Vật lí [Vật Lý 12] Tổng hợp kiến thức vật lý 12 và bài tập luyện thi đại học (dành cho mem 95)

L

l94

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Trên tinh thần Giúp các bạn tổng hợp lại kiến thức và hiểu sâu hơn về lý 12 chuân bị cho kì thi đại học, hôm nay mình lập topic này nhằm củng cố lại toàn bộ kiến thức, các dạng bài tập. Mong các bạn ủng hộ.
Nôi quy của Pic:
-Các bài spam hay trái qui định của diễn đàn, nhằm mục đích quảng cáo, thô tục, xúc phạm danh dự người khác.... sẽ bị xoá mà không cần cảnh cáo trước.
-Mình sẽ đăng các chuyên đề tổng hợp toàn bộ kiến thức từng chương, sau mỗi chuyên đề sẽ có bài tập vận dụng, các bạn trình bày bài giải theo mẫu:
+Hướng giải nhanh:<Sơ lược cách giải>
+Bài giải cụ thể:...
-Bài viết phải sử dụng tiếng việt có dấu.
-Nghiêm cấm việc tranh cãi và gây gổ mất đoàn kết trong pic.
Xin Hết!
 
L

l94

CHUYÊN ĐỀ 1: DAO ĐỘNG CƠ HỌC.
1.Dao động: Là những chuyển động qua lại quanh vị trí cân bằng.
=> Dao động tuần hoàn là trạng thái dao động lặp đi lặp lại trong những khoảng thời gian bằng nhau.
2. Phương trình dao động điều hòa: Có đồ thị là đường hình sin. Phương trình tổng quát:
[tex]x=Acos(\omega.t+\phi)[/tex]
Trong đó: x là li độ (độ lệch so với vị trí cân bằng, A là biên độ (li độ cực đại), [tex]\omega[/tex] là tần số góc(rad/s),[tex](\omega.t+\phi)[/tex] pha dao động cho biết trạng thái dao động tại thời điểm t.
3. CHu kì, tần số dao động: Chu kì là thời gian thực hiện 1 dao động, tính bằng công thức: [tex]T=\frac{2\pi}{\omega}=\frac{t}{N}(s)[/tex](N là số dao động thực hiện trong thời gian t.)
tần số:[tex]f=\frac{1}{T} (Hz)[/tex]
Chú ý:[tex]\frac{N_1}{N_2}=\frac{T_2}{T_1}=\frac{f_1}{f_2}[/tex]
đối với con lắc lò xo:[tex]\omega=\sqrt{\frac{k}{m}}[/tex], k là độ cứng lò xo, m là khối lượng vật.
với còn lắc đơn:[tex]\omega=\sqrt{\frac{g}{l}}[/tex], g là gia tốc trọng trường, l là chiều dài con lắc, nếu đặt trong 1 điều kiện nào đó (ví dụ trong điện trường, gia tốc g lúc này coi như là gia tốc sinh ra bởi hợp lực.
4. Vận tốc trong dao động điều hoà:[tex]v=x'=-\omega.A.sin(\omega.t+\phi)=\omega.A.cos(\omega.t+\phi+\frac{\pi}{2})[/tex]Vậy vận tốc sớm pha pi/2 so với li độ
Vận tốc cực đại khi vật qua VTCB:[tex]v_{max}=\omega.A[/tex]
5. Gia tốc trong dao động điều hoà:[tex]a=x''=-\omega^2.A.cos(\omega.t+\phi)=\omega^2.A.cos(\omega.t+\phi+\pi)[/tex]Vậy gia tốc ngược pha so với li độ và sớm pha pi/2 so với vận tốc.
khi ở vị trí biên thì gia tốc cực đại:[tex]a_{max}=\omega^2.A[/tex]
Chú ý:Công thức tính nhanh chu kì,biên độ, tần số góc khi biết v max và a max:
[tex]\omega=\frac{a_{max}}{v_{max}}[/tex]
