[văn 9] thuyết minh về cái kéo

N

nh0c_bee_95

----MB: Giới thiệu đối tượng tm của bạn là cái kéo.
----TB: - Tm về các đặc điểm của cái kéo
+ Các phần của kéo?....
+ Chất liệu làm nên cái kéo ( Nêu rõ chất liệu từng phần )
- Các loại kéo?....
- Công dụng của cái kéo?.........nhiều lắm!
--> khẳng định tầm wan trọng của cái kéo trong đời sống sinh hoạt.
----KB: Nhấn mạnh một lần nữa sự cần thiết của cái kéo trong cuộc sống hằng ngày.
Văn tm lớp 9 cần phải khác so với văn lớp 8 nha bạn! cần tiến bộ hơn xíu là bjik' sử dụng một số biện pháp mới, làm bài văn hay hơn, thu hút hơn như nhân hóa ( bằng hình thức kể truyện chẳng hạn...xem mấy văn bản ví dụ trong SGK ák!),........
Mình chị giúp được đến thế! Thông cảm ha! :)
 
S

sprizt9x

Mình cần cái tri thức khoa học tức là nguồn gốc cấu tạo công dụng của kéo á . vậy có tìm trên google nhưng không có . Bạn nào có thể tìm zúp mình đựơc ko Mìh thanks nhìu lắm
 
F

funny_chipmunk

Cái kéo được phát minh ở đâu và bao giờ là chuyện ngày nay vẫn còn gây tranh cãi. Xuất phát điểm cho sự phát triển của cái kéo dường như bắt đầu từ việc dùng đồng thời một cặp dao một lúc. Đó là hai lưỡi dao rời nhau. Trong khi một tay giữ lưỡi dao nằm dưới, tay kia thực hiện động tác cắt. Những di vật thuộc thế kỷ 2 – 3 sau Công nguyên (CN) tìm thấy ở khu vực La Mã- sông Ranh đã chứng minh cho điều đó . Nhưng có thể kéo đã xuất hiện trước đó rất lâu.

Các loại kéo và quá trình phát triển :

Kéo chốt đuôi: Bước phát triển tiếp của kéo là chiếc kéo có chốt ở đuôi. Đó là hai lưỡi kéo mà phần đuôi của chúng được gắn một cái chốt tạo thành khớp nối. Sử dụng chiếc kéo kiểu này trong thực tế khá rắc rối, vì để cắt được cần phải ấn các lưỡi kéo vào nhau, và sau đó phải dùng tay tách chúng ra khỏi nhau.

Kéo kẹp: So với kéo khớp , kéo kẹp với cần kéo hình chữ U nằm ngang có tiến bộ hơn hẳn, vì nó có thể sử dụng được bằng một tay do sức đàn hồi của vật liệu mà cánh kéo có thể tự mở ra. Kép kẹp chỉ xuất hiện khi người ta sản xuất được đồng thau hay hợp kim của sắt có thể rèn được vào khoảng năm 1000 trước CN. Đó là điều kiện để cánh kéo có thể đàn hồi được. Vì độ đàn hồi của đồng thau mau chóng giảm đi, nên kéo kẹp bằng đồng thau ngày một hiếm dần. Người ta đã tìm được kéo kẹp bằng sắt ở Trung Âu được sản xuất vào khoảng năm 500 trước CN
Có những mẫu kéo thời đó có lò xo hình chữ U, để tăng độ căng, người ta dần chuyển cần kéo sang dạng gần tròn.
Lịch sử ha!

Thời Đường ở Trung Quốc đã có dạng kéo kẹp mà cần kéo có dạng cần bắt chéo lên nhau như hai chữ oo liền nhau
Đến tận thế kỷ 17, kéo kẹp là dạng kép phổ biến nhất ở châu Âu

Kéo khớp: Dạng kéo khớp được sử dụng ngày nay xuất hiện khoảng năm 300 trước CN. Vì chỉ còn rất ít di vật còn lại nên không thể xác định chính xác năm xuất hiện.
Vào thế kỷ 17 và từ đó trở đi những loại kéo chuyên dụng được phát triển: kéo cắt giấy dài và lưỡi mỏng, kéo bản lưỡi rộng để cắt vải và kéo đa năng có lưỡi nhọn dần
 
S

sprizt9x

Cô mình bảo là thuyết minh về 1 loại kéo mà thoy Bạn nào có cho mình xin zới :(
 
N

ngoctu_123

cái kéo tớ biết rùi
còn thuyết minh về cái bút thì sao hả trời!

mót phải trả bài rùi mà ko biết làm gì hết!!!@@@@@
ai biết giúp minh cái đi

cảm ơn nhiuuuuuuuuuuuu!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
 
P

pegiang.

cái kéo khó ghê.................. mình củng làm bài đó nà........................ có ai giúp mình ko?
nếu có ai giúp cho mình cảm ơn nhiều :X:X:X:X
 
