[Văn 8] Bài viết số 6(TLV)- VĂN NGHỊ LUẬN

N

nhik_conhok

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

:khi (13):Cô mình giao trước sẽ cho 1 trong 3 đề sau:
Nghị luận về:
1. Chiếu dời đô
2. Hịch tướng sĩ
3. Nước Đại Việt ta.
Các bạn giúp mình 1 bài văn nhé! Mình sẽ dựa vào đó để tự làm 1 bài văn khác.
Thank các bạn nhìu!:khi (152)::khi (160)::khi (128):

Bạn chú ý: [Văn 8] + tiêu đề ( Đã sửa)
 
Last edited by a moderator:
K

kut3p3s0ck

"Trong lớp đã có một số bạn đã tự ý thức được về vấn đề học tập nhưng trong số đó lại có những bạn chưa hiểu được mình học để làm gì. hãy viết một bài văn để khuyên các bạn ấy cố gắng học tập" LẬp dàn bài các luận điển và dự kiến cách trình bày
AI giúp e cái đề kt 45' này với
TKS nhìu nghen


Học nữa học mãi Học wãi thì nghỉ......OK??? ^_~
 
H

hieufronze1

đề 2:từ xưa đến nay đã có nhiều người quan tâm và quan điểm về cách học ,hành quan hệ của chúng cái nào quan trọng hơn . tiêt trước ta đã học bài " bàn luận về pháp học " La Sơn , Phu Tử , nguyễn Thiếp đã có đề cặp đến vấn đề này . lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc . tuần tự tiến lên học đến tứ thư , ngũ kinh .họa may kẻ nhân tài mới lập được công , nhà nước nhờ thế mà vững yên .dó mới thực là cái đạo ngày nay có quan hệ tới lòng người . xin chớ bỏ qua.
TB: đoạn tấu của nguyễn thiếp là kinh nghiệm của ông đã đúc kết được trong nhiều năm học và dạy học của mình cùng với phương pháp dạy học của một bậc thầy nho giáo đời tống của trung quốc đó là chu tử .
theo cách dạy của hai bậc thầy trên ." học rộng rồi tóm lược cho gọn , theo điều học mà làm ".
vậy chúng ta cần biết học là gì? hành là gì?
học là quá trình tiếp thu tri thức của nhân loại đã đúc kết được từ bao đời nay . chúng ta cò thể học ở trường , tiếp thu những tri thức từ thấy cô , bạn bè,sách vở hoặc trong cuộc sống . mọi người chúng ta tất cả đều phải học , học để làm chủ bạn thân, học để có thành tựu sau này , biết ứng xử trong cuộc sống hằng ngày , xây dựng tổ quốc giàu đẹp , vững mạnh và nhiều điều khác nữa . ví dụ: khi nghe thầy cô giảng bài địa hoặc xem sách thì ta có thể biết nhiều thứ như nước ta có bao nhiêu tỉnh , tp , vị trí ở đâu .... theo cách nói của nguyễn thiếp thì muốn học tốt để có thành tựu thì phải biết tóm gọn lại cho dễ học , tóm tắt lại nội dung của bài học đó .
hành là quá trình áp dụng những tri thức đó vào trong thực tiễn đời sống của mình , ví dụ: một bác sĩ sử dụng những kiến thức của mình đã tiếp hu được để chữa bệnh cho mọi người. một kĩ sư kiến trúc dùng những gì mình tiếp thu được để xây dựng đường xá, nhà cửa , côgn viên , một giáo viên lấy những gì học được từ trước tới nay để dạy cho học trò của mình đó là hành .
Vậy giữa học và hành có quan hệ như thế nào ?
nếu học mà không hành thì sẽ không áp dụng , sử dụng được những kiến thức tri thức của mình vào thực tiễn đời sống , công việc của mình , Bác Hồ đã khẳng định : học để hành có nghĩa là học để làm cho tốt . thực tế cũng vậy , ông cha ta cũng nói "bất học bất tri lí" . cuối cùng mục dích của việc học là để thực hành . nếu học giỏi đến đâu mà không thực hành thì cũng " dặm chân tại chỗ" mà thôi , càng tốn nhiều tiền của mà thôi. suy ra công việc không trót lọt , không thành công như mong muốn .ví dụ: một bác sĩ chỉ học lí thuyết kkhông thực hành vào công việc thì sẽ gây ra những hậu quả ảnh hưởng xấu đến tính mạng con người .một kĩ sư chưa thực hành lần nào thì khi xây nhà sẽ không kiên cố , căn nhà có thể bị sụp đổ bất cứ lúc nào .
nếu hành mà không học thì không biết gì dể áp dụng thực hành làm việc sẽ giống như những ví dụ trên gây ra những hậu quả không lường trước được . giống như khi ta làm một bài toán hoặc một bài văn ta không thể dựa vào kinh ngiệm mà làm được , chúng ta phải dựa vào kiến thức đã học để mà làm ...
khi làm phải nắm vững lí thuyết . trong công nghiệp nếu làm theo kinh nghiệm năng suất sẽ không cao .những công việc mà chỉ áp dụng kinh nghiệm của mình thì chỉ phù hợp với những công việc đơn giản . còn những công việc phức tạp liên quan đến kĩ thuật đòi hỏi đến lí thuyết, trình độ hiểu biết khoa học và kĩ thuật .
Vì vậy học phải đi đôi với hành . trong thời đại khoa học - kĩ thuật thì càng phải học và học không ngừng .đời sống phát triễn nhanh chóng như hiện nay nếu không học ta sẽ không dáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội .
cốt lõi trong phương pháp học của la sơn phu tử là học đi dôi với hành . giữa học và hành có mối quan hệ với nhau chặt chẽ . học đóng vai trò chủ đạo soi sáng cho hành . hành giúp con người vận dụng ,củng cố , bổ sung và hoàn chỉnh lí thuyết đã dược học vào thực tế
vậy học và hành phải đi đôi với nhau không nên coi nhẹ mặt nào có như vậy thì hiệu quả học tập và lao động sản xuất mới được nâng cao .ý kiến của la sơn phu tử tuy đưa ra cách đêy mấy thế kỉ nhưng vẫn là kim chỉ nam cho phương pháp giảng dạy , học tập trong thời hiện đại
KB: hiện giờ chúng ta đang ngồi trên ghế nhà trường nếu chúng ta học vẹt mà không hiểu nội dung của nó để thực hành thì những gì chúng ta đã học coi nhhư là vô nghĩa
ojkajdjsx đang ngoại tuyến Thông báo nội dung xấu Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới ojkajdjsx Gửi tin nhắn tới ojkajdjsx Trả Lời Với Trích Dẫn
 
K

konnykrah000

các bạn ơi giúp mình với, đề như vậy nè
em hãy viết bài văn luận điễm ước mơ của em.
( mòa ước mơ của mình là tài chính ngân hàng hoặc quãng trị kinh doanh đóa) júp mình nha! cảm ơn nhiều lắm ó.
 
