[Vật lí 10] bài tập vật lí hay và khó

P

phanvan4

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

:-S bài 1: tìm vận tốc nhỏ nhất của một người đi mô tô chuyển động tròn đều theo một đường tròn nằm ngang ở mặt trong một hình trụ thẳng đứng bán kính 3m hệ số ma sát trượt = 0,3 mà không bị trượt?
:-/ bài 2: một người dùng dây OA = 1,2m buộc vào một hòn đá tại A và quay tròn trong mặt phẳng thẳng đứng quanh tâm O khi dây bị đứt hòn đá bay thẳng đứng lên trên và tại lúc sắp đứt gia tốc toàn phần của hòn đá nghiêng góc 45 độ với phưng thẳng đứng. hỏi hòn đá lên được độ cao lớn nhất bằng bao nhiêu kể từ vị trí dây bị đứt?
:| bài 3: một vật được ném lên với vận tốc ban đầu 6o m/s chếch 30 độ so với phương ngang. Sau 4s vật rơi vào một sườn của một ngọn đồi lấy g= 9,8 m/s^2
@-) a, vận tốc của vật tại điểm cao nhất?
:eek: b, khoảng cách từ điểm phóng đến điểm chạm vào sườn đồi?
 
Last edited by a moderator:
N

nganha846

Bài 1 đọc đề thấy hơi phi thực tế.

Muốn không bị trượt xuống thì [TEX]P = F_{ms}[/TEX] Hay [TEX]mg = N.k[/TEX]

Vì xe chuyển động tròn nên phản lực lúc này là lực hướng tâm. [TEX]N = m\frac{v^2}{R}[/TEX]

Thay vào trên là được.

Bài 2. Gia tốc toàn phần bao gồm gia tốc trọng trường và gia tốc hướng tâm. Phương của vận tốc là phương thẳng đứng, gia tốc hướng tâm thì hướng vào tâm (sẽ có phương ngang). Phương của g hướng xuống.

Hợp của g và a tạo với phương đứng 1 góc 45 độ, a và g vuông góc, chứng tỏ a = g.

Biết a hướng tâm và bán kính, tìm V dễ dàng.


Bài 3.

Câu a.

Đầu tiên xét xem vật đạt chiều cao cực đại sau thời gian bao lâu. Nếu trước 4s thì chiều cao cực đại chính là độ cao của điểm va chạm. Nếu sau 4s thì ta tính toán chiều cao cực đại bình thường.

Câu b.

Chọn gốc tọa độ tại vị trí ném.

Lập phương trình tọa độ y. [TEX]y = Vsin60.t - \frac{gt^2}{2}[/TEX]
x. [TEX]x = vcos60.t[/TEX]

Tại thời điểm [TEX]t = 4s[/TEX] thì vật có tọa độ là:.........(thay vào trên)

Khoảng cách từ vị trí đó đến gốc tọa độ (vị trí ném): [TEX]d = \sqrt[]{x^2 + y^2}[/TEX]
 
P

phanvan4

bài nữa nhé

bài 1 từ đỉnh dốc nghiêng góc bêta so với phương ngang, một vật được phóng đi với vận tốc Vo hợp với phương ngang một góc anfa. Hãy tính tầm xa của vật trên mặt dốc?:confused:
bài 2 từ A cách mặt đất một khoảng AB = 45m, người ta ném một vật với vận tốc Vo1 = 30m/s theo phương ngang. cho g = 10m/s^2
a, Trong hệ qui chiếu nào vật chuyển động với gia tốc g ? Trong hệ qui chiếu nào vật chuyển động thẳng đều ? Viết PT chuyển động của vật trong mỗi hệ qui chiếu?
b, Cùng lúc ném vật từ A, tại B trên mặt đất ( với BH = AB , H là chân đường vuông góc hạ từ A đến mặt đất) người ta ném lên một vật khác với vận tốc Vo2. điều kiện Vo2 để hai vật gặp nhau được?
 
Last edited by a moderator:
N

nganha846

Óe. Sao bài tập càng ngày càng khó thế.:-o

1) Chọn hệ trục tọa độ Oxy sao cho Ox song song với mặt dốc. Oy vuông góc với dốc.

- Theo Ox: vật sẽ có vận tốc là [TEX]V_0.cos(\alpha+\beta)[/TEX]
gia tốc là [TEX]a_x = g.sin\beta[/TEX]
- Theo Oy: vật sẽ có vận tốc [TEX]V_0sin(\alpha + \beta)[/TEX]
gia tốc là [TEX]a_y = -gcos\beta[/TEX]

(a_x, a_y là hai thành phần của g trên hệ trục mới).