[tex]A=\frac{v_{max}^2}{a_{max}[/tex]
Hợp lực F tác dụng lên vật gây nên dao động điều hoà có biểu thức:[tex]F=ma=-\omega^2.x.m.A.cos(\omega.t+\phi)[/tex] Có chiều hướng về vị trí cân bằng như gia tốc a.
Nếu v> 0 vật chuyển động theo chiều dương và ngược lại.
v.a>0: chuyển động nhanh dần, v.a<0 chuyển động chậm dần.
Quãng đường đi được trong 1 chu kì là 4A.
Tốc độ trung bình trong 1 chu kì:[tex]v=\frac{4A}{T}=\frac{2v_max}{\pi}[/tex]
Vận tốc trung bình trong 1 chu kì bằng 0 (khác với tốc độ trung bình).
6. Trường hợp dao động có pt dạng đặc biệt:
[tex]x=Acos(\omega.t+\phi)+c[/tex] c là hằng số thì coi như toạ độ v trí cân bằng là c, vị trí biên +-A+c.
Các đại lượng khác vẫn bình thường.
Hệ thức độc lập:[tex]A^2=x^2+\frac{v}{\omega}^2[/tex]
- pt dao động dạng [tex]x=Acos^2(\omega.t+\phi)+c[/tex]
Hạ bậc xuống ta được biên độ là A/2, tần số góc [tex]2\omega[/tex], pha ban đầu [tex]2\phi[/tex], toạ độ vị trí cân bằng là c+A/2, toạ độ biên là c+A hoặc là c.
dạng khác của hệ thức độc lập:[tex]\frac{x^2}{A^2}+\frac{v^2}{v_{max}^2}=1[/tex]
[tex]\frac{a}{a_{max}}^2+\frac{v}{v_{max}}^2=1[/tex]
[tex]\frac{F}{F_{max}}^2+\frac{v}{v_{max}}^2=1[/tex]
Vậy các cặp giá trị a và v, F và v, x và v vuông pha nhau nên phụ thuộc nhau theo đồ thị hình elip.
7. Các loại dao động:
a/ dao động tắt dần: dao động có biên độ giảm dần hay cơ năng giảm dần theo thời gian do tác dụng cản của ma sát.
b/ dao động tự do:là dao động có tần số phụ thuộc vào cấu tạo của hệ thống, không phụ thuộc ngoại lực.
c/ dao động duy trì:dao động tự do mà người ta đã bổ sung năng lượng cho vật sau mỗi chu kì dao động, năng lượng bổ sung bằng năng lượng tiêu hao, nhằm mục đích duy trì dao động chứ không làm thay đổi biên và tần số.
d/ dao động cưỡng bức:dao động chịu tác dụng ngoại lực biến thiên tuần hoàn theo thời gian.
[tex]F=F_0cos(\omega.t+\phi)[/tex] với F0 là biên độ ngoại lực.
Ban đầu vật dao động với tần số riêng, sau đó dao động tắt dần và dao động ổ định với tần số ngoại lực.
Biên dao động tăng nếu biên ngoại lực tăng, giảm khi lực ma sát tăng.
e/ cộng hưởng: là hiện tượng biên độ dao động cưỡng bức tăng đột ngột khi tần số dao động cưỡng bức xấp xỉ tần số dao động riêng của hệ. Biên độ cộng hưởng lớn khi ma sát nhỏ.
Chú ý: Phương pháp giải toán bằng đường tròn lượng giác:
Vẽ đường tròn lượng giác, 2 điểm 1 và -1 trên trục cos coi là A và -A.
Vẽ vec tơ quay với góc lệch pha so với trục cos là [tex] \phi[/tex], lấy trục cos là trục xác định li độ
qui ước chiều dương và chiều âm như toán học.
2 điểm 1 và -1 trên trục sin coi là vị trí cân bằng có li độ là 0.
QUi ước thời gian đi hết 1 vòng tròn là 1 chu kì
 