H

haibang_le

đề 2:từ xưa đến nay đã có nhiều người quan tâm và quan điểm về cách học ,hành quan hệ của chúng cái nào quan trọng hơn . tiêt trước ta đã học bài " bàn luận về pháp học " La Sơn , Phu Tử , nguyễn Thiếp đã có đề cặp đến vấn đề này . lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc . tuần tự tiến lên học đến tứ thư , ngũ kinh .họa may kẻ nhân tài mới lập được công , nhà nước nhờ thế mà vững yên .dó mới thực là cái đạo ngày nay có quan hệ tới lòng người . xin chớ bỏ qua.
TB: đoạn tấu của nguyễn thiếp là kinh nghiệm của ông đã đúc kết được trong nhiều năm học và dạy học của mình cùng với phương pháp dạy học của một bậc thầy nho giáo đời tống của trung quốc đó là chu tử .
theo cách dạy của hai bậc thầy trên ." học rộng rồi tóm lược cho gọn , theo điều học mà làm ".
vậy chúng ta cần biết học là gì? hành là gì?
học là quá trình tiếp thu tri thức của nhân loại đã đúc kết được từ bao đời nay . chúng ta cò thể học ở trường , tiếp thu những tri thức từ thấy cô , bạn bè,sách vở hoặc trong cuộc sống . mọi người chúng ta tất cả đều phải học , học để làm chủ bạn thân, học để có thành tựu sau này , biết ứng xử trong cuộc sống hằng ngày , xây dựng tổ quốc giàu đẹp , vững mạnh và nhiều điều khác nữa . ví dụ: khi nghe thầy cô giảng bài địa hoặc xem sách thì ta có thể biết nhiều thứ như nước ta có bao nhiêu tỉnh , tp , vị trí ở đâu .... theo cách nói của nguyễn thiếp thì muốn học tốt để có thành tựu thì phải biết tóm gọn lại cho dễ học , tóm tắt lại nội dung của bài học đó .
hành là quá trình áp dụng những tri thức đó vào trong thực tiễn đời sống của mình , ví dụ: một bác sĩ sử dụng những kiến thức của mình đã tiếp hu được để chữa bệnh cho mọi người. một kĩ sư kiến trúc dùng những gì mình tiếp thu được để xây dựng đường xá, nhà cửa , côgn viên , một giáo viên lấy những gì học được từ trước tới nay để dạy cho học trò của mình đó là hành .
Vậy giữa học và hành có quan hệ như thế nào ?
nếu học mà không hành thì sẽ không áp dụng , sử dụng được những kiến thức tri thức của mình vào thực tiễn đời sống , công việc của mình , Bác Hồ đã khẳng định : học để hành có nghĩa là học để làm cho tốt . thực tế cũng vậy , ông cha ta cũng nói "bất học bất tri lí" . cuối cùng mục dích của việc học là để thực hành . nếu học giỏi đến đâu mà không thực hành thì cũng " dặm chân tại chỗ" mà thôi , càng tốn nhiều tiền của mà thôi. suy ra công việc không trót lọt , không thành công như mong muốn .ví dụ: một bác sĩ chỉ học lí thuyết kkhông thực hành vào công việc thì sẽ gây ra những hậu quả ảnh hưởng xấu đến tính mạng con người .một kĩ sư chưa thực hành lần nào thì khi xây nhà sẽ không kiên cố , căn nhà có thể bị sụp đổ bất cứ lúc nào .
nếu hành mà không học thì không biết gì dể áp dụng thực hành làm việc sẽ giống như những ví dụ trên gây ra những hậu quả không lường trước được . giống như khi ta làm một bài toán hoặc một bài văn ta không thể dựa vào kinh ngiệm mà làm được , chúng ta phải dựa vào kiến thức đã học để mà làm ...
khi làm phải nắm vững lí thuyết . trong công nghiệp nếu làm theo kinh nghiệm năng suất sẽ không cao .những công việc mà chỉ áp dụng kinh nghiệm của mình thì chỉ phù hợp với những công việc đơn giản . còn những công việc phức tạp liên quan đến kĩ thuật đòi hỏi đến lí thuyết, trình độ hiểu biết khoa học và kĩ thuật .
Vì vậy học phải đi đôi với hành . trong thời đại khoa học - kĩ thuật thì càng phải học và học không ngừng .đời sống phát triễn nhanh chóng như hiện nay nếu không học ta sẽ không dáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội .
cốt lõi trong phương pháp học của la sơn phu tử là học đi dôi với hành . giữa học và hành có mối quan hệ với nhau chặt chẽ . học đóng vai trò chủ đạo soi sáng cho hành . hành giúp con người vận dụng ,củng cố , bổ sung và hoàn chỉnh lí thuyết đã dược học vào thực t
 
