Văn 9 [ Văn 9]thuyết minh về cây chuối

L

lan_phuong_000

Nhân dân - Ở ngoại thành Nam Định, và dọc bờ sông Châu Hà Nam, nhiều nơi nổi tiếng về trồng chuối ngự. Nhưng ngon nhất, vẫn là chuối làng chiêm trũng Đại Hoàng (Lý Nhân, Hà Nam). Quả chuối mềm nuột, mầu vàng nhạt, cắn một miếng, lộ ra ruột vàng sậm, thơm nức.
Cây chuối ngự, theo các cụ kể ít ra đã có từ thời nhà Trần. Từ phủ Thiên Trường đến ngoại thành Nam Định, các làng xóm ở Hà Nam, nhiều vùng đất là quê hương, là thái ấp các vua quan nhà Trần. Những ông vua thương dân, đánh giặc giỏi, lại được dân quý trọng, trồng lên loại sản vật quý giá dâng vua: chuối ngự.
Trồng chuối cũng kỳ công, từ mùa xuân năm nay đến mùa xuân năm sau mới ra hoa kết trái. Khác với cây chuối ngự trâu, quả to, ăn nhạt, chuối ngự thóc (hay còn gọi là chuối ngự mít) là loại được chọn tiến vua. Qua mùa bão táp mưa sa, cây càng phải gìn giữ kỹ. Mỗi cây có một cột tre làm nơi nương tựa. Ngay đến chăm sóc, chuối ngự cũng cầu kỳ, "ăn" sạch các loại bùn ao, nước gạo, dầu lạc, chớ không ưa các loại phân uế tạp.
Chuối ngự đậu quả, không để chín cây mà phải giấm rất kỳ công. Lò giấm vách đất, chứa đựng mươi buồng, đủ nhiệt độ cho chuối chín mà không nẫu. Mùa chuối chín, hương thơm tỏa đầy ắp nhà. Quả chuối ngự xinh xinh, bụ bẫm, cuống thanh thanh. Các cụ ngày xưa ví như "búp tay cô gái" kéo sợi dệt vải quê đồng chiêm. Vỏ chuối vàng óng như lụa, bóc vỏ, ruột lộ ra liền. Quả chuối mềm nuột, mầu vàng nhạt, cắn một miếng, lộ ra ruột vàng sậm, thơm nức. Cái ngọt đậm đà đầu lưỡi.
Mùa chuối ngự, ở chợ Rồng, chợ Viềng, mầu vàng sáng rực chợ. Cái mầu vàng làm say lòng Nguyễn Tuân khi thăm chợ Rồng: "Tơ chín vàng, chuối chín vàng. Mầu hoa hòe nở rộ vào mỗi mùa nhập trường thi chữ Hán ngày xưa, cũng khó mà đọ được với vàng chuối, vàng tơ của chợ Rồng chói lọi. Cái màu vàng giãy nãy lên ấy, tưởng chỉ có được trong nghệ thuật và tranh mầu".
Tơ, lụa, chuối, theo Nguyễn Tuân, làm cả chợ rực sáng lên như nhuộm tắm trong một cái ráng trời óng lộng cuối mùa thu.
Làng Đại Hoàng, đất của chuối ngự, cũng chính là làng quê của nhà văn Nam Cao. Nghe kể, thời đi dạy học đi viết văn ở Hà thành, Nam Cao rất nhớ món chuối ngự làng mình. Ông đi chợ, gặp chuối ngự là mua về, để thơm nức mới thưởng thức, như nhớ về rặng tre, vườn chuối thân thương.
 
  • Like
Reactions: vũ mạnh quân
A

agforl1

Dàn ý bài thuyết minh về cây chuối
1/ Mở bài:

Chuối là loài cây dễ trồng và rất phổ biến ở Việt Nam...

2/ Thân bài

a) Miêu tả

- Mọc thành bụi, thành rừng, mọc chen chúc

- Thân chúi hình cột dc cấu tạo bởi vô số những bẹ hình vòng cung màu trắng xanh.

- Nếu cắt mặt ngang, sẽ thấy vô số ô nhỏ hình mắt cáo như tổ ong -> rỗng -> xốp -> nỗi

- Lớp bẹ ngoài cùng do tác động của nắng gió -> ngả màu nâu > mềm dai như chiếc áo tơi bảo vệ áo thân.

