[ văn 7 ]Ôn tập phần văn 7

H

hiensau99

II. Các định nghĩa
1. Ca dao - dân ca
- Thơ ca dân gian; những bài thơ - bài hát trữ tình dân gian do quần chúng nhân dân sáng tác - biểu diễn và truyền miệng từ đời này qua đời khác.
- Ca dao là phần lời đã tước bỏ đi tiếng đệm, lát, ...
2. Tục ngữ
Những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt, được vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn, tiếng nói hàng ngày.
3. Thơ trữ tình
Một thể loại văn học phản ánh cuộc sống bằng cảm xúc trực tiếp của người sáng tác. Văn bản thơ trữ tình thường có vần điệu, nhịp điệu, ngôn ngữ cô đọng, mang tính cách điệu cao.
4. Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
- 7 tiếng/câu, 4 câu/bài, 28 tiếng/ bài;
- Kết cấu: câu 1 - khai, câu 2 - thừa, câu 3 - chuyển, câu 4 - hợp;
- Nhịp 4/3 hoặc 2/2/3;
- Vần: chân (7), liền (1-2), cách (2-4), bằng.

5. Thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật
- 5 tiếng/câu, 4 câu/bài, 20 tiếng/bài;
- Nhịp 3/2 hoặc 2/3;
- Có thể gieo vần trắc.
6. Thơ thất ngôn bát cú
- 7 tiếng/câu, 8 câu /bài, 56 tiếng/bài;
- Vần: bằng, trắc, chân (7), liền (1-2), cách (2-4-6-8);
- Kết cấu: 4 liên. Câu 1-2: đề, câu 3-4: thực, câu 5-6: luận, câu 7-8: kết.
- Luật bằng trắc: nhất (1); tam (3); ngũ (5); bất luận (tự do); nhị (2), tứ (4) lục (6) phân minh.
- Hai câu (3-4 và 5-6) phải đối nhau từng vế, từng từ, từng âm thanh một.
7. Thơ lục bát
- Thể thơ dân tộc cổ truyền bắt nguồn từ ca dao, dân ca;
- Kết cấu theo từng cặp: Câu trên 6 tiếng (lục), câu dưới 8 tiếng (bát);
- Vần bằng, lưng (6-6); chân (6-8); liền;
- Nhịp 2/2/2/2; 3/3/4/4; 2/4/2; 2/4;
- Luật bằng trắc: 2B - 2T - 6B - 8B.
8. Thơ song thất lục bát
- Kết hợp có sáng tạo giữa thể thơ thất ngôn đường luật và thơ lục bát;
- Một khổ 4 câu;
- Vần 2 câu song thất;
- Nhịp ở 2 câu 7 tiếng.
9.Phép tương phản nghệ thuật
Là sự đối lập các hình ảnh, chi tiết, nhân vật, ... trái ngược nhau, để tô đậm, nhấn mạnh một đối tượng hoặc cả hai.
10. Tăng cấp trong nghệ thuật
Thường đi cùng với tương phản.

III. 12. Tăng cấp trong nghệ thuật
Thường đi cùng với tương phản.

IV. 1. Kinh nghiệm về thiên nhiên thời tiết.
Thời gian tháng năm và tháng mười; dự đoán nắng, mưa, bão, giông, lụt, ...
2. Kinh nghiệm về lao động sản xuất nông nghiệp
Đất đai quý hiếm, vị trí các nghề: làm ruộng, nuôi cá, làm vườn, kinh nghiệm cấy lúa, làm đất, trồng trọt, chăn nuôi, ...
3. Kinh nghiệm về con người xã hội
Xem tướng người, học tập thầy bạn, tình thương người, lòng biết ơn, đoàn kết là sức mạnh,

V. - Lòng yêu nước và tự hào dân tộc;
- ý chí bất khuất, kiên quyết đánh bại mọi quân xâm lược;
- Thân dân - yêu dân, mong dân được khỏi khổ, no ấm, nhớ quê, mong về quê, ngỡ ngàng khi trở về, nhớ mẹ, nhớ thương bà, ...
- Ca ngợi cảnh đẹp thiên nhiên: Đêm trăng xuân, cảnh khuya, thác hùng vĩ, đèo vắng, ...
- Ca ngợi tình bạn chân thành, tình vợ chồng thuỷ chung chờ đợi, vời vợi nhớ thương, ...

VII. Tiếng Việt giàu và đẹp bởi:
- Hệ thống nguyên âm, phụ âm khá phong phú;
- Giàu thanh điệu;
- Cú pháp câu TV rất tự nhiên, cân đối, nhịp nhàng;
- Từ vựng dồi dào cả về 3 mặt thơ, nhạc, hoạ: gợi âm thanh , hình dáng, màu sắc.

VIII. Đặc điểm chính về ý nghĩa của văn chương:
- Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và thương muôn vật, muôn loài.
- Văn chương sáng tạo ra sự sống, sáng tạo ra những thế giới khác, những người, những sự vật khác, ...
- Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có.

IX.Kiến thức về tiếng việt và tập làm văn là phương tiện để tìm hiểu sâu sắc hơn văn
(VD bạn tự lấy)

X. Tự ghi bạn ợ :D
 
G

gausiumup060199

2.Các định nghĩa.
•Ca dao dân ca là tấm gương phản ánh đời sống,tâm hồn nhân dân.Nó không chỉ là tiếng hát yêu thương,tình cảm trong mối quan hệ từng gia đình,quan hệ con người đối với quê hương,đất nước mà còn là tiếng hát than thở về những cuộc đời khổ cực,đắng cay.

•Tục ngữ: là những câu nòi dân gian thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân,được nhân dânvận dụng vào đời sống,suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hàng ngày.

•Thơ trữ tình: dùng để bày tỏ bộc lộ cảm xúc nhân vật.

•Thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật: bài thơ gồm 4 câu:mỗi câu 5 chữ.

•Thơ thất ngôn bát cú: bài thơ gồm 8 câu:mỗi câu 7 chữ.

•Thơ lục bát : một câu 6 chữ và một câu 8 chữ.

•Thơ song thất lục bát: 2 câu 7 chữ và một câu 6 chữ,một câu 8 chữ.

•Phép tương phản và phép tăng cấp.

3.
Những tình cảm thể hiện trong bài ca dao dân ca:
_ Tình cảm gia đình
_ Tình yêu quê hương đất nước con người.Những thái độ thể hiện trong bài ca dao dân ca:
_ Thái độ phản kháng,oán trách tố cáo xã hội phong kiến.
_ Thái độ phê phán những cái xấu trong xã hội.
4.
Những kinh nghiệm thái độ của nhân dân đối vớí thiên nhiên,lao động sản xuất con người và xã hội.
_Các câu tục ngữ đã học thể hiện những kinh nghiệm về thời tiết,trồng trọt,chăn nuôi,nhữngkinh nghiệm về đời sống.
_ Thể hiện thái độ tôn vinh giá trị con người,thái độ đề cao các phẩm chất tốt đẹp.

5.
_ Lòng yêu quê hương đầt nước và hào khí chiến thắng,khát vọng thái bình thịnh trị.
_ Sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên.
_ Tố cáo chiến tranh phi nghĩa,khát khao hạnh phúc lứa đôi.
_ Trân trọng vả đẹp và phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam,thương cảm cho thân phận chìmnổi của họ.
_ Tình yêu con người và mong mụốn mọi người đều no ấm.
 
Top Bottom