 số ion cây có nhu cầu cao như (K+) di chuyển ngược chiều nồng độ và phải cần cung cấp năng lượng
2.

Mach go
Mach ray
Cấu tạo

+ Là những tế bào chết
+ Thành tế bào có chứa lignin
+ Các tế bào nối với nhau thành những ống dài từ rễ lên lá

+ Là những tế bào sống, gồm ống rây và tế bào kèm
+ Các ống rây nối đầu với nhau thành những ống dài đi từ lá xuống rễ.

Thành phần dịch

+ Nước, muối khoáng và các chất hữu cơ được tổng hợp ở rễ

[FONT=&quot]E[/FONT] Là các sản phẩm được đồng hóa ở lá:
+ Saccarôzơ, axit amin…..
+ Một số ion khoáng được sử dụng lại

Động lực

[FONT=&quot]E[/FONT] Là sự phối hợp của 3 lực:
+ Áp suất rễ
+ Lực hút do thoát hơi nước ở lá
+ Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với vách tế bào mạch gỗ

[FONT=&quot]E[/FONT] Là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá) và cơ quan chứa (rễ)


3.Quá trình đồng hóa nitơ trong mô thực vật.
- Gồm 2 quá trình:
+ Quá trình khử nitrat.
+ Quá trình đồng hóa NO3­- trong mô thực vật.

a. Quá trình khử nitrat.

- Quá trình chuyển hóa NO3­- thành NH3 trong mô thực vật theo sơ đồ sau:
NO3­- → NO2­- → NH3

b. Quá trình đồng hóa NO3­- trong mô thực vật:
- Amin hóa trực tiếp:
axit xêtô + NH3 → aa

- Chuyển vị amin:
aa + axit xêtô → aa mới + axit xêtô mới

- Hình thành:
aa đicacbôxilic + NH3 → amit
Quá trình chuyển hóa nitơ trong đất và cố định nitơ.1. Quá trình chuyển hóa nitơ trong đất:Chuyển hóa nitơ hữu cơ gồm:
- Quá trình amôn hóa:
Nitơi hữu cơ + VSV -> NH4+

- Quá trình nitrat hóa:
NH4 (nhờ Nitrosoman) -> NO2- (nhờ nitrobacter) -> NO3-
Cây hấp thụ NO3- nhờ lông hút.


2. Quá trình cố định nitơ :- Con đường hóa học cố định nitơ:N2 + H2 → NH3- Con đường sinh học cố định nitơ: do các VSV thực hiện.+ Nhóm VSV sống tự do: Vi khuẩn lam.+ Nhóm VSV sống cộng sinh: các vi khuẩn thuộc chi Rhizobium
4.Quang hợp là gì ?
- Quang hợp là quá trình trong đó năng lượng ánh sáng mặt trời được lá hấp thụ để tạo ra cacbonhidrat và oxy từ khí và H2O.

- Phương trình tổng quát :
6 CO2 + 6 H2O → C6H12O6 +6O2

Hệ sắc tố quang hợp :
- Hệ sắc tố quang hợp gồm :
+ Diệp lục a hấp thu năng lượng ánh sáng chuyển thành năng lượng trong ATP và NADPH.
+ Các sắc tố phụ : (Carotenoit) hấp thụ và truyề năng lượng cho diệp lục a


- Sơ đồ :
Carotenoit → Diệp lục b → Diệp lục a → Diệp lục a ở trung tâm.

8.Pha sáng của quang hợpchuyển hóa năng lượng của ánh sáng mà diệp lục đã hấp thụ thành năng lượng trong liên kết hóa học của ATP & NADPH
- Pha sáng diễn ra ở tilacoit khi có chiếu sáng.
- Trong pha sáng, năng lượng ánh sáng được sử dụng để thực hiện quá trình quang phân li nước, O2 được giải phóng là oxi của nước.
2H2O --> 4 H+ + 4 e- + O2
- ATP và NADPH của pha sáng được sử dụng trong pha tối để tổng hợp các hợp chất hữu cơ.
5.Ảnh huong cua cac nguyen to ngoai canh toi quang hop
Cường độ ánh sáng
- Khi nồng độ CO2 tăng, cường độ ánh sáng tăng → thì cường độ quang hợp cũng tăng.
- Điểm bù áng sáng: Cường độ AS tối thiểu để (QH) = cường độ hô hấp (HH).
- Điểm no ánh sáng: Cường độ AS tối đa để cường độ quang hợp đạt cực đại.

