[BÀI VIẾT SỐ 6]-NHÂN VẬT ÔNG HAI(Làng/Kim Lân))

  • Thread starter ybm_bonmat
  • Ngày gửi
  • Replies 21
  • Views 84,386

Y

ybm_bonmat

Last edited by a moderator:
S

sei.hope

Khi làm bài, bạn nhớ lập luận chặt chẽ và dùng lí lẽ để làm rõ các luận điểm :
1. Tình yêu làng của ông Hai
2. Tình yêu nước của ông Hai
3. Đánh giá - suy nghĩ của bản thân về nhân vật ông Hai.
 
H

hoaerika_ot

bạn có thể dựa vào bài ở lớp cô giáo giảng, kết hợp với một tư duy ,mình tin bạn sẽ làm tốt ngoài ra bạn cần chỉ ra t/y nước và yêu làng của ông hai như bạn ''sei.hope'' đã nói ở trên
 
S

senelupin

Thể loại bài về cơ bản là loại bài Phân tích, nhưng trong nội dung đề còn yêu cầu nêu "những suy nghĩ" của bạn về vấn đề cần phân tích. Vậy là trong bài viết của mình, bạn phải có những sự bình luận, đánh giá và có thể, cả phát biểu cảm nghĩ của mình về vấn đề cần phân tích nữa.
+ Về nội dung kiến thức: Đề yêu cầu phân tích những chuyển biến trong "TÌNH CẢM" của người nông dân trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp(KCCP). Vậy là bạn phải tập trung phân tích về sự chuyển biến trong Nhận thức và tình cảm của người nông dân nhưng sự chuyển biến về mặt nhận thức, tình cảm lại được thể hiện sinh động qua những hành động, lời nói cụ thể của nhân vật. Vì vậy, bạn cũng cần phải chỉ rõ những sự chuyển biến ấy như thế nào thông qua các lời nói, việc làm cụ thể của nhân vật.
+ Về phạm vi dẫn chứng: Đề có nêu rõ là "những người nông dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp". Vì vậy đối tượng phân tích của bạn sẽ chủ yếu là nhân vật chính của truyện(ông Hai), song không chỉ có mình nhân vật ấy. Tác giả đã dụng công xây dựng rất nhiều nhân vật khác cũng nhắm thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm (như gia đình ông Hai, những người ở cùng làng ông Hai, những người ở nơi tản cư thậm chí cả bà chủ nhà nơi gia đình ông Hai về tản cư...).