Last edited by a moderator:
L

l94

Bài tập khởi động cho các bạn.
Bài 1: 1 vật dao động điều hoà có biên là 6 cm. Vật thực hiên đc 20 dao động toàn phần mất 20s. Quãng đường lớn nhất và nhỏ nhất đi được trong 0,25s là
A. [tex]4\sqrt{2} cm, 3cm[/tex]
B. [tex] -6\sqrt{2} cm, 3,51cm[/tex]
C. 6cm, 3,51 cm.
D 5cm, 3cm.
Bài 2: Một chất điểm dao động điều hoà vận tốc bằng 0 tại 2 thời điểm liên tiếp là t1=2,8s và t2=3,5 s. tính từ thời điểm t0=0 đến t2 đã qua vtcb mấy lần.
A.4
B.5
C.6
D.7
Bài 3: Một vật dao động điều hoà có pt: [tex]x=8sin\\pi.t+6cos10\pi.t (cm)[/tex]. Biên độ và tần số là:
A.14cm,10Hz
B.10cm, 5Hz
c.14cm, 10Hz
D. 5cm, 10Hz
Bài 4: 1 con lắc dao động điều hoà theo phương thẳng đứng với [tex]\omega=20rad/s[/tex] tại vị trí g=10m/s^2. Khi qua v trí 2 cm vật có [tex]v=40\sqrt{3} cm/s[/tex] Lực đàn hồi cực tiểu của lò xo trong quá trình dao động có độ lớn:
A.0
B.2N
C.4N
D.6N
p/s: MỘt số phương pháp giải các dạng bài tập thường gặp mình sẽ post sau, trước tiên là lí thuyết căn bản trước:|
 
Last edited by a moderator:
N

nhockthongay_girlkute

Bài tập khởi động cho các bạn.
Bài 1: 1 vật dao động điều hoà có biên là 6 cm. Vật thực hiên đc 20 dao động toàn phần mất 20s. Quãng đường lớn nhất và nhỏ nhất đi được trong 0,25s là
A. [tex]4\sqrt{2} cm, 3cm[/tex]
B. [tex] -6\sqrt{2} cm, 3,51cm[/tex]
C. 6cm, 3,51 cm.
D 5cm, 3cm.
[TEX]T=1 (s), t =0.25=\frac{T}{4} => S_{max}=A\sqrt2, S_{min}=A(2-sqrt2)[/TEX]
Bài 2: Một chất điểm dao động điều hoà vận tốc bằng 0 tại 2 thời điểm liên tiếp là t1=2,8s và t2=3,5 s. tính từ thời điểm t0=0 đến t2 đã qua vtcb mấy lần.
A.4
B.5
C.6
D.7
Vì v=0 khi vật ở biên , mà đây là 2 thời điểm liên tiếp
[TEX]\Rightarrow T=2(t_2-t_1)=1,4[/TEX]
[TEX]\frac{t_2-t_0}{T}=2.5\Rightarrow t_2-t_0=2T+\frac{T}{2}[/TEX]
=> Số lần vật qua VTCB là 2.2+1=5 lần
Bài 4: 1 con lắc dao động điều hoà theo phương thẳng đứng với [tex]\omega=20rad/s[/tex] tại vị trí g=10m/s^2. Khi qua v trí 2 cm vật có [tex]v=40\sqrt{3} cm/s[/tex] Lực đàn hồi cực tiểu của lò xo trong quá trình dao động có độ lớn:
A.0
B.2N
C.4N
D.6N
[TEX]\triangle l_0=\frac{g}{\omega^2}=2.5(cm)[/TEX]
[TEX]A = \sqrt{x^2+\frac{v^2}{\omega^2}}=4(cm)[/TEX]
[TEX]A > \triangle l _0 \Rightarrow F_{dh min}=0[/TEX]
 