2. Quang phổ ánh sáng:
- Quang hợp diễn ra mạnh ở vùng tia đỏ và tia xanh tím.
- Thực vật không hấp thụ tia lục.
- Tia xanh tím kích thích sự tổng hợp các aa, protein
- Tia đỏ xúc tiến quá trình hình thành cacbohidrat

II. Nồng độ CO2 :
- Nồng độ CO2 tăng thì cường độ tăng
- Điểm bù CO2: Nồng độ CO2 tối thiểu để QH =HH.
- Điểm bão hòa CO2: Khi nồng độ CO2 tối đa để cường độ QH đạt cực đại.

III. Nước:
- Là yếu tố rất quan trọng đối với quang hợp.
+ Nguyên liệu cho QH.
+ Điều tiết đóng mở khí khổng.
+ Môi trường của các phản ứng sinh hóa trong tế bào.
+ Là dung môi hòa tan các chất…

IV. Nhiệt độ, dinh dưỡng khoáng :
- Ảnh hưởng của nhiệt độ :
+Nhiệt độ tăng thìcường độ QH tăng.
+ Nhiệt độ tối ưu cho QH ở thực vật là : 250 - 350C.
+ QH ngừng ở 450 - 500 C.

- Ảnh hưởng của dinh dưỡng khoáng : Dinh dưỡng khoáng có ảnh hưởng nhiều mặt đến quang hợp.
10.Quang hop va nang suat cay trong
95 % năng suất cây trồngàQH quyết định 90
- Năng suất sinh học: là tổng lượng chất khô tích luỹ được mỗi ngày trên 1 hecta gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng.
- Năng suất kinh tế: là 1 phần của năng suất sinh học được tích luỹ trong cơ quan chứa sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người (hạt, quả, củ,. . )
 
S

summerloverain

11.Hô hấp ở thực vật là gì ?
- Hô hấp ở thực vật là quá trình chuyển đổi năng lượng của tế bào sống. Trong đó, các phân tử cacbohidrat bị phân giải đến CO2 và H2O, đồng thời năng lượng được giải phóng và một phần năng lượng đó được tích lũy trong ATP.

- Phương trình tổng quát :
C6H12O6 +6O2 → 6 CO2 + 6 H2O + Q
So sánh hô hấp hiếu khí và hô hấp kị khí?
Hô hấp hiếu khí:
- Nguyên liệu: các chất hữu cơ
- Chất nhận e : oxi
- Sản phẩm: C02 , H20, năng lượng
- Nơi diễn ra:
+ vsv nhân thực: các mào ti thể
+ vsv nhân sơ: màng sinh chất.
* Hô hấp kị khí:- Nguyên liệu: các chất hữu cơ
- Chất nhận e: phân tử vô cơ như NO3-, S04 2-, ...
- Sản phẩm: năng lượng
- Nơi xảy ra: màng sinh chất
Phân biệt đường phân với chu trình crep và chuỗi truyền electron hô hấp?

Đường phân:
- Xảy ra tại tế bào chất
- Biến đổi từ glucozơ -----> axit piruvic ( C3H4O3); ATP và NADH
- Sản phẩm:

C6 H12 O6 -----> 2 axit piruvic + 2 ATP + 2NADH

Chu trình creb:
- Xảy ra tại chất nền của ti thể.
- Biến đổi từ axit piruvic ------> axetyl - coenzim A -----> oxi hóa tạo thành FADH2 và NADH; ATP và CO2
- Sản phẩm:

2 Axit piruvic ------> 2 Axêtyl - CoA + 2 CO2 + 2 NADH

2 Axêtyl - CoA ------> 4 CO2 + 6 NADH + 2 FADH2 + 2ATP

Chuỗi truyền e hô hấp:
- Xảy ra tại màng trong của ti thể.
- Biến đổi từ NADH; FADH2 ------> ATP và nước
- Sản phẩm

10 NADH ------> 30 ATP + H2O

2 FADH2 ------> 4 ATP + H2O
13.HÔ HẤP LÀ GÌ
- Hô hấp là tập họp những quá trình, trong đó cơ thể lấy ôxi từ bên ngoài vào để ôxi hóa các chất trong tế bào và giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải CO2 ra ngoài. Hô hấp bao gồm hô hấp ngoài và hô hấp trong
14.hướng động : hướng động là hình thức phản ứng của một bộ phận của cây trước tác nhân kích thích theo một phương hướng xác định
- 2 kiểu hướng động :
+ Hướng động dương: Vận động sinh dưỡng hướng về nguồn kích thích
+ Hướng động âm: Vận động tránh xa nguồn kích thích.
15.I. KHÁI NIỆM ỨNG ĐỘNG
+ Trả lời kích thích không định hướng
+ Các loại ứng động: quang ứng động, hoá ứng động, nhiệt ứng động, điện ứng động, ứng động tổn thương…
16.So sánh sự trao dổi khí ở cơ thê thưc vât va cơ thê đông vât?