- Lá chuối tập trung hết trê ngọn, tàu lá chuối dài từ 1,5 ->

Mặt lá trên xanh lục đậm, mặt dưới xanh nhạt, chi chít những đường gân song song đều tăm tắp.

- Những tàu lá vươn ra tứ phía như những cánh tay .

- Lá chuối non mới nhú, màu cốm, nõn nà, vươn thẳng như cánh buồm .

- 2-3 tháng, cây chuối trưởng thành sẽ trổ hoa. Bắp chuối hình thoi với nhiều lớp áo màu đỏ tìa, mỗi lớp ôm âp những đài hoa bé như ngón tay mà su này trổ thành những nải chuối.

- 1 buồng chuối có hơn 10 nải nặng trĩu nên cây oằn mình đỡ lấy

- Khi những nải chuối lớn dần, người ta chặt bỏ bớt bắp chuối.

b) Đặc điểm

- Thích nghi với khí hậu nhiệt đới

- Ưa nước, thường trồng cạnh ao hồ

- Sinh trưởng nhanh -> 1 cây thành 1 bụi

- Rễ chuối ko bám chặt vào đất -> dễ ngã

- Phân loại chuối: Nhiều ko kể xiết

- Chuối già to lớn, nải màu xanh nhạt, trái dài khoảng 20 cm, với ng` phương Tây là 1 thực phẩm cao cấp.

- Chuối sứ dài khoảng 10cm, to tròn, khi chín màu vàng tươi

- Chuối ngự : quả to, thịt chắc, dẻo & thơm

- Chuối cau : quả nhõ cỡ ngón tay, khi chín võ mõng, vàng tươi

- Chuối hột : trái to, có 3 cạnh nỗi rõ, ruột chi chít hột đen như hạt tiêu

* chuối kiểng: ko trái, trồng làm cảnh, chuối rẽ quạt, lá mọc thành 2 cái, xòe như nan quạt trông rất đẹp.

3/ Công dụng

- Cống hiến tất cả cho con người

- Các bún bò Huế, bún riêu .. sẽ kém ngon , nếu ko có rau ăn kèm và lõi non của thân, bắp chuối.

- Các bà nội trợ thường băm nhỏ thân chúi làm cám cho heo ăn

- Lá chuối gói thực phẩm

- Quả chuối là ngồn bổ sung năng lượng hoàn hảo, có thể dùng tươi hay đem chiên, an chè, bánh , kẹo

- Quả xanh ( chuối chat ) xắt lát ăn với món cuốn

- Chuối hột : chữa bệnh sạn thận, tiểu đường

- Làm mặt nạ, dưỡng da

4/ Đời sống

- Đi vào thi ca, nhạc họa, đời sống văn hóa

- Nhân dân liên tưởng hình ảnh chuối chín cây như người mẹ:

“ Mẹ già như chuối chín cây “………….

- Đi vào tranh của các danh họa -> vẽ đẹp dân dã, giản dị của làng của làng quê

- Để trồng, hữu dụng
KB : Nêu vị trí của cây chuối hiện nay
-------------------------------------------------------
Tham khảo ý :

THUYẾT MINH VỀ CÂY CHUỐI TRONG ĐỜI SỐNG VIỆT NAM

Nói đến cây chuối, đã là người Việt Nam thì không ai là không biết. Cây chuối đã tồn tại cùng con người như một người bạn thân thiết.Có thể nói, cây chuối đã trở thành một thứ không thể thiếu trong đời sống người Việt Nam xưa và nay.

Chuối có tới năm bảy loại, nào là hương chuối, chuối ngự, chuối mường, chuối tiêu... Mỗi loại chuối đều có hương vị thơm ngon riêng, tạo ra nét đặc biệt không thể lẫn với những loại khác. Thế nhưng các loại chuối lại mang một vẻ bề ngoài giống nhau. Thân cây tròn, thấp, trơn bóng, và có cây còn to bằng cả cái cột đình. Lá cây xanh non, to, dài và các gân đối xứng nhau. Thế nhưng lá chuối khô lại có màu nâu, giòn là cứng. Bắp chuối có màu đỏ, thuôn dài, còn gọi là hoa chuối. Nõn chuối xanh non, mịn và mỏng. Mỗi cây chuối trưởng thành đều có thể cho ta một buồn chuối. Tùy theo từng loại, có loại cho ta hàng trăm quả một buồng, có cả loại mỗi buồng cho ta hàng nghìn quả. Nhiều cây còn trĩu trịt quả từ ngọn xuống gốc.

