Về câu 1 tái hiện kiến thức trong đề thi Đại học, Cao đẳng môn Ngữ văn

H

hocmai.nguvan

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chào các em!
Như vậy cấu trúc và giới hạn đề thi ĐH, CĐ môn Ngữ văn năm nay không có nhiều thay đổi so với năm ngoái. Riêng cấu trúc các câu thì vẫn giữ nguyên. Câu 1 : 2 điểm, câu 2: 3 điểm, và câu 3: 5 điểm.
Đối với câu 1: sẽ là câu tái hiện kiến thức, những vấn đề xoay quanh về tác giả, hoàn cảnh sáng tác,nhan đề, một số chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm.
Thực ra về hoàn cảnh sáng tác, nhan đề hay phong cách của tác giả thì đây đều là những thông tin có sẵn trong SGK và là nguồn thông tin mà chúng ta có thể sử dụng trực tiếp.
Tuy nhiên với nội dung về một số chi tiết nghệ thuật thì lại đòi hỏi óc tư duy, phân tích của chúng ta nhiều hơn.
Để có thể phòng trường hợp đề ra về phần này, chị sẽ cùng thảo luận với các em trong topic này. Hi vọng có thể làm triệt để những nội dung mà đề Đh có thể ra.
Các em hãy cùng tìm và phát hiện những chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong mỗi tác phẩm để chúng ta có thể cùng nhau phân tích và luận giải nhé!
Cố lên nào các em....!
 
D

dohuyen123

Chị và các bạn có thể giúp em phân tích chi tiết bát cháo hành trong truyện ngắn Chí Phèo được không ạ?
Em cảm ơn cả nhà!
:)
 
H

hocmai.nguvan

Em có thể tham khảo câu trả lời dưới đây nhé:
Trong truyện ngắn Chí Phèo, Nam Cao đã phản ánh quá trình tha hóa của người nông dân nghèo trong xã hội phong kiến. Chí Phèo – một anh nông dân lương thiện, khỏe mạnh, có lòng tự trọng và có những khát vọng hết sức bình dị như bao nhiêu người nông dân khác. Nhưng vì một cơn ghen vô cớ, Bá Kiến đã đẩy Chí vào tù. Đó là cái nhà tù thực dân đã tiếp tay cho lão Bá tha hóa Chí Phèo, làm biến dạng cả nhân hình và nhân cách. Trở về làng, thay vào anh nông dân Chí hiền lành ngày xưa là một Chí Phèo côn đồ, lưu manh. Hắn trở thành công cụ sai khiến của Bá Kiến, “hắn đã phá bao nhiêu cơ nghiệp, đập nát bao nhiêu cảnh yên vui, đạp đổ bao nhiêu hạnh phúc, làm chảy máu và nước mắt của bao người lương thiện”. Cuộc đời Chí cứ thế trượt dần từ đỉnh cao lương thiện xuống đáy sâu thẳm nếu như không có sự thức tỉnh của người đẹp Thị Nở. Sau cái đêm Chí gặp Thị Nở bên bờ sông, ý thức con người trong Chí đã được thức tỉnh. Hắn cứ suy nghĩ vu vơ mãi như vậy nếu như không có sự xuất hiện của Thị Nở với bát cháo hành thơm nức trên tay. Hắn đưa lên miệng và cảm thấy “Trời ơi cháo mới thơm làm sao! Chỉ khói xông vào mũi cũng đủ làm người nhẹ nhõm”. Lần đầu tiên được nếm thử hương vị cháo hành, hắn chợt nhận ra rằng “những người suốt đời không ăn cháo hành không biết rằng cháo hành ăn rất ngon”. Và cái lần hai là khi Chí bị Thị Nở “từ hôn”. Sau khi Thị trút hết những lời bà cô nói vào mặt Chí Phèo và lúc hiểu ra, hắn cứ “ngẩn mặt”, “thoáng một cái, hắn lại như hít thấy hơi cháo hành”. Và đến lúc Thị Nở về rồi, hắn lại lấy rượu ra uống nhưng rượu hôm nay lại mất đi hết cái ma lực của nó, càng uống Chí lại càng tình ra, “hắn cứ thoang thoảng thấy hơi cháo hành”. Vì sao, hơi cháo hành lại cứ thoảng thoảng quanh Chí?
Trước hết, cháo hành đó là một món ăn dân dã của người dân lao động, nó là một vị thuốc giải cảm thông thường, bình dị của người bình dân xưa, người ốm dậy chỉ cần hít hơi bát cháo hành thôi cũng đủ làm người nhẹ nhõm. Bát cháo hành mộc mạc mà lại được nấu bởi bàn tay của Thị Nở lại càng tồi tàn, nhưng mà cho đến tận bây giờ Chí mới có được nó! Lần đầu tiên Chí ăn thấy ngon vì đó là một liều thần dược, một liều thuốc tinh thần hữu hiệu bởi nêm vào trong đó là một thứ gia vị bất diệt của tình người. Bát cháo hành đã khiến cho Chí Phèo ngạc nhiên, gây xúc động mạnh bởi đây là lần đầu tiên Chí được một người đàn bà cho chứ không phải đi cướp giật. Đó là tình yêu thương giữa người với người mà lần đầu tiên hắn cảm nhận được. Cái hương vị ấy là sự cảm thông của cuộc đời đối với con người bất hạnh bởi ”cái mà nhân loại thiếu là một lòng tốt bình thường”, cả làng Vũ Đại này chỉ có mình Thị Nở có đc điều đó. Đó còn là tình cảm của một con người làm ơn với một người chịu ơn. Và quan trọng hơn cả, bát cháo hành ấy là tình yêu mà Thị Nở dành cho Chí Phèo, đó chính là tình yêu duy nhất trong cuộc đời Chí. Nó đã khơi dậy được niềm khao khát được làm hòa với mọi người, kỳ vọng được trở về với cuộc sống lương thiện. Hương cháo hành ấy cứ lởn vởn quanh Chí như là một hạnh phúc bị đánh mất.
 