* Giống nhau: -hoạt động theo cơ chế khuếch tán ( sự chênh lệch nồng độ CO2, O2 giữa cơ thể với môi trường ngoài).
- bản chất đều là quá trình oxi hóa các hợp chất hữu cơ đồng thời giải phóng năng lượng từ các hoạt động sống và CO2.
* Khác nhau:
- ở thực vật không có con đường trao đổi khí.
- ở động vật có con đường trao đổi khí riêng( như khí quản là 1 ví dụ...).

- bề mặt trao đổi khí ở thực vật gồm khí khổng ở lá, bì khổng ( lỗ vỏ) ở thân cây, rễ cây.
- bề mặt trao đổi khí ở động vật thì tùy từng loài khác nhau theo chiều tiến hóa sau:
+ bề mặt cơ thể
+ hệ thống ống khí
+ mang
+ phổi
Ngoài ra ở thực vật ngoài quá trình hô hấp còn có quá trình quang hợp trao đổi khí với môi trường bên ngoài.

19.Động lực đẩy dòng mạch gỗ:
Là sự phối hợp của 3 lực:
* Lực đẩy (áp suất rễ).
* Lực hút do thoát hơi nước ở lá.
* Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ. .
*. Động lực của dòng mạch rây:
- Là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá) và cơ quan chứa (rễ, củ, quả …)

12.bai 15& 16

II. TIÊU HOÁ Ở ĐỘNG VẬT CHƯA CÓ CƠ QUAN TIÊU HOÁ
- Động vật chưa có cơ quan tiêu hoá là động vật đơn bào. Tiêu hoá thức ăn ở động vật đơn bào diễn ra bên trong tế bào gọi là tiêu hoá nội bào. Các enzim từ lizoxôm vào không bào tiêu hoá để thủy phân thức ăn thành các chất dinh dưỡng đơn giản để tế bào sử dụng.
III. TIÊU HOÁ Ở ĐỘNG VẬT CÓ TÚI TIÊU HOÁ
- Các loài ruột khoang và giun dẹp có túi tiêu hoá
- Túi tiêu hóa được hình thành từ nhiều tế bào. Trong túi tiêu hóa thức ăn được tiêu hóa nội bào và ngoại bào. Nhờ các tế bào thành túi tiêu hóa tiết ra các enzim để tiêu hóa hóa học thức ăn. Sau đó thức ăn đang tiêu hóa dang dở sẽ được tiếp tục tiêu hóa nội bào trong tế bào của thành túi tiêu hóa.
IV. TIÊU HOÁ Ở ĐỘNG VẬT CÓ ỐNG TIÊU HOÁ
- Ống tiêu hóa gồm nhiều bộ phận với các chức năng khác nhau
- Thức ăn đi theo một chiều trong ống tiêu hóa. Khi đi qua ống tiêu hóa, thức ăn bị biến đổi cơ học và hóa học để trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu.
- Các chất không được tiêu hóa trong ống tiêu hóa sẽ tạo thành phân và thải ra ngoài
- Tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa gặp ở động vật có xương sống và một số động vật không xương sống


V. ĐẶC ĐIỂM TIÊU HOÁ Ở THÚ ĂN THỊT VÀ THÚ ĂN THỰC VẬT
1. Đặc điểm tiêu hoá ở thú ăn thịt
STT Bộ phận Cấu tạo Chức năng?
1. Miệng Răng cửa
Răng nanh to khỏe
Răng trước hàm và răng ăn thịt

2. Dạ dày Dạ dày đơn to, khỏe, có các enzim tiêu hóa
3. Ruột Ruột non ngắn
Ruột già
Ruột tịt
2. Đặc điểm tiêu hoá ở thú ăn thực vật
STT Bộ phận Cấu tạo Chức năng?
1. Miệng Tấm sừng
Răng cửa và răng nanh
Răng trước hàm, răng hàm
2. Dạ dày Dạ dày thỏ
Dạ dày thú nhai lai(
3. Ruột Ruột non dài
Manh tràng lớn
Ruột già