L

luanmeoph

lam giup voiggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffff
 
H

honghiaduong

Lý Công Uẩn và Chiếu dời đô
Mùa Thu năm Giáp Tuất (974) cuối thế kỷ thứ X, một bần dân làng Cổ Pháp xứ Kinh Bắc sinh ra một cậu con trai, đặt tên là Lý Công Uẩn, từ nhỏ đã bộc lộ tài năng, chí lớn khác thường. Lớn lên Lý Công uẩn đã làm quan to thời tiền Lê.
Theo truyền thuyết, ông thân sinh ra Lý Công Uẩn nhà nghèo, đi làm thuê nhà chùa Tiên Sơn đã phải lòng một tiểu nữ, làm nàng có thai. Nhà chùa đuổi đi chỗ khác. Hai vợ chồng dẫn nhau đến một khu rừng rậm, dừng lại nghỉ chân. Chồng bị chết đuối khi tìm nước để qua cơn khát, người vợ bất hạnh xin vào nghỉ nhờ chùa “Ứng Tâm” gần đấy. Đêm hôm trước sư trụ trì nằm mơ thấy Long thần báo mộng. “Dọn chùa cho sạch, ngày mai có Hoàng đế đến”, nhưng chỉ thấy một thiếu phụ có thai đến ngủ nhờ. Vài tháng sau khu Tam quan của chùa bỗng rực sáng, hương thơm lan toả. Người thiếu phụ kia sinh được con trai, 2 bàn tay có 4 chữ “sơn hà xã tắc”, trời nổi gió lớn mưa to, sản phụ chết ngay. Chú bé được nhà sư Vạn Hạnh đưa về nuôi dưỡng.
Cuối thu năm Kỷ Dậu (1009), khi đang làm quan Tả thân vệ Điện tiền chỉ huy sứ, vua Ngoạ triều băng hà, Lý Công Uẩn được Đào Cam Mộc cùng triều thần nhà Lê tôn lên làm vua, kết thúc triều Lê, mở đầu triều Lý. Vua hạ chiếu đại xá tù nhân, xoá bỏ ngục tù, kiện tụng được phép đến trực tâu, nhà vua thân hành ngồi xử kiện.
Lên ngôi báu vừa tròn 9 tháng. Mùa hè năm Canh Tuất (1010) Lý thái Tổ đã hạ chiếu rời đô từ Hoa Lư ra Đại La kinh phủ.
Sử sách chép rằng: “Lý Thái Tổ lên ngôi tự quốc bình thiên hạ chưa vội làm việc gì khác, mà trước tiên mưu tính việc đình đô, xét về sự quyết đoán, sáng suốt, mưu kế anh hùng, thực những vua tầm thường không thể theo kịp”.
Theo suy tính của Lý Thái Tổ thì kinh đô Hoa Lư chỉ có thế núi non hiểm trở thích hợp với yêu cầu phòng ngự lợi hại. Muốn đất nước thịnh vượng phải tìm đến một nơi mới, để xây dựng kinh đô trở thành một trung tâm chính trị, văn hoá của một quốc gia độc lập, hùng cường, nơi đó chỉ có thể là thành Đại La.
Trong chiếu dời đô hơn 200 từ Hán Việt đã thể hiện những ý tứ sâu sắc, thể thiện tầm nghĩ, tầm nhìn vừa sâu, vừa xa, vượt thời đại của một vị vua Đại Việt thông minh gần một nghìn năm về trước khi ông chọn Đại La làm kinh đô mới để mưu nghiệp lớn, tính kế phồn vinh trường kỳ cho sơn hà xã tắc và muôn đời con cháu mai sau.
Một đoạn văn trong chiếu dời đô nói rằng: “Ở trung tâm bờ cõi đất nước được cái thế “Rồng cuộn hổ ngồi”, vị trí ở giữa bốn phương đông, tây nam bắc, ở đó địa thế rộng mà bằng phẳng, vùng đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ sở vì ngập lụt, muôn vật phong phú tốt tươi. Xem khắp nước Việt ta - chỗ ấy là hơn cả, thật là chỗ hội hợp của bốn phương, là nơi đô thành bậc nhất của đế vương muôn đời”.
Sử gia Ngô Sĩ Liên khen rằng: “Núi là vạt áo che, sông là dải đai thắt, sau lưng là sông nước, trước mặt là biển, địa thế hùng mạnh mà hiếm, rộng mà dài, có thể là nơi vua ở hùng tráng, ngôi báu vững bền, hình thể Việt Nam không nơi nào hơn được nơi này”.
Chiếu dời đô là bản khai sinh của kinh đô Thăng Long rồi Hà Nội ngày nay. Nước nào trên thế giới cũng có kinh đô nhưng hiếm có kinh đô nào có bản khai sinh mang dấu ấn cả ngàn năm như kinh đô Thăng Long của Đại Việt gần ngàn năm về trước. Bây giờ đọc lại ta đều cảm phục tài năng, trí tuệ, tầm nhìn và ý chí sáng suốt, quyết đoán của Lý Thái Tổ sáng lập triều Lý tồn tại 215 năm trải qua 3 thế kỷ oai hùng.
Tục truyền rằng: Khi đoàn thuyền từ Hoa Lư ra đỗ dưới chân thành Đại La bỗng có rồng vàng hiện ra ở thuyền vua ngự, rồi bay vút lên cao. Nhà vua cho là điềm lành, tin vui liền cho đổi từ Đại La Thành thành “Thăng Long Thành”, xoá bỏ đi cái tên “Đại La” - đô hộ phủ đau thương của ngàn năm Bắc thuộc.
Rời đô ra Thăng Long, lợi ích về giao thương kinh tế đã rõ, còn về quân sự, tuy không có núi non hiểm trở như cựu đô Hoa Lư, nhưng vẫn rất lợi về đường giữ nước, giữ thành. Nếu kẻ thù phương Bắc tấn công xâm lược bằng đường bộ ắt phải vượt qua nhiều sông, mỗi sông là một phòng tuyến chặn giặc, tấn công bằng thuỷ quân, giặc phải qua hàng trăm dặm đường sông, dân làng tả hữu dòng sông sẵn sàng đánh giặc cả khi vào lẫn khi ra.
Đại La - Thăng Long nơi trung tâm trời đất, đúng ngôi nam bắc đông tây, như vậy là ngang tầm với đất Trung Nguyên của nước Trung Hoa láng giềng, rất xứng đáng là Kinh đô Đại Việt.
Sau hơn 200 năm xây dựng và phát triển, kinh đô Thăng Long thời ấy đã trở thành một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của quốc gia Đại Việt, một đô thị phồn vinh, đã bảo vệ vững chắc kinh đô, sơn hà xã tắc, đánh bại nhà Tống trên sông Như Nguyệt, chiến thằng Chiêm Thành khi đã huy động được sức mạnh toàn dân vào trận, tạo được thế nước ở đỉnh cao ngàn trượng đè bẹp quân thù, đập tan mộng tưởng “thôn tính Giao chỉ” như xưa, từ tác động của bài thơ bất hủ của lão tướng Lý Thường Kiệt động viên:
“Nam quèc s¬n hµ Nam ®Õ c­
TiÖt nhiªn ®Þnh phËn t¹i thiªn th­
Nh­ hµ nhgÞch lç lai x©m ph¹m
Nh­ ®¼nh hµnh khan hñ b¹i h­.”
Hai năm trước đó, (1075) bằng chiến lược “Tiên phát chế nhân” (tiến công để tự vệ) của triều Lý, Quân dân Đại Việt đánh vào đất Tống tại châu Khâu, châu Liêm diệt mầm mống xâm lược nước ta của vua tôi triều Tống.
Từ đó đến nay, trừ 143 năm triều Nguyễn di đô vào Huế, 853 năm qua, non sông đất nước ta dù phải trải qua bao vận hội và thử thách có lúc thăng trầm, Thăng Long vẫn là kinh đô của triều Trần nhà Hậu Lê, Lê Trung Hưng, nhà Nguyễn Tây Sơn, đang là Thủ đô của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với tên gọi mới: Thủ đô Hà Nội - một thủ đô anh hùng, 1 thủ đô hoà bình đang phát triển nhiều ưu thế nội tại để trở thành thủ đô văn minh, hiện đại, xứng đáng với lòng mong đợi của vua Lý Thái Tổ gần ngàn năm về trước: “Nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”.
 
