Sử 12 Việt Nam giai đoạn 1946 - 1950 ( Những năm đầu kháng Pháp)

Mộ Dung Thu Vũ

Cựu Mod Sử
Thành viên
25 Tháng hai 2022
1,024
6
758
166
Lào Cai
Lào Cai
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

I. KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP BÙNG NỔ

1. Thực dân Pháp bội ước và tiến công nước ta


- Mặc dù đã kí Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3 và Tạm ước ngày 14/9/1946, thực dân Pháp vẫn đẩy mạnh việc chuẩn bị chiến tranh xâm lược.

+ Ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, thực dân Pháp mở các cuộc tiến công.

+ Ở Bắc Bộ, hạ tuần tháng 11/1946, quân Pháp tiến công ở Hải Phòng, Lạng Sơn, cho quân đổ bộ lên Đà Nẵng, sau đó chiếm đóng Hải Phòng.

+ Tháng 12/1946, Pháp gây hấn ở Hà Nội, chiếm trụ sở Bộ Tài chính, gây ra vụ thảm sát ở phố Hàng Bún (Khu phố Yên Ninh)…

+ Ngày 18/12/1946, quân Pháp gửi tối hậu thư đòi giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, để cho Pháp làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự ở Hà Nội, nếu không chúng sẽ giành toàn quyền hành động vào sáng ngày 20/12/1946

=>Nền độc lập dân tộc bị đe dọa nghiêm trọng.

- Tình thế khẩn cấp đã buộc Đảng và Chính phủ phải có quyết định kịp thời. Ngày 18/12/1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương quyết định phát động cuộc kháng chiến toàn quốc.

- Tối ngày 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”, phát động nhân dân cả nước kháng chiến chống Pháp, bảo vệ nền độc lập dân tộc.

2. Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng

- Ngày 12/12/1946 Ban Thường vụ Trung Ương Đảng ra chỉ thị Toàn dân kháng chiến.

- Ngày 18 và 19/12/1946, Hội nghị bất thường Trung ương Đảng tại Vạn Phúc - Hà Đông quyết định phát động cả nước kháng chiến.

- 20 giờ ngày 19/12/1946, công nhân nhà máy điện Yên Phụ (Hà Nội) phá máy, tắt điện làm tín hiệu tiến công, cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp bùng nổ. Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.

- Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến

+ Nguyên nhân cuộc kháng chiến: “Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa”.

+ Nêu cao quyết tâm kháng chiến của nhân dân ta: “Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.”

+ Kêu gọi mọi người dân Việt Nam đứng lên kháng chiến: “… Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống giặc Pháp cứu nước”.

+ Chỉ ra cuộc kháng chiến nhất định thắng lợi: “Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng để giữ gìn đất nước. Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định sẽ thuộc về ta”.

- Nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chống Pháp

+ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/12/1946).

+ Chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Ban Thường vụ Trung ương Đảng ngày 12/12/1946.

+ Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi (9/1947).

=> Là những văn liện lịch sử về đường lối kháng chiến, nêu rõ tính chất, mục đích, nội dung và phương châm của cuộc kháng chiến chống Pháp: “kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế”.

- Nhiệm vụ: Kháng chiến chống Pháp xâm lược, bảo vệ và xây dựng đất nước về mọi mặt

- Tính chất: cuộc kháng chiến của nhân dân ta mang tính chất chính nghĩa

* Kháng chiến toàn dân:

- Khái niệm: toàn dân đánh giặc không phân biệt già trẻ bằng mọi vũ khí có trong tay và theo khẩu hiệu “Mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xã là một pháo đài”.

- Phải huy động kháng chiến toàn dân vì:

+ Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng.

+ Kháng chiến toàn dân sẽ tạo ra được sức mạnh tổng hợp.

+ So sánh lực lượng giữa Việt Nam và Pháp rất chênh lệch.

* Kháng chiến toàn diện

- Kháng chiến toàn diện là cuộc kháng chiến trên tất cả các mặt trận: quân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá, ngoại giao... nhưng mặt trận quân sự là quan trọng nhất

- Phải huy động kháng chiến toàn diện vì:

+ Pháp đánh ta trên tất cả các mặt trận nên ta cũng kháng Pháp trên tất cả các lĩnh vực.

+ Cuộc kháng chiến của nhân dân ta là cuộc “kháng chiến kiến quốc”, vừa chiến đấu bảo vệ tổ quốc, vừa xây dựng đất nước vững mạnh về mọi mặt.

+ Ta chủ trương kháng chiến toàn dân nên phải phát động kháng chiến toàn diện.

* Kháng chiến trường kì

- Phải kháng chiến trường kì vì:

+ Âm mưu của Pháp là đánh nhanh thắng nhanh nên ta phải đánh lâu dài để đánh bại âm mưu của Pháp.

+ Xuất phát từ chỗ so sánh lực lượng lúc đầu giữa ta và địch chênh lệnh, địch mạnh hơn ta về quân sự, kinh tế. Ta chỉ hơn địch về mặt tinh thần. Do đó, ta cần phải có thời gian để chuyển hoá lực lượng làm cho địch yếu dần, tranh thủ thời cơ giành thắng lợi quyết định để kết thúc chiến tranh.

