Vật lí [Vật lí 12]Tổng hợp dạng bài + nhận giải bài tập phần DAO ĐỘNG CƠ

Status
Không mở trả lời sau này.
H

huubinh17

Như thế này, nó cộng hưởng ở tần số 5Hz, vì thế nếu t8ang dần tần số từ 0 đến 5Hz thì biên độ tăng dân, còn nếu tiếp tục tăng dần tần số nữa thì biên độ sẽ giảm dần, đối với bài này thì sẽ thấy biên độ ứng với tần số 6Hz lớn hơn biên độ của 7Hz .Chọn A
 
L

lengfenglasaingay

Như thế này, nó cộng hưởng ở tần số 5Hz, vì thế nếu t8ang dần tần số từ 0 đến 5Hz thì biên độ tăng dân, còn nếu tiếp tục tăng dần tần số nữa thì biên độ sẽ giảm dần, đối với bài này thì sẽ thấy biên độ ứng với tần số 6Hz lớn hơn biên độ của 7Hz .Chọn A

Mình không hiểu bạn giải thích rõ hơn đk không. hình như là không thể so sánh dk nếu không biết hệ thức liên quan
 
H

huubinh17

Cái đó mời bạn xem đồ thị trong sách giáo khoa, đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của biên độ vào tần số góc ấy, tùy sách nâng cao hay cơ bản mà xem cho đúng nhá, còn biểu thức thì ko thi đâu, mình tăng cho cậu công thức tính biên độ
A=[tex]\frac{F}{m(w^2 - w_0^2)}[/tex] với F là biên độ lực cưỡng bức
 
R

rocky1208

Câu 2: Một vật dao động với tần số riêng f 0 = 5Hz, dùng một ngoại lực cưỡng bức có cường độ không đổi, khi tần số
goại lực lần lượt là f1 = 6Hz và f2 = 7Hz thì biên độ dao động tương ứng là A1 và A2. So sánh A1 và A2.
A: A1 > A2 vì f1 gần f0 hơn. C: A1 < A2 vì f1 < f2
B: A = A vì cùng cường độ ngoại lực. D: Không thể so sánh
.
giúp em bài này nha đại ca

Hiện tượng cộng hưởng xảy ra khi tần số của ngoại lực cưỡng bức xấp xỉ bằng tấn số dao động riêng của hệ và nó làm cho biên độ dao động tăng lên max. Vì vậy tần số của ngoại lực càng gần tần số riêng của hệ thì biên độ dao động càng lớn.

[TEX]\mid f_1-f\mid =1[/TEX]
[TEX]\mid f_2-f\mid =2[/TEX]

Vậy [TEX]A_1>A_2[/TEX].
Đáp án A.
 
Y

yacame

.
Một con lắc đồng hồ được coi như 1 con lắc đơn có chu kì dao động T = 2s, vật nặng có khối lượng m = 1kg.
Biên độ góc dao động lúc đầu là anpha_o = 5 độ
. Do chịu tác dụng của một lực cản không đổi FC = 0,011(N) nên nó chỉ dao động
được một thời gian t(s) rồi dừng lại. Xác định t.
A: t = 20s B: t = 80s C: t = 40s D: t = 10s

anh rocky giải chi tiết giúp e bài này nhé
...............................................................
 
R

rocky1208

.
Một con lắc đồng hồ được coi như 1 con lắc đơn có chu kì dao động T = 2s, vật nặng có khối lượng m = 1kg.
Biên độ góc dao động lúc đầu là anpha_o = 5 độ
. Do chịu tác dụng của một lực cản không đổi FC = 0,011(N) nên nó chỉ dao động
được một thời gian t(s) rồi dừng lại. Xác định t.
A: t = 20s B: t = 80s C: t = 40s D: t = 10s

anh rocky giải chi tiết giúp e bài này nhé
43.png


Ban đầu năng lượng con lắc: [TEX]W_0=mgl(1-\cos\alpha_0)\approx \frac{1}{2}mgl\alpha_0^2[/TEX] (do [TEX]\alpha_0[/TEX] nhỏ, chú ý là đo bằng rad nhé)

Sau nửa chu kỳ đầu thì biên độ góc mới là [TEX]\alpha_1 (\alpha_1 <\alpha_0)[/TEX]. Năng lượng mới là [TEX]W_1=\frac{1}{2}mgl\alpha_1^2[/TEX]

