[Vật lý 10] Bài tập

M

metal

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

một máy bay khối lượng 16000 kg và mỗi cánh có diện tích 40m2. Khi máy bay bay theo phương nằm ngang thì áp suất tác dụg lên phía trên cánh bằng 70000 Pa. Tính áp suất tác dụng pía dưới cánh.
đây là 1 bài trong SBT vật lí nâng cao. bạn nào giải được thì làm ơn viết rõ ra hộ mình. trong sách nó giải khó hiểu quá
 
D

dadaohochanh

Ủa cái nài tui cũng chả bít đâu hình như là tính lựcc dể nâng máy bay rùi cộng với áp suất phía trên máy bay.Sau đó lấy cái lực đó chia cho 2 S mỗi cánh.(MÀ tui còn chả nhớ là Pa=F/m^2 hả)
 
L

lilikit

BÀI NÀY LÀ VỀ ỨNG DỤNG CỦA ĐỊNH LÝ BECNULI ĐẬY MÀ
LÀ THẾ NÀY:
KHI MÁY BAY BAY, Ở CÁNH MÁY BAY CÓ LỰC TÁC DỤNG GÂY ÁP SUẤT(P1) LÊN CÁNH TRÊN, CÁNH DƯỚI CÓ ÁP SUẤT TĨNH (P2)LỚN HƠN NÊN CÁNH MÁY BAY ĐƯỢC NÂNG VÀ TỎNG ÁP SUẤT TÁC DỤNG LÊN TOÀN BỘ CÁNH MÁY BAY LÀ DELTA P=P2-P1
MẠT KHÁC TRONG LƯỢNG P( KHÁC ÁP SUẤT P ĐẤY NHÉ) CỦA MÁY BAY LÚC NÀY ĐƯỢC XÁC ĐỊNH BỞI: P=DELTA P.S*(VỚI S LÀ TỔNG DIỆN TÍCH CỦA HAI CÁNH)
VẬY TA CÓ P= (P2-P1).2s(s LÀ DIỆN TÍCH MỖI CÁNH)
P2-P1=P/2s
P2=P1+(P/2s)
THẾ THÔI
CHỦ YẾU LÀ Ở CHỖ* THÔI ;) ;) ;)
 
H

hungphysics

bạn lilikit đã trả lời đúng
Khi chế tạo cánh máy bay, người ta làm cho hình dạng phía trên và dưới cánh khác nhau để không khí chuyển động phía trên cánh nhanh hơn phía dưới cánh. Theo nguyên lí Becnuli tổng áp suất động và áp suất tĩnh được bảo toàn, không khí trên cánh chuyển đọng nhanh hơn nên có áp suất động lớn hơn và do đó áp suất tĩnh nhỏ hơn áp suất tĩnh của không khí dưới cánh. Lực nâng cánh ở đây ta coi là bằng trọng lượng máy bay chính là độ chênh áp lực do độ chênh áp suất tĩnh của không khí ở trên và dưới cánh máy bay gây ra.
 
M

mrbadguy

Mà bài này thì cần gì Becnuli
chỉ cần phân tích lực và lí luận một tí thôi mà:

do ở trên cao thì áp suất khí quyển là khá nhỏ nên lực Acsimet coi như bằng không.
máy bay cân = khi lực do chênh lệch áp suất trên và dưới hai mặt cánh gây nên bằng trọng lực.
có [tex]P=(p1-p2)S[/tex] với S là diện tích hai cánh giải ra là xong.

bài này mà muốn áp dụng Becnulli thì cần thêm yếu tố vận tốc dòng không khí chuyển động ở trên và dưới hai cánh. Thế thôi! :>
 
M

mr.fc

MẠT KHÁC TRONG LƯỢNG P( KHÁC ÁP SUẤT P ĐẤY NHÉ) CỦA MÁY BAY LÚC NÀY ĐƯỢC XÁC ĐỊNH BỞI: P=DELTA P.S*(VỚI S LÀ TỔNG DIỆN TÍCH CỦA HAI CÁNH)
VẬY TA CÓ P= (P2-P1).2s(s LÀ DIỆN TÍCH MỖI CÁNH)
chổ này mình hok hiểu lilikit ơiiiiiiii
 
N

ng0c.superman

độ lớn của lực tạo ra áp suất ở phía trên 2 cánh máy bay là: 2x40x70000=5600000(N)
do máy bay bay ngang nên lực ở phía trên sẽ cân bằng với lực ở phía dưới của máy bay F dưới = P + F trên = 16000x9.8 + 5600000 = 57568000(N)
áp suất ở phía dưới mỗi cánh là: p dưới = F dưới /2S=5600000/80=71960(Pa)
 
Top Bottom