Về Nội dung bài viết:
Bạn tập trung phân tích quá trình thay đổi trong nhận thức, tình cảm của ông Hai về ngôi làng của mình trước và sau cuộc kháng chiến.
+ Trước khi Cách mạng tháng Tám bùng nổ: ông Hai, cũng như bao người nông dân khác, yêu quý và gắn bó với ngôi làng như nơi chôn rau cắt rốn. trong tình yêu làng của ông có chút gì đó "cục bộ địa phương", nghĩa là chỉ bó hẹp trong ngôi làng mình. Ngôi làng với ông là ngôi sinh phần to nhất tỉnh của viên tổng đốc.
+ Sau cách mạng, ông được mở mang hiểu biết. ông nhận rõ bộ mặt bóc lột tàn nhẫn của bọn thực dân, phong kiến, những kẻ đã bắt ông và những người nông dân phải phu phen, tạp dịch, phải bôn ba, phiêu dạt. Bây giờ, khoe với người khác về làng mình, ông khoe những hoạt động sôi nổi thời kỳ Khởi nghĩa của làng ông, ông khoe cái phòng thông tin tuyên truyền của ủy ban kháng chiến...Được giác ngộ cách mạng, ông sẵn sàng, hăng hái đi theo kháng chiến. Hành động đi tản cư cùng gia đình, với ông, chỉ là việc làm bất đắc dĩ mà ông rất không muốn. Ông không muốn rời làng quê thân thiết, nhưng quan trọng hơn, ông không muốn phải xa rời cuộc kháng chiến, không muốn lùi về hậu phương để hưởng cuộc sống bình yên. Nhưng "tản cư là yêu nước", cũng là một hành động ủng hộ kháng chiên nên ông cũng sẵn sàng.
------>Như vậy, nhận thức về Làng, về Nước, về cuộc kháng chiến và vị trí, vai trò của người nông dân đã hoàn toàn khác trước. (chi tiết ông Hai vốn là người thất học - như phần đông nông dân ta hồi đầu kháng chiến- nhưng luôn muốn đến phòng thông tin để biết thêm tin tức kháng chiến, để học thêm cách đọc, cách viết cũng thể hiện rõ sự thay đổi ấy). Tình yêu làng không còn nhỏ bé mà hòa chung với tình yêu nước, yêu kháng chiến, ủng hộ Cụ Hồ.
+ Nhưng tình yêu ấy càng thể hiện rõ hơn thông qua sự thử thách: Đó là tình huống ông nghe tin làng mình theo giặc. Lúc này ông bị đặt giữa sự lựa chọn giữa: Làng và nước, theo giặc hay theo kháng chiến. Và dù rất đau đớn, ông cũng sẵn sàng đặt nước trên làng, luôn tin tưởng, đi theo và ủng hộ kháng chiến. Câu nói: "Làng theo giặc thì phải thù" thể hiện rõ sự quyết tâm đó. (Bạn có thể phân tích kỹ hơn diễn biến tâm trạng của nhân vật nhưng đừng quá sa đà kẻo tốn nhiều thời gian mà không đi đúng trọng tâm của đề)
+ Không chỉ xây dựng nhân vật ông Hai, là tiêu biểu cho những người nông dân VN trong những năm KCCP, tác giả còn xây dựng hàng loạt các nhân vật (nhân vật quần chúng, nhân vật phụ, thậm chí cả những nhân vật bị xem là phản diện như bà chủ nhà nơi ông Hai đến tản cư). Tất cả các nhân vật này góp phần nâng cao tính khái quát, hoàn thiện cho hình ảnh người nông dân hết lòng ủng hộ kháng chiến với tình yêu, niềm tin chân thật, đáng quý.
+ Bạn có thể đưa ra những bình luận, suy nghĩ riêng của mình về tính cách, lối sống, suy nghĩ, hành động và sức mạnh, vai trò của giai cấp nông dân trong thắng lợi của các cuộc kháng chiến của dân tộc.
 