ĐỂ có được vai trò quan trọng như hiện nay trong đời sống con người Việt Nam, chuối đã "cống hiến" cho đời sống vật chất không biết bao nhiêu. Thân cây thái nhỏ ra có thể làm thức ăn cho lợn hoặc hươu nhà, trâu bò rất tốt. Còn lá cây thì giúp ta trong các việc như là để gói xôi, gói bành rất tiện lợi và dễ kiếm. Lá chuối khô có thể làm chất đốt, để quấn bánh gai hoặc ở nông thôn ta còn thấy là chuối khô còn có thể quấn làm nút chai rượu. Không chỉ thế, hoa chuối còn dùng để làm rau. Món nộm hoa chuối được rất nhiều người ưa thích, đặc biệt sinh viên vì nó vừa ngon lại vừa rẻ. Thái một ít nõn chuối ra cho vào đĩa rau muống xanh mướt là ta đã cso được một đãi rau vừa ngon vừa đẹp mắt. Quả chuối có lẽ là nhiều công dụng nhất. Các chị, các cô, các bà hay ăn chuối vì chủ yếu chuối thường chứa rất nhiều vitamin rất tốt cho một làn da mịn màng. Và chủ yếu chuối thường dùng để ăn nhiều hơn vì nó rất ngon. Người ta còn dùng chuối thắp hương như một lễ vật dâng cho thần linh để thể hiện lòng tôn kính. Chính vì vậy, chuối là một loại cây khá quan trọng, nhất là trong hoàn cảnh kinh tế còn nhiều eo hẹp. Ở nông thôn, mỗi khi chuối chín, người ta thường cắt thành từng nải đem đi bán, những nải chuối đó đều rất rẻ nên nhiều người mua. Còn trong đời sống văn hóa của người Việt, cây chuối cũng như bưởi hay hồng, nóc ũng là một trong năm loại quả dâng lên tổ tiên, nhất là các dịp lễ Tết. Trong tâm thức mỗi người, cây chuối là một loại cây tượng trưng cho sự thanh bình của làng quê, nhất là thời thơ ấu.

Cây chuối từ lâu đã chiếm một phần to lớn trong cộc sống của người Vệt Nam. Đối với mỗi người, cây chuối đã trở thành một loại cây vô cùng gần gũi, thân thiết.
 