Độ giảm cơ năng: [TEX]\Delta W= W_0-W_1=\frac{1}{2}mgl(\alpha_0^2-\alpha_1^2)[/TEX] (1)

Công của lực cản sau nửa chu kỳ đầu tiên: [TEX]W_c=F_c.S=F_cl(\alpha_0+\alpha_1)[/TEX] (2)

Từ (1) và (2) ta có: [TEX]\frac{1}{2}mgl(\alpha_0^2-\alpha_1^2)=F_cl(\alpha_0+\alpha_1)[/TEX]

Sử dụng hằng đẳng thức: [TEX]a^2-b^2=(a-b)(a+b)[/TEX]. Rồi biến đổi linh tinh, cuối cùng rút ra:
[TEX]\alpha_0-\alpha_1=\frac{2F_c}{mg}[/TEX]

Đó là độ giảm biên độ góc sau nửa chu kỳ dao động -> thực hiện cả 1 chu kỳ dao động nó sẽ giảm

[TEX]\Delta \alpha =\frac{4F_c}{mg}[/TEX]

Vật dừng lại khi tổng độ giảm biên độ góc = [TEX]\alpha_0[/TEX]. Nên số chu kỳ vật thực hiện được cho đến khi dừng hẳn là:

[TEX]N=\frac{\alpha_0}{\Delta \alpha}=\frac{mg\alpha_0}{4F_c}\approx 19,833\approx 20[/TEX] chu kỳ. Vậy [TEX]t=40 (s)[/TEX]
 
Y

yeukhoahoc20694

theo mình phần tìm quảng đường vật đi dc khoảng tg t chỉ cần xem nó liên hệ vs chu kì ntn.(giả sử như câu ví dụ của bạn ta có T=0.2 và t=1.1 =>t=5.5T mà quảng đường đi được trong một T=4A => s=4x2x5.5=44) thank vì bài viết rất hữu ít
 
V

vatlivui

Hai chất điểm dao động điều hoà trên cùng một trục ox , coi quá trình dao động 2 chất điểm không va cham vào nhau, biết phương trình dao động của hai chất điểm lần lượt là: X1 = 4Cos( 4t + pi/3) cm và X2 = 4.căn2 cos( 4t + pi/12) cm. trong quá trình dao động khoảng cách lớn nhất giữa hai vật là
A. 4cm B. 4(căn2 - 1) cm C. 8cm D. 6 cm
( nhờ các ban giải giúp mình với nhé )
 
V

vanpersi94

Hai chất điểm dao động điều hoà trên cùng một trục ox , coi quá trình dao động 2 chất điểm không va cham vào nhau, biết phương trình dao động của hai chất điểm lần lượt là: X1 = 4Cos( 4t + pi/3) cm và X2 = 4.căn2 cos( 4t + pi/12) cm. trong quá trình dao động khoảng cách lớn nhất giữa hai vật là
A. 4cm B. 4(căn2 - 1) cm C. 8cm D. 6 cm
( nhờ các ban giải giúp mình với nhé )
Bài bày là tổng hợp dao động thôi mà bạn, dùng máy tính là ra liền, đáp án là A
 
K

kotenkotuoi7601

có 2 vật dao động điều hoà cùng biên độ A, với tần số 3 Hz và 6 Hz. lúc đầu 2 vật đồng thời xuất phát từ vị trí có li độ A/2. khoảng thời gian ngắn nhất để 2 vật có cùng 1 li độ là?

anh giải giúp em bài này chi tiết được ko ạ
cảm ơn nhìu


 
T

truonghen3a

Bạn ơi cho mình hỏi bài này:
một lò xo có chiều dài tự nhiên l0 = 30cm, độ cứng k = 40N/m một đầu gắn cố định, đầu kia gắn vào vật khối lượng m1 = 100g đang đứng yên trên mặt phẳng ngang. Một vật m2 = 300g chuyển động với vận tốc v0 = 0,5m/s đến va chạm xuyên tâm và hoàn toàn mềm với vật m1 . Bỏ qua mọi ma sát. tính chiều dài cực đại và chiều dài cực tiểu của lò xo.
sao tính mãi mà ko ra đáp số
 