M

miumiu_emchuabityeu_94

bút j` hả em
chị vừa cop đc về bút bi nề

út bi là một công cụ dùng để viết rất phổ biến ngày nay. Bút bi có chứa một ống mực đặc, khi viết, mực được in lên giấy là nhờ chuyển động lăn của một viên bi nhỏ, với đường kính khoảng từ 0,7 đến 1 mm, gắn nơi đầu ống chứa mực. Loại mực dùng cho bút bi khô rất nhanh,ngay sau khi được viết lên giấy.
Lịch sử
Hoàn toàn không phải là phóng đại khi khẳng định bất cứ ai có thể viết đều ít nhất một lần trong đời sử dụng bút bi. Rẻ tiền, thuận tiện và không cần bảo dưỡng, bút bi đã cách mạng hóa cách viết của con người.
Người xin cấp bằng sáng chế bút bi đầu tiên trên thế giới là một thợ thuộc da người Mỹ tên John Loud vào năm 1888 nhưng không được khai thác thương mại. Đến năm 1938, một biên tập viên người Hungary là László Bíró, do quá thất vọng với việc sử dụng bút mực (tốn thời gian tiếp mực, mực lâu khô, đầu bút quá nhọn...) đã tạo ra loại bút bi sử dụng mực in báo khô rất nhanh. Loại bút này có chứa một ống mực đặc, mực được viết lên giấy là nhờ chuyển động lăn của một viên bi nhỏ gắn nơi đầu ống chứa mực. Bút bi thật sự xuất hiện từ đó.
Loại bút bi hiện đại được nhà báo László Bíró, sinh ra tại Hungary giới thiệu vào năm 1938. Vào những năm 1930, Bíró làm cộng tác viên biên tập cho một tờ báo nhỏ. Điều làm ông thất vọng là việc những cây bút máy luôn làm bẩn giấy tờ và thường xuyên bị hỏng. Bíró để ý rằng, loại mực dùng để in báo rất nhanh khô, nhờ đó giấy không bị mực làm bẩn và ông quyết định tạo ra một loại bút sử dụng loại mực giống như vậy. Từ khi đó, được sự giúp đỡ của anh trai tên George, là một nhà hóa học, Bíró bắt đầu công việc thiết kế ra một loại bút mới. Bíró lắp vào đầu bút một viên bi nhỏ, có thể xoay tự do trong một cái hốc. Khi di chuyển đầu bút trên giấy, viên bi đó xoay tròn, và kéo mực xuống in trên giấy. Bíró nhận bằng sáng chế Anh Quốc vào ngày 15 tháng 6, 1938.
Năm 1944, anh trai Bíró sang Argentina nhận bằng sáng chế khác vào ngày 10 tháng 6, với mẫu Bíró Pens of Argentina. Từ đó bút bi được bán tại Argentina với thương hiệu Birome. Loại bút này được rất ít người biết. Bíró được biết đến ở Agentina với cái tên Lisandro José Bíró. Mẫu bút mới này cũng được nhận bằng công nhận bản quyền Anh Quốc.
Năm 1945, nhà sản xuất loại bút chì bấm Eversharp đã hợp tác với Eberhard-Faber đăng ký kiểu dáng công nghiệp để bán ở thị trường Hoa Kỳ. Vào khoảng thời gian này, một nhà kinh doanh người Hoa Kỳ cũng thấy một chiếc bút chì Bíró được trưng bày tại Buenos Aires. Ông mua vài mẫu bút rồi quay về Hoa Kỳ, thành lập Công ty Reynolds International Pen để sản xuất bút với nhãn hiệu là Reynolds Rocket. Cuối năm 1945, công ty này chiếm lĩnh thị trường của Eversharp. Ngày 29 tháng 10, 1945, chiếc bút đầu tiên được bán tại khu trưng bày Gimbel, New York với giá mỗi chiếc là 12,50 Đôla Mỹ (bằng khoảng 130 Đôla Mỹ ngày nay). Đây là loại bút được biết đến rộng khắp tại Hoa Kỳ cho đến cuối thập niên 1950.
Tương tự, những ngày cuối năm 1945 và những ngày đầu năm sau đó, những chiếc bút như vậy cũng được đem bán tại Anh Quốc và khắp Châu Âu lục địa. Những loại bút rẻ tiền hơn được Société Bic sản xuất với thương hiệu "Bic", sau đó thương hiệu 'Hoover' và 'Xerox' tiếp tục được sử dụng rộng rãi. Trong một loạt các dòng sản phẩm mới Société Bic được phát triển mới, nhãn hiệu bút bi nổi tiếng lúc đó là Bic Cristal.
Kể từ năm 1990, ngày sinh nhật của Bíró (29 tháng 9) trở thành ngày của những nhà phát minh tại Argentina.

Mô tả
Có hai loại bút bi chính: loại dùng một lần và loại có thể nạp lại mực. Loại dùng một lần chủ yếu được làm từ nhựa và bỏ đi khi dùng hết mực. Loại có thể nạp lại mực thường được làm bằng kim loại hoặc nhựa có chất lượng và giá cao hơn. Ống mực của loại nạp lại được gồm ống mực và đầu bi gắn liền với nhau. Khi dùng hết mực thì cần phải thay đổi cả ống mực và đầu bi này.
Bút bi có thể có nắp để đậy lại khi không dùng đến, hoặc nó dùng cách kéo đầu bi vào trong khi không dùng. Để đưa đầu bi vào trong cần phải có lò xo để kéo vào. Việc điều khiển đầu bi có thể dùng nhiều cách khác nhau như dùng nút bấm ở đầu, xoay thân bút, hoặc trượt.
Ngoài ra còn có loại thiết kế giống bút bi nhưng sử dụng mực viết máy để nạp vào và có hệ thống mực như viết máy.
Bút Space Pens, loại có thể viết được trong trạng thái chân không, được phát minh bởi Fisher, có thiết kế phức tạp hơn. Nó dùng khí nén để dồn mực đổ về phía ngòi bút. Do đó bút này có thể viết khi bút lật ngược lại hoặc trong trạng thái chân không.
Bút bi trong đời sống hằng ngày
Bút bi hiện diện khắp nơi trong đời sống hiện nay. Mặc dù có nhiều dạng bút khác nhau, nhưng bút bi là dạng phổ biến nhất. Do bút bi rẻ và tiện dụng nên nó có thể được tìm thấy trên bàn, trong túi, giỏ xách, xe hơi... và bất kỳ nơi nào có thể cần đến bút. Bút bi thường được tặng miễn phí như một dạng quảng cáo - tên công ty, sản phẩm được in trên thân bút - có giá rẻ và hiệu quả cao (khách hàng sẽ dùng và nhìn thấy dòng quảng cáo mỗi ngày).
Những năm gần đây, bút bi cũng trở thành phương tiện sáng tác nghệ thuật. Những tác phẩm được giới thiệu ở một số trang web như [biro-art.com] và [birodrawing.co.uk]. Nhiều người cũng dùng bút bi để vẽ hình lên người họ, còn được gọi là hình xăm bằng bút bi. Vì lý do này, cùng với sự phổ biến đối với trẻ nhỏ, mực bút bi phải không độc, và việc sản xuất bút và thành phần mực đã được quy định ở nhiều nước.
Làm sao quên được khi cứ mỗi giây lại có 57 chiếc được bán ra. Sau đó mỗi chiếc bút bi được truyền tay qua nhiều người, bị cắn, bị ném. Đó chính là giá trị của vật phẩm bình thường này. Dù máy tính, điện thoại hiện đại và tiện dùng nhưng thử hỏi có ai dám ném, cắn chúng khi suy tư hay bực tức.
Xem xong nhớ cảm ơn nghe

CẤM COPY DƯỚI MỌI HÌNH THỨC hì hì
 
H

happyforyou

Theo mình, bạn nên bài thuyết minh này nên sử dụng biện pháp nhân hoá tự thuật.
Vì mỗi người có lối tường tượng khác nhau nên tông cảm nha. hi
 
T

truongtrang12

tôi có những đoạn văn tả :
Đã cả tuần nay, trờ cứ nắng, nắng mãi. Không khí ngày càng oi bức., khó chịu. Cây cối ủ rũ. Mặt đất nứt nẻ. Ai cũng mong đợi một trận mưa rào thật to.