D

donquanhao_ub

Từ bao đời nay cây tre có mặt hầu hết ở khắp các nẻo đường đất nước và gắn bó thủy chung với cộng đồng dân tộc VN. Đặc biệt cây tre còn được xem như là biểu tượng của sự vững chãi, cứng rắn mang dáng dấp của người cha vậy ko hiểu mọi người có nghĩ đến cây chuối hay ko? Một loại cây ko hẳn đẹp cũng ko thể gọi là 1 loài cây quý nhưng lại luôn mềm mại dịu dàng như người mẹ vậy và cũng gắn bó thân thiết với người VN ko kém gì tre nứa. Người ta đã ca ngợi nhiều về cây tre, nứa nhưng ít ai nói về cây chuối hình như có điều gì đó ko công bằng với chuối thì phải?
Đi đâu về những vùng làng quê Vn ta đều bắt gặp hình ảnh cây chuối thân mềm với những tán lá xanh mướt tỏa ra che rợp từ vườn tược đến núi đồi. cây chuối là loại cây dễ tính, nó phù hợp với nhiều loại đất, khí hậu của nhiều châu lục đồng thời cây chuối lại rất ưa nước, dễ trồng, phát triển nhanh và cho sản lượng cao nên hầu hết cây chuối thường được trồng cạnh ao hồ của mọi nhà ở nông thôn và cũng vì lý do đó mà cây chuối cũng đã đi vào thi ca, nhạc họa, đời sống văn hóa của người VN với vẻ đẹp dân dã, giản dị của làng quê.
Người ta thường trồng chuối chủ yếu để lấy quả ăn là chính thế nhưng lại có câu thơ:
“ Chuối khoe rằng chuối đồng trinh
Chuối ở một mình sao chuối có con”.
Đúng thật vậy ngày nay có rất nhiều loại chuối ngon: chuối già, chuối xiêm, chuối sứ, chuối cơm, chuối sáp, chuối mật, chuối tiêu… Nếu để các nhà khoa học đặt tên thì dễ có đến hàng trăm loại chuối. quả chuối xanh, chuối chín có thể chế biến ra nhiều món ăn ngon và hấp dẫn như chè, gỏi hay trong những ngày oi ả trên tay là cây kem chuối cũng đủ làm mát lạnh cả người. Những món ăn tuy đc làm từ 1 loại trái cây dễ tìm, dễ kiếm, đơn giản song đã để lại o biết bao nhiêu lần làm siêu lòng các du khách trong và ngoài nước.
Hầu như cây chuối đã cống hiến tất cả cho con người. Các bà nội trợ thường băm nhỏ thân chuối làm cám cho heo ăn hay khi đi ăn các loại bún ta sẽ cảm thấy kém phần ngon miệng nếu như ko có rau ăn kèm, lõi non của thân và bắp chuối bào mỏng. Lá chuối tươi dùng để gói bánh, gói giò và là một loại bao bì thân thuộc với môi trường ngoài ra lá chuối khô cũng dc dùng để gói những chiếc bánh gai.Ta cũng có thể bắt gặp hình ảnh những sợi dây cột của các cô bán hoa đó chính là bẹ chuối, chúng dc xé nhỏ phơi khô để làm ra những sợi dây cột như thế đấy. Còn 1 phần nữa mà ta ko thể bỏ qua đó chính là phần củ chuối, củ chuối vốn chỉ dùng để nhân giống, để nảy mầm thành cây con thế nhưng những khi đói kém nó lại là lương thực cứu sống con người qua lúc ngặt nghèo, thế mới biết cây chuối đã góp phần quan trọng như thế nào đối với đời sống của người VN
 
  • Like
Reactions: Raz leesin
H

h2_love_4ever

Thuyết minh về cây chuối

:^oNhân dân - Ở ngoại thành Nam Định, và dọc bờ sông Châu Hà Nam, nhiều nơi nổi tiếng về trồng chuối ngự. Nhưng ngon nhất, vẫn là chuối làng chiêm trũng Đại Hoàng (Lý Nhân, Hà Nam). Quả chuối mềm nuột, mầu vàng nhạt, cắn một miếng,lộ ra ruột vàng sậm, thơm nức.
Cây chuối ngự, theo các cụ kể ít ra đã có từ thời nhà Trần. Từ phủ Thiên Trường đến ngoại thành Nam Định, các làng xóm ở Hà Nam, nhiều vùng đất là quê hương, là thái ấp các vua quan nhà Trần. Những ông vua thương dân, đánh giặc giỏi, lại được dân quý trọng, trồng lên loại sản vật quý giá dâng vua: chuối ngự.
Trồng chuối cũng kỳ công, từ mùa xuân năm nay đến mùa xuân năm sau mới ra hoa kết trái. Khác với cây chuối ngự trâu, quả to, ăn nhạt, chuối ngựthóc (hay còn gọi là chuối ngự mít) là loại được chọn tiến vua. Qua mùa bão táp mưa sa, cây càng phải gìn giữ kỹ. Mỗi cây có một cột tre làm nơi nương tựa. Ngay đến chăm sóc, chuối ngự cũng cầu kỳ, "ăn" sạch các loại bùn ao, nước gạo, dầu lạc, chớ không ưa các loại phân uế tạp.
Chuối ngự đậu quả, không để chín cây mà phải giấm rất kỳ công. Lò giấm vách đất, chứa đựng mươi buồng, đủ nhiệt độ cho chuối chín mà không nẫu. Mùa chuối chín, hương thơm tỏa đầy ắp nhà. Quả chuối ngự xinh xinh, bụ bẫm, cuống thanh thanh. Các cụ ngày xưa ví như"búp tay cô gái" kéo sợi dệt vải quê đồng chiêm. Vỏ chuối vàng óng như lụa, bóc vỏ, ruột lộ ra liền. Quả chuối mềm nuột, mầu vàng nhạt, cắn một miếng, lộ raruột vàng sậm, thơm nức. Cái ngọt đậm đà đầu lưỡi.
Mùa chuối ngự, ở chợ Rồng, chợViềng, mầu vàng sáng rực chợ. Cái mầu vàng làm say lòng Nguyễn Tuân khi thăm chợ Rồng: "Tơ chín vàng, chuối chín vàng. Mầu hoa hòe nở rộ vào mỗi mùa nhập trường thi chữ Hán ngày xưa, cũng khó mà đọ được với vàng chuối, vàng tơ của chợ Rồng chói lọi. Cái màu vàng giãy nãy lên ấy, tưởng chỉ có được trong nghệ thuật và tranh mầu".
Tơ, lụa, chuối, theo Nguyễn Tuân, làm cả chợ rực sáng lên như nhuộm tắm trong một cái ráng trời óng lộng cuối mùa thu.
Làng Đại Hoàng, đất của chuối ngự, cũng chính là làng quê của nhà văn Nam Cao. Nghe kể, thời đi dạy học đi viết văn ở Hà thành, Nam Cao rất nhớ món chuối ngự làng mình. Ông đi chợ, gặp chuối ngự là mua về, để thơm nức mới thưởng thức, như nhớ về rặng tre, vườn chuối thân thương.
 