H

honghiaduong

Nghị luận bài Hịch Tướng Sĩ của Trần Quốc Tuấn
Trần Quốc Tuấn là một vị tướng văn võ song toàn, người đã có công lớn trong 2 cuộc kháng chiến chống giặc Mông. Tên của ông luôn mãi được khắc sâu trong tâm trí mỗi người dân Việt Nam cùng với những trang sử vàng của dân tộc. Tác phẩm “Hịch tướng sĩ”-áng văn bất hủ được ông viết trước cuộc kháng chiến chống Nguyên-Mông lần II (1285) là lời hiệu triệu của toàn quân ra trận, nhưng cũng chất chứa một lòng yêu nước nồng nàn, thiết tha của vị Quốc công tiết chế này.
Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, những trang sử hào hùng đã ghi lại biết bao tấm gương của các anh hùng, những vị lãnh đạo kiệt xuất. Họ đã cống hiến cả cuộc đời cho nền độc lập nước nhà… và Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn là một trong số những vị anh hùng như thế! Điểm nổi bật ở Ông là tấm lòng thiết tha yêu nước của Tấm lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn đã thể hiện cao độ khi ông tố cáo tội ác của quân thù bằng lời lẽ đanh thép. Với bản chất ngang tàng, hống hách, chúng không chỉ coi thường dân ta, mà còn sỉ nhục triều đình từ vua đến quan: “ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê cho mà bắt nạn tể phụ”. Chúng ta càng căm tức bọn giặc hơn nữa khi chứng kiến hành động rất tàn bạo, tham lam, nhằm vơ vét của cải của nhân dân: “thác mệnh hốt tất liệt mà đòi ngọc lụa, để thỏa lòng tham không cùng, giả hiêu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vơ vét của kho có hạn.” Thật là một bọn cầm thú, chẵng khác nào dê, *** hổ đói, cú diều. Vậy mục đích của tác giả khi tố cáo tội ác của quân thù là khích lệ lòng căm thù giặc của tướng sĩ, của toàn dân và khơi gợi nỗi nhục mất nước của 1 dân tộc.
Trước nạn ngoại xâm, quốc gia dân tộc đang lâm nguy. Trần Quốc Tuấn không khỏi băn khoăn lo lắng, đến độ quên ăn, mất ngủ, xót xa như đứt từng khúc ruột. Nỗi lo lắng đó được ông bày tỏ với binh sĩ: “Ta thường đến bữa quên ăn, nữa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa”. Nỗi niềm ấy được chuyển hóa, nâng lên thành niềm uất hận ngàn thâu, chứa chan trong lòng khi chưa rửa được nhục cho tổ quốc, quyết không đội trời chung với giặc: “xả thịt lột da, nuốt gan, uống máu quân thù.” Không chỉ căm thù giặc mà trần Quốc Tuấn còn nguyện hy sinh thân mình cho sự nghiệp đánh đuổi ngoại xâm, giành lại độc lập cho dân tộc: “dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.” Trần Quốc Tuấn quả là một con người yêu nước thương dân, ông đúng là tấm gương sáng cho binh sĩ noi theo để mà biết hy sinh bản thân vì nước vì dân.
Một vị tướng tài ba, ngoài lòng yêu nước, họ còn phải biết yêu thương binh sĩ. Và Trần Quốc Tuấn đã hội tụ đủ những yếu tố đó. Ông luôn quan tâm, chia sẻ, xem binh sĩ như những người anh em khi xông pha trận mạc cũng như khi thái bình: “không có mặc thì ta cho cơm, không có ăn thì ta cho cơm, quan nhỏ thì ta thăng chức, lương ít thì ra cấp bổng, đi thủy thì cho thuyền, đi bộ thì ta cho ngựa”. Thật là cảm động thay cho tình sâu nghĩa nặng của ông đối với binh sĩ. Cũng chính nhờ tình cảm đó đã thắp lên ngọn lửa yêu nước trong lòng họ.
Yêu thương, lo lắng binh sĩ không đơn thuần chỉ là những lời khuyên nhủ nhẹ nhành mà là nghiêm khắc, quyết liệt phê phán những việc làm sai trái của họ: thờ ơ, bàng quan trước vận mệnh tổ quốc lâm nguy: “thấy nước nhục mà không biết lo, thấy chủ nhục mà không biết thẹn, làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức”. Đó là những hành động hưởng lạc, ham vui, quên mất trách nhiệm của mình đối với vận mệnh tổ quốc: “lấy việc chọi gà làm vui đùa, lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển, hoặc vui thú vườn ruộng, hoặc quyến luyến vợ con, hoặc lo làm giàu mà quên việc nước, hoặc ham săn bắn mà quên việc binh, hoặc thích uống rượu, hoặc mê ca hát.” Những lời giáo huấn của ông thật ý nghĩa, nó đã thức tỉnh biết bao binh lính lầm đường lạc lối trở về con đường đúng đắn, giúp họ nhận thức hơn về độc lập dân tộc. Và hơn hết là chỉ ra những việc cần làm đó là hãy đề cao cảnh giác, đoàn kết với nhau trước nguy cơ bị nước ngoài lăm le bờ cõi, đặc biệt hãy chăm học “Binh thư yếu lược” do chính trần Quốc Tuấn biên soạn cũng là một cách rèn luyện để chiến thắng quân thù
Toàn bộ văn bản “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn đã chứng minh được một điều rằng: ông là một vị tướng kiệt suất tài ba, không những giỏi về quân sự mà còn văn chương xuất chúng, mấy ai sánh được. Ngoài ra ông còn thấm đẫm một niềm thương dân sâu sắc, là tiêu biểu cho lòng yêu nước lúc bấy giờ. Tác phẩm này của ông xứng đáng là một ánh thiên cổ hùng văn trong nền văn học nước nhà. Tên tuổi của Ông đã gắn liền với những chiến công hiển hách của dân tộc.
 
H

honghiaduong

Bình Ngô đại cáo là bài cáo của Nguyễn Trãi viết bằng chữ Hán vào mùa xuân năm 1428, thay lời Bình Định vương Lê Lợi để tuyên cáo kết thúc cuộc kháng chiến chống Minh, giành lại độc lập cho Đại Việt.

Về mặt văn chương, tác phẩm được người đương thời, ngay cả hậu thế, đều rất thán phục và coi là thiên cổ hùng văn. Có nhiều ý kiến cho rằng: đây được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ 2 của Việt Nam (sau bài thơ Thần của Lý Thường Kiệt và trước bản Tuyên ngôn độc lập năm 1945 của Hồ Chí Minh).

Tác giả bài Đại Cáo này là khai quốc công thần của nhà Hậu Lê, Nguyễn Trãi. Ông tuy không tham gia khởi nghĩa Lam Sơn từ những ngày đầu, nhưng cũng theo phò Bình định Vương Lê Lợi từ khi nghĩa quân Lam Sơn còn ở thế yếu trước sự đàn áp của quân Minh, đã vạch ra nhiều kế sách giúp cho nghĩa quân Lam Sơn thu phục nhân tâm và giành được ưu thế trên chiến trường. Tương truyền, ông là người nghĩ ra kế sách viết dòng chữ “Lê Lợi vi quân, Nguyễn Trãi vi thần” (Lê Lợi làm vua, Nguyễn Trãi làm tôi thần) trên lá cây, tạo ra như một điềm trời, khẳng định về yếu tố "thiên mệnh" cho Lê Lợi, làm lòng người nhanh chóng hướng về nghĩa quân Lam Sơn.

Sau khi lên ngôi, Lê Thái Tổ đã phong thưởng cho Nguyễn Trãi là bậc cao trọng nhất bên văn quan, ông được ban quốc tính (tức được mang họ vua, họ Lê), tước Hầu (Quan Phục Hầu) chỉ kém tước Công một bậc. Trên thực tế ông vừa là cố vấn, vừa là quân sư, nhà chính trị, tài kiêm văn võ rất thân với vua.
 
U

uocmovahoaibao

Từ xa xưa, nhân dân ta đã có câu tục ngữ “Học phải đi đôi với hành”, tức là lí thuyết hay phải đi đôi với thực hành giỏi. Điều đó cũng đã được La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp trình bày trong bài Bàn luận về phép học. Vậy giữa “học” và “hành” có mỗi quan hệ như thế nào?
“Học” là gì? Học là thu nhận kiến thức, là luyện tập kĩ năng do người khác truyền lại. Học là tiếp thu mọi thông tin về thế giới xung quanh trên mọi mặt, giúp con người mở mang tâm nhìn, biết suy nghĩ, cập nhật thông tin, tình hình. Học là khám phá những vấn đề mới mẻ: học từ sách vở, báo chí, thầy cô, bạn bè, học qua ti vi, đài, mạng vi tính … “Hành” là gì? Hành là thực hành, là làm, là sử dụng vốn tri thức của mình vào cuộc sống. Nếu chỉ biết tiếp thu một cách bị động, không biết áp dụng, thì kiến thức thu lượm được chỉ là một mớ lí thuyết suông, thiếu đi sự kiểm chứng lý thuyết vào cuộc sống.Học để làm gì? Học để biết rõ đạo lí, để làm người tốt. Học để có tri thức, có thể vận dụng vào cuộc sống, phục vụ cho bản thân, cho đất nước. Hành để làm gì? Là làm để quen tay, có kĩ năng thành thạo, như câu tục ngữ của người dân lao động “Trăm hay không bằng tay quen”. Chỉ khi “hành”, người học mới hiểu tường tận gốc rễ của công việc, đồng thời thấy chỗ chưa hợp lí của lí thuyết để điều chỉnh.
Nếu “học” mà không chịu “hành” thì sao? Khi đó, chúng ta chỉ giỏi lí thuyết, hiểu biết sách vở, đó là lí thuyết suông. Khi thực hành thì sẽ lúng túng. Cũng như khi chúng ta học về nông nghiệp, dù có học thuộc lòng, lí thuyết dù có giỏi nhưng nếu chưa từng tự tay cấy lúa, nhổ mạ, chăm sóc ruộng đồng thì vẫn chưa nắm rõ được bài học. “Hành” mà không học thì cũng không có kết quả cao, nhất là trong thời đại khoa học – kĩ thuật đang phát triển như hiện nay.
Đối với sĩ tử ngày xưa, đi học là để hiểu rõ Đạo. Đó là lẽ đối xử hằng ngày giữa con người với nhau. Người đi học mà không hiểu rõ đạo, không biết vận dụng đạo lý thánh hiền để cư xử với nhau mà chỉ “đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi,không còn biết đến tam cương, ngũ thường”. Chắc chắn điều đó sẽ dẫn đến kết quả “chúa tầm thường thần nịnh hót”. Và hậu quả tất yếu sẽ là “ nước mất nhà tan ”. Ngược lại, nếu mọi người biết vận dụng lẽ đạo vào trong cuộc sống thì xã hội sẽ tốt đẹp hơn nhiều. La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã nhấn mạnh “Đạo học thành thì người tốt nhiều,người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị”.
Vì vậy, học phải đi đôi với hành là phương pháp tốt nhất. Học và hành luôn gắn chặt vào nhau, hỗ trợ cho nhau. “Theo điều học mà làm” chính là xoay quanh việc học và áp dụng. Không học vẹt, lý thuyết suông mà phải kết hợp với thực hành. Cuộc sống càng sôi động, nhộn nhịp, ta càng phải học để theo cho kịp sự phát triển của xã hội. do đó, “học đi đôi với hành” của Nguyễn Thiếp càng có ý nghĩa. Nó nhắc nhở ta cách học, phương pháp học để trở thành người công dân có ích cho xã hội, giúp ta trở thành con người toàn diện, vừa có kiến thức vừa có kĩ năng.
Tóm lại, từ việc tìm hiểu bài tấu “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, chúng ta nhận thấy rằng hai yếu tố “học” và “hành” đều có tầm quan trọng như nhau và quan hệ mật thiết với nhau. La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp thật có tầm nhìn xa rộng, có chiều sâu về một chiến lược lâu dài. Rất tiếc, triều đại của Vua Quang Trung chẳng được bao lâu. Nhưng dù sao, quan điểm của La Sơn Phu Tử vẫn là những viên gạch vững chắc đầu tiên trong nền tảng lí luận của sự nghiệp giáo dục và đào tạo Việt Nam.



Nếu bạn thấy hài lòng thì hãy cảm ơn mình nhé! :)>-
 
T

tanpopo_98

Đây là bài làm của Tan: :')

Qua văn bản "Bàn luận về phép học" của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, ta thấy rõ được những tác dụng tích cực của việc học đúng phương pháp cũng như hậu quả xấu của việc học hình thức. Nổi bật hơn cả, tác giả muốn nói về mối quan hệ giữa Học và Hành.

Kẻ sĩ từ xưa đến nay cố gắng học tập là để học làm người, học cách sống sao cho phải đạo. Nếu không có việc học thì lấy đâu ra những hiểu biết, cuối cùng thì cũng chỉ quay đi quẩn lại ở cái xó của riêng mình cho đến già rồi chết mà thôi. Tuy vậy, vẫn còn rất nhiều thành phần, vì ham danh lợi mà theo cái lối học hình thức hòng mua chức mua quyền dẫn đến "chúa tầm thường, thần nịnh nót" mà gây ra "nước mất, nhà tan". Đó là cách học sai trái mà không chỉ ở thời xưa mà còn ở ngày nay. Học - mà chỉ đăm đăm vào nhồi nhét kiến thức, cố trương mắt ra để "nuốt" từng từ, từng chữ trong sách vở. Hay chăng kẻ học sĩ chỉ biết chúi đầu học thuộc hết sách này vở nọ, bô bô mở miệng ra là nói về hai chữ Nhân ~ Nghĩa mà trong cuộc sống đời thường không sống cho đáng là một CON NGƯỜi, giả nhân giả nghĩa, đối xử tệ bạc với người khác? Thật đáng là trò cười cho thiên hạ. Chỉ ra thế để muốn nói về hai chữ "Học" và "Hành". Tức có học nhiều bao nhiêu, có tự hào về kiến thức "uyên bác", có hiểu biết "sâu xa" bao nhiêu nhưng không biết áp dụng vào đời thường, không biết cách đối nhân xử thế thì cuối cùng, từng ấy thứ gọi là "Kiến thức" cũng chỉ là một mớ lý thuyết sáo rỗng không đáng một xu. Há chẳng phải lâu nay anh mang cái danh "đi học" nhưng hóa ra chẳng nghiệm ra được gì hay sao? Nếu chỉ được vậy, một kẻ thất học cũng có quyền cười khẩy, khinh bỉ mà rằng :"Anh ta học thế nào tôi chẳng biết nhưng nhìn cách anh ta làm, anh ta đối xử với mọi người thì anh ta cũng chả hơn một kẻ một chữ bẻ đôi cũng không biết như tôi."

Tóm lại, ngay từ trên ghế nhà trường, học sinh chúng ta cần biết hướng mình về lối đi đúng, biết xác định cho mình cách học tốt nhất, tránh lối học hình thức, học sáo rỗng, không biết áp dụng vào cuộc sống và phải nhớ lấy "Học phải đi đôi với hành".

~ Bài làm 30p của mình >_< có gì sửa nhé .... :')
 
B

bigbang2648

Bình Ngô đại cáo là bài cáo của Nguyễn Trãi viết bằng chữ Hán vào mùa xuân năm 1428, thay lời Bình Định vương Lê Lợi để tuyên cáo kết thúc cuộc kháng chiến chống Minh, giành lại độc lập cho Đại Việt.

Về mặt văn chương, tác phẩm được người đương thời, ngay cả hậu thế, đều rất thán phục và coi là thiên cổ hùng văn. Có nhiều ý kiến cho rằng: đây được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ 2 của Việt Nam (sau bài thơ Thần của Lý Thường Kiệt và trước bản Tuyên ngôn độc lập năm 1945 của Hồ Chí Minh).

Tác giả bài Đại Cáo này là khai quốc công thần của nhà Hậu Lê, Nguyễn Trãi. Ông tuy không tham gia khởi nghĩa Lam Sơn từ những ngày đầu, nhưng cũng theo phò Bình định Vương Lê Lợi từ khi nghĩa quân Lam Sơn còn ở thế yếu trước sự đàn áp của quân Minh, đã vạch ra nhiều kế sách giúp cho nghĩa quân Lam Sơn thu phục nhân tâm và giành được ưu thế trên chiến trường. Tương truyền, ông là người nghĩ ra kế sách viết dòng chữ “Lê Lợi vi quân, Nguyễn Trãi vi thần” (Lê Lợi làm vua, Nguyễn Trãi làm tôi thần) trên lá cây, tạo ra như một điềm trời, khẳng định về yếu tố "thiên mệnh" cho Lê Lợi, làm lòng người nhanh chóng hướng về nghĩa quân Lam Sơn.

Sau khi lên ngôi, Lê Thái Tổ đã phong thưởng cho Nguyễn Trãi là bậc cao trọng nhất bên văn quan, ông được ban quốc tính (tức được mang họ vua, họ Lê), tước Hầu (Quan Phục Hầu) chỉ kém tước Công một bậc. Trên thực tế ông vừa là cố vấn, vừa là quân sư, nhà chính trị, tài kiêm văn võ rất thân với vua.
 
C

chaytheo_xerac_timxac_nguoiyeu

de 1

MB: Thời đại công nghiệp hoá - hiện đại hoá phát triển đất nc ngày nay mọi người k chỉ quan tâm hơn tới vẻ đẹp bề ngoài của ngôi nhà, của đường phố mà bản thân mỗi người, đặc biệt là học sinh hiện nay cũng đang quan tâm chú ý hơn tới vẻ đẹp bên ngoài của mỳnk. Đó quả là 1 điều đáng vui mừng nhưng thực trạng trang phục của 1 bộ phận học sinh hiện nay lại đang làm mất dần phong cách và vẻ đẹp của con người Việt Nam truyền thống.
_TB:
+ Trang phục áo dài của VN đc Unessco công nhận là di sản văn hoá thế giới. Đó quả là niềm tự hào của toàn nhân dân. Nhưng học sinh hiện nay đang làm mất dần vẻ đẹp ấy. Điều đó là đúng hay sai?
+ Học sinh bây h là 1 "tập đoàn" lớn toàn là các thế hệ 8x, 9x năng động, trẻ trung, sôi nổi, sống theo 1 cách khác, nghĩ theo 1 cách khác, làm theo 1 cách khác....điều đó k sai, thậm chí là rất tích cực nhưng trong đó, có 1 số phần tử của xã hội đã sống, nghĩ và làm theo 1 hướng rất tiêu cực.
+ Chính cái phong cách sống, nghĩ và làm của HS nói riêng và thế hệ trẻ nói chung ấy đã tác động k nhỏ tới nhận định của HS. Lớp trẻ bây h k thể mặc áo bà ba dịu dàng, k thể mặc áo dài duyên dáng....do cuộc sống của họ quá nhộn nhịp và sôi nổi, và họ cũng k thể theo suy nghĩ lạc hậu của các bà các mẹ, vì thế nên việc HS "diện" quần jean áo phông hiện nay đc cho là rất trẻ trung, năng động
+ k phải HS nào cũng có thể mặc áo dài khi đến trường hay trong những ngày hội, ngày lễ nhưng cũng k có nghĩa là đc ăn mặc 1 cách tự do k có văn hoá.
+ Những chiếc áo, váy ngắn cũn cỡn, với vô vàn những hình ảnh k phù hợp bắt đầu xuất hiện.
+ Những chiếc quần thủng vá lỗ chỗ lại đc HS diện bởi vì "mốt".
+ Việc xỏ lỗ mũi, lỗ tai bắt đầu trở thành 1 trào lưu
+ Đầu tóc nhuộm, ép....bắt đầu phổ biến
--> Hình ảnh người VN bắt đầu bị lu mờ trong mắt người quốc tế
+ Các GSTS, các nhà văn, nhà phê bình....đã từng nói: " Giới trẻ đặc biệt là học sinh thời nay ăn mặc quá lố bịch,...", xã hội lên tiếng phê bình, cha mẹ suốt ngày trách mắng....
+ Những chiếc áo phông hình con thỏ hay chuôt Mickey ngộ nghĩnh, dễ thương đc thay dần bằng những đầu lâu, xương người, hay những lời lẽ Tiếng Anh thô lỗ. Có bạn kịch liệt phản đối, phê bình, lên án, có bạn lại săn tỳm những chiếc áo đó như là "mốt" để khoe bạn bè....
+ Những chiếc quần jean năng động thay dần = những quần rách lung tung, và cũng đc ưa chuộng vì "mốt"
+ Đâu phải mặc những chiếc áo k phù hợp là sành điệu? Đâu phải diện quần mốt mới là dân chơi? Chúng ta còn là những HS - chủ nhân tương lai của đất, cần phải gìn giữ và phát huy truyền thống tốt đẹp cua dân tộc
+ Nhưng k phải tất cả HS bây h đều đua đòi theo những "mốt" đó.
+ HS chúng ta chỷ cần ăn mặc thật thoải mái, miễn là k hở hang quá mức hay những bộ trang phục k phù hợp vs lứa tuổi và cộng đồng.
+ Nhưng các bậc phụ huynh, thầy cô cũng k nên quá khe khắt vs việc trang phục của HS. Những suy nghĩ con gái phải nhẹ nhàng, dịu dàng, nữ tính vs váy và màu hồng là những suy nghĩ quá cổ hủ và lạc hậu. Nhịp sống sôi động của lớp trẻ thời nay cho phép HS nữ đc mặc những trang phục phù hợp, thậm chí là hơi...con trai. Các bậc phụ huynh và cha mẹ nên chấp nhận những nếp sống, suy nghĩ cũng như phong cách của con cái
+ Nhưng k vì thế mà muốn “diện” trang phục thế nèo cũng đc. Bởi vì kéo theo đó còn là mặt trái – tác hại của những phong cách ăn mặc của HS hiện nay:
+ Việc mặc những bộ trang phục theo ý thích k sai nhưng còn phụ thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện kinh tế gia đình. 1 “công tử” hay “ tiểu thư” nhà nghèo chạy theo “mốt” hoàn toàn là tác hại, điều kiện gia đình k khá giả, cha mẹ làm nông chân lấm tay bùn để có từng đồng bạc cho con sắm quần mua áo, điều đó là k thể chấp nhận đc. Nhưng học trò bồng bột, áo đẹp quần xinh có khả năng “cám dỗ” hơn những công việc ướt đầm lưng áo ngoài ruộng. Đó k phải là hành động tốt, đó là hành động đua đòi những trang phục xa xỉ vs điều kiện gia đình.
+ 1 bộ phận nhỏ HS cũng lao đầu theo những mốt quần mốt áo mới mà quên mất nhiệm vụ học tập, giúp đỡ gia đình. Đó lại là 1 tác động k nhỏ rất có hại cho HS
+ Từ đơn giản những việc rất nhỏ như cái quần cái áo, cũng sẽ khiến 1 số HS “ bận bịu” mải lo trang phục mà sa đà vào việc ăn chơi đua đòi
.......
_KB: Vẻ đẹp bên ngoài của con người bắt đầu đc cải thiện, đặc biệt là lớp trẻ nói chung và HS nói riêng hiện nay. Việc những bộ trang phục của HS k phù hợp vẫn còn tồn tại. Chúng ta - những mầm non tương lai phải gìn giữ và phát huy truyền thống của dân tộc. Điều đó k có nghĩa HS phải "diện" trang phục áo dài truyền thống. Nhưng trang phục của học sinh cần phải phù hợp vs điều kiện, lứa tuổi và xã hội. Có thể ăn mặc theo phong cách của mỳnk, thoải mái và k gây cảm giác khó chịu miễn là k hở hang quá mức hay ảnh hưởng tới nét đẹp văn hoá dân tộc ngàn đời nay. Và xã hội nói chung và các bậc phụ huynh nói riêng cũng k nên gò bó HS qua mức trong việc trang phục, ăn mặc, hãy rộng lòng tiếp nhận phong cách mới, suy nghĩ mới của lớp trẻ nói chung và HS nói riêng hiện nay.
 
C

chaytheo_xerac_timxac_nguoiyeu

de 2MB: Thời đại công nghiệp hoá - hiện đại hoá phát triển đất nc ngày nay mọi người k chỉ quan tâm hơn tới vẻ đẹp bề ngoài của ngôi nhà, của đường phố mà bản thân mỗi người, đặc biệt là học sinh hiện nay cũng đang quan tâm chú ý hơn tới vẻ đẹp bên ngoài của mỳnk. Đó quả là 1 điều đáng vui mừng nhưng thực trạng trang phục của 1 bộ phận học sinh hiện nay lại đang làm mất dần phong cách và vẻ đẹp của con người Việt Nam truyền thống.
_TB:
+ Trang phục áo dài của VN đc Unessco công nhận là di sản văn hoá thế giới. Đó quả là niềm tự hào của toàn nhân dân. Nhưng học sinh hiện nay đang làm mất dần vẻ đẹp ấy. Điều đó là đúng hay sai?
+ Học sinh bây h là 1 "tập đoàn" lớn toàn là các thế hệ 8x, 9x năng động, trẻ trung, sôi nổi, sống theo 1 cách khác, nghĩ theo 1 cách khác, làm theo 1 cách khác....điều đó k sai, thậm chí là rất tích cực nhưng trong đó, có 1 số phần tử của xã hội đã sống, nghĩ và làm theo 1 hướng rất tiêu cực.
+ Chính cái phong cách sống, nghĩ và làm của HS nói riêng và thế hệ trẻ nói chung ấy đã tác động k nhỏ tới nhận định của HS. Lớp trẻ bây h k thể mặc áo bà ba dịu dàng, k thể mặc áo dài duyên dáng....do cuộc sống của họ quá nhộn nhịp và sôi nổi, và họ cũng k thể theo suy nghĩ lạc hậu của các bà các mẹ, vì thế nên việc HS "diện" quần jean áo phông hiện nay đc cho là rất trẻ trung, năng động
+ k phải HS nào cũng có thể mặc áo dài khi đến trường hay trong những ngày hội, ngày lễ nhưng cũng k có nghĩa là đc ăn mặc 1 cách tự do k có văn hoá.
+ Những chiếc áo, váy ngắn cũn cỡn, với vô vàn những hình ảnh k phù hợp bắt đầu xuất hiện.
+ Những chiếc quần thủng vá lỗ chỗ lại đc HS diện bởi vì "mốt".
+ Việc xỏ lỗ mũi, lỗ tai bắt đầu trở thành 1 trào lưu
+ Đầu tóc nhuộm, ép....bắt đầu phổ biến
--> Hình ảnh người VN bắt đầu bị lu mờ trong mắt người quốc tế
+ Các GSTS, các nhà văn, nhà phê bình....đã từng nói: " Giới trẻ đặc biệt là học sinh thời nay ăn mặc quá lố bịch,...", xã hội lên tiếng phê bình, cha mẹ suốt ngày trách mắng....
+ Những chiếc áo phông hình con thỏ hay chuôt Mickey ngộ nghĩnh, dễ thương đc thay dần bằng những đầu lâu, xương người, hay những lời lẽ Tiếng Anh thô lỗ. Có bạn kịch liệt phản đối, phê bình, lên án, có bạn lại săn tỳm những chiếc áo đó như là "mốt" để khoe bạn bè....
+ Những chiếc quần jean năng động thay dần = những quần rách lung tung, và cũng đc ưa chuộng vì "mốt"
+ Đâu phải mặc những chiếc áo k phù hợp là sành điệu? Đâu phải diện quần mốt mới là dân chơi? Chúng ta còn là những HS - chủ nhân tương lai của đất, cần phải gìn giữ và phát huy truyền thống tốt đẹp cua dân tộc
+ Nhưng k phải tất cả HS bây h đều đua đòi theo những "mốt" đó.
+ HS chúng ta chỷ cần ăn mặc thật thoải mái, miễn là k hở hang quá mức hay những bộ trang phục k phù hợp vs lứa tuổi và cộng đồng.
+ Nhưng các bậc phụ huynh, thầy cô cũng k nên quá khe khắt vs việc trang phục của HS. Những suy nghĩ con gái phải nhẹ nhàng, dịu dàng, nữ tính vs váy và màu hồng là những suy nghĩ quá cổ hủ và lạc hậu. Nhịp sống sôi động của lớp trẻ thời nay cho phép HS nữ đc mặc những trang phục phù hợp, thậm chí là hơi...con trai. Các bậc phụ huynh và cha mẹ nên chấp nhận những nếp sống, suy nghĩ cũng như phong cách của con cái
+ Nhưng k vì thế mà muốn “diện” trang phục thế nèo cũng đc. Bởi vì kéo theo đó còn là mặt trái – tác hại của những phong cách ăn mặc của HS hiện nay:
+ Việc mặc những bộ trang phục theo ý thích k sai nhưng còn phụ thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện kinh tế gia đình. 1 “công tử” hay “ tiểu thư” nhà nghèo chạy theo “mốt” hoàn toàn là tác hại, điều kiện gia đình k khá giả, cha mẹ làm nông chân lấm tay bùn để có từng đồng bạc cho con sắm quần mua áo, điều đó là k thể chấp nhận đc. Nhưng học trò bồng bột, áo đẹp quần xinh có khả năng “cám dỗ” hơn những công việc ướt đầm lưng áo ngoài ruộng. Đó k phải là hành động tốt, đó là hành động đua đòi những trang phục xa xỉ vs điều kiện gia đình.
+ 1 bộ phận nhỏ HS cũng lao đầu theo những mốt quần mốt áo mới mà quên mất nhiệm vụ học tập, giúp đỡ gia đình. Đó lại là 1 tác động k nhỏ rất có hại cho HS
+ Từ đơn giản những việc rất nhỏ như cái quần cái áo, cũng sẽ khiến 1 số HS “ bận bịu” mải lo trang phục mà sa đà vào việc ăn chơi đua đòi
.......
_KB: Vẻ đẹp bên ngoài của con người bắt đầu đc cải thiện, đặc biệt là lớp trẻ nói chung và HS nói riêng hiện nay. Việc những bộ trang phục của HS k phù hợp vẫn còn tồn tại. Chúng ta - những mầm non tương lai phải gìn giữ và phát huy truyền thống của dân tộc. Điều đó k có nghĩa HS phải "diện" trang phục áo dài truyền thống. Nhưng trang phục của học sinh cần phải phù hợp vs điều kiện, lứa tuổi và xã hội. Có thể ăn mặc theo phong cách của mỳnk, thoải mái và k gây cảm giác khó chịu miễn là k hở hang quá mức hay ảnh hưởng tới nét đẹp văn hoá dân tộc ngàn đời nay. Và xã hội nói chung và các bậc phụ huynh nói riêng cũng k nên gò bó HS qua mức trong việc trang phục, ăn mặc, hãy rộng lòng tiếp nhận phong cách mới, suy nghĩ mới của lớp trẻ nói chung và HS nói riêng hiện nay.
 