L

l94

Dạng 1: Tốc độ trung bình, tốc độ trung bình lớn nhất
Câu 1: Một con lắc lò xo được treo thẳng đứng ở nơi có gia tốc trọng trường g=10m/s2, quả nặng ở phía dưới điểm treo. Khi
quả nặng ở vị trí cân bằng, thì lò xo dãn 4cm. Khi cho nó dao động theo phương thẳng đứng với biên độ 5cm, thì tốc độ trung
bình của con lắc trong 1 chu kì là: A. 50,33cm/s B.25,16cm/s C. 12,58cm/s D. 3,16m/s
Câu 2: Một chất điểm dao động điều hòa với phương trình[tex] x = 4cos(5\pi.t -\frac{\pi}{3} )cm[/tex]. Tốc độ trung bình của vật trong 1/2 chu
kì đầu là: A. 20 cm/s B. 20[tex]\pi[/tex] cm/s C. 40 cm/s D. 40[tex]\pi[/tex] cm/s

Câu 3: Một vật dao động điều hoà với chu kỳ T và biên độ A. Tốc độ trung bình lớn nhất của vật thực hiện được trong khoảng thời gian 2T/3 là: A.[tex]\frac{9A}{2T}[/tex] ; B.[tex]\frac{\sqrt{3}A}{T}[/tex] ; C.[tex]\frac{3\sqrt{3}A}{2T}[/tex] ; D.[tex]\frac{6A}{T}[/tex] ;
Dạng 2: Thời gian lò xo bị nén hoặc bị dãn
Câu 1: : Con lắc lò xo dao động điều hoà theo phương thẳng đứng với phương trình x=5cos(20t+[tex]\frac{\pi}{3}[/tex]) cm. Lấy g=10m/s2. Thời gian lò xo giãn ra trong một chu kỳ là :A. [tex]\frac{\pi}{15}[/tex] (s) B.[tex]\frac{\pi}{30}[/tex] (s) C.[tex]\frac{\pi}{24}[/tex] (s) D. [tex]\frac{\pi}{12}[/tex] (s)
Câu 2. Con lắc lò xo treo thẳng đứng, độ cứng k = 80(N/m), vật nặng khối lượng m = 200(g) dao động điều hoà theo phương thẳng đứng với biên độ A = 5(cm), lấy g = 10(m/s2). Trong một chu kỳ T, thời gian lò xo giãn là:
A.[tex]\frac{\pi}{15}[/tex] (s) B. [tex]\frac{\pi}{30}[/tex] (s) C. [tex]\frac{\pi}{12}[/tex] (s) D.[tex]\frac{\pi}{24}[/tex] (s)
 
Last edited by a moderator:
N

nhockthongay_girlkute

Dạng 1: Tốc độ trung bình, tốc độ trung bình lớn nhất
Câu 1: Một con lắc lò xo được treo thẳng đứng ở nơi có gia tốc trọng trường g=10m/s2, quả nặng ở phía dưới điểm treo. Khi
quả nặng ở vị trí cân bằng, thì lò xo dãn 4cm. Khi cho nó dao động theo phương thẳng đứng với biên độ 5cm, thì tốc độ trung
bình của con lắc trong 1 chu kì là: A. 50,33cm/s B.25,16cm/s C. 12,58cm/s D. 3,16m/s