S

senelupin

Kim Lân thuộc lớp các nhà văn đã thành danh từ trước Cách mạng Tháng 8 – 1945 với những truyện ngắn nổi tiếng về vẻ đẹp văn hoá xứ Kinh Bắc. Ông gắn bó với thôn quê, từ lâu đã am hiểu người nông dân. Đi kháng chiến, ông tha thiết muốn thể hiện tinh thần kháng chiến của người nông dân
- Truyện ngắn Làng được viết và in năm 1948, trên số đầu tiên của tạp chí Văn nghệ ở chiến khu Việt Bắc. Truyện nhanh chóng được khẳng định vì nó thể hiện thành công một tình cảm lớn lao của dân tộc, tình yêu nước, thông qua một con người cụ thể, người nông dân với bản chất truyền thống cùng những chuyển biến mới trong tình cảm của họ vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
B- Thân bài
1. Truyện ngắn Làng biểu hiện một tình cảm cao đẹp của toàn dân tộc, tình cảm quê hương đất nước. Với người nông dân thời đại cách mạng và kháng chiến thì tình yêu làng xóm quê hương đã hoà nhập trong tình yêu nước, tinh thần kháng chiến. Tình cảm đó vừa có tính truyền thống vừa có chuyển biến mới.
2. Thành công của Kim Lân là đã diễn tả tình cảm, tâm lí chung ấy trong sự thể hiện sinh động và độc đáo ở một con người, nhân vật ông Hai. ở ông Hai tình cảm chung đó mang rõ màu sắc riêng, in rõ cá tính chỉ riêng ông mới có.
a. Tình yêu làng, một bản chất có tính truyền thông trong ông Hai.
- Ông hay khoe làng, đó là niềm tự hào sâu sắc về làng quê.
- Cái làng đó với người nồn dân có một ý nghĩa cực kì quan trọng trong đời sống vật chất và tinh thần.
b. Sau cách mạng, đi theo kháng chiến, ông đã có những chuyển biến mới trong tình cảm.
- Được cách mạng giải phóng, ông tự hào về phong trào cách mạng của quê hương, vê việc xây dựng làng kháng chiến của quê ông. Phải xa làng, ông nhớ quá cái khong khí “đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá…”; rồi ông lo “cái chòi gác,… những đường hầm bí mật,…” đã xong chưa?
- Tâm lí ham thích theo dõi tin tức kháng chiến, thích bìh luận, náo nức trước tin thắng lợi ở mọi nơi “Cứ thế, chỗ này giết một tí, chỗ kia giết một tí, cả súng cũng vậy, hôm nay dăm khẩu, ngày mai dăm khẩu, tích tiểu thành đại, làm gì mà thằng Tây không bước sớm”.
c. Tình yêu làng gắn bó sâu sắc với tình yêu nước của ông Hai bộc lộ sâu sắc trong tâm lí ông khi nghe tin làng theo giặc.
- Khi mới nghe tin xấu đó, ông sững sờ, chưa tin. Nhưng khi người ta kể rành rọt, không tin không được, ông xấu hổ lảng ra về. Nghe họ chì chiết ông đau đớn cúi gầm mặt xuống mà đi.
- Về đến nhà, nhìn thấy các con, càng nghĩ càng tủi hổ vì chúng nó “cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi”. Ông giận những người ở lại làng, nhưng điểm mặt từng người thì lại không tin họ “đổ đốn” ra thế. Nhưng cái tâm lí “không có lửa làm sao có khói”, lại bắt ông phải tin là họ đã phản nước hại dân.
- Ba bốn ngày sau, ông không dám ra ngoài. Cai tin nhục nhã ấy choán hết tâm trí ông thành nỗi ám ảnh khủng khiếp. Ông luôn hoảng hốt giật mình. Khong khí nặng nề bao trùm cả nhà.
- Tình cảm yêu nước và yêu làng còn thể hiện sâu sắc trong cuộc xung đột nội tâm gay gắt: Đã có lúc ông muốn quay về làng vì ở đây tủi hổ quá, vì bị đẩy vào bế tắc khi có tin đồn không đâu chứa chấp người làng chợ Dầu. Nhưng tình yêu nước, lòng trung thành với kháng chiến đã mạnh hơn tình yêu làng nên ông lại dứt khoát: “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù”. Nói cứng như vậy nhưng thực lòng đau như cắt.
- Tình cảm đối với kháng chiến, đối với cụ Hồ được bộc lộ một cách cảm động nhất khi ông chút nỗi lòng vào lời tâm sự với đứa con út ngây thơ. Thực chất đó là lời thanh minh với cụ Hồ, với anh em đồng chí và tự nhủ mình trong những lúc thử thách căng thẳng này:
+ Đứa con ông bé tí mà cũng biết giơ tay thề: “ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm!” nữa là ông, bố của nó.
+ Ông mong “Anh em đồng chí biết cho bố con ông. Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông”.
+ Qua đó, ta thấy rõ:
Tình yêu sâu nặng đối với làng chợ Dầu truyền thống (chứ không phải cái làng đổ đốn theo giặc).
Tấm lòng trung thành tuyệt đối với cách mạng với kháng chiến mà biểu tượng của kháng chiến là cụ Hồ được biẻu lộ rất mộc mạc, chân thành. Tình cảm đó sâu nặng, bền vững và vô cùng thiêng liêng : có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai.
d. Khi cái tin kia được cải chính, gánh nặng tâm lí tủi nhục được trút bỏ, ông Hai tột cùng vui sướng và càng tự hào về làng chợ Dầu.
- Cái cách ông đi khoe việc Tây đốt sạch nhà của ông là biểu hiện cụ thể ý chí “Thà hi sinh tất cả chứ không chịu mất nước” của người nông dân lao động bình thường.
- Việc ông kể rành rọt về trận chống càn ở làng chợ Dầu thể hiện rõ tinh thần kháng chiến và niềm tự hào về làng kháng chiến của ông.
3. Nhân vạt ông Hai để lại một dấu ấn không phai mờ là nhờ nghệ thuật miêu tả tâm lí tính cách và ngôn ngữ nhân vật của người nông dân dưới ngòi bút của Kim Lân.
- Tác giả đặt nhân vật vào những tình huống thử thách bên trong để nhân vật bộc lộ chiều sâu tâm trạng.
- Miêu tả rất cụ thể, gợi cảm các diễn biến nội tâm qua ý nghĩ, hành vi, ngôn ngữ đối thoại và độc thoại.
Ngôn ngữ của Ông Hai vừa có nét chung của người nông dân lại vừa mang đậm cá tính nhân vật nên rất sinh động.
C- Kết bài:
- Qua nhân vật ông Hai, người đọc thấm thía tình yêu làng, yêu nước rất mộc mạc, chân thành mà vô cùng sâu nặng, cao quý trong những người nông dân lao động bình thường.
- Sự mở rộng và thống nhất tình yêu quê hương trong tình yếu đất nước là nét mới trong nhận thức và tình cảm của quần chúng cách mạng mà văn học thời kháng chiến chống Pháp đã chú trọng làm nổi bật. Truyện ngắn Làng của Kim Lân là một trong những thành công đáng quý.
 