N

ngocnghenhngang

Chuối có tới năm bảy loại, nào là hương chuối, chuối ngự, chuối mường, chuối tiêu... Mỗi loại chuối đều có hương vị thơm ngon riêng, tạo ra nét đặc biệt không thể lẫn với những loại khác. Thế nhưng các loại chuối lại mang một vẻ bề ngoài giống nhau.

Thân cây tròn, thấp, trơn bóng, và có cây còn to bằng cả cái cột đình. Lá cây xanh non, to, dài và các gân đối xứng nhau. Thế nhưng lá chuối khô lại có màu nâu, giòn là cứng. Bắp chuối có màu đỏ, thuôn dài, còn gọi là hoa chuối. Nõn chuối xanh non, mịn và mỏng. Mỗi cây chuối trưởng thành đều có thể cho ta một buồn chuối. Tùy theo từng loại, có loại cho ta hàng trăm quả một buồng, có cả loại mỗi buồng cho ta hàng nghìn quả. Nhiều cây còn trĩu trịt quả từ ngọn xuống gốc.

Để có được vai trò quan trọng như hiện nay trong đời sống con người Việt Nam, chuối đã "cống hiến" cho đời sống vật chất không biết bao nhiêu. Thân cây thái nhỏ ra có thể làm thức ăn cho lợn hoặc hươu nhà, trâu bò rất tốt. Còn lá cây thì giúp ta trong các việc như là để gói xôi, gói bành rất tiện lợi và dễ kiếm. Lá chuối khô có thể làm chất đốt, để quấn bánh gai hoặc ở nông thôn ta còn thấy là chuối khô còn có thể quấn làm nút chai rượu.

Không chỉ thế, hoa chuối còn dùng để làm rau. Món nộm hoa chuối được rất nhiều người ưa thích, đặc biệt sinh viên vì nó vừa ngon lại vừa rẻ. Thái một ít nõn chuối ra cho vào đĩa rau muống xanh mướt là ta đã cso được một đãi rau vừa ngon vừa đẹp mắt. Quả chuối có lẽ là nhiều công dụng nhất. Các chị, các cô, các bà hay ăn chuối vì chủ yếu chuối thường chứa rất nhiều vitamin rất tốt cho một làn da mịn màng. Và chủ yếu chuối thường dùng để ăn nhiều hơn vì nó rất ngon. Người ta còn dùng chuối thắp hương như một lễ vật dâng cho thần linh để thể hiện lòng tôn kính.