Thế rồi chiều nya, cơn mưa mong đợi đã đến! Chị gió thổi mạnh hơn làm nhữgn chiếc lá vàng rơi lả tả xuống đường. Phía đằng đông, mây đên đặc xịt ùn ùn keo tới che lấp cả ông Mặt Trời. Ngoài đừng, mọi người cố đi nhanh hơn để tránh mưa. Những người bán hàng ở hai bên đường đang vội vã thu dọn đồ đạc vào bên trong. Rồi: lộp độp…lộp độp,…Mưa rồi! Cơn mưa ồ ạt đổ xuống khiến mọi hoạt động dường như ngừng lại. Trong phút chốc, bầu trời và mặt đất chỉ cách nhau bởi một màn mưa trắng xoá. Những đám mấy đen xấu xí thế, mà cho ta những hạt mưa trong như ngọc. Mưa to bao nhiêu gió lớn bấy nhiêu. Hàng cây hai bên đường ngả nghiêng, nghiêng ngả trong mưa. Mưa xối xả, vội vã, sấm ùng oàng, thỉnh thoảng có tiếng sét inh tai, chớp sáng loè cả bầu trời. Mưa đến nhanh mà đi cũng nhanh, chỉ một loáng mưa đx ngớt dần và tạnh hẳn. Ông Mặt Trời đang lấp ló sau những đám mây trắng hiền hoà. Những tia nắng lại nhảy múa khắp mọi nơi. Không khí trong lành và mát mẻ nên trên khuôn mặt ai cũng nở nụ cười thật tươi. Cây cối như rất vui vì đước tắm táp sạch sẽ. Hoa trong vườ đua nhau khoe sắc, chúng trở nên đẹp lộng lẫy hơn. Phía cuối chân trời là bảy sắc cầu vồng rực rỡ. Lúc này, thành phố lại đông vui, nhộn nhịp. Mọi người tiếp tục công việc của mình.

Cảm ơn cơn mưa, mưa đem lại sự sống cho vạn vật. Có người bảo:” Đây là trận mưa vàng, mưa bạc của nhà nông ” Đúng thật!
đoạn tiếp
Cơn mưa đầu mùa hạ dệt nên những tấm lưới bằng thủy tinh trong suốt nhẹ nhàng, dễ vỡ mỏng manh... Người ta tìm thấy trong mưa những thế giới mà ta chưa hề biết đến. Những thân cây xà cừ đen sẫm lại nổi bật trên nền lá đầu hạ xanh non... Mưa lấy màu vàng tươi từ những chiếc lá đang sẵn sàng lao vào một cuộc phiêu lưu mới để vẽ lên những tấm thảm vàng trải dài tưởng như bất tận....


Hình ảnh: theo blog Java
Mưa thả mình vào những góc khuất của con phố nhỏ khiến bước chân người bán bỏng ngô thêm hối hả ...

...Không hiểu sao người ta lại tránh mưa, ngay cả khi người ta chờ đợi từng giọt mưa sau bao ngày hè bỏng rát...

...Không giống như ta ngày còn bé thích dầm mưa và mở rộng mọi giác quan để chào đón và khám phá nó...

Hai bàn tay nhỏ xíu giơ ra đỡ lấy từng giọt mưa nặng dần rơi xuống, một, hai rồi ba chấm lạnh... Bàn tay khum khum như muốn giữ lại tất cả..., đôi chân trần lội trong nước để tận hưởng cái mát lạnh của dòng chảy đang mạnh dần lên dưới chân mình... Rồi cả thân hình nhỏ xíu rung động trong làn mưa, trong tiếng ào ào của cả một thế giới sống động như hàng ngàn dây đàn đang rung lên cùng một lúc...


Đôi khi ta còn muốn nếm xem, mưa có vị gì, mùi gì... và chẳng hề thất vọng khi khám phá ra rằng, mưa không có mùi gì và cũng không có vị gì cả...

... Ta thích thú ngắm nhìn hàng giờ những giọt nước mưa chạy loăng quăng trên mặt chiếc lá khoai nước, băn khoăn tự hỏi, sao mưa cứ khóc mà chiếc lá khoai kia vẫn chẳng hề rung động...

Những hạt mưa làm chú cóc con trong góc vườn ướt sũng, nhảy ra lóp bóp thích thú...


Hình ảnh: Cin Cin
Hàng ngàn chiếc vương miện bằng pha lê trong suốt rơi đầy cả sân nhà, khiến cô bé con nào bên cửa sổ khẽ mỉm cười với giấc mơ công chúa...

Những cơn mưa to khiến ta thấy muốn mình nhỏ lại, nằm co tròn trong lòng mẹ...để mặc mưa vội vàng đi lướt qua những con đường heo hút...

Mưa cố tình giũ đi màu tím của bằng lăng để làm phai bạc những kỷ niệm của một thời...

Nhưng một ngày kia, ta chợt khám phá ra rằng...

... mưa có màu bởi trong làn mưa ấy, có cả màu vàng xanh của những đám lá sấu chấp chới ...

... mưa có cả vị mặn của nước mắt, vị chát của mồ hôi...

... và có cả mùi vị của sự đợi chờ, hy vọng...

Ta tự hỏi điều gì nối những màn mưa mỏng lại với nhau? Mà đôi khi ta lại thấy, mưa như đang làm rối tung lên những kỉ niệm, ký ức... Tất cả ào ạt về nhưng rồi lại trôi đi mát lạnh trong làn mưa chiều hạ...
 
Last edited by a moderator:
T

truongtrang12

Bỗng từ bao giờ, những đám mây đên đã ùn ùn kéo đến, che lấp cả bầu trời với những tia nắng yếu ớt. Bầu trời tối dần và gió ngày càng mạnh làm nghiêng cả cành cây. Lộp độp, Lộp độp. Mưa rồi, mưa ào ào đổ xuống làm mọi hoạt động dường như ngưng lại. Mưa ào ào, mưa xối xả, nước chảy xiết từ đầu phố tới cuối phố. Nước lao vào trong bụi cây những mũi tên. Nước chảy cuồn cuộn vào các rãnh cống. ngoài đường, xe cộ nườm nượp. Tiếng còi xe inh ỏi, mọi người chen nhau lên trước. Trong nhà tối dần, bầu trời lóe sáng, một ánh chớp hiện ra. Rồi tiếp đến là một tiếng sấm to làm mọi người giật mình. Con gà ướt lướt thướt chạy tìm chỗ trú. một lúc sau, mưa ngớt dần rồi tạnh hẳn. Nắng chiếu chói loị trên vòm lá lấp lánh như vừa được tắm trong cơn mưa. Những bông hoa nở rộ khoe sắc thắm dưới ánh năng ban mai.
đoạn trích tiếp theo:
Hồi này chiều nào cũng vậy, trên mảnh đất miền Đông quê em cũng ào ào xuống một cơn mưa.


Từ phía đông, lúc đầu chỉ có đôi ba mảng mây đen mọng nước xuất hiện. Rồi loáng cái, mây đen từ đâu ùn ùn dồn tới, che kín bầu trời. Cả một khối mây khổng lồ vần vụ, vần vụ lao tới như muốn úp chụp xuống mặt đất. Những tia chớp loằng ngoằng kéo theo từng tràng dài lẹt xẹt, đùng đoàng vang dội. từng bầy chim táo tác bay đi tìm nơi trú mưa. Mấy chú chó đang thơ thẩn ngoài vườn chạy vội vào nhà. Gió thổi thốc tới từng đợt, từng đợt mang theo hơi lạnh.


Từ xa mưa bắt đầu giăng hàng đổ xuống như một tấm phông khổng lồ mỏng và sẫm đục chắn ngang cả một vùng trời đất. Tiếng mưa rào rào lúc đầu còn nhỏ sau rõ dần, rõ dần rồi ào ào ngay trước mặt. Những nọc tiêu gỗ đung đưa, những cành cà phê vật vờ trong gió trong mưa. Cành lá xùm xòa của cây bơ như cái ô khổng lồ sừng sững che cho thân cây. Mưa hòa cùng gió, tung oành khắp nơi. Những sợi dây mưa dàn dạt quất chéo. Mưa tuôn sối xả. Mưa gõ lộp độp trên tàu lá chuối. Mưa nhảy múa trên mái nhà. Mưa sủi bong bóng trên sân. Mưa gập băng cả vườn. Sấm và chớp hòa nhau đốc thúc cho mưa mau hơn, dày hơn.


Mưa đến đột ngột và cũng tạnh đột ngột. Đang ào ạt đấy, mưa bỗng thưa đi. Rồi tắt luôn. Sau mưa cây cối như sáng bóng ra. Cỏ cây tươi tỉnh như con người ngày nào cũng được tắm gội một lần. Nước rút rất nhanh trong lòng đất đem lại cái mát cho gốc rễ.


Mưa đem nguồn nước và cái mát đến cho cây cối, cho muôn vật, cho mọi người để xua đi cái oi nồng.
 
Last edited by a moderator:
L

lehaiquanluc_1997

hì hôm nay chán quá ko bít lam gì thế la vào hocmai.com tui con lam cai nay cho anh em tham khao ve cai but bi(thừa thời gian) :M29:

Bút bi là một công cụ dùng để viết rất phổ biến ngày nay. Bút bi có chứa một ống mực đặc, khi viết, mực được in lên giấy là nhờ chuyển động lăn của một viên bi nhỏ, với đường kính khoảng từ 0,7 đến 1 mm, gắn nơi đầu ống chứa mực. Loại mực dùng cho bút bi khô rất nhanh,ngay sau khi được viết lên giấy.
Lịch sử
Hoàn toàn không phải là phóng đại khi khẳng định bất cứ ai có thể viết đều ít nhất một lần trong đời sử dụng bút bi. Rẻ tiền, thuận tiện và không cần bảo dưỡng, bút bi đã cách mạng hóa cách viết của con người.
Người xin cấp bằng sáng chế bút bi đầu tiên trên thế giới là một thợ thuộc da người Mỹ tên John Loud vào năm 1888 nhưng không được khai thác thương mại. Đến năm 1938, một biên tập viên người Hungary là László Bíró, do quá thất vọng với việc sử dụng bút mực (tốn thời gian tiếp mực, mực lâu khô, đầu bút quá nhọn...) đã tạo ra loại bút bi sử dụng mực in báo khô rất nhanh. Loại bút này có chứa một ống mực đặc, mực được viết lên giấy là nhờ chuyển động lăn của một viên bi nhỏ gắn nơi đầu ống chứa mực. Bút bi thật sự xuất hiện từ đó.
Loại bút bi hiện đại được nhà báo László Bíró, sinh ra tại Hungary giới thiệu vào năm 1938. Vào những năm 1930, Bíró làm cộng tác viên biên tập cho một tờ báo nhỏ. Điều làm ông thất vọng là việc những cây bút máy luôn làm bẩn giấy tờ và thường xuyên bị hỏng. Bíró để ý rằng, loại mực dùng để in báo rất nhanh khô, nhờ đó giấy không bị mực làm bẩn và ông quyết định tạo ra một loại bút sử dụng loại mực giống như vậy. Từ khi đó, được sự giúp đỡ của anh trai tên George, là một nhà hóa học, Bíró bắt đầu công việc thiết kế ra một loại bút mới. Bíró lắp vào đầu bút một viên bi nhỏ, có thể xoay tự do trong một cái hốc. Khi di chuyển đầu bút trên giấy, viên bi đó xoay tròn, và kéo mực xuống in trên giấy. Bíró nhận bằng sáng chế Anh Quốc vào ngày 15 tháng 6, 1938.
Năm 1944, anh trai Bíró sang Argentina nhận bằng sáng chế khác vào ngày 10 tháng 6, với mẫu Bíró Pens of Argentina. Từ đó bút bi được bán tại Argentina với thương hiệu Birome. Loại bút này được rất ít người biết. Bíró được biết đến ở Agentina với cái tên Lisandro José Bíró. Mẫu bút mới này cũng được nhận bằng công nhận bản quyền Anh Quốc.
Năm 1945, nhà sản xuất loại bút chì bấm Eversharp đã hợp tác với Eberhard-Faber đăng ký kiểu dáng công nghiệp để bán ở thị trường Hoa Kỳ. Vào khoảng thời gian này, một nhà kinh doanh người Hoa Kỳ cũng thấy một chiếc bút chì Bíró được trưng bày tại Buenos Aires. Ông mua vài mẫu bút rồi quay về Hoa Kỳ, thành lập Công ty Reynolds International Pen để sản xuất bút với nhãn hiệu là Reynolds Rocket. Cuối năm 1945, công ty này chiếm lĩnh thị trường của Eversharp. Ngày 29 tháng 10, 1945, chiếc bút đầu tiên được bán tại khu trưng bày Gimbel, New York với giá mỗi chiếc là 12,50 Đôla Mỹ (bằng khoảng 130 Đôla Mỹ ngày nay). Đây là loại bút được biết đến rộng khắp tại Hoa Kỳ cho đến cuối thập niên 1950.
Tương tự, những ngày cuối năm 1945 và những ngày đầu năm sau đó, những chiếc bút như vậy cũng được đem bán tại Anh Quốc và khắp Châu Âu lục địa. Những loại bút rẻ tiền hơn được Société Bic sản xuất với thương hiệu "Bic", sau đó thương hiệu 'Hoover' và 'Xerox' tiếp tục được sử dụng rộng rãi. Trong một loạt các dòng sản phẩm mới Société Bic được phát triển mới, nhãn hiệu bút bi nổi tiếng lúc đó là Bic Cristal.
Kể từ năm 1990, ngày sinh nhật của Bíró (29 tháng 9) trở thành ngày của những nhà phát minh tại Argentina.

Mô tả
Có hai loại bút bi chính: loại dùng một lần và loại có thể nạp lại mực. Loại dùng một lần chủ yếu được làm từ nhựa và bỏ đi khi dùng hết mực. Loại có thể nạp lại mực thường được làm bằng kim loại hoặc nhựa có chất lượng và giá cao hơn. Ống mực của loại nạp lại được gồm ống mực và đầu bi gắn liền với nhau. Khi dùng hết mực thì cần phải thay đổi cả ống mực và đầu bi này.
Bút bi có thể có nắp để đậy lại khi không dùng đến, hoặc nó dùng cách kéo đầu bi vào trong khi không dùng. Để đưa đầu bi vào trong cần phải có lò xo để kéo vào. Việc điều khiển đầu bi có thể dùng nhiều cách khác nhau như dùng nút bấm ở đầu, xoay thân bút, hoặc trượt.
Ngoài ra còn có loại thiết kế giống bút bi nhưng sử dụng mực viết máy để nạp vào và có hệ thống mực như viết máy.
Bút Space Pens, loại có thể viết được trong trạng thái chân không, được phát minh bởi Fisher, có thiết kế phức tạp hơn. Nó dùng khí nén để dồn mực đổ về phía ngòi bút. Do đó bút này có thể viết khi bút lật ngược lại hoặc trong trạng thái chân không.
Bút bi trong đời sống hằng ngày
Bút bi hiện diện khắp nơi trong đời sống hiện nay. Mặc dù có nhiều dạng bút khác nhau, nhưng bút bi là dạng phổ biến nhất. Do bút bi rẻ và tiện dụng nên nó có thể được tìm thấy trên bàn, trong túi, giỏ xách, xe hơi... và bất kỳ nơi nào có thể cần đến bút. Bút bi thường được tặng miễn phí như một dạng quảng cáo - tên công ty, sản phẩm được in trên thân bút - có giá rẻ và hiệu quả cao (khách hàng sẽ dùng và nhìn thấy dòng quảng cáo mỗi ngày).
Những năm gần đây, bút bi cũng trở thành phương tiện sáng tác nghệ thuật. Những tác phẩm được giới thiệu ở một số trang web như [biro-art.com] và [birodrawing.co.uk]. Nhiều người cũng dùng bút bi để vẽ hình lên người họ, còn được gọi là hình xăm bằng bút bi. Vì lý do này, cùng với sự phổ biến đối với trẻ nhỏ, mực bút bi phải không độc, và việc sản xuất bút và thành phần mực đã được quy định ở nhiều nước.
Làm sao quên được khi cứ mỗi giây lại có 57 chiếc được bán ra. Sau đó mỗi chiếc bút bi được truyền tay qua nhiều người, bị cắn, bị ném. Đó chính là giá trị của vật phẩm bình thường này. Dù máy tính, điện thoại hiện đại và tiện dùng nhưng thử hỏi có ai dám ném, cắn chúng khi suy tư hay bực tức.
Xem xong nhớ cảm ơn nghe:khi (56):

:M049:CẤM COPY DƯỚI MỌI HÌNH THỨC :M011:
_____________________________________________________________________________________________________________________
 
Last edited by a moderator:
L

lehaiquanluc_1997

nữa nè cai nay nói ve cái nón la
Việt Nam là một vùng nhiệt đới, nắng lắm mưa nhiều. Vì vậy chiếu nón đội đầu là vật không thể thiếu được để che nắng che mưa.
Nón Việt Nam có lịch sử rất lâu đời. Hình ảnh tiền thân của chiếc nón đã được chạm khắc trên trống đồng Ngọc Lũ, trên thạp đồng ào Thịnh vào 2.500-3.000 năm về trước. Từ xa xưa, nón đã hiện diện trong đời sống hàng ngày của người Việt Nam, trong cuộc chiến đấu giữ nước, qua nhiều chuyện kể và tiểu thuyết.
Theo sự phát triển của lịch sử qua các thời đại, nón cũng có nhiều biến đổi về kiểu dáng và chất liệu. Lúc đầu khi chưa có dụng cụ để khâu thắt, nón được tết đan. Còn loại nón khâu như ngày nay xuất hiện phải nhờ đến sự ra đời của chiếc kim, tức là vào thời kỳ người ta chế luyện được sắt (khoảng thế kỷ thứ 3 trước công nguyên).
Theo lời các cụ, trước kia người ta phân thành 3 loại nón cổ có tên gọi nón mười (hay nón ba tầm), nón nhỡ và nón đầu. Nhìn chung nón cổ vành rộng, tròn, phẳng như cái mâm. Ở vành ngoài cùng có đường viền quanh làm cho nón có hình dáng giống như cái chiêng. Giữa lòng có đính một vòng nhỏ đan bằng giang vừa đủ ôm khít đầu người đội. Nón ba tầm có vành rộng nhất. Phụ nữ thời xưa thường đội nón này đi chơi hội hay lên chùa. Nón đấu là loại nhỏ nhất và đường viền thành vòng quanh cũng thấp nhất. Trước kia người ta còn phân loại nón theo đẳng cấp của người chủ sở hữu nón. Các loại nón dành cho ông già, có loại cho nhà giàu và hàng nhà quan, nón cho trẻ em, nón cho lính tráng, nón nhà sư...
Ở Việt Nam, cả hai miền Bắc, Trung, Nam đều có những vùng làm nón nổi tiếng và mỗi loại nón ở từng địa phương đều mang sắc thái riêng. Nón Lai Châu của đồng bào Thái; nón Cao Bằng của đồng bào Tày sơn đỏ; nón Thanh Hoá có 16-20 vành; nón Ba ồn (Quảng Bình) mỏng nhẹ và giáng thanh thoát; nón Gò Găng (Bình ịnh); nón Huế nhẹ nhàng, thanh mỏng nhờ lót bằng lá mỏng; nón làng Chuông (Thanh Oai, Hà Tây) là loại nón bền đẹp vào loại nhất ở vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Nguyên liệu làm nón không phức tạp. Ở nơi nào cũng vậy, muốn làm được một chiếc nón phải dùng lá của một loại cọ nhỏ mọc hoang, dùng sợi nón - một loại sợi rất dai lấy từ bẹ cây móc (ngày nay người ta thường dùng sợi chỉ nilon) và tre. Tàu lá nón khi đem về vẫn còn xanh răn reo, được đem là bằng cách dùng một miếng sắt được đốt nóng, đặt lá lên dùng nắm dẻ vuốt cho phẳng. Lửa phải vừa độ, nếu nóng quá thì bị ròn, vàng cháy, nguội quá lá chỉ phẳng lúc đầu, sau lại răn như cũ. Người ta đốt diêm sinh hơ cho lá trắng ra, đồng thời tránh cho lá khỏi mốc.
Tre chọn ống dài vuốt nhọn, gác lên dàn bếp hong khói chống mối mọt, dùng làm vòng nón. Nón Chuông có 16 lớp vòng. Con số 16 là kết quả của sự nghiên cứu, lựa chọn qua nhiều năm, cho đến nay đã trở thành một nguyên tắc không thay đổi. Chúng đã tạo cho những chiếc nón Chuông có được dáng thanh tú, không quá cũn cỡn, không xùm xụp. Nhưng vẻ đẹp của chiếc nón chủ yếu nhờ vào đôi bàn tay khéo léo của người thợ tạo nên. Người thợ khâu nón được ví như người thợ thêu. Vòng tre được đặt lên khuôn sẵn, lá xếp lên khuôn xong là đến công việc của người khâu. Những mũi kim khâu được ước lượng mà đều như đo. Những sợi móc dùng để khâu thường có độ dài, ngắn khác nhau. Muốn khâu cho liên tục thì gần hết sợi nọ phải nối tiếp sợi kia. Và cái tài của người thợ làng Chuông là các múi nối sợi móc được dấu kín, khiến khi nhìn vào chiếc nón chỉ thấy tăm tắp những mũi khâu mịn màng. Sợi móc len theo từng mũi kim qua 16 lớp vòng thì chiếc nón duyên dáng đã thành hình.
Trong lúc khâu nón, các cô gái làng Chuông thường không quên tìm cách trang trí thêm cho chiếc nón hấp dẫn. ơn giản nhất là họ dán vào lòng nón những hình hoa lá bằng giấy nhiều màu sắc thường được in sẵn và bán ở các phiên chợ Chuông. Tinh tế hơn, các cô còn dùng chỉ màu khâu giăng mắc ở hai điểm đối diện trong lòng nón để từ đó có thể buộc quai nón bằng những giải lụa mềm mại, đủ màu sắc, làm tôn thêm vẻ đẹp khuôn mặt các cô gái dưới vành nón.
Các cô gái Việt Nam chăm chút chiếc nón như một vật trang sức, đôi khi là vật để trao đổi tâm tư tình cảm của riêng mình. Người ta gắn lên đỉnh của lòng nón một mảnh gương tròn nho nhỏ để các cô gái làm duyên kín đáo. Công phu nhất là vừa vẽ chìm dưới lớp lá nón những hoa văn vui mắt, hay những hình ảnh bụi tre, đồng lúa, những câu thơ trữ tình, phải soi lên nắng mới thấy được gọi là nón bài thơ.
Chiếc nón Việt Nam được làm ra để che mưa, che nắng. Nó là người bạn thuỷ chung của những con người lao động một nắng hai sương. Nhưng công dụng của nó không dừng lại ở đấy, nó đã trở thành một phần cuộc sống của người Việt Nam. Trên đường xa nắng gắt hay những phút nghỉ ngơi khi làm đồng, ngồi bên rặng tre cô gái có thể dùng nón quạt cho ráo mồ hôi. Bên giếng nước trong, giữa cơn khát cháy cổ, nón có thể trở thành chiếc cốc vại khổng lồ bất đắc dĩ, hay có thể thay chiếc chậu vục nước mà áp mặt vào đó cho giải bớt nhiệt. Trong nghệ thuật, tiết mục múa nón của các cô gái người Kinh với chiếc áo dài duyên dáng thể hiện tính dịu dàng, mềm mại và kín đáo của phụ nữ Việt Nam. Với khúc hát quan họ Bắc Ninh, chàng trai và cô gái hát đối giao duyên, cô gái bao giờ cũng cầm trên tay chiếc nón ba tầm, nó giúp cô giấu khuôn mặt ửng hồng của mình khi chàng trai hát những lời bóng gió xa xôi về mối tình của chàng, thảng hoặc khi cô muốn kín đáo ngắm khuôn mặt bạn tình của mình mà không muốn để cho chàng biết.
Nón chính là biểu tượng của Việt Nam, là đồ vật truyền thống và phổ biến trên khắp mọi miền đất nước. Nếu ở một nơi xa xôi nào đó không phải trên đất Việt Nam, bạn bỗng thấy chiếc nón trắng, đó chính là tín hiệu Việt Nam.

:M049:CẤM COPY DƯỚI MỌI HÌNH THỨC :M011:
_____________________________________________________________________________________________________________________
nua nua ne cai nay noi ve cai nón lá
Nón lá có lịch sử lâu đời đã khắc trên trống đồng Ngọc Lũ, trên thạp đồng Đào Thịnh vào khỏang 2500-3000 năm. Nón lá gần với đời sống tạo nhiều nét bình dị, đoan trang, yêu kiều, duyên dáng cho người con gái Việt Nam và thực tiễn với đời sống nông nghiệp, một nắng hai sương,. Nón lá ở Việt Nam có nhiều loại khác nhau qua từng giai đoạn lịch sử:


Tuy có nhiều chủng lọai nhưng phổ biến nhất vẫn là nón lá.Phải nói rằng người Việt Nam ta từ nông thôn đến thành thị đều từng dùng nón lá nhưng có mấy ai quan tâm đến nón có bao nhiêu vành,đường kính rộng bao nhiêu?.Nón lá tuy giản dị rẻ tiền nhưng nghệ thuật làm nón phải khéo tay.Với cây mác sắc,họ chuốt từng sợi tre thành 16 nan vành một cách công phu rồi uốn thành vòng tròn trịa bóng bẩy.Có được khung nón,người ta còn phải mua lá hay chặt lá non còn búp ,cành lá có hình nan quạt nhiều là đơn chưa xòe ra hẳn đem phơi khô.Lá non lúc khô có màu trắng xanh,người mua phải phơi lá vào sương đêm cho bớt độ giòn.người ta mở lá từ đầu đến cuống lá ,cắt bỏ phần cuối cùng,rồi dùng lưỡi cày nóng và búi giẻ hơ trên thanh hồng kéo lên lá nón thành tờ giấy dài và mỏng,nổi lên những đường gân nhỏ,lựa những lá đẹp nhất để làm vành ngòai của nón.Sau đó người ta dùng cái klhung hình chóp ,có 6 cây sườn chínhđể gài 16 cái vành nón lớn nhỏ khác nhau lên khung.lọai khung này thường do người chuyên môn làm để kích thước khi lợp lá và chằm nón xong co thể tháo nón ra dễ dàng.Những lá nón làm xong được xếp lên khung,giữa 2 lóp lá lót một lượt mo nang thật mỏng và được buộc cho chắc.Tiếp là công đọan khâu, bàn tay người thợ thoăn thoắt kluồn mũi kijm len xuống sao cho lỗ khâu thật kín .nguời thợ khéo còn có tài lẩn chỉ,khéo léo giấu những nút nổi vào trong.Chiếc nón khi hòan chỉnh vừa bền vừa đẹp ,soi lên ánh mặt trời thấy kín đều.Nón rộng đường kính 41cm,người ta phết phía ngòai lớp sơn dầu mỏng để nước mưa không qua các lỗ kim mà vào trong.Để có môt chiếc nón như thế phải trải qua 15 khâu,từ lên rừng hái lá,sấy lá,mở,ủi,chọn lá,chắm ,cắt lá v,,,v,,,
Cũng chính vì mang đầy tính nghệ thuật mà con người luôn biết trân trọng sản vật văn hóa này.Ngay trog thời đại thông tin,tuy có số lượng không đông nhưng vẫn còn có những con người yêu văn hóa truyền thống mà bám trụ với nghề làm nón khó thì nhiều mà lời thì ít này.Họ đã cùng chung tay lập ra những làng nón truyền thống,nơi cung cấp số lượng lớn nón cho các tỉnh thành.Có thể kể đến làng Phú Cam còn gọi là phường Phước Vĩnh ,Ngay ở trung tâm thành phố Huế ,Trên bờ nam sông An Cựu.Làng Phú Cam nổi tiếng với nón bài thơ Huế đã xinh ở dáng lại nhã ở màu,mỏng nhẹ,soi lên ánh sáng thấy rõ những hình trổ giấy về phong cảnh Huếkèm theo lới thơ cài ở hai lớp lá.Hay xã Nghĩa Châu(Nghĩa Hưng) từ lâu nổi tiếng với nghề làm nón thanh thóat ,bền đẹp.Rồi nón Gò Găng ở Bình Định,Nón lá ở làng Chuông (Thanh Oai,Hà Tây), tất cả tô đẹp thêm cho nét văn hóa nón độc đáo cảu Việt Nam.
Và rồi, tất nhiên,chiếc nón lá đi vào thơ ca nhẹ nhàng như mặc nhiên phải vậy.Nhà thơ Bích Lan đã từng miêu tả chịếc nón bài thơ Huế rằng:
Ngưới xứ Huế yêu thơ và nhạc Huế
Tà áo dài trong trắng nhẹ nhàng bay
Nón bài thơ e lệ nép trong tay
Thầm lặng bước những khi trời dịu nắng
Và ngay cả trong ca dao:
Nón này che nắng che mưa
Nón này để đội cho vừa đôi ta
Còn duyên nón cụ quai tơ
Hết duyên nón lá quai dừa cũng xong
Hình ảnh chiếc nón lá trong mắt nhà thơ là hình ảnh của người thiếu nữ thơ ngây trong tà áo dài thanh khiết,của người phụ nữ mộc mạc chân tình gắn đời với mảnh ruộng quê hương,của những mối tình thầm kín gửi qua bài thơ dấu trong nón lá.
Mỗi chiếc nón có một linh hồn riêng ,một ý nghĩa riêng.hiện nay ,Việt Nam ta có đến hàng chục lọai nón cổ truyền khác nhau,chứng minh cho nền văn hóa và đậm sắc nghệ thuật.Đời sống văn minh,phát triển nhung nón lá Việt Nam vẫn thuần túy nguyên hình của nó :giản dị,duyên dáng.Ở bvất cứ nơi đâu,từ rừng sâu hẻo lánh,trên đồng ruộng mênh mông,dọc theo sông dài biển cả,đều thấy chiếc nón lá ngàn đời không đổi thay.

:M049:CẤM COPY DƯỚI MỌI HÌNH THỨC :M011:
 
P

phiphikhanh

Chiếc nón lá Việt Nam

Một người Việt Nam xa xứ, là giáo sư đang giảng dạy ở Đại học Washington, Hoa Kỳ, đã có suy nghĩ rất hay về chiếc nón lá : “Tôi đã đi khắp bốn phương trời, đã thấy nhiều kiểu nón, kiểu mũ của nhiều đất nước và nhiều dân tộc thiểu số, nhưng chưa thấy chiếc nón nào gồm đủ các sắc thái bình dị, đoan trang, yêu kiều, duyên dáng, đơn sơ và thực tiễn như chiếc nón lá Việt Nam” (Nguyễn Thị Hoàng Tâm, Tạp chí Thế giới, số 2, tháng 11-1995).

Đối với người dân Quảng Nam, nếu nón không làm bằng lá thì hai chữ nón và mũ lại được dùng như nhau, chẳng hạn : nón rơm - mũ rơm, hay nón nỉ - mũ nỉ.

Nón lá trông thật giản dị, nhưng để tạo nên chiếc nón lá thì thật công phu và tỉ mỉ. Vật dụng làm nón gồm : lá, chỉ và khung nón. Lá thì lấy từ hai loại cây giống như cây lá kè, có sứa nhỏ, mọc ở những vùng đồi núi. Một loại có tên là lá tơi (tên chữ là du quy diệp). Một loại khác là lá nón hay lá bồng (tên chữ là bồ quy diệp), mềm và mỏng hơn. Người dân quê Quảng Nam ngày trước thường dùng hai loại lá tơi và lá nón trên đây, tùy theo chất lá : lá non mềm và mỏng thì dùng làm nón ; còn lá già, dày và có gân cứng thì dùng làm tơi, gọi là áo tơi, tức là cái áo đi mưa ngày trước.

Với loại lá non còn búp, chưa xòe ra hẳn, người ta phơi khô, nhưng không để cho khô quá, rồi đem ủi cẩn thận. Người ta “ủi” bằng cách lấy giẻ nhúng nước, đem hơ trên lửa cho nóng trước khi chà nhẹ lên lá, để “ủi” cho lá thẳng và những đường gân lá cũng bằng với mặt lá, đoạn đem treo lên từng chùm để giữ lá cho thẳng.

Sợi chỉ khâu lá thường là sợi cước (người Huế thì lại dùng sợi chỉ đoác).

Khung nón thường là do những người thợ có tay nghề chuyên môn làm sẵn, có 16 vành (cũng khác với một loại nón Huế, nhất là dành cho các ni cô đội, có đến 18 vành).

Sau khi nan tre mềm và nhỏ được vót tròn và ghép uốn thành vành để bắt vành và đặt vô khung (ở vùng quê Quảng Nam thường gọi là khuôn), người làm nón xếp hai, ba lớp lá đã được ủi sẵn lên khung. Lá mỏng lợp ra ngoài, lá dày lợp bên trong. Muốn nón đội chắc và bền, thì lợp toàn lá dày. Những chiếc nón lá người đi cày ở quê ta ngày trước thường đội là loại nón lợp lá dày này. Vành nón cũng phải chuốt mỏng hơn, để nón đội được nhẹ nhàng, trang nhã. Giai đoạn chót là chằm nón : dùng chỉ cước khâu lại các lớp lá vô vành. Đến vành cuối cùng là vành lớn nhất thì người chằm nón dùng một vành tre to, kèm theo vành tre nhỏ, để kẹp lá vào giữa cho chắc, cho lá khỏi tụt ra và xơ rách. Việc may hay viền vành nón cuối cùng này, người làm nón gọi là nút vành. Phải may cẩn thận một mũi dài, hai mũi ngắn, thật đều, mà người trong nghề gọi là kiểu may một mẹ hai con; một cách gọi khá lạ tai, nhất là với các bạn trẻ ngày nay.