Ta viết pt vận tốc theo phương y. [TEX]v_y = V_0sin(\alpha + \beta) - gcos\beta.t[/TEX]

Khi [TEX]v_y = 0 \Rightarrow t = .....[/TEX] Thời gian bay của vật sẽ là [TEX]T = 2t.[/TEX]


Viết pt tọa độ theo phương x. [TEX]x = V_0cos(\alpha + \beta)T + \frac{a_xT^2}{2}[/TEX]

Thay T từ phương trình trên vào sẽ ra tầm xa trên trục x.

2)

Câu a chắc biết nhỉ. Hệ quy chiếu đứng thì là -g, hệ quy chiếu ngang thì gia tốc =0.

b) Sao 3 cái điểm A, B, H nó không rõ ràng ấy nhỉ :-??

Nói chung đọc đề không thể hiểu. Mà cái cách dùng để tìm điều kiện thì thế này:

- Cách này dùng cho pro toán.

Viết phương trình quỹ đạo của vật 1 và vật 2. Cho hai vế của pt đó bằng nhau. Biện luận V0 để pt có nghiệm x.
 
P

phanvan4

Sao 3 cái điểm A, B, H nó không rõ ràng ấy nhỉ :-??

Nói chung đọc đề không thể hiểu. Mà cái cách dùng để tìm điều kiện thì thế này:

nếu mà em hiểu thì đã[-X chẳng phải hỏi bàn phó rồi!
 
P

phanvan4

thôi thì hỏi bàn phó thêm mấy bài nữa

1/một khối gỗ khối lượng m= 4kg bị ép giữa hai tấm ván . Lực nén của mỗi tấm ván lên khối gỗ lá N =50 N . hệ số ma sát giữa gỗ và ván là m= 0,5 và lấy g= 10 m/s^2
a, hỏi khối gỗ có tự trượt xuống được không?
b, cần tác dụng lên khối gỗ lực F thẳng đứng theo chiều nào ? có độ lớn bằng bao nhiêu ?
để khối gỗ: * đi lên đều
* đi xuống đều
2/ một người dùng dây OA = 1,2m buộc vào một hòn đá tại A và quay tròn trong mặt phẳng thẳng đứng quanh tâm O. khi đây bị đứt hòn đá bay thẳng đứng lên trên và tại lúc sắp đứt gia tốc toàn phần của hòn đá nghiêng góc 45 độ với phương thẳng đứng. Hỏi hòn đá lên đươc độ cao lớn nhất bằng bao nhiêu kể từ vị trí dây bị đứt
3/ em bé ngồi dưới sàn nhà ném một viên bi lên bàn cao h= 1 m với vận tốc Vo = 2căn10 m/s . để viên bi có thể rơi xuống mặt bàn tại điểm xa mép bàn nhất thì véc tơ vận tốc Vo phải nghiêng với phương ngang 1 góc bằng bao niêu?( g = 10 m/s^2). tính độ dài đoạn từ mép bàn đến điểm viên bi rơi xuống và tính khoảng cách từ chỗ ném đến chân bàn.
 
Last edited by a moderator:
N

nganha846

Oạch! ....=.=!

Bài 1. Có 2 mặt ma sát, mỗi mặt sẽ có ma sát nghỉ cực đại là 25 N, như vậy tổng ma sát nghỉ cực đại có thể đạt được là 50 N.

Lực kéo còn bé hơn ma sát nghỉ cực đại nên tất nhiên là không trượt được. Bài 1 này phải thận trọng. Nếu dùng công thức [TEX]N.m[/TEX] để tính ma sát tác dụng vào vật thì sẽ sai ngay. Vì ma sát tác dụng vào vật chỉ bằng 40N mà thôi.

Để khối gỗ đi lên đều thì [TEX]F = F_{ms_{max}} + P[/TEX]

Còn đi xuống đều thì [TEX]F+P = F_{ms_{max}}[/TEX]

Bài 2. Giải rồi mà :|

Bài 3. Để ném xa mép bàn nhất thì phải ném cho viên bi tiếp xúc với mép bàn. Vecto vận tốc tại điểm tiếp xúc hợp với phương ngang một góc 45 độ.

Áp dụng bảo toàn năng lượng sẽ tính ra được vận tốc của bi tại mép bàn ---> ra tầm xa trên bàn.