Chính vì vậy, chuối là một loại cây khá quan trọng, nhất là trong hoàn cảnh kinh tế còn nhiều eo hẹp. Ở nông thôn, mỗi khi chuối chín, người ta thường cắt thành từng nải đem đi bán, những nải chuối đó đều rất rẻ nên nhiều người mua. Còn trong đời sống văn hóa của người Việt, cây chuối cũng như bưởi hay hồng, nóc ũng là một trong năm loại quả dâng lên tổ tiên, nhất là các dịp lễ Tết. Trong tâm thức mỗi người, cây chuối là một loại cây tượng trưng cho sự thanh bình của làng quê, nhất là thời thơ ấu.

Cây chuối từ lâu đã chiếm một phần to lớn trong cộc sống của người Vệt Nam. Đối với mỗi người, cây chuối đã trở thành một loại cây vô cùng gần gũi, thân thiết.
 
S

soup1999

Thuyết minh cây chuối lớp 9 có sử dụng biện pháp nghệ thuật


Trồng chuối cũng kỳ công, từ mùa xuân năm nay đến mùa xuânnăm sau mới ra hoa kết trái. Khác với cây chuối ngự trâu, quả to, ăn nhạt, chuốithóc (hay còn gọi là chuối mít) là loại được chọn để ăn nhiều. Qua mùa bão tápmưa sa, cây càng phải gìn giữ kỹ. Mỗi cây có một cột tre làm nơi nương tựa.Ngay đến chăm sóc, chuối cũng cầu kỳ, "ăn" sạch các loại bùn ao, nướcgạo, dầu lạc, chớ không ưa các loại phân uế tạp.
Chuối có quả, không để chín cây mà phải giấm rất kỳ công. Lò giấm vách đất, chứađựng mươi buồng, đủ nhiệt độ cho chuối chín mà không nẫu. Mùa chuối chín, hươngthơm tỏa đầy ắp nhà. Quả chuối ngự xinh xinh, bụ bẫm, cuống thanh thanh. Các cụngày xưa ví như "búp tay cô gái" kéo sợi dệt vải quê đồng chiêm. Vỏchuối vàng óng như lụa, bóc vỏ, ruột lộ ra liền. Quả chuối mềm nuột, mầu vàngnhạt, cắn một miếng, lộ ra ruột vàng sậm, thơm nức. Cái ngọt đậm đà đầu lưỡi.
Mùa chuối mầu vàng sáng rực chợ. Cái mầu vàng làm say lòng Nguyên Hồng khi thămchợ Đống Đa: "Tơ chín vàng, chuối chín vàng. Mầu hoa hòe nở rộ vào mỗi mùanhập trường thi chữ Hán ngày xưa, cũng khó mà đọ được với vàng chuối, vàng tơ củachợ Dông chói lọi. Cái màu vàng giãy nãy lên ấy, tưởng chỉ có được trong nghệthuật và tranh mầu".
Tơ, lụa, chuối, theo Nguyễn Trãi, làm cả chợ rực sáng lên như nhuộm tắm trong mộtcái ráng trời óng lộng cuối mùa thu.