[TEX]\omega =\sqrt{\frac{g}{\triangle l_0}}=5\sqrt10 \Rightarrow T=0,397(s)[/TEX]
Tốc độ TB trong 1T [TEX]v_{tb}=\frac{4A}{T}=50,33 (cm/s)[/TEX]
Câu 2: Một chất điểm dao động điều hòa với phương trình[tex] x = 4cos(5\pi.t -\frac{\pi}{3} )cm[/tex]. Tốc độ trung bình của vật trong 1/2 chu
kì đầu là: A. 20 cm/s B. 20[tex]\pi[/tex] cm/s C. 40 cm/s D. 40[tex]\pi[/tex] cm/s
[TEX]v_{tb}=\frac{2A}{T/2}=40 (cm/s)[/TEX]
Câu 3: Một vật dao động điều hoà với chu kỳ T và biên độ A. Tốc độ trung bình lớn nhất của vật thực hiện được trong khoảng thời gian 2T/3 là: A.[tex]\frac{9A}{2T}[/tex] ; B.[tex]\frac{\sqrt{3}A}{T}[/tex] ; C.[tex]\frac{3\sqrt{3}A}{2T}[/tex] ; D.[tex]\frac{6A}{T}[/tex] ;
[TEX]\frac{2T}{3}=\frac{T}{2}+\frac{T}{6}[/TEX]
Quãng đường mà vật đi đc trong T/2 luôn là 2A
Quãng đường lớn nhất vật đi được trong T/6 là
[TEX]S_{max}=2A \sin\frac{\omega T/6}{2}=A[/TEX]
[TEX]v_{tb}=\frac{2A+A}{2T/3}=\frac{9A}{2T}[/TEX]


 
N

nhockthongay_girlkute

Dạng 2: Thời gian lò xo bị nén hoặc bị dãn
Câu 1: : Con lắc lò xo dao động điều hoà theo phương thẳng đứng với phương trình x=5cos(20t+[tex]\frac{\pi}{3}[/tex]) cm. Lấy g=10m/s2. Thời gian lò xo giãn ra trong một chu kỳ là :A. [tex]\frac{\pi}{15}[/tex] (s) B.[tex]\frac{\pi}{30}[/tex] (s) C.[tex]\frac{\pi}{24}[/tex] (s) D. [tex]\frac{\pi}{12}[/tex] (s)
Câu 2. Con lắc lò xo treo thẳng đứng, độ cứng k = 80(N/m), vật nặng khối lượng m = 200(g) dao động điều hoà theo phương thẳng đứng với biên độ A = 5(cm), lấy g = 10(m/s2). Trong một chu kỳ T, thời gian lò xo giãn là:
A.[tex]\frac{\pi}{15}[/tex] (s) B. [tex]\frac{\pi}{30}[/tex] (s) C. [tex]\frac{\pi}{12}[/tex] (s) D.[tex]\frac{\pi}{24}[/tex] (s)
1, [TEX]\triangle l_0=\frac{g}{\omega^2}=2.5(cm)[/TEX]
[TEX]t_d=t_{\frac{-A}{2}\to A}+t_{A \to \frac{-A}{2}}=\frac{2T}{3}=\frac{\pi}{15}[/TEX]
[TEX]2,\triangle l_0=\frac{mg}{k}=2.5(cm)[/TEX]
[TEX]t_d=\frac{2T}{3},T=2\pi \sqrt{\frac{m}{k}}=0.1\pi \Rightarrow t_d=\frac{\pi}{15}[/TEX]
 
T

trieuhominhhuy

hic , mấy cái chị đã làm hết rồi sao mấy đứa không bỏ ra mà dùng ? có thể sẽ ko hay nhưng không phải là không cần đâu

đây là một số dạng tóan cơ bản về giao động cơ ( cái phần nhiều chữ bên dưới do chị lightning.shilf_bt viết ấy ) :

http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=176346
-đây là bài tán về lực căng dây :http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=176346
- bài tóan về ảnh hưởng từ môi trường đến chu kì của con lắc đơn http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=167629
- bài tóan về năng lượng của con lắc lò xo http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=167848

có ai cần thêm bài tập ko để chị post , giáng sinh vui vẻ nha mấy bé :D
 
Last edited by a moderator:
N

nguyentouyen1996

chị ơi chị gửi dùm e một số bài tập về thời gian dãn nén lò xo được k ạ???
 
Top Bottom