D

ductran95

Chị ơi, chị có thể giúp em phân tích nhan đề và tình huống trong tác phẩm Vợ nhặt không chị>?
Em cảm ơn chị ạ!
 
T

tiemnguyen

Chị ơi, em có một câu hỏi.
Thực ra mọi người có thể không để ý, nhưng em thấy rất thắc mắc 1 chi tiết trong Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài.
Trong đêm tình mùa xuân, có đoạn viết về người yêu Mị, nhắc đến trong 1,2 câu thôi ạ. Nhưng sau đó lại không hề nói gì đến nữa.
Em không hiểu tại sao. Chị và các bạn có thể giải thích giúp em không ạ?
Em cảm ơn mọi người!
 
D

dohuyen123

dohuyen123:
Theo tớ thì câu văn đó chỉ đơn thuần nhắc đến người tình của Mị để qua đó làm nổi bật vẻ đẹp của Mị trong đêm tình mùa xuân thôi.
Từ trước tới giờ cũng không thấy thầy cô giảng về vấn đề này. Nó không quan trọng nên mình cũng không nên mất thời gian cho việc này bạn ạ.
Tập trung ôn những cái quan trọng, khó và cần thiết hơn ấy!
:D
 
H

huyhieuhd

Các bạn giúp mình đề này nhé:
Phân tích ý nghĩa nhan đề bài thơ Đàn ghi ta của Lorca và nêu rõ những ảnh hưởng của Lorca tới Thanh Thảo
Thanks cả nhà!
 
D

ductran95

ý nghĩa nhan đề Đàn ghita của Lorca
Đàn ghi ta là niềm tự hào, là một phần hồn của đất nước Tây Ban Nha (nên còn được gọi là Tây Ban cầm).
- Đàn ghi ta gắn bó thân thiết với Lor-ca trên những nẻo đường ca hát và sáng tạo.
- Đàn ghi ta là biểu tượng cho tình yêu của Lor-ca đối với đất nước Tây Ban Nha, cho con đường nghệ thuật của tác giả, cho khát vọng cao cả mà Lor-ca nguyện phấn đấu suốt đời.
 
P

pont

Chị cho em hỏi là nếu đề câu 1 cho bài Hai đứa trẻ thì sẽ cho như thế nào ạ? Chị hướng dẫn cách trả lời giúp em. Em cảm ơn chị ạ.
 
H

hocmai.nguvan

Hi em!
Với câu 2 điểm ra vào Hai đứa trẻ thì có thể liên quan tới các vấn đề sau:
+ Phân tích 1 chi tiết hoặc 1 đoạn văn nào đó trong tác phẩm (cảnh đợi tàu, bức tranh phố huyện chiều tàn...)
+ Chỉ ra nét đặc sắc về nghệ thuật của Hai đứa trẻ
+ Phong cách nghệ thuật của Thạch Lam qua Hai đứa trẻ
....
Với những đề như thế này thì yêu cầu độ khái quát cao, vì đây là câu 2 điểm nên khi làm các em chú ý không được sa đà vào phân tích quá chi tiết, tránh lan man, mất thời gian. Chú ý câu hỏi hỏi gì thì ta trả lời đúng trọng tâm em nhé!
Chúc em ôn và thi tốt!
 
V

vohuyen12895@yahoo.com.vn

Cho em hỏi thì đề thi môn Ngữ văn có năm nào lặp lại ko? Mình có thể đọc qua những bài năm trước đã thi rồi ko?
 
H

hocmai.nguvan

Chào em!
Theo kinh nghiệm của chị và việc quan sát các đề thi hàng năm thì thông thường sẽ không lặp lại đề thi trong 1 tác phẩm trong 2 năm liên tiếp.
Tuy nhiên, nếu những tác phẩm được ra cách đây 3, 4 năm thì hoàn toàn có thể được ra lại trong năm nay.
Do đó các em không được chủ quan. Tất nhiên, những tác phẩn ra cách đây 2 năm thì khả năng ra cũng không cao, mặc dù vậy, các em vẫn phải học (nhưng học để phòng thôi) trong trường hợp người ra đề muốn thử các em.
Chú ý: tránh học tủ em nhé! Rất nguy hiểm đó. Mình có thể học kỹ những tác phẩm mà mình thấy nó quan trọng nhưng ko được chỉ học những tác phẩm đó.
Em hiểu ý chị chứ?!
Hi, chúc em ôn và thi tốt nhé!
 
Top Bottom