 
  • Like
Reactions: vũ mạnh quân

vũ mạnh quân

Học sinh mới
Thành viên
7 Tháng mười 2019
3
1
6
18
Nam Định
trung học cơ sở Nghĩa An
Thiên nhiên tạo hóa đã ưu ái ban tặng cho con người nhiều loại trái cây thơm ngon. Biết bao loại cây, mỗi loại lại có một dáng vẻ, một công dụng khác nhau. Chuối là một loài cây đã vô cùng quen thuộc, gần gũi với làng quê. Đi khắp đất nước Việt Nam, đâu đâu ta cũng có thể bắt gặp hình ảnh những cây chuối, bụi chuối xanh tốt vươn lên từ bờ ao, bờ sông.
Chuối là loại cây có quả được ăn rộng rãi nhất. Nguồn gốc của cây chuối là từ vùng nhiệt đới ở Đông Nam Á và Úc. Ngày nay, nó đã được trồng khắp vùng nhiệt đới. Chuối có mặt ở ít nhất 107 quốc gia. Quả của những cây chuối dại có nhiều hột lớn và cứng. Nhưng hầu hết loại chuối để ăn đều thiếu hột vì đã được thuần hóa lâu đời.
Chuối thường được trồng nhiều ở nông thôn và miền núi. Vì là loài ưa nước nên nó thường mọc ở bên bờ sông, bờ suối. Thân chuối thẳng, nhẵn bóng như cái cột nhà. Thân chuối do nhiều bẹ chuối ôm lấy nhau tạo thành. Bẹ ở ngoài thường có màu đậm hơn, bẹ nằm chính giữa thì có màu trắng. Thân chính này là một thân giả của chuối. Nõn chuối màu xanh non, có hình dạng giống cuốn thư thời xưa. Cây chuối có rất nhiều tàu lá, lá chuối to như tấm phản, gân lá to chạy dọc phiến lá. Lúc lá chuối còn tươi thì có màu xanh nhạt, lúc già thì rũ xuống thân cây, chuyển thành màu nâu. Hoa chuối lúc mới ra thì hướng thẳng lên trời, sau quay sang ngang rồi đâm xuống đất. Sau khi hoa chuối già, bẹ ở ngoài rụng hết thì bắt đầu phát triển thành quả. Một buồng chuối có nhiều nải chuối, thường là 10 nải. Những buồng chuối có khi dài từ đỉnh xuống tận gốc, trĩu nặng cả thân cây. Quả chuối màu xanh lúc còn non, khi chín chuyển thành vàng, trông như vầng trăng lưỡi liềm.
Chuối có rất nhiều công dụng, hầu như bộ phận nào của cây cũng không cần bỏ đi. Quả chuối chín thơm ngon, bổ dưỡng được nhiều người ưa chuộng. Ăn chuối còn có tác dụng làm đẹp cho da. Quả chuối xanh ăn kèm với thịt luộc và thường được nấu kèm với cá, ốc, trai..., vừa khử tanh vừa làm cho món ăn thêm đa dạng. Lá chuối tươi dùng để gói quà, gói bánh. Lá chuối khô có thể làm chất đốt hoặc dây buộc. Củ chuối, hoa chuối thì nấu canh hoặc làm món nộm, salad. Thân chuối thái nhỏ làm thức ăn cho gia súc, gia cầm. Hạt chuối có thể làm một vị thuốc tốt trong Đông y. Chuối có một vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống tâm linh, tín ngưỡng của người Việt. Vào ngày Tết, trên mâm ngũ quả của mỗi gia đình không thể thiếu một nải chuối để cúng tổ tiên. Chuối vốn dĩ chỉ trồng để ăn quả nhưng hiện nay nó còn được dùng để trang trí trong nhà. Tàu lá rộng, xanh mướt của chuối tạo cảnh quan đẹp mắt, mang lại cảm giác tươi mới, êm đềm, tin cậy tượng trưng cho tình yêu của mẹ thiên nhiên. Những năm tháng chiến tranh đói ăn, đói mặc, chuối là nguồn thực phẩm dồi dào đã cứu sống không biết bao nhiêu mạng người.
Chuối cũng khá phong phú, đa dạng về chủng loại. Một số loại chuối tiêu biểu như: chuối ta quả dài như lưỡi liềm, chuối tây quả tròn và ngắn hơn, chuối hột, chuối mật, chuối trứng cuốc. Chuối ngự quả ngắn nhưng ruột vàng và có vị rất thơm ngon. Khi xưa, chuối ngự là món ăn hoàng gia, chỉ có vua chúa mới được thưởng thức. Chuối ngự chính là đặc sản của cùng Hòa Hậu, Lý Nhân, Hà Nam
Cây chuối mọc thành từng bụi và được trồng bằng cách tách rời thân non đem trồng thành bụi mới. Ta nên trồng chuối ở nơi gần nguồn nước như ao, hồ để tiện tưới tắm. Chuối là loại cây dễ trồng và phát triển khá nhanh nên không cần tốn công chăm sóc.
Nguyễn Trãi đã từng làm bốn câu thơ về cây chuối, gọi là “Ba tiêu” :
“Tự bén hơi xuân, tốt lại thêm
Đầy buồng lạ, mầu thâu đêm
Tình thư một bức phong còn kín,
Gió nơi đâu gượng mở xem”

Trải qua bao nhiêu năm nữa, chuối vẫn sẽ có một ý nghĩa đặc biệt trong đời sống vật chất cũng như tinh thần của người dân Việt Nam.

Nguồn: doctailieu
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom