Sử 6 Những đóng góp về văn hóa của người Hi Lạp và Rô-ma

nguyenthihongvan1972@gmail.com

Học sinh chăm học
Thành viên
23 Tháng chín 2018
300
82
51
16
Điện Biên
THCS Noong Hẹt

NTD Admin

Banned
Banned
Thành viên
27 Tháng mười một 2017
2,086
3,693
559
Nghệ An
THCS Hùng Sơn
Người Hi- lạp và Rô- ma đã có những đóng góp gì về văn hóa? Nêu nhận xét của em về thành tựu đó.
Giúp mình nha!​
- Thiên văn học: sáng tạo ra lịch (Dương lịch), tính được 1 năm có 365 ngày 6 giờ, chia thành 12 tháng.
- Chữ viết: sáng tạo ra hệ chữ cái a, b, c, ban đầu là 20 chữ, sau là 26 chữ.
- Các lĩnh vực khoa học khác: đạt được nhiều thành tựu trong các lĩnh vực toán học, thiên văn, vật lí, triết học, lịch sử, địa lí,... với những nhà khoa học nổi tiếng như Ta-let, Pi-ta-go, Ơ-cơ-lít, …
- Văn học: có những bộ sử thi nổi tiếng như I-li-at, Ô-đi-xê của Hô-me, những vở kịch thơ độc đáo Ô-re-xti, Ơ-đíp làm vua, ...
- Kiến trúc, điêu khắc: các công trình kiến trúc và điêu khắc như đền Pác-tê-nông ở A-ten, tượng thần Vệ nữ ở Mi-lô,...
Nhận xét đã tiến bộ lên rất nhiều ( ạn tự viết nhé)
 

Harry Nanmes

Cựu Mod Văn | Tài năng sáng tạo 2018
Thành viên
6 Tháng chín 2017
1,593
3,819
544
Hải Dương
THPT Tứ Kỳ.
Bạn tham khảo nhé!
Người Hi Lạp và Rô ma đã có những thành tựu văn hóa là:
+ Sáng tạo ra lịch: Dựa theo sự di chuyển của Trái đất quay xung quanh mặt trời để làm ra lịch. Họ đã tính được 1 năm có 365 ngày 6 giờ chia thành 12 tháng. Đó là dương lịch.
+ Chữ viết: Hệ chữ a, b, c…
+ Các ngành khoa học cơ bản ( toán, lí, hóa, sinh… với nhiều nhà khoa học lớn như toán học có Ta – lét, Pi – ta – go, vật lí của Ác – si – mét, triết học có Pla – tôn , A –ri – nốt…
+ Các công trình kiến trúc, điêu khắc: Như đền Pác – tê – nông trên đồi A – crô – pôn, đấu trường Cô – lê – đê ở Rô – ma, tượng lực sĩ ném đĩa, tượng thần Vệ nữ ở Mi – lô.
Nguồn: sưu tầm.

Nhận xét:
  • Đây là những thành tựu to lớn.
  • Đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội loài người.
Mình chỉ nghĩa được vậy thôi. Bạn tham khảo nhé!
 

Dương Hà Bảo Ngọc

Học sinh chăm học
Thành viên
1 Tháng chín 2017
382
337
76
22
TP Hồ Chí Minh
Cheonan Girls' High School
a) Lịch và chữ viết

Người Hi Lạp đã có hiểu biết chính xác hơn về Trái Đất và hệ Mặt Trời. Nhờ đi biển, họ đã thấy Trái Đất không phải như cái đĩa mà như hình quả cầu tròn, nhưng họ vẫn tưởng Mặt Trời chuyển động quanh Trái Đất. Tuy nhiên, họ đã biết nếu tính mỗi vòng như thế là 360 ngày thì không chính xác. Về sau, người Rô-ma đã tính được 1 năm có 365 ngày và 1/4 nên họ định một tháng lần lượt có 30 và 31 ngày, riêng tháng hai có 28 ngày. Song, như thế so với thực tế vẫn bị chậm một ít. Dù sao, phép tính lịch của người Rô-ma cổ đại đã rất gần với những hiểu biết ngày nay.

Người Ai Cập, Lưỡng Hà và một số cư dân khác đã có chữ viết cổ. Nhưng chữ của họ có quá nhiều hình, nét, kí hiệu ; khả năng phổ biến bị hạn chế. Cuộc sống “bôn ba’' trên biển, trình độ phát triển của nền kinh tế đã đặt ra cho cư dân Địa Trung Hải nhu cầu sáng tạo ra một thứ chữ viết gồm các kí hiệu đơn giản, nhưng phải có khả năng ghép chữ rất linh hoạt thành từ để thể hiện ý nghĩ của con người.

Hệ thống chữ cái của người Hi Lạp và người Rô-ma đã ra đời từ đó. Hệ chữ cái Rô-ma, tức là hệ A, B. c... ban đầu gồm 20 chữ, sau thêm 6, làm thành hệ thống chữ cái hoàn chỉnh như ngày nay.

Họ cũng có hệ chữ số mà ngày nay ta thường dùng để đánh số các đề mục lớn, gọi là “số La Mã”.

Sự ra đời của hệ thống chữ cái là một phát minh và cống hiến lớn lao của cư dân Địa Trung Hải cho nền văn minh nhân loại.

b) Sự ra đời của khoa học

Nhữns hiểu biết khoa học thực ra đã có từ hàng nghìn nãm trước, từ thời cổ đại phương Đông. Nhưng phải đến thời cổ đại Hi Lạp và Rô-ma, những hiểu biết đó mới thực sự trở thành khoa học.

Với người Hi Lạp. Toán học đã vượt lên trên việc ghi chép và giải các bài riêng biệt. Những nhà toán học mà tên tuổi vẫn còn lại đến nay, đã để lại những định lí, định đề có giá trị khái quát hoá cao.

Định lí nổi tiếng trong Hình học của Ta-lét, những cống hiến của trường phái Pi-ta-go về tính chất của các số nguyên và định lí về các canh của tam giác vuông cùng với tiên đề về đường thẳng song song của ơ-clít,... sau nhiều thế kỉ vẫn là những kiến thức cơ sở của Toán học.

c) Văn học

Trước người Hi Lạp cổ đại, ở Ai Cập và Lưỡng Hà mới chỉ có văn học dân gian. Đó là những bài thơ, truyện huyền thoại được truyền miệng từ người này qua người khác rồi mới ghi lại.

Ở Hi Lạp, sau các anh hùng ca nổi tiếng của Hô-me là I-li-át và ố-đi-xê, đã xuất hiện những nhà vãn có tên tuổi mà những tác phẩm của họ để lại vẫn còn nguyên giá trị độc đáo cho đến ngày nay. Các nhà văn đó chủ yếu là những nhà biên kịch và các tác phẩm của họ là những kịch bản ; bởi vì thời ấy, kịch (có kèm theo hát) là hình thức nghệ thuật dễ phổ biến nhất và được ưa chuộng nhất.

Người Rô-ma tự nhận là học trò và người thừa kế cùa văn học - nghệ thuật Hi Lạp. Tuy nhiên, dựa trên một nền kinh tế phát triển cao, ở thời hưng thịnh của Rô-ma cũng đã xuất hiện những nhà văn hoá, nhà thơ nổi tiếng như Lu-cre-xạ Viếc-gin v.v.
cj viết theo ý cj hiểu nha
 
