[Văn 8] Văn lập luận chứng minh

K

kunkute_bong

Last edited by a moderator:
L

ly_lovely_16111997

Từ xưa trong cuộc sống lao động và chiến đấu của mình,nhân dân ta đã rút ra biết bao bài học quí báu,đó là những kinh nghiệm sản xuất kinh nghiệm chiến đấu và là cách ứng xử trong xã hội,đó cũng là cách nhìn nhận của nhân dân ta về mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc nhân cách của con người,để diễn tả cách nhìn nhận này,nhân dân ta đã thể hiện qua câu tục ngữ:
"Gần mực thì đen gần đèn thì rạng"
Để hiểu ý ông cha ta muốn nói điều gì trong câu tục ngữ trên,trước hết chúng ta phải tìm hiểu xem mực là gì và đèn là gì?
Mực và đèn đều là những hình ảnh của sự vật có quan hệ với tư cách của con người được ông cha ta sử dụng để thể hiện ý của mình. Mực có màu đen tượng trưng cho những cái không tốt đẹp,những gì xấu xa,đèn là vật phát ra ánh sáng,soi rõ mọi vật xung quanh,tượng trưng cho cái tốt đẹp,sáng sủa. Từ hai hình ảnh tương phản nhau là mực và đèn,câu tục ngữ đã đưa ra một kết luận đúng đắn:gần người tốt thì sẽ tốt gần người xấu thì sẽ xấu
Dựa vào thực tế cuộc sống con người ta thấy câu tục ngữ rất đúng khi xét trong mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách mỗi người vì con người không sống lẻ loi cô độc một mình mà luôn có mối liên hệ với mọi người xung quanh. Ở trong gia đình nhà trường và ngoài xã hội,do đó sẽ bị ảnh hưởng tốt hoặc xấu,dẫn chứng:
Lưu Bình sống cạnh Dương Lễ nên đã thành tài trở thành người hữu ích cho xã hội.
Thuở nhỏ để tạo điều kiện tốt cho con học tập mà mẹ của Khổng Tử đã phải dời nhà mấy lần
Trong kho tàng văn học dân gian cũng có một số câu thơ,tục ngữ nói về quan niệm đó như:
"Ở bầu thì tròn ở ống thì dài"
hay
"Thói thường gần mực thì đen,anh em bạn hữu phải nên chọn người"
Nhưng trong vài trường hợp đặc biệt thì có một vài trường hợp gần mực chưa chắc đã đen gần đèn chưa chắc đã rạng. Đối với trường hợp gần mực chưa chắc đã đen ta có thể nói đến Nguyễn Văn Trỗi, Trần Văn Ơn trong thời Mỹ-ngụy đang chiếm đóng miền nam nước ta các anh là những bông sen thơm ngát tỏa hương trong bùn lầy hôi tanh như bài ca dao:
" Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn"
Câu tục ngữ trên xứng đáng là một lời khuyên quý báu,giúp cho chúng ta xác lập được ý chí của mình khi đứng trước mọi cám dỗ và sẽ mãi là ngọn đèn tỏa sáng trong bóng đen của cuộc sống
 
D

duyanh_12345

Search trước khi hỏi nhá !

1-Mở bài: dẫn dắt vấn đề (từ xưa đến nay ông cha ta có những câu tục ngữ.......)
-Trích dẫn luận điểm chính (câu tục ngữ ấy)

2-Thân bài:
a- Giải thích từng từ ngữ:"mực","đen","đèn","sáng".
giải thích theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng.
b- Phân tích nghệ thuật lặp từ ngữ,lướt qua nhưng không thể thiếu,giúp mọi nguời dễ nhớ,dế hiểu
c- Phân tích.bình luận trên các khía cạnh
-Tác dụng của việc học hỏi,cầu thân với những người tốt(vế 2),(nêu dẫn chứng và luận cứ đầy đủ để bài thuyết phục)
-Tác hại khi chơi với bạn bè xấu, nhiễm các thói hư tật xấu(dẫn chứng)
dẫn chứng theo 2 mặt:những ngưòi nổi tiếng và1 vài tấm gương quen biết,cậu giới thiệu sơ qua về họ,đặc biệt là các người quen biết ý,sẽ làm nguời chấm tin tưởng
d-Cậu nêu quan hệ tầng sâu giữa 2 câu nói trên,có thể đưa ra một vài câu nói khác hay biến thể như:Gần mực thì thâm gần đèn thì rạng,Có công mài sắt có ngày nên kim,.. để khẳng định lại ý kiến bạn đầu
-Phần mở(bạn có thể mở rộng thêm tại sao ta không thể hình tượng hoá câu tục ngữ giống như hoa sen"gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn")

3-Kết bài
Khẳng định lại ý ở đầu bài,tục ngữ nước ta đúng là túi khôn của nhân loại
-bài học rút ra từ câu tục ngữ.....


Trong dân gian ta có câu tục ngữ : Gần mực thì đen,gần đèn thì rạng. Mình thấy câu tục ngữ này rất hay và đúng

với thực tế , tuy nhiên, có một số bạn trong lớp lại nói: Gần mực chưa chắc đã đen,gần đèn chưa chắc đã rạng , nên nếu

các bạn không chê, mình xin tranh luận đến cùng về vấn đề trên với bạn đó để chúng ta cùng thêm mở mang kiến thức tục

ngữ dân gian rộng mở.

. Trước tiên, mình xin nói rõ về ý nghĩa của câu tục ngữ này. Câu có 2 nghĩa : Nghĩa đen và nghĩa bóng. Nghĩa đen

là nếu ta tiếp xúc với mực, nhất là loại mực dùng để viết chữ Hán thời xưa,thì tay và quần áo ta rất dễ bị dây mực đen ra,

còn nếu ta gần một ngọn đèn sáng thì ta sẽ nhận được một phần ánh sáng tươi đẹp. Nghĩa bóng là: Trong cuộc sống, nếu

ta luôn gần gũi,tiếp xúc với người xấu xa , môi trường hạn hẹp đen tối thì ta cũng rất dễ lây nhiễm một phần thói hư tật

xấu. Và ngược lại, nếu ta thân gần,quan hệ với một người tốt,sống trong môi trường lành mạnh,tốt đẹp thì ta sẽ học tập

được những điều hay lẽ phải..Đó là quy luật của sự vật.Dựa vào thực tế cuộc sống của con người,ta thấy câu tục ngữ hoàn

toàn đúng khi xét trong mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách mỗi người.Vậy là ý nghĩa đã

được diễn giải rõ ràng. Mình cho rằng những bạn còn nghi ngờ vào sự đúng đắn chân thực của câu là do các bạn chưa hiểu

vấn đề thật thấu đáo. Chắc các bạn sẽ nghĩ là : Mình gần người xấu nhưng kiên quyết không học theo thì làm sao mà

"đen" được, trâu không uống nước làm sao đè đươc trâu uống ? Còn cạnh người tốt nhưng mình không thích học theo thì

làm sao mà "rạng" được đây?

. Không! Không! Như vậy là các bạn đang suy nghĩ hết sức chủ quan!Các bạn hẳn đang liên tưởng tới câu:
" Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn "

trong câu ca dao ca ngợi hoa sen phải không? Nhưng thực ra không phải ai cũng cao quý,có phẩm chất danh giá tuyệt vời

như bông hoa sen thanh tao đâu bạn ạ ! Đọc truyện " Chí Phèo " của nhà văn tài hoa Nam Cao, ta biết một anh nông dân

Chí Phèo chất phát, hiền lành, tốt bụng. Nhưng khi bị bắt bỏ tù, sống trong môi trường thù hằn cay nghiệt cùng lũ lưu

manh, anh đã trở thành con quỷ dữ hại bao gia đình lương thiện của làng Vũ Đại, khiến bao máu và nước mắt phải đổ

xuống...Như trong xã hội bây giờ,bao thanh niên tử tế đàng hoàng, bản chất thực sự không xấu,nhưng khi bị bọn hút chích

đe dọa,ép buộc, lừa bẫy vào con đường tội lỗi...

. Còn ở cạnh bên người tốt mà chẳng học thêm được điều gì ư ? Phải chăng là do các bạn đã đặt cái TÔI quá lớn,tự cao

tự đại, không chịu tiếp nhận " ánh sáng " ? Tóm lại,câu tục ngữ là hoàn toàn đúng và ý kiến phản bác nó của các bạn là

hoàn toàn sai lầm!

. Câu tục ngữ này đúng là lời khuyên dạy quý giá và sâu sa. Chúng ta nên nghe theo nó,tránh xa môi trường xấu

và cố gắng tìm một môi trường tốt với mình.
 
C

conan99

Từ lâu nhân dân ta đã rút ra kết luận đúng đắn là môi trường xã hội mà mình đang sống, đặc biệt là mối quan hệ bạn bè có một tác dụng quan trọng đối với nhân cách đạo đức của mỗi người. Kết luận ấy được đúc kết lại thành câu tục ngữ:

“ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”

Câu tục ngữ có giúp ích gì cho chúng ta trong cuộc sống hôm nay?

Để nêu lên một bài học, một kinh nghiệm trong cuộc sống, ông cha ta thường mượn hình ảnh sự vật có liên quan đến con người để thể hiện ý của mình. Mực có màu đen, nếu ta tiếp xúc, sử dụng không khéo léo sẽ dễ dàng bị vấy bẩn. Mực tượng trưng cho những cái xấu xa, những điều không tốt đẹp. Còn đèn là vật phát ra ánh sáng soi tỏ mọi vật xung quanh. Đến gần đèn, ta được soi sáng. Đèn tượng trưng cho những cái tốt đẹp, sáng sủa. Từ hai hình ảnh tương phản nhau “ mực” và “ đèn”, câu tục ngữ nhằm nhắc nhở chúng ta : Nếu giao du với những người xấu ta se tiêm nhiễm thói hư tật xấu; ngược lại nếu ta quan hệ với người tốt ta sẽ được ảnh hưởng tốt, sẽ học tập được những đức tính của bạn

Câu tục ngữ là bài học kinh nghiệm của người xưa được đúc kết từ cuộc sống. Nó thể hiện rất rõ mối quan hệ giữa môi trường xã hội vơi việc hình thành nhân cách con người.

Ở gia đình, cha mẹ anh chị là tấm gương để cho đứa trẻ bắt chước. Nếu gia đình hòa thuận, cha mẹ là tấm gương sáng về học tập, về đạo đức thì gia đình đó sẽ có những đứa con ngoan. Trong khu xóm cũng vậy, nếu cả tập thể đều biết chấp hành tốt những quy định chung về nếp sống văn minh đô thị , biết giáo dục con cái tốt thì con em trong khu phố đó sẽ có một cuộc sống nền nếp đạo đức tốt. Gần gũi với chúng ta nhất là việc giao du với bạn bè trong trường trong lớp, nếu ta quan hệ được với nhiều bạn tốt, chăm ngoan học giỏi, nói năng lễ độ biết kính trên nhường dưới… thì chúng ta sẽ học tập được những đức tính tốt ấy và trở nên người tốt.
Ngược lại, trong gia đình, nếu cha mẹ chỉ biết lo làm ăn không quan tâm đến con cái, vợ chồng luôn luôn bất hòa thì chắc chắn những đứa trẻ lớn lên trong môi trường đó sẽ nhanh chóng trở thành đứa con hư. Ngoài xã hội, khi tiếp xúc gần gũi với môi trường không tốt đẹp, con người dễ dàng tập nhiễm những thói hư tật xấu và dần dần đánh mất bản chất lương thiện của mình. Cụ thể ở môi trường học tập, quanh ta có biết bao nhiêu bạn xấu thường xuyên trốn học, quậy phá, học yếu làm phiền lòng thầy cô. Nếu ta cứ lân la gắn bó với những bạn ấu ấy thì sớm muộn gì ta cũng bị ảnh hưởng lây. Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, nhân dân ta có nhiều câu ca dao mang nội dung giáo dục về vấn đề này:
“ Thói thường gần mực thì đen
Anh em bạn hữu phải nên chọn người”
Tuy nhiên, không phải ai cũng dễ dàng bị lôi kéo bởi môi trường xấu xa. Vẫn có những cánh sen vươn lên từ bùn lầy nước đọng, dù xung quanh hôi hám sen vẫn nở đẹp và tỏa ngát hương thơm. Thực tế vẫn có những người sống trong môi trường không tốt đẹp, không thuận lợi mà vẫn giữ mình không sa ngã. Môi trường càng xấu xa thì phẩm chất của con người càng tuyệt vời đáng khâm phục. Anh Nguyễn Văn Trỗi, người thợ điện ở thành phố Sài Gòn hoa lệ, vẫn không chút mảy may xao động bởi cuộc sống hào nhoáng, những thủ đọan lọc lừa xảo trá. Anh chọn cho mình con đường Cách mạng, chấp nhận chiến đấu và hy sinh cho lý tưởng mà mình theo đuổi… Tấm gương của anh và biết bao gương sáng khác đã trở thành bài học cho bao thế hệ cháu con học tập.
Ngày nay, trong xu thế cả nước tiến lên con đường công nghiệp hóa hiện đại hóa, vẫn có những con người không giữ vững bản chất tốt đẹp của mình. Giữa cuộc sống tốt đẹp, giữa môi trường thân thiện, họ vẫn biến chất, thoái hoa, sống ăn chơi sa đọa trên những đồng tiền bất chính, những đồng tiền mồ hôi xương máu của nhân dân đóng góp… Những con người đó chính là những “ con sâu làm rầu nồi canh”, là thứ ung nhọt của xã hội mà chúng ta có nhiệm vụ phải loại trừ.
Có thể nói, câu tục ngữ trên là một lời khuyên bảo sâu sắc, giúp em bài học bổ ích, một cách nhìn đúng đắn về mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách của bản thân. Câu tục ngữ giúp em có tinh thần cảnh giác trong việc giao du tiếp xúc với bạn bè, đồng thời xác định cho mình một thế đứng vững vàng trước những tác động tiêu cực của môi trường xung quanh để luôn luôn “ gần mực” mà vẫn không “ đen” và “ gần đèn” để luôn tỏa sáng.
 
M

minhboy2000

Từ lâu nhân dân ta đã rút ra kết luận đúng đắn là môi trường xã hội mà mình đang sống, đặc biệt là mối quan hệ bạn bè có một tác dụng quan trọng đối với nhân cách đạo đức của mỗi người. Kết luận ấy được đúc kết lại thành câu tục ngữ:

“ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”

Câu tục ngữ có giúp ích gì cho chúng ta trong cuộc sống hôm nay?

Để nêu lên một bài học, một kinh nghiệm trong cuộc sống, ông cha ta thường mượn hình ảnh sự vật có liên quan đến con người để thể hiện ý của mình. Mực có màu đen, nếu ta tiếp xúc, sử dụng không khéo léo sẽ dễ dàng bị vấy bẩn. Mực tượng trưng cho những cái xấu xa, những điều không tốt đẹp. Còn đèn là vật phát ra ánh sáng soi tỏ mọi vật xung quanh. Đến gần đèn, ta được soi sáng. Đèn tượng trưng cho những cái tốt đẹp, sáng sủa. Từ hai hình ảnh tương phản nhau “ mực” và “ đèn”, câu tục ngữ nhằm nhắc nhở chúng ta : Nếu giao du với những người xấu ta se tiêm nhiễm thói hư tật xấu; ngược lại nếu ta quan hệ với người tốt ta sẽ được ảnh hưởng tốt, sẽ học tập được những đức tính của bạn

Câu tục ngữ là bài học kinh nghiệm của người xưa được đúc kết từ cuộc sống. Nó thể hiện rất rõ mối quan hệ giữa môi trường xã hội vơi việc hình thành nhân cách con người.

Ở gia đình, cha mẹ anh chị là tấm gương để cho đứa trẻ bắt chước. Nếu gia đình hòa thuận, cha mẹ là tấm gương sáng về học tập, về đạo đức thì gia đình đó sẽ có những đứa con ngoan. Trong khu xóm cũng vậy, nếu cả tập thể đều biết chấp hành tốt những quy định chung về nếp sống văn minh đô thị , biết giáo dục con cái tốt thì con em trong khu phố đó sẽ có một cuộc sống nền nếp đạo đức tốt. Gần gũi với chúng ta nhất là việc giao du với bạn bè trong trường trong lớp, nếu ta quan hệ được với nhiều bạn tốt, chăm ngoan học giỏi, nói năng lễ độ biết kính trên nhường dưới… thì chúng ta sẽ học tập được những đức tính tốt ấy và trở nên người tốt.
Ngược lại, trong gia đình, nếu cha mẹ chỉ biết lo làm ăn không quan tâm đến con cái, vợ chồng luôn luôn bất hòa thì chắc chắn những đứa trẻ lớn lên trong môi trường đó sẽ nhanh chóng trở thành đứa con hư. Ngoài xã hội, khi tiếp xúc gần gũi với môi trường không tốt đẹp, con người dễ dàng tập nhiễm những thói hư tật xấu và dần dần đánh mất bản chất lương thiện của mình. Cụ thể ở môi trường học tập, quanh ta có biết bao nhiêu bạn xấu thường xuyên trốn học, quậy phá, học yếu làm phiền lòng thầy cô. Nếu ta cứ lân la gắn bó với những bạn ấu ấy thì sớm muộn gì ta cũng bị ảnh hưởng lây. Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, nhân dân ta có nhiều câu ca dao mang nội dung giáo dục về vấn đề này:
“ Thói thường gần mực thì đen
Anh em bạn hữu phải nên chọn người”
Tuy nhiên, không phải ai cũng dễ dàng bị lôi kéo bởi môi trường xấu xa. Vẫn có những cánh sen vươn lên từ bùn lầy nước đọng, dù xung quanh hôi hám sen vẫn nở đẹp và tỏa ngát hương thơm. Thực tế vẫn có những người sống trong môi trường không tốt đẹp, không thuận lợi mà vẫn giữ mình không sa ngã. Môi trường càng xấu xa thì phẩm chất của con người càng tuyệt vời đáng khâm phục. Anh Nguyễn Văn Trỗi, người thợ điện ở thành phố Sài Gòn hoa lệ, vẫn không chút mảy may xao động bởi cuộc sống hào nhoáng, những thủ đọan lọc lừa xảo trá. Anh chọn cho mình con đường Cách mạng, chấp nhận chiến đấu và hy sinh cho lý tưởng mà mình theo đuổi… Tấm gương của anh và biết bao gương sáng khác đã trở thành bài học cho bao thế hệ cháu con học tập.
Ngày nay, trong xu thế cả nước tiến lên con đường công nghiệp hóa hiện đại hóa, vẫn có những con người không giữ vững bản chất tốt đẹp của mình. Giữa cuộc sống tốt đẹp, giữa môi trường thân thiện, họ vẫn biến chất, thoái hoa, sống ăn chơi sa đọa trên những đồng tiền bất chính, những đồng tiền mồ hôi xương máu của nhân dân đóng góp… Những con người đó chính là những “ con sâu làm rầu nồi canh”, là thứ ung nhọt của xã hội mà chúng ta có nhiệm vụ phải loại trừ.
Có thể nói, câu tục ngữ trên là một lời khuyên bảo sâu sắc, giúp em bài học bổ ích, một cách nhìn đúng đắn về mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách của bản thân. Câu tục ngữ giúp em có tinh thần cảnh giác trong việc giao du tiếp xúc với bạn bè, đồng thời xác định cho mình một thế đứng vững vàng trước những tác động tiêu cực của môi trường xung quanh để luôn luôn “ gần mực” mà vẫn không “ đen” và “ gần đèn” để luôn tỏa sáng.
_________________
 
Top Bottom