[TEX]mv_o^2 = mv'^2 + 2m.g.h[/TEX]

Thay [TEX]h = 1, v_0 = 2\sqrt[]{10}[/TEX] vào tìm [TEX]v'[/TEX]

Gọi góc ném ban đầu là [TEX]a[/TEX].

Vận tốc theo phương ngang tại 2 vị trí như nhau: [TEX]v'_x = v_{ox} = v_ocosa[/TEX]

Vận tốc theo phương đứng tại mép: [TEX]v'_y^2 + v'_x^2 = v'^2[/TEX]

Ta lại có [TEX]v'_y = v'_x[/TEX] (do góc lúc này là 45 độ.

Tính ra được [TEX]v'_x[/TEX] hay chính là [TEX]v_{ox}[/TEX]

Mà [TEX]v_{ox} = v_ocosa[/TEX]

Vậy tính ra [TEX]a[/TEX]
 
N

nlht20081997

f22a228be184eaec2c87177ece77e46b_52320380.untitled.bmp


Ngoài lề: bạn học trường MK ah, câu này trong BT minh khai
 
P

phanvan4

sorry

không phải đánh nhầm đề bài đâu bài í rõ ràng là hỏi rằng hòn đã lên được độ cao lơn nhất bằng bao nhiêu????????
vậy mà bàn phó lại hướng dẫn em tìm vận tốc????
 
Last edited by a moderator:
P

phanvan4

tiếp vì đánh nhầm đề bài nên đây mới là bài cuối

bài tiếp theo một vật có khối lượng m1 = 2kg nối với vật có m2 = 3kg bằng một sợi dây không dãn vắt qua một ròng rọc cố định. Bỏ qua ma sát ở ròng rọc, khối lượng dây nối không đáng kể, dây không co dãn. Lúc đầu hệ đứng yên, m2 cách mặt đất 0,6(m). Lấy g= 10(m/s2).
a) Tính vận tốc của m2 khi nó sắp chạm đất.
b) Tính thời gian kể từ lúc hệ bắt đầu chuyển động đến khi m2 sắp chạm đất.
c) Giả sử lúc m2 đạt vận tốc 1(m/s) thì dây nối bị đứt. Mô tả chuyển động của từng vật và tính độ cao cực đại mà m1 đạt được. Cho: lúc bắt đầu chuyển động m1 cách mặt đất 0,5(m).

mong rằng bàn phó sẽ hướng dẫn em làm bài này đừng vì lí do đề bài không rõ để mà trốn tránh trách nhiệm đấy nhé
 
Last edited by a moderator:
P

phanvan4

không phải thế đâu em biết là bàn phó học giỏi lại thông minh mà vì thế sẽ chẳng có bài tập nào trong này em hỏi mà bàn phó lại không giải được cả! vì thế mong bàn phó đọc lại đề bài lấy giấy ra vẽ hình giải hộ em bài tập mà bàn phó bảo là vị trí 3 điểm A, B , H không rõ ràng bàn phó nhé
 
Last edited by a moderator:
N

nganha846

một vật có khối lượng m1 = 2kg nối với vật có m2 = 3kg bằng một sợi dây không dãn vắt qua một ròng rọc cố định. Bỏ qua ma sát ở ròng rọc, khối lượng dây nối không đáng kể, dây không co dãn. Lúc đầu hệ đứng yên, m2 cách mặt đất 0,6(m). Lấy g= 10(m/s2).
a) Tính vận tốc của m2 khi nó sắp chạm đất.
b) Tính thời gian kể từ lúc hệ bắt đầu chuyển động đến khi m2 sắp chạm đất.
c) Giả sử lúc m2 đạt vận tốc 1(m/s) thì dây nối bị đứt. Mô tả chuyển động của từng vật và tính độ cao cực đại mà m1 đạt được. Cho: lúc bắt đầu chuyển động m1 cách mặt đất 0,5(m).

Bài thứ 2. :|

Có vận tốc rồi thì tự tính tầm cao chứ >"<! Phương thẳng đứng.....:|

Không phải nói khéo với ta, ta có còn học nữa đâu mà giỏi với không giỏi :-$

Bài này:

a) Khi thả tay thì hệ hai vật sẽ chuyển động với gia tốc a và vận tốc đầu bằng 0. Vật 2 đi xuống còn vật 1 đi lên.
Gia tốc của hai vật này là bằng nhau vì dây không dãn, có thể tính được ngay là [TEX]a = g\frac{m_2 - m_1}{m_1+m_2}[/TEX]


Còn nếu muốn chi li thì có thể làm như sau:

Gọi lực căng dây là T, áp dụng định luật II cho vật 2.
[TEX]m_2g - T = m_2a[/TEX]

Áp dụng cho vật 1.
[TEX]T - m_1g = m_1a[/TEX]

Tính ra được a như trên.