C

chaytheo_xerac_timxac_nguoiyeu

de 3

MB: Thời đại công nghiệp hoá - hiện đại hoá phát triển đất nc ngày nay mọi người k chỉ quan tâm hơn tới vẻ đẹp bề ngoài của ngôi nhà, của đường phố mà bản thân mỗi người, đặc biệt là học sinh hiện nay cũng đang quan tâm chú ý hơn tới vẻ đẹp bên ngoài của mỳnk. Đó quả là 1 điều đáng vui mừng nhưng thực trạng trang phục của 1 bộ phận học sinh hiện nay lại đang làm mất dần phong cách và vẻ đẹp của con người Việt Nam truyền thống.
_TB:
+ Trang phục áo dài của VN đc Unessco công nhận là di sản văn hoá thế giới. Đó quả là niềm tự hào của toàn nhân dân. Nhưng học sinh hiện nay đang làm mất dần vẻ đẹp ấy. Điều đó là đúng hay sai?
+ Học sinh bây h là 1 "tập đoàn" lớn toàn là các thế hệ 8x, 9x năng động, trẻ trung, sôi nổi, sống theo 1 cách khác, nghĩ theo 1 cách khác, làm theo 1 cách khác....điều đó k sai, thậm chí là rất tích cực nhưng trong đó, có 1 số phần tử của xã hội đã sống, nghĩ và làm theo 1 hướng rất tiêu cực.
+ Chính cái phong cách sống, nghĩ và làm của HS nói riêng và thế hệ trẻ nói chung ấy đã tác động k nhỏ tới nhận định của HS. Lớp trẻ bây h k thể mặc áo bà ba dịu dàng, k thể mặc áo dài duyên dáng....do cuộc sống của họ quá nhộn nhịp và sôi nổi, và họ cũng k thể theo suy nghĩ lạc hậu của các bà các mẹ, vì thế nên việc HS "diện" quần jean áo phông hiện nay đc cho là rất trẻ trung, năng động
+ k phải HS nào cũng có thể mặc áo dài khi đến trường hay trong những ngày hội, ngày lễ nhưng cũng k có nghĩa là đc ăn mặc 1 cách tự do k có văn hoá.
+ Những chiếc áo, váy ngắn cũn cỡn, với vô vàn những hình ảnh k phù hợp bắt đầu xuất hiện.
+ Những chiếc quần thủng vá lỗ chỗ lại đc HS diện bởi vì "mốt".
+ Việc xỏ lỗ mũi, lỗ tai bắt đầu trở thành 1 trào lưu
+ Đầu tóc nhuộm, ép....bắt đầu phổ biến
--> Hình ảnh người VN bắt đầu bị lu mờ trong mắt người quốc tế
+ Các GSTS, các nhà văn, nhà phê bình....đã từng nói: " Giới trẻ đặc biệt là học sinh thời nay ăn mặc quá lố bịch,...", xã hội lên tiếng phê bình, cha mẹ suốt ngày trách mắng....
+ Những chiếc áo phông hình con thỏ hay chuôt Mickey ngộ nghĩnh, dễ thương đc thay dần bằng những đầu lâu, xương người, hay những lời lẽ Tiếng Anh thô lỗ. Có bạn kịch liệt phản đối, phê bình, lên án, có bạn lại săn tỳm những chiếc áo đó như là "mốt" để khoe bạn bè....
+ Những chiếc quần jean năng động thay dần = những quần rách lung tung, và cũng đc ưa chuộng vì "mốt"
+ Đâu phải mặc những chiếc áo k phù hợp là sành điệu? Đâu phải diện quần mốt mới là dân chơi? Chúng ta còn là những HS - chủ nhân tương lai của đất, cần phải gìn giữ và phát huy truyền thống tốt đẹp cua dân tộc
+ Nhưng k phải tất cả HS bây h đều đua đòi theo những "mốt" đó.
+ HS chúng ta chỷ cần ăn mặc thật thoải mái, miễn là k hở hang quá mức hay những bộ trang phục k phù hợp vs lứa tuổi và cộng đồng.
+ Nhưng các bậc phụ huynh, thầy cô cũng k nên quá khe khắt vs việc trang phục của HS. Những suy nghĩ con gái phải nhẹ nhàng, dịu dàng, nữ tính vs váy và màu hồng là những suy nghĩ quá cổ hủ và lạc hậu. Nhịp sống sôi động của lớp trẻ thời nay cho phép HS nữ đc mặc những trang phục phù hợp, thậm chí là hơi...con trai. Các bậc phụ huynh và cha mẹ nên chấp nhận những nếp sống, suy nghĩ cũng như phong cách của con cái
+ Nhưng k vì thế mà muốn “diện” trang phục thế nèo cũng đc. Bởi vì kéo theo đó còn là mặt trái – tác hại của những phong cách ăn mặc của HS hiện nay:
+ Việc mặc những bộ trang phục theo ý thích k sai nhưng còn phụ thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện kinh tế gia đình. 1 “công tử” hay “ tiểu thư” nhà nghèo chạy theo “mốt” hoàn toàn là tác hại, điều kiện gia đình k khá giả, cha mẹ làm nông chân lấm tay bùn để có từng đồng bạc cho con sắm quần mua áo, điều đó là k thể chấp nhận đc. Nhưng học trò bồng bột, áo đẹp quần xinh có khả năng “cám dỗ” hơn những công việc ướt đầm lưng áo ngoài ruộng. Đó k phải là hành động tốt, đó là hành động đua đòi những trang phục xa xỉ vs điều kiện gia đình.
+ 1 bộ phận nhỏ HS cũng lao đầu theo những mốt quần mốt áo mới mà quên mất nhiệm vụ học tập, giúp đỡ gia đình. Đó lại là 1 tác động k nhỏ rất có hại cho HS
+ Từ đơn giản những việc rất nhỏ như cái quần cái áo, cũng sẽ khiến 1 số HS “ bận bịu” mải lo trang phục mà sa đà vào việc ăn chơi đua đòi
.......
_KB: Vẻ đẹp bên ngoài của con người bắt đầu đc cải thiện, đặc biệt là lớp trẻ nói chung và HS nói riêng hiện nay. Việc những bộ trang phục của HS k phù hợp vẫn còn tồn tại. Chúng ta - những mầm non tương lai phải gìn giữ và phát huy truyền thống của dân tộc. Điều đó k có nghĩa HS phải "diện" trang phục áo dài truyền thống. Nhưng trang phục của học sinh cần phải phù hợp vs điều kiện, lứa tuổi và xã hội. Có thể ăn mặc theo phong cách của mỳnk, thoải mái và k gây cảm giác khó chịu miễn là k hở hang quá mức hay ảnh hưởng tới nét đẹp văn hoá dân tộc ngàn đời nay. Và xã hội nói chung và các bậc phụ huynh nói riêng cũng k nên gò bó HS qua mức trong việc trang phục, ăn mặc, hãy rộng lòng tiếp nhận phong cách mới, suy nghĩ mới của lớp trẻ nói chung và HS nói riêng hiện nay.
 
Top Bottom