* Tự lực cánh sinh

- Ta phải tiến hành tự lực cánh sinh vì:

+ Việt Nam chưa được một nước nào trên thế giới công nhận và đặt quan hệ ngoại giao.

+ Yếu tố chủ quan bao giờ cũng giữ vai trò quyết định nhất trong cuộc cách mạng. Vì vậy cuộc đấu tranh của nhân dân ta phải do nhân dân ta thực hiện là chính.

- Đảng và chính phủ ta vẫn coi trọng sự giúp đỡ quốc tế nên vẫn ra sức tuyên truyền, vận động quốc tế, tranh thủ mọi sự giúp đỡ về vật chất và tinh thần.

=> Đường lối kháng chiến của Đảng ta là đường lối chiến tranh nhân dân, nhằm phát huy sức mạnh toàn dân, toàn diện của dân tộc.

- Ý nghĩa và tác dụng

+ Thấm nhuần tư tưởng chiến tranh nhân dân, mang tính chất chính nghĩa nên được nhân dân ủng hộ.

+ Là ngọn cờ đoàn kết, động viên toàn dân đánh thắng kẻ thù xâm lược.

II. CUỘC CHIẾN ĐẤU Ở CÁC ĐÔ THỊ VÀ VIỆC CHUẨN BỊ CHO CUỘC KHÁNG CHIẾN LÂU DÀI

1. Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía bắc vĩ tuyến 16


- Ở Hà Nội, khoảng 20 giờ ngày 19/12/1946, sau tín hiệu tắt điện toàn thành phố, cuộc chiến đấu bắt đầu.

+ Vệ quốc quân, tự vệ chiến đấu… tiến công các vị trí quân Pháp. Nhân dân khiêng bàn ghế, tủ… làm chướng ngại vật trên đường phố. Cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt, hai bên giành nhau từng khu nhà, góc phố như ở Bắc Bộ Phủ, Bưu điện Bờ Hồ, ga Hàng Cỏ, phố Khâm Thiên….

+ Trung đoàn thủ đô được thành lập, đánh địch quyết liệt ở Bắc Bộ Phủ, Chợ Đồng Xuân. Sau hai tháng chiến đấu, ngày 17/2/1947, Trung đoàn rút về hậu phương để chuẩn bị kháng chiến lâu dài.

- Quân dân các đô thị ở Bắc vĩ tuyến 16 kiên cường chiến đấu, gây nhiều khó khăn cho địch: vây hãm địch trong thành phố Nam Định từ tháng 12/1946 đến tháng 3/1947; buộc địch ở Vinh phải đầu hàng…

=> Nghệ thuật quân sự: Chủ động tấn công và chủ động rút lui.

- Kết quả và ý nghĩa:

+ Tiêu hao một bộ phận sinh lực địch, giam chân chúng trong thành phố.

+ Bảo vệ cơ quan đầu não an toàn (nhiệm vụ hàng đầu).

+ Bước đầu làm thất bại kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của chúng (ý nghĩa lớn nhất).

+ Tạo điều kiện cho cả nước đi vào cuộc kháng chiến lâu dài.

+ Chuyển cuộc kháng chiến chống Pháp sang giai đoạn mới.

2. Tích cực chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài

- Chuyển các cơ quan Đảng, Chính phủ, vận chuyển máy móc, nguyên vật liệu …về Việt Bắc.

- Khẩu hiệu: “Vườn không nhà trống”, “Tản cư cũng là kháng chiến”, “Phá hoại để kháng chiến”, phá nhà cửa, đường sá, cầu cống… không cho địch sử dụng.

- Chính phủ xây dựng lực lượng kháng chiến về mọi mặt:

+ Chính trị: Lập Ủy ban kháng chiến hành chính, thực hiện kháng chiến kiến quốc, lập Hội Liên Việt.

+ Kinh tế: duy trì và phát triển sản xuất, nhất là lương thực.

+ Quân sự: quy định người dân từ 18 tuổi đến 45 tuổi được tham gia các lực lượng chiến đấu.

+ Văn hóa: tiếp tục duy trì, phát triển phong trào bình dân học vụ, trường phổ thông các cấp vẫn giảng dạy, học tập trong hoàn cảnh chiến tranh.

III. CHIẾN DỊCH VIỆT BẮC THU - ĐÔNG 1947 VÀ VIỆC ĐẨY MẠNH KHÁNG CHIẾN TOÀN DÂN, TOÀN DIỆN

1. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947

a. Hoàn cảnh lịch sử và âm mưu của Pháp


- Tháng 3/1947, Chính phủ Pháp cử Bô-la-e sang làm cao uỷ Pháp ở Đông Dương, thay cho Đác-giăng-liơ. Bô-la-e vạch ra kế hoạch tiến công Việt Bắc.

- Âm mưu: xoá bỏ căn cứ địa, tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến và quân chủ lực, triệt đường liên lạc quốc tế; tiến tới thành lập chính phủ bù nhìn toàn quốc và nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

- Ngày 7/10/1947, Pháp đã huy động 12.000 quân, gồm cả không quân, lục quân, và thuỷ quân với hầu hết máy bay có ở Đông Dương chia thành ba cánh tiến công lên Việt Bắc.

b. Diễn biến

- Trung ương Đảng ra chỉ thị: “phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp”.