Chiếc nón lá ngày trước, ngoài để che nắng che mưa, còn là vật trang sức rất có duyên, mang nét trữ tình thầm kín của người con gái Việt Nam. Và có lẽ không ở nơi đâu có nhiều nữ sinh duyên dáng với mái tóc đen dài óng ả phủ kín bờ vai, với tà áo dài trắng tha thướt và chiếc nón bài thơ e ấp như ở Huế. Mỗi buổi tan trường, các cô nữ sinh Đồng Khánh ngày xưa, với cả rừng nón nhấp nhô, làm đẹp các ngả đường và tạo nét đẹp lãng mạn trên vai cầu Trường Tiền bắc qua dòng sông Hương xanh biếc. Những cô gái Huế thường thẹn thùng kéo nón che nghiêng ấy đã khiến bao tâm hồn phải bâng khuâng : “Sao em biết anh nhìn mà nghiêng nón ?/Chiều mùa thu mây che có nắng đâu” (Trần Quang Long). Và ngay cả nhân vật trữ tình trong ca dao cũng đã từng phải say lòng : “Chén tình là chén say sưa,/Nón tình em đội nắng mưa lên đầu”. Vì bởi đó là những buổi đất trời bâng khuâng mà lòng phải tự hỏi lòng : “Tình yêu còn nép sau vầng trán./Lòng nắng vàng hanh hay sắp mưa ?” (T.H.D.V).

Đối với người dân quê Quảng Nam, chiếc nón lá màu ngà có biết bao công dụng. Ngoài việc dùng nón thường xuyên để che mưa, che nắng, bác nông dân hay bà mẹ quê, mỗi khi lỡ đường, khát nước, chỉ việc ghé xuống sông dùng nón múc nước uống, giản tiện vô cùng. Giải cơn khát xong, nón lại được phe phẩy quạt để tìm chút hơi mát, nhất là khi phải đi đường xa trong những ngày mùa hè nóng nực. Bên một cánh đồng, em bé chăn trâu nằm dưới gốc cây, cả bác thợ cày cũng vậy, dùng nón che mặt, để vừa tránh nắng, vừa ngăn ruồi muỗi khỏi quấy rầy giấc ngủ trưa hiền hòa...

Chiếc nón lá Việt Nam, đâu chỉ là vật tiện dụng mà còn là nét đẹp thầm kín của văn hóa Việt Nam, sẽ còn tồn tại mãi, tôi chắc thế, dù cuộc sống có đổi thay, hiện đại đến đâu chăng nữa.
 
S

socvui10011001

Chúng tôi là "kéo", cái thứ mà ai ai cũng từng dùng qua, nhà nhà đều có, và chúng tôi là thứ không kém phần quang trọng trong cuộc sống.
Chúng tôi quá lớn để bất tiện khi cất ư ? Hoặc quá nhỏ để khó tìm thấy hay có một thân hình khá đẹp mắt hay quá xấu xí ??? Không, tất cả các bạn nhầm rồi, chúng tôi vô cùng bình thường đấy. Chỉ với hai phần là lưỡi và cán, được mắc vào nhau bởi một mối nối. Lưỡi của chúng tôi thì khá gầy so với anh cán tròn trịa, khoét lỗ bên trong, vừa sắc vừa bén và khá cao nên có thể dễ dàng cắt những thứ mỏng, nhỏ bé, hay có lớn hơn đi chăng nữa nhưng không wa dày là được. Thấy thì có vẻ đơn giản đấy! Phải không các ban? Nhưng chúng tôi lại mang trong mình một nguyên tắc vật lý khá quan trọng. Các bạn biết đấy, đó chính là đòn bẩy. Nó được áp dụng vào chúng tôi, khi cắt các bạn thấy vô cùng nhẹ nhàng, không phải dùng lực nhiều, đó chính là tính chất của đòn bẩy, nhưng ngược lại đoạn đường lưỡi kéo chúng tôi phải tăng lên. Nhưng dù thế, chúng tôi đã giúp các bạn bớt đi một phần sức lực của mình rồi đó! Thật là tuyệt phải không nào ?
Vậy các biết nguồn gốc của chúng tôi không? Chúng tôi có rất lâu rồi đấy, tư2 cái năm 1800 trước công nguyên, tiền thân của chúng tôi rất đơn giản chỉ có 1 mối nối ở phía cuối giữa 2 lưởi kéo dẹt, do 1 người Ai Cập tạo ra. Và từ dạo ấy, 1 ngườiì Romans đã cải tiến thêm 1 bước là làm mối nối giữa hai lưỡi kéo vào năm 100 sau công nguyên. Rồi, lại mội lần nữa, thế là chúng tôi ra đời bởi ông Robert Hinchliffe sống ở quãng trường Cheney ở LonDon
Gia đình của tôi rất đông đúc và đa dạng như có: anh kéo cắt vải, chị kéo bấm dùng để cắt chỉ , hay cô kéo cắt tóc ..............
Trong họ hàng nhà kéo chúng tôi, có một cậu kéo phải nói là 1 phần quang trọng của ngành y tế, các bạn có biết ai không nào? Chính là anh kéo phẫu thuật đấy! Nếu trong các ca mổ, phẫu thuật mà thiếu anh ấy thì trong gang tấc có thể gây thiệt hai lớn, có thể không ngờ trước được. Thế, chúng tôi mà thiếu thì sẽ ra sao? Thật khó có thể hình dung đưôc hậu quả như thế nào
Không có gì đặc biệt, nhưng chúng tôi có thể tạo nhiều điều tốt đẹp cho cuộc sống con người thì còn gì bằng nữa phải không. Và vì điều đó, chúng tôi rất tự hào về bản thân mình. Và nếu chúng tôi có thể tạo ra điều tốt đẹp thì các bạn cũng có thể, hãy tạo ra 1 đất nước có vô vàn điều tốt đẹp như chúng tôi
 
M

melantha

Oa oa oa:(:khi (46)::khi (46)::khi (46):
mai mình phải nộp bài TM về cái kéo rồi mà không ai có hết hả??
Ai có thì cho mình xin gấp nha
Cám ơn nhiều hic hic.
 
L

lan_phuong_000

Hôm qua cũng học viết bài nay
giờ lôi ra áp dụng thử nha
mở bài thôi
Tôi là kéo. Đừng nhìn tôi đơn giản mà khinh thường đó nha. Từ các nhà may cho đến mọi công tình lớn nhỏ đều có bàn tay của anh em tôi chạm vào. Không có tôi thì khốn người phải lao đao đó!!
 
Top Bottom