Van nghi luan_Chung minh,giai thich lop 9 .Lam sao de lam hay???

G

guest

X

xt390

re

Theo mình văn nghị luận đúng thật là khó xơi với các dạng như:chứng minh,giải thích,phân tích,bình luận.
Riêng ý kiến của mình về văn giải thích,loại văn mà minh thấy dễ nhât trong văn nghị luận,cách làm tốt là tuân theo các ý đã co để giải thích câu:
1-Là gì
2-Vì sao
3-Thế nào(quan hệ tầng sâu)
4-Dự định
Cứ đủ các ý trên văn giải thích của mình không bao giờ dưới 7 điểm:D.
 
F

faustvn01

Đúng như bạn nói, các dạng văn nghị luận thường gây ra những khó khăn cho đa phần học sinh chúng ta. Thường văn nghị luận chia làm hai loại: nghị luận văn học và nghị luận xã hội (nội dung bạn đề cập đến ở đây có lẽ là Nghị luận xã hội ?!).

Theo kinh nghiệm của mình, văn nghị luận rất trọng các lí lẽ, dẫn chứng, lập luận (các bạn có phân biệt được ba khái niệm này chưa?). Vì vậy, để có một bài văn nghị luận tốt (nhất là nghị luận xã hội), các bạn nên đọc và phân tích kĩ đề bài, xem xét vấn đề dưới nhiều khía cạnh. Đừng bắt tay vào viết bài ngay nếu chưa hiểu rõ mình cần phải viết cái gì và viết như thế nào. Sau khi phân tích yêu cầu của đề, chúng ta nên ghi lại các ý tưởng, các tư liệu tìm được và sắp xếp chúng thành một dàn ý có tính hệ thống (việc này tốn chút thời gian nhưng lại vô cùng hữu ích, nhất là với những người hay viết lan man, "ngẫu hứng" như mình). Khi bạn đã xác lập được một dàn ý hoàn chỉnh, nghĩa là ý tưởng về nội dung cũng như cách thức triển khai bài viết đã định hình khá rõ trong đầu bạn. Hãy viết nó thành bài văn hoàn chỉnh. Tất nhiên, các thao tác trên chỉ áp dụng cho các đề văn luyện tập hay được làm ở nhà, còn với các đề kiểm tra trên lớp, chúng ta không có đủ thời gian để làm tất cả các thao tác đó nhưng việc dành chút thời gian để vạch ra những ý lớn sẽ triển khai trong bài viết (một dàn ý đại cương) là thao tác rất cần thiết.

Để nâng cao khả năng viết văn nghị luận và làm văn nói chung đòi hỏi một quá trình học hỏi và luyện tập liên tục. Nhất là văn nghị luận, đòi hỏi lí luận chặt chẽ, lập luận thuyết phục, các bạn nên tập thói quen suy nghĩ, lí giải (và tìm giải pháp - nếu có thể) các vấn đề, các hiện tượng của cuộc sống, luyện tập cách xem xét các vấn đề một cách toàn diện, sâu sắc. Bên cạnh việc luyện tập quan sát và suy nghĩ về các hiện tượng của cuộc sống, chúng ta cũng nên tranh thủ tìm đọc các sách báo và học hỏi ở thầy cô, cha mẹ, bạn bè và những người xung quanh (trong trường hợp này, sự đối thoại, trao đổi, thậm chí là tranh luận cũng có tác dụng tốt để hoàn thiện khả năng suy nghĩ, lập luận, diễn đạt, thuyết phục của các bạn).

Đó là những suy nghĩ cá nhân của mình muốn chia sẻ với các bạn. Mong được sự đóng góp của mọi người để những bài văn nghị luận này không còn là "nỗi ám ảnh" của chúng ta.
 
Top Bottom