14.Bai 18 & 19

1. Hệ tuần hoàn hở
- Có những đoạn máu không lưu thông trong mạch máu mà tràn vào khoang cơ thể và trộn lẫn với dịch mô tạo thành hỗn hợp máu và dịch mô.
- Máu chảy trong động mạch với áp lực thấp, tốc độ chậm
- Gặp ở đa số động vật thân mềm (ốc sên, trai..) và chân khớp (côn trùng, tôm..)
2. Hệ tuần hoàn kín
- Máu được tim bơm đi lưu thông liên tục trong mạch kín, từ động mạch qua mao mạch, tĩnh mạch sau đó về tim. Máu trao đổi chất với tế bào thông qua thành mao mạch
- Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ nhanh
- Gặp ở mực ống, bạch tuộc, giun đốt chân đầu và động vật có xương sống
- Hệ tuần hoàn kín có 2 loại: hệ tuần hoàn đơn ở cá, hệ tuần hoàn kép ở các nhóm động vật có phổi

*Tính tự động của tim
- Là khả năng co dãn tự động theo chu kì nhờ hệ dẫn truyền tim. Hệ dẫn truyền tim là tập họp sợi đặc biệt có trong thành tim gồm: nút xong nhỉ, nút nhỉ thất, bó His và mạng puốckin

*Chu kỳ hoạt động của tim
- Tim hoạt động theo chu kì. Mỗi chu kì tim bắt đầu từ pha co tâm nhỉ, sau đó là pha co tâm thất và cuối cùng là pha dãn chung

*Huyết áp
- Là áp lực máu tác dụng lên thành mạch khi tim co bóp đẩy máu vào động mạch
- Huyết áp tâm thu ứng với lúc tim co. Huyết áp tâm trương ứng với lúc tim giãn
- Tất cả những tác nhân làm thay đổi lực co tim, nhịp tim, khối lượng máu, độ quánh của máu, sự đàn hồi của mạch máu đều có thể làm thay đổi huyết áp.
*. Vận tốc máu
- Là tốc độ máu chảy trong 1 giây. Vận tốc máu trong hệ mạch liên quan đến tổng tiết diện của mạch và chênh lệch huyết áp giữa hai đầu đoạn mạch.

15.Bai 20

Vai trò của thận
- Thận tham gia điều hoà cân bằng áp suất thẩm thấu nhờ khả năng tái hấp thụ hoặc thải bớt nước và các chất hoà tan trong máu.
- thậnàKhi áp suất thẩm thấu trong máu tăng do ăn mặn, đổ nhiều mồ hôi… tăng cường tái hấp thu nước trả về máu, đồng thời động vật có cảm giác giúp cân bằng áp suất thẩm thấu.à uống nước vào. àkhát nước
duy trì áp suất thẩm thấu.à thận tăng thải nước à- Khi áp suất thẩm thấu trong máu giảm
*. Vai trò của gan
- Gan tham gia điều hoà áp suất thẩm thấu nhờ khả năng điều hoà nồng độ của các chất hoà tan trong máu như glucôzơ…
- tuyến tụy tiết raàSau bữa ăn, nồng độ glucôzơ trong máu tăng cao insulin, làm cho gan chuyển glucôzơ thành glicôgen dự trữ, đồng thời nồng độ glucôzơ trong máuàkích thích tế bào nhận và sử dụng glucôzơ giảm và duy trì ổn định
- Khi đói, do các tế bào sử dụng nhiều tuyết tụy tiết ra glucagônà nồng độ glucôzơ trong máu giảm àglucôzơ nồng độ glucôzơàgiúp gan chuyển glicôgen thành glucôzơ đưa vào máu trong máu tăng lên và duy trì ổn định
* VAI TRÒ CỦA HỆ ĐỆM TRONG VIỆC CÂN BẰNG pH NỘI MÔI
- Các hoạt động của tế bào, các cơ quan luôn sản sinh ra các chất CO2, axit lactic… có thể làm thay đổi pH của máu làm rối loạn hoạt động của cơ thể.
- pH nội môi được duy trì ổn định là nhờ hệ đệm, phổi và thận

Tham khảo rồi cho ý kiến nhá
SInh hoc khó nhai quá..hix
= .
 
Last edited by a moderator:
M

maihuonglinh

mình nghĩ khi thực vật trên cạn bị ngập úng trong nước lâu, rễ cây thiếu oxi và lên men hình thành axit lactic làm mất chức năng của lông hút nên cây sẽ chết
 
Top Bottom