N

nhatkieuanh

mình thấy bài của senelupin được rồi nhưng có nên nói về nghệ thuật ở đây ko nhỉ?
mình nghĩ là ko nên đâu
 
N

nhatkieuanh

vì đây là nghị luận về nhân vật chứ đâu phải tác phẩm đâu
đấy là ý kiến của mình còn mọi người nghĩ sao ?mọi người cho đấnh giá coi
 
P

phonglado187

mình thấy bài của senelupin được rồi nhưng có nên nói về nghệ thuật ở đây ko nhỉ?
mình nghĩ là ko nên đâu

Cần phải có chứ bạn, tuy nghị luận về nhân vật nhưng chúng ta nên phân tích luôn 1 số nghệ thuật điển hình để qua đó thấy dc đặc điểm của nhân vật.
VD khi phân tích nhân vật ông Hai ta nên cho nghệ thuật miêu tả nhân vật bằng ngôn ngữ đọc thoại, đối thoại để thể hiện diễn biến tâm trạng ông Hai>>lòng yêu làng
cái này có thể cho xen lẫn vào khi phân tích nhân vật (phù hợp với chỗ nào thì cho vào) :)
 
V

vonfram24

Trước hết, ông Hai là một người rất yêu làng. Khi đi tản cư, chuyển sang nơi ở mới, ông thường ngồi ca tụng về làng minh trước kia, về những thành tích của làng, về những công trình to lớn có sự tham gia của ông và bao nhiêu con người khác trong làng. Dù không còn ở làng, nhưng lúc nào tâm hồn ông cũng hướng về làng, nhớ đến làng, khao khát trở về ngôi làng yêu dấu. Cũng chỉ vì yêu làng mà ông Hai mới phải rời xa làng, chỉ những thanh niên trai tráng mới ở lại chiến dịch.
Lòng yêu làng của ông Hai đã phát triển thành lòng yêu nước, căm thù quân giặc sâu sắc. Ông luôn cầu mong trời nắng để cho "bọn Tây" không chịu đựng được, có lợi cho bộ đội ta. Ông luôn chăm chú theo dõi tình hình chiến sự của đất nước. Tình yêu nước trong ông Hai cứ thế lớn dần theo thời gian.
Kim Lân đã rất tinh tế và khéo léo khi miêu tả được hết những cung bậc tâm trạng của ông Hai, nhất là từ khi ông bị đồn là phản-cách-mạng. Ông trở về nhà, ủ rũ, buồn rầu, ai cũng xa lánh ông, và ông bắt đầu tuyệt vọng. ÔNg chỉ biết gửi gắm tâm sự của mình vào đứa con còn trẻ dại. ĐÓ là cách duy nhất để ông thể hiện lòng trung thành với cách mạng, trung thành với cụ Hồ.
Rồi sự phức tạp, rắc rối trong suy nghĩ của ông được xóa đi khi có tin đồn địch ở làng đã bị thiêu rụi. Ông vui mừng, sung sướng và đồng thời chính lúc này ông được giải oan, không phải là kẻ phản cách mạng.
Có thể nói, nhân vật ông Hai trong truyện ngắn "Làng" của Kim Lân đã thể hiện một con người yêu làng, yêu quê hương, đất nước tha thiết, từ đó mở đường cho lòng yêu cách mạng.