  • Like
Reactions: nhi1234

Lai Mai Trang

Học sinh
Thành viên
28 Tháng hai 2019
66
97
46
18
Thanh Hóa
thcs nguyen du
Người Hi Lạp và Rô-ma đã biết làm lịch dựa theo sự di chuyển của Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời. Họ tính được một năm có 365 ngày 6 giờ, chia thành 12 tháng. Đó là Dương lịch.
Người Hi Lạp và Rô-ma đã sáng tạo ra hệ chữ cái a,b,c, ban đầu gồm 20 chữ, sau là 26 chữ mà ngày nay chúng ta vẫn đang dùng.
Những hiểu biết của người Hi Lạp và Rô-ma cũng đạt tới một trình độ khá cao trong nhiều lĩnh vực khoa học như số học, hình học, thiên văn, vật lí, triết học, sử học, địa lí v.v... Trong mỗi lĩnh vực đều có những nhà khoa học nổi danh, như Ta-lét, Pi-ta-go, ơ-cơ-lít trong toán học, Ác-si-mét trong vật lí học, Pla-tôn, A-ri-xtốt trong triết học, Hê-rô-đốt, Tu-xi-đít trong sử học, Stơ-ra-bôn trong địa lí v.v... Họ là những người đặt nền móng cho nhiều ngành khoa học sau này.
Nền văn học Hi Lạp được cả thế giới biết đến với những bộ sử thi nổi tiếng I-li-at, Ô-đi-xê của Hô-me, những vở kịch thơ độc đáo Ô-re-xti của Et-sin, ơ-đíp làm vua của Xô-phô-clơ v.v...
Trên đất nước Hi Lạp và Rô-ma ngày nay còn bảo tồn nhiều di tích kiến trúc và điêu khắc của thời cổ đại, như đền Pác-tê-nông trên đồi A-crô-pôn ở A-ten, đấu trường Cô-li-dê ở Rô-ma, tượng lực sĩ ném đĩa, tượng thần Vệ nữ ở Mi-lô... Đó là những kiệt tác khiến người đời sau vô cùng thán phục.

mọi người tham khảo nhé

ms chạy qua mượn tài liệu của cô sử dạy đi thi HSG cấp 2 đó
chị là tdt lâu chưa ạ
 
Last edited by a moderator:

tudu._.1995

Học sinh chăm học
Thành viên
16 Tháng tám 2018
611
386
101
Hà Tĩnh
THCS Bắc Hồng
Người Hi- lạp và Rô- ma đã có những đóng góp gì về văn hóa?
- Lịch: Người Hi Lạp và Rô-ma đã biết làm lịch dựa theo sự di chuyển của Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời. Họ tính được một năm có 365 ngày 6 giờ, chia thành 12 tháng. Đó là Dương lịch.
- Chữ viết: Người Hi Lạp và Rô-ma đã sáng tạo ra hệ chữ cái a,b,c, ban đầu gồm 20 chữ, sau là 26 chữ mà ngày nay chúng ta vẫn đang dùng.
- Các ngành khoa học cơ bản:
+ Những hiểu biết của người Hi Lạp và Rô-ma cũng đạt tới một trình độ khá cao trong nhiều lĩnh vực khoa học như số học, hình học, thiên văn, vật lí, triết học, sử học, địa lí,...
+ Trong mỗi lĩnh vực đều có những nhà khoa học nổi danh, như Ta-lét, Pi-ta-go, ơ-cơ-lít trong toán học, Ác-si-mét trong vật lí học, Pla-tôn, A-ri-xtốt trong triết học, Hê-rô-đốt, Tu-xi-đít trong sử học, Stơ-ra-bôn trong địa lí v.v... Họ là những người đặt nền móng cho nhiều ngành khoa học sau này.
- Văn học: Nền văn học Hi Lạp được cả thế giới biết đến với những bộ sử thi nổi tiếng I-li-at, Ô-đi-xê của Hô-me, những vở kịch thơ độc đáo Ô-re-xti của Et-sin, ơ-đíp làm vua của Xô-phô-clơ,...
- Kiến trúc, điêu khắc:
Trên đất nước Hi Lạp và Rô-ma ngày nay còn bảo tồn nhiều di tích kiến trúc và điêu khắc của thời cổ đại, như đền Pác-tê-nông trên đồi A-crô-pôn ở A-ten, đấu trường Cô-li-dê ở Rô-ma, tượng lực sĩ ném đĩa, tượng thần Vệ nữ ở Mi-lô... Đó là những kiệt tác khiến người đời sau vô cùng thán phục.
 
Top Bottom