- Diễn biến:

+ Bao vây tiến công địch ở Bắc Kạn, Chợ Mới, Chợ Đồn, Chợ Rã, buộc Pháp phải rút khỏi Chợ Đồn, Chợ Rã (cuối tháng 11/1947).

+ Ở mặt trận hướng đông: chặn đánh địch trên đường số 4, tiêu biểu là ở đèo Bông Lau (30/10/1947).

+ Ở hướng Tây: phục kích, đánh địch trên sông Lô, tiêu biểu là trận Đoan Hùng, Khe Lau, bắn chìm nhiều tàu chiến, tiêu diệt hàng trăm tên địch.

=> Đánh từng trận nhỏ để tiêu hao sinh lực địch.

c. Kết quả và ý nghĩa

- Sau 75 ngày đêm chiến đấu, buộc đại bộ phận quân Pháp phải rút chạy khỏi Việt Bắc (ngày 19/12/1947), bảo toàn được cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến; bộ đội chủ lực thêm trưởng thành.

- Là chiến dịch chủ động phản công lớn đầu tiên trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

- Chứng minh đường lối kháng chiến của Đảng là đúng, tính vững chắc của căn cứ địa Việt Bắc.

- Làm thất bại hoàn toàn chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh” của giặc Pháp, buộc chúng phải chuyển sang “đánh lâu dài”.

2. Đẩy mạnh kháng chiến toàn dân, toàn diện (giảm tải)

IV. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ MỚI VÀ CHIẾN DỊCH BIÊN GIỚI THU - ĐÔNG 1950

1. Hoàn cảnh lịch sử mới của cuộc kháng chiến

- Thuận lợi:


+ Ngày 1/10/1949, cách mạng Trung Quốc thành công, nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa ra đời và đặt quan hệ ngoại giao với ta (18/01/1950).

+ Từ tháng 1/1950 Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa đặt quan hệ ngoại giao với ta.

+ Cuộc kháng chiến của ta được sự ủng hộ và đồng tình của nhân dân thế giới.

- Khó khăn:

+ Ngày 13/5/1949 Mĩ giúp Pháp thực hiện kế hoạch Rơve: Mĩ can thiệp sâu và dính líu trực tiếp vào cuộc chiến tranh Đông Dương; công nhận chính phủ Bảo Đại; tháng 5/1950, đồng ý viện trợ cho Pháp.

+ Tháng 6/1949 thực hiện kế hoạch Rơve: Tăng cường hệ thống phòng ngự trên đường số 4, cắt đứt liên lạc của ta với quốc tế; Lập hành lang Đông - Tây (Hải Phòng - Hà Nội - Hòa Bình - Sơn La); Cô lập và chuẩn bị tấn công Việt Bắc lần thứ hai, để nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

2. Chiến dịch Biên Giới thu - đông năm 1950

a. Chủ trương của ta


Tháng 6/1950, ta chủ động mở chiến dịch Biên giới nhằm:

- Tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch

- Khai thông đường sang Trung Quốc và thế giới.

- Mở rộng và củng cố căn cứ Việt Bắc, tạo đà thúc đẩy kháng chiến tiến lên.

- Bác Hồ ra mặt trận cùng Bộ chỉ huy chỉ đạo và động viên bộ đội chiến đấu.

b. Diễn biến

- Mở màn chiến dịch bằng trận đánh Đông Khê (ngày 16/9/1950). Vì đây là vị trí có thể đột phá, chia cắt tuyến phòng thủ của quân Pháp.

- Mất Đông Khê, quân địch ở Thất Khê bị uy hiếp, Cao Bằng bị cô lập. Trước nguy cơ bị tiêu diệt, quân Pháp rút lui khỏi Cao Bằng theo đường số 4.

- Chặn đánh nhiều nơi trên đường số 4, tiêu diệt và bắt sống toàn bộ hai cánh quân của địch. Từ ngày 8/10/1950 đến ngày 22/10/1950, quân Pháp phải rút khỏi hàng loạt vị trí trên đường số 4.

c. Kết quả

- Sau hơn một tháng, chiến dịch Biên Giới kết thúc thắng lợi

- Ta đã Giải phóng biên giới Việt - Trung với, khai thông con đường nối nước ta với các nước xã hội chủ nghĩa.

- Chọc thủng “hành lang Đông - Tây” của Pháp, phá vỡ thế bao vây của Pháp.

- Kế hoạch Rơ-ve phá sản.

d. Ý nghĩa

- Là chiến dịch chủ động tiến công lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp

- Mở đường liên lạc quốc tế, làm cho cuộc kháng chiến thoát khỏi tình thế bị bao vây cô lập.

- Mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc; bộ đội thêm trưởng thành và tích luỹ được nhiều kinh nghiệm.

- Giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ, mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến.

- Lần đầu tiên có sự phối hợp lực lượng ba thứ quân (bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích).
 
Top Bottom