 
D

doigiaythuytinh

mình thấy bài của senelupin được rồi nhưng có nên nói về nghệ thuật ở đây ko nhỉ?
mình nghĩ là ko nên đâu
Phải phân tích nghệ thuật nữa chứ bạn
Phân tích được biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong tác phẩm thì bạn mới có thể làm nổi bật nội dung mà tác giả thể hiện được chứ
 
H

hanhhap1997

ông haj là mọt nông dân thật thà chất phác, yêu làng , yêu nước, do hoàn cảnh ông phải đi tản cư. Ơ nơi tản cư ông luôn nhớ về ngôi làng chợ dầu thân mến của mình, nợ ông dã sinh ra và lớn lên , nơi có sinh phần "cụ tổ ông", nơi có đài phát thanh cao đỉnh ngọn tre, va nơi có đương lát đá xanh tư đầu làng đến cuối làng....Khi nghe tin lang chợ dàu theo giặc "cổ ông lão nghẹn ắng lại, người lặng đi tưởng như đến k thở được".Ông về nhà năm vật ra giường, nhìn dứa con mà nước mắt ông lão cư giàn ra"chúng nó cũng là trẻ con làng việt gian đó ư? chúng nó cũng bị người ta hắt hủi dó ư...". Tình cảm của ông hai bị giằng xé để rồi ông phải đi đến quyết định" làng yêu thì yêu thật nhưng làng theo Tây mât rồi thì phải thù.".Trong cuộc trò với đứa con ông van nhắc về làng chợ dầu, nơi nó đã sinh ra và lớn lên , k những thế nó con fung hộ cụ Hồ chí minh.Ông hai đã lấy được lòng tin về kháng chien . từ tình yêu làng da diết nó đã trở thành tình yêu nước , yêu kháng chién. thế ròi tin dữ được cải chính, ông hai vui sướng xắn quần đến bẹn chạy sang nhà bắc Thứ"...toàn là sai sự mục đích "và ông lại tiếp tục đi khoe làng.
Dưới ngòi but tinh tế của Kim Lân chỉ cần một tình huống đơn giản như vậy đã làm nổi bật hình ảnh người nông dân cùng với tình yêu nước, yêu kháng chiến, yêu làng quê thật chân thật mà cảm động.
hết zuj.♥♥♥
Các bạn hãy tham khảo bài viết của mình na.minh là : Ngô Hồng Hạnh, mười 14 tuổi. hok lớp 9a truong trung học cơ sở Phú thứ -kinh môn - hải dương. nếu bạn nào hok lớp 9a ma độc dc bài này này sẽ nhận ra minh ngay . mjnh là Hạnh " hót "đây nek. Mạ yeu mọ nguoi.♥♥♥
☺☺☺♥♥3
 
N

nholen

ai co the phan tich cho minh hinh anh nguoi ba qua dong cam xuc cua nhan vat tru tinh trong bai tho bep lua
 
H

hanhhap1997

BÀI LÀM

I/ MỞ BÀI:

Kim Lân nhà văn có tác phẩm đăng báo từ trước cách mạng tháng Tám. Ông sinh ra và lớn lên ở một vùng quê có truyền thống văn hóa lâu đời nên am hiểu rất nhiều về nông thôn Việt Nam và cảnh ngộ của người nông dân. Vì thế, khi viết về đề tài này, Kim Lân thành công hơn cả. Đặc biệt ở truyện ngắn “ Làng”, tác giả đã xây dựng được hình tượng ông Hai,một người nông dân cần cù chất phác, giàu tình yêu đối với quê hương đất nước, gắn bó bền chặt với cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc.

II/ THÂN BÀI:

Ở phần đầu câu chuyện, ta thấy ông Hai rất yêu làng. Tình yêu thiết tha và nồng thắm của ông thể hiện qua niềm tự hào hãnh diện và cái tính khoe làng cố hữu.

Cuộc kháng chiến chống Pháp nổ ra. Cũng như bao nhiêu người nông dân khác, ông Hai luôn tin tưởng vào kháng chiến, vào sự lãnh đạo của Hồ Chủ tịch. Vợ con đi tản cư, nhưng ông Hai vẫn muốn ở lại cùng với đội du kích đào đường đắp ụ để bảo vệ cái làng Dầu thân yêu của mình. Đến khi hoàn cảnh gia đình neo bấn, vợ con thúc bách quá, cực chẳng đã ông mới rời làng đi tản cư. Ra đi mà ông Hai cứ an ủi mình “ tản cư âu cũng là kháng chiến”.

Xa làng rồi nhớ làng, tính nết ông Hai có phần thay đổi. Ông ít nói ít cười, đôi khi cáu gắt. Nỗi nhớ làng cứ da diết trong lòng của ông khiến cho ông cảm thấy buồn bực không yên. Ông nhớ từ con đường làng đến mái ngói, nhớ phòng thông tin tuyên truyền sáng sủa rộng rãi nhất vùng đến cái chòi phát thanh cao bằng ngọn tre, nhớ những ngày khởi nghĩa dồn dậpở làng cho đến những lúc cùng anh em đào hào đắp ụ chiến đấu… Ông Hai cảm thấy lúc ấy mình trẻ trung vô cùng, “cũng hát hỏng, bông phèng.” cùng với anh em. Càng nghĩ tưởng, nỗi nhớ càng dâng trào da diết trong lòng ông Hai như những đợt sóng lòng dồn dập. “Caho ôi, ông lão nhớ làng. Nhớ cái làng quá!”.

Niềm khuây khỏa lớn nhất của ông Hai là sang bên gian nhà bác Thứ để nói chuyện và được ra chợ, đến cái phòng thông tin tuyên truyền để nghe tin tức về kháng chiến…

Và rồi một tình huống xảy ra làm cho tình yêu nỗi nhớ làng của ông Hai bị thử thách. Từ đó, người đọc phát hiện ra ngoài tình cảm thiêng liếng mà ông Hai dành cho cái làng chợ Dầu của mình còn có một tình cảm khác thiêng liêng vĩ đại hơn. Đó là tình yêu dất nước thể hiện qua tình cảm đối với kháng chiến, với cụ Hồ…

Ở phòng thông tin tuyên truyền, ông Hai lắng nghe và cảm thấy trân trọng, tự hào trước những tấm gương anh hùng trong cuộc chiến. Ông cảm thấy vui sướng đến nở từng khúc ruột trước những thắng lợi dồn dập của quân ta.,“ ruột gan ông lão cứ múa cả lên. Vui quá!”.

Ngay sau đó, ông nhận được cái tin dữ từ những người đi tản cư – cả làng Dầu đều trở thành Việt gian theo giặc – “Việt gian từ thằng chủ tịch trở đi cơ, ông ạ!”. Cảm giác bất ngờ, hụt hẫng khiến cho ông lão “ cổ nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân”, “rặn è è” “ giọng lạc hẳn”. Ông tủi nhục cúi gằm mặt xuống mà đi. để rồi về đến nhà, không chịu đựng nổi, ông “ nằm vật ra giường” “nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão tràn ra”.

Những ngày kế tịếp, ông Hai sống trong bi kịch triền miên. Ông sợ hãi trốn tránh như một tội phạm, “ một đám đông túm lại, ông cũng để ý, dăm bảy tiếng cười nói xa xa, ông cũng chột dạ. Lúc nào ông cũng nơm nớp tưởng như người ta đang để ý bàn tán về “cái chuyện ấy”. Cứ thoáng nghe những tiếng Tây, Việt gian, cam nhông… là ông lủi ra một góc nhà, nín thít.” Nỗi ám ảnh nặng nề, cảm giác đau xót, nhục nhã đã biến thành sự sợ hãi thường xuyên trong ông Hai kể từ lúc ông nghe cái tin dữ ấy.

Bi kịch dâng lên đến đỉnh cao. Ông Hai bị đẩy vào trong tình cảnh bế tắc tuyệt vọng khi bà chủ nhà muốn đuổi gia đình ông đi. “ Thế là tuyệt đường sinh sống!” Ông đi đâu bây giờ? Khắp nơi, “không chỉ cái đất Thắng này mà cả ở Đài, Nhã Nam, Bố Hạ, Cao Thượng… ở đâu nghe đến người làng chợ Dầu là người ta đuổi như đuổi hủi”. Còn ai muốn chứa chấp người dân của cái làng Việt gian này nữa chứ?