L

l94

Bạn ơi cho mình hỏi bài này:
một lò xo có chiều dài tự nhiên l0 = 30cm, độ cứng k = 40N/m một đầu gắn cố định, đầu kia gắn vào vật khối lượng m1 = 100g đang đứng yên trên mặt phẳng ngang. Một vật m2 = 300g chuyển động với vận tốc v0 = 0,5m/s đến va chạm xuyên tâm và hoàn toàn mềm với vật m1 . Bỏ qua mọi ma sát. tính chiều dài cực đại và chiều dài cực tiểu của lò xo.
sao tính mãi mà ko ra đáp số
theo mình thế này:
Công thức tính vận tốc của vật sau khi va chạm đàn hồi(không mềm):
với vật 1:
[tex]v_1'=\frac{(m_1-m_2)v_1+2m_2v_2}{m_1+m_2}[/tex]
Còn đối với va chạm mềm nếu bỏ qua hao phí năng lượng, sau khi va chạm 2 vật dính vào nhau và chuyển động cùng vận tốc:
[tex]m_2v_2=(m_1+m_2)v \Rightarrow v=\frac{m_2v_2}{m_1+m_2}=\frac{0,3.0,5}{0,4}= 0,375[/tex]
vậy v=0,375 là nhân tố kích thích dao động
bảo toàn năng lượng:
[tex]\frac{1}{2}kA^2=\frac{1}{2}(m_1+m_2)v^2 \Rightarrow A=3,75cm[/tex]
chiều dài cực đại:[tex]l=l_0+A=33,75cm[/tex]
cực tiểu [tex]l=30-3,75=26,25[/tex]
Đúng k nhỉ:-s
 
Last edited by a moderator:
N

nguyentunlamls

Một con lắc lò xo gồm quả cầu khối lượng m=200g. Lò xo độ dài tự nhiên lo=60cm. Độ cứng k=40N/m. Từ vị trí cân bằng kéo vật theo phương thẳng đứng xuống dưới 10cm rồi thả tự do.
a) Tính chu kỳ dao động và vận tốc của vật khi qua vị trí cân bằng.
b) Khi vật xuống đến vị trí thấp nhất người ta giữ lại 1 nửa trên của lò xo không cho dao động bằng cách giữ lại ở trung điểm. Hãy tính biên độ dao động và vận tốc cực đại đạt được.

Chủ yếu là ý b thôi nhé mọi người. Ý a không làm cũng được. Mà thầy giáo bảo không phải dùng bảo toàn cơ năng đâu. Không phải cắt 1 nửa thì độ cứng tăng gấp đôi rồi A=Ao/căn2 đâu nhé.
 
Last edited by a moderator:
C

coanphan

bài giải của bạn l94: lmax = lo + denta l + A = 43.75
lmin = lo + denta l - A = 36.25 ??
Theo mình thì phải cộng thêm độ dãn nữa chứ!
 
T

trangnc1

<V lý 12>Ba con lắc lò xo 1,2,3 đặt thẳng đứng cách đều nhau theo thứ tự 1,2,3. Ở vị trí cân bằng ba vật có cùng độ cao. Con lắc thứ nhất dao động có phương trình x1 = 3cos(20pi.t + pi/2 ) (cm), con lắc thứ hai dao động có phương trình x2 = 1,5cos(20pi.t) (cm). Hỏi con lắc thứ ba dao động có phương trình nào thì ba vật luôn luôn nằm trên một đường thẳng?
A.x3 = 3 cos(20pi.t - pi/4) (cm). B.x3 = cos(20pi.t - pi/4) (cm).
C.x3 = 3 cos(20pi.t - pi/2 ) (cm). D.x3 = 3 cos(20pi.t -+ pi/4) (cm).
giái giúp em với
 
H

hoatuylip139

Giúp em bài này với ạ. Vì em học phần va chạm này hơi yếu nên mong mọi người giải chi tiết giùm em.

Một CLLX, gồm lò xo, có độ cứng K=500N/m và vật nặng M=500g dao động điều hoà với biên độ A dọc theo trục Ox trên mặt phẳng nằm ngang. Hệ đang dao động thì một vật m=500/3 g bắn vào M theo phương nằm ngang với vận tốc v=1 m/s. Giả thiết va chạm là hoàn toàn đàn hồi và xẩy ra vào thời điểm lò xo có chiều dài nhỏ nhất. Sau khi va chạm vật M dao động điều hoà làm cho lò xo có chiều dài mã và min lần lượt là 100 cm và 80 cm. Cho g=10.
a)tìm vận tốc của vật ngay sau va chạm.
b)Xác định biên độ dao động trước va chạm.
 
G

ghosoaoyama2013

ai thi khối A quan tâm bài giảng hay các vấn đề học tập liên hệ mình yahoo :ai_hieulongtoi_1995
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom