[văn 7 ]giải thích câu "có chí thì nên"

F

funny_chipmunk

Mình đưa ra giàn bài, bạn tham khảo thử rồi từ đó viết thành đoạn văn nhé!

Gợi ý:
1/ Mở bài: Đi từ chung đến riêng hoặc đi từ khái quát đến cụ thể.
2/ Thân bài:
a/ Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ:
- "Chí" là gì? Là hoài bão, lí tưởng tốt đẹp, ý chí, nghị lực, sự kiên trì. Chí là điều cần thiết để con người vượt qua trở ngại.
- "Nên" là thế nào? Là sự thành công, thành đạt trong mọi việc.
- "Có chí thì nên" nghĩa là thế nào? Câu tục ngữ nhằm khẳng định vai trò, ý nghĩa to lớn của ý chí trong cuộc sống. Khi ta làm bất cứ một việc gì, nếu chúng ta có ý chí, nghị lực và sự kiên trì thì nhất định chúng ta sẽ vượt qua được mọi khó khăn, trở ngại để đi đến thành công.
b/ Giải thích cơ sở của chân lí:
Tại sao người có ý chí nghị lực thì dẫn đến thành công?
- Bởi vì đây là một đức tính không thể thiếu được trong cuộc sống khi ta làm bất cứ việc gì, muốn thành công đều phải trở thành một quá trình, một thời gian rèn luyện lâu dài. Có khi thành công đó lại được đúc rút kinh nghiệm từ thất bại này đến thất bại khác. Không chỉ qua một lần làm việc mà thành công, mà chính ý chí, nghị lực,lòng kiên trì mới là sức mạnh giúp ta đi đến thành công. Càng gian nan chịu đựng thử thách trong công việc thì sự thành công càng vinh quang, càng đáng tự hào.
- Nếu chỉ một lần thất bại mà vội nản lòng, nhụt chí thì khó đạt được mục đích.
- Anh Nguyễn Ngọc Kí bị liệt cả hai tay, phải tập viết bằng chân và đã tốt nghiệp trường đại học và đã trở thành một nhà giáo mãu mực được mọi người kính trọng.
- Các vận động viên khuyết tật điều khiển xe lăn bằng tay mà đạt huy chương vàng.
3/ Kết bài:
- Khẳng định giá trị kinh nghiệm của câu tục ngữ đối với đời sống thực tiễn, khẳng định giá trị bền vững của câu tục ngữ đối với mọi người.
 
D

dohung1997vn

Mình giúp cho nhớ thank tui nhiều đó

:)>-Dàn ý nhé!

1/ Tìm hiểu đề và tìm ý:
a/ Xác định yêu cầu chung của đề.

b/ Câu tục ngữ khẳng định điều gì. Chí có ý nghĩa là gì?

c/ Muốn chứng minh thì có hai cách lập luận : Một là nêu dẫn chứng xác thực hai là nêu lí lẽ.
I/ Các bước làm bài văn lập luận chứng minh:

2- Lập thân bài:
a/ Mở bài :
Nêu vai trò quan trọng của lí tưởng , ý chí và nghị lực trong cuộc sống mà câu tục ngữ đã đúc kết . Đó là một chân lí.
b/ Thân bài: ( Chứng minh )
- Xét về lí:
+ Chí là điều rất cần thiét đề con người vượt qua mọi trở ngại .
+ Không có chí thì không làm được điều gì .
-Xét về thực tế:
+ Những người có chí điều thành công ( dẫn chứng).
+ Chí giúp người ta vượt qua mọi khó khăn tưởng chừng như không thể vượt qua được ( dẫn chứng)
c/ Kết bài:
Mọi người nên tu dưỡng ý chí bắt đầu từ những việc nhỏ , để khi ra đời làm được việc lớn.
3/ Viết bài.

Đầu tiên vào mở bài bạn hãy nói rằng trong những tính cách tốt của một con người không thể thiếu đức tính kiên định, có ý chí nghị lực trong cuộc sống ( đây là hướng cho bạn làm mở bài chứ đừng nói tóm tắt như thế này nhé)
Còn thân bài đầu tiên bạn phải giải thích câu tục ngữ có chí thì nên ( có ý chí quyết tâm thì bất cứ việc gì cũng làm thành công) Tiếp đó bạn hãy nêu ra những câu khác có cùng nội dung và ý nghĩa như câu tục ngữ có chí thì nên ( ví dụ như câu : Không có việc gì khó/ Chỉ sợ lòng không bền/ Đào núi và lấp biển/ Quyết chí ắt làm nên và một số câu tục ngữ khác. Nhưng chú ý là không được nêu cộc lốc một chuỗi câu như vậy sẽ biến bài văn của bạn trở nên khô khan mà phải dẫn dắt tuỳ từng trường hợp mà nêu lên từng câu lên, không được cho các câu tục ngữ nối liền nhau)
Sau đó bạn phải nêu các dẫn chứng cho việc có ý chí thành công: Trong các câu chuyện cổ tích ( Ngu công dời núi), từ xa xưa ( ý chí quyết tâm đánh giăc,vv...), ý chí quyết tâm ngày nay ( dẫn chứng trong nước và ngoài nước) Tiếp đến bạn phải nói lên tấm guơng tiêu biểu của Bác Hồ đã ra đi tìm đường cứu nước. Cuối cùng phải rút ra bài học và liên hệ với bản thân.
Kết bài thì bạn phải chốt lại ý nghĩa của câu tục ngữ và nêu được vai trò của câu tục ngữ đối với ngày nay và ý nghĩa lời dạy của cha ông mà câu tục ngữ mang lại.
* Chúc bạn làm bài tốt
 
T

takeya_kun

Mình chỉ giúp được thế này thôi. Chúc bạn làm bài tốt

Dàn ý chi tiết:

MB:
_Dấn dắt vấn đề: Trong xã hội hiện đại, muốn làm được một việc gì đó, dù khó hay dễ, mỗi chúng ta đều phải biết cố gắng, kiên trì hết mình. Điều đó cũng tương tự như câu "Có chí thì nên" - một câu nói hay và đặc sắc

_Trích dẫn vấn đề: Phần gạch chân

_Khẳng định vấn đề: Phần in nghiêng

TB:
1. Giải thích:

a/ Giải thích từ "Chí" : là ý chí, là nghị lực và quyết tâm của con người. Nó giúp một người từ bàn tay trắng mà gây dựng nên cơ nghiệp _ Giải thích từ "Nên" : làm được một việc gì đó, là sự thành công của sự cố gắng

b/ Giải thích cả câu "Có chí thì nên" : Khẳng định chân lí, ai có nghị lực, quyết tâm thì nhất định sẽ thành công trong mọi việc, dù là khó khăn nhất.

2. Mối liên hệ giữa từ "chí" và từ "nên (hoặc " tại sao có nghị lực lại làm nên thành công?")

_Vì nó tiếp thêm cho ta sức mạnh, khiến ta quên đi mọi khó khăn, trắc trở
(d/c: thầy Nguyễn Ngọc Ký đã bị mất một tay nhưng nhờ có nghị lực mà thầy đã vượt lên chính mình để trở thành một nhà giáo ưu tú ; Hay Ê-đi-xơn - ông vua của các phát mình đã từng đội sổ suốt nhưng năm đi học nhưng nhờ tính tò mò và sự cố gắng, ông đã tạo nên bao nhiêu các phát minh vĩ đại cho nhân loại)

_Vì nó khiến ta có thêm động lực, thúc đẩy tinh thần ta vươn tới thành công => Khi có ý chí, không việc gì là không làm được.


3. Cách rèn luyện tính kiên trì

_Phải đặt ra mục đích ban đầu, việc đặt ra mục đích cũng giống như một vạch đích để một con ngựa giỏi lao thẳng tới, nếu thiếu nó, ta sẽ bị lạc lối và cố gắng một cách vô ích

_Phải sắp xếp công việc phù hợp với giờ giấc, tự nhắc nhở bản thân thực hiện nghiêm chỉnh các mục đích, tìm đọc thêm tư liệu để đọc, học mỗi khi rảnh.

_Hãy nhắc nhở bản thân "đứng lên" sau mỗi lần thất bại


4. Ý nghĩa

_Đức tính không thể thiếu của mỗi con người

_Giúp con người thành công trong mọi việc

_Tạo lập tính tự lập cho ta ngay từ lúc còn bé và rèn ta trở thành một người luôn biết cách để hoàn thành công việc


KB:
_Khẳng định lại vấn đề: Như nhà bác học Ê-đi-xơn đã từng nói "1% là nhờ trí thông minh còn 99% là nhờ cố gắng", khi muốn thực hiện môt việc nào đó, dù khó đến nhường nào, ta chỉ cần có ý chí, cố gắng thì nhất định sẽ thành công.

(Có thể mở rộng thêm ở phần này)

_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