Trước mắt ông Hai chỉ có hai con đường. Ở lại thì không được rồi. Còn về làng… Vừa chớm nghĩ đến thôi, ta đã thấy ông Hai gạt phắt đi ngay. “Về làm gì cái làng ấy nữa. Chúng nó làm Việt gian theo Tây cả rồi”.Và ông cũng khẳng định: “ về làng là phản bội kháng chiến, phản bội cụ Hồ”. Dù ông Hai luôn ước mong được trở về làng, nhưng lúc này ông lại khẳng định: “ Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”.

Mâu thuẫn trong nội tâm và tình thế trước mắt làm cho ông Hai bế tắc. Trong tâm trạng bị dồn nén và bế tắc ấy, ông Hai chỉ còn biết trút nỗi lòng của mình vào nhưng lời thủ thỉ tâm sự với đứa con nhỏ ngây thơ:

- À, thầy hỏi con nhé.Thế con ủng hộ ai?

- Ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm!

Lòng trung thành của cha con ông, của hàng triệu nông dân Việt Nam đối với lãnh tụ là vô cùng sâu sắc. Vẻ đẹp ấy rất đáng tự hào ca ngợi.

Đến giây phút này, từ trong bi kịch của ông Hai, ta lại thấy sáng ngời lên một tình cảm cao đẹp khác. Đó là tinh thần yêu nước, gắn bó với kháng chiến, với cụ Hồ.Tình cảm thiêng liêng ấy đã bao trùm lên tình cảm đối với làng quê.

Cho nên, khi nghe tin làng Dầu theo Tây được cải chính, ông Hai là người sung sướng nhất. Ông vui tươi rạng rỡ hẳn lên, “ mồm bỏm bẻm nhai trầu, cặp mắt hung hung đỏ…” Ông mua quà cho con, ông chạy đi “khoe” cái tin nhà mình bị đốt, “ khoe” cái tin làng Dầu không theo giặc. Nỗi mất mát về nhà cửa dường như tan biến trong niềm hạnh phúc dâng trào – Làng chợ Dầu, ngôi làng mà ông luôn yêu mến tự hào giờ đây vẫn là làng kháng chiến.

Có thể nói, ông Hai là nhân vật điển hình cho lớp nông dân trong kháng chiến. Vốn là những con người chân thực, chất phác, những ngày đầu tiếp xúc với cách mạng, họ vẫn còn bỡ ngỡ. Nhưng rồi cảm giác ấy tan đi nhanh chóng, họ đón nhận cách mạng với tình cảm chân thành, với lòng hăm hở nhiệt tình. Họ háo hức hoà nhịp cùng phong trào kháng chiến, học hăng hái cầm súng bảo vệ quê hương. Cách mạng đã trở thành một phần trong cuộc đời của họ. Lòng trung thành, tình cảm gắn bó bền chặt của người nông dân trong kháng chiến làm cho chúng ta xúc động. Nhà văn Kim Lân đã tinh tế phát hiện những nét đẹp tâm hồn của người nông dân để từ đó khắc hoạ nên một bức chân dung gần gũi và sống động.

Trong tác phẩm, nhà văn Kim Lân đã xây dựng những tình huống đầy kịch tính đẩy nhân vật vào trong sự bế tắc đến tuyệt vọng, qua đó làm nổi bật tâm hồn tính cách và tình yêu của ông Hai đối với làng quê, đất nước. Ngôn ngữ diễn đạt mộc mạc chân quê càng giúp người đọc hiểu và yêu mến ông Hai nhiều hơn.

III/ KẾT BÀI:

Tóm lại qua hình tượng nhân vật ông Hai, chúng ta có thể hiểu hơn về cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc, hiểu được nguyên nhân vì sao một đất nước bé nhỏ như Việt Nam lại có thể đánh thắng kẻ thù đầu sỏ như thực dân Pháp. Bài học sâu sắc nhất đối với mỗi người chúng ta khi đọc truyện ngắn này là tình yêu quê hương đất nước, là lòng tự hào và biết ơn những người dân cày Việt Nam chân chất mà cao cả.
 
Top Bottom