Giờ vật 2 chuyển động gia tốc là a, quãng đường là h = 0,6 m. Vận tốc đầu bằng 0, vận tốc sau bằng x. Dùng công thức SGK là được.

b) Cũng thế thôi.

c) Sau khi mỗi vật đạt vận tốc 1m/s, dây đứt.

Khi đó vật 2 sẽ chuyển động rơi nhanh dần đều với gia tốc là g, vận tốc đầu là 1m/s.

Vật 1, đang đi lên với vận tốc 1m/s, gia tốc sẽ là -g.

Muốn tính độ cao cực đại của vật 1, ta phải tính được lúc dây đứt, nó đang ở độ cao bao nhiêu.

- Khi dây chưa đứt, nó chịu gia tốc là a, quãng đường nó đi được cho đến khi đạt vận tốc 1m/s là [TEX]S = \frac{v^2}{2a} = \frac{1}{2a}[/TEX]

- Khi dây đứt thì nó đang ở độ cao là [TEX]H_0 = 0,5 + S[/TEX]

Sau khi dây đứt, nó đang có vận tốc đầu là 1m/s và gia tốc -g. Như vậy nó sẽ lên cao thêm một đoạn [TEX]S' = \frac{v^2}{2g}[/TEX]

Cộng lại, thế là xong. :p
 
N

nganha846

Bài A, B, H...có cố cũng thế thôi vì 3 điểm này không rõ ràng. A cách mặt đất 1 đoạn AB = 45m thì hiểu là AB vuông góc với mặt đất. Sau đó lại bảo H là chân đường cao. Thế khác nào B trùng H.
 
H

hyhoha123

a)ta có vật m2 chịu 2 lực tác dụng T và P => a= (P-T)\m2 =10\3 m\s^2 từ đó v= căn (2as) = 2 m\s
b) ta có t=v\a =3\5s
c) m2 đạt v=1 khi t= 3\10s => chiều cao của m1 và m2 sau đó 2 vật rơi tự do có gia tốc =g thì tính được thôi
 
P

phanvan4

Bài A, B, H...có cố cũng thế thôi vì 3 điểm này không rõ ràng. A cách mặt đất 1 đoạn AB = 45m thì hiểu là AB vuông góc với mặt đất. Sau đó lại bảo H là chân đường cao. Thế khác nào B trùng H.

không phải đâu cô giáo cho bài tập và cho cả hình vẽ nữa mà
thứ nhất AH mới là đoạn thẳng vuông góc với MẶT ĐẤT
thứ hai điểm B nằm trên MẶT ĐẤT
thứ ba 3 điểm A , B , H nối với nhau tạo thành một tam giác vuông
thứ tư đoạn AB = 45 m góc ABH = anfa( ĐẤY HÌNH VẼ NÓ NHƯ THẾ ĐẤY CÒN ĐỀ BÀI MỘT KIẺU )
 
P

phanvan4

Bài thứ 2. :|

Có vận tốc rồi thì tự tính tầm cao chứ >"<! Phương thẳng đứng.....:|

Không phải nói khéo với ta, ta có còn học nữa đâu mà giỏi với không giỏi :-$

thế không phải ngày trước bàn phó học giỏi và thông minh nhất nhì lớp chứ còn gì :khi (11):hay là :khi (9): .... sau khi ....thì trở thành...:khi (127):
 
P

phanvan4

Bài A, B, H...có cố cũng thế thôi vì 3 điểm này không rõ ràng. A cách mặt đất 1 đoạn AB = 45m thì hiểu là AB vuông góc với mặt đất. Sau đó lại bảo H là chân đường cao. Thế khác nào B trùng H.

nếu không là bài ấy thì làm bài khác bàn phó nhé
Bài10 một lò xo có độ cứng k= 50N chiều dài tự nhiên lo=36cm một đầu trên được giữ cố định đầu dưới treo vào một vật có khối lượng m=0,2k. quay lò xo quanh trục thẳng đứng qua đầu trên lò xo , vật m vạch một đường tròn nằm ngang hợp với trục lò xo góc 45 độ. tính chiều dài của lò xo và số vòng quay trong một phút
bài 9 ô tô CĐNDĐ từ trạng thái nghỉ trên đoạn đường nằm ngang là một cung tròn bán kính 100m góc ở tâm bằng 30 độ. Otô có thể đạt vận tốc tối đa bằng bao nhiêu ở cuối đoạn đường mà không bị trượt biết hệ số mst là 0,3 ( bỏ qua ma sát cản chuyển động và các bánh xe đều là bánh phát động
bài8 một quả cầu khối lượng m = 100g treo ở đầu sợi dây trong một chiếc xe. xe chuyển động ngang với gia tốc a. dây treo nghiêng góc 30 độ so với phương thẳng đứng. tính a và lực căng dây T( g = 10)
 
N

nganha846

nếu không là bài ấy thì làm bài khác bàn phó nhé
Bài10 một lò xo có độ cứng k= 50N chiều dài tự nhiên lo=36cm một đầu trên được giữ cố định đầu dưới treo vào một vật có khối lượng m=0,2k. quay lò xo quanh trục thẳng đứng qua đầu trên lò xo , vật m vạch một đường tròn nằm ngang hợp với trục lò xo góc 45 độ. tính chiều dài của lò xo và số vòng quay trong một phút
bài 9 ô tô CĐNDĐ từ trạng thái nghỉ trên đoạn đường nằm ngang là một cung tròn bán kính 100m góc ở tâm bằng 30 độ. Otô có thể đạt vận tốc tối đa bằng bao nhiêu ở cuối đoạn đường mà không bị trượt biết hệ số mst là 0,3 ( bỏ qua ma sát cản chuyển động và các bánh xe đều là bánh phát động
bài8 một quả cầu khối lượng m = 100g treo ở đầu sợi dây trong một chiếc xe. xe chuyển động ngang với gia tốc a. dây treo nghiêng góc 30 độ so với phương thẳng đứng. tính a và lực căng dây T( g = 10)
Bài nào có thể làm được thì ráng làm đi :|

Mà sao cô giáo cho toàn những bài ác thế này :-?

10. Hợp lực tác dụng vào vật bao gồm lực đàn hồi và trọng lực.

Áp dụng định luật II. [TEX]\vec{F} + \vec{P} = m\vec{a}[/TEX]

Chiếu lên phương thẳng đứng: [TEX]F.cos45 = mg[/TEX]

Vậy là tính được F nhé. Tính được F thì tính được [TEX]\Delta L[/TEX]

Chiều dài của lò xo lúc ấy là [TEX]L_0 + \Delta L[/TEX]

Còn nếu chiếu lên phương ngang: [TEX]F.sin45 = ma = m\omega^2R[/TEX]

[TEX]R[/TEX] là bán kính quỹ đạo tròn của vật (Nhớ là quỹ đạo tròn của vật nhé).

[TEX]R = (L_0 + \Delta L).sin45[/TEX]

Thay vào tìm [TEX]\omega[/TEX], tìm chu kì [TEX]T = \frac{2\pi}{\omega}[/TEX]

[TEX]T [/TEX] chính là số s trong 1 vòng quay. Muốn tìm số vòng quay trong 1 phút lấy [TEX]\frac{60}{T}[/TEX].

Bài 9. Trong quá trình chuyển động, ma sát nghỉ đóng vai trò lực hướng tâm.

[TEX]F = \frac{mv^2}{R}[/TEX]

Để xe không bị trượt thì ma sát nghỉ phải bé hơn ma sát nghỉ cực đại.

[TEX]F \leq F_{max} = N.k[/TEX]

Vậy [TEX]m\frac{v^2}{R} \leq mg.k[/TEX]

Tính được [TEX]v_{max}[/TEX]

Bài 8. Có thể giải trong 2 hệ quy chiếu.

Chọn hệ quy chiếu gắn với đất.

Áp dụng định luật II. [TEX]\vec{T} - \vec{P} = m\vec{a}[/TEX]

Chiếu lên phương đứng: [TEX]Tcos30 - P = 0 \Rightarrow T = \frac{mg}{cos30}[/TEX] (Phương này không có gia tốc).

Chiếu lên phương ngang: [TEX]T.sin30 = ma[/TEX]

Thay T tìm a.

Bài A, H, B: Đề có cho ném theo phương nào không? Nếu là phương bất kì thì xem ra bài này khá "trâu" rồi.


P/S: Trước đây học kém lí, nhưng tự nhiên sau khi có người yêu, học giỏi hẳn lên mới chết chứ.
 
T

thao160898

một vật được ném ngang ở độ cao h, chạm đất ở điểm cách xa 17,32 m (theo phương ngang) . vec tơ vận tốc lúc chạm đất nghiêng góc 60 độ so với phương ngang .tìm v0,h? cho g =10m/s^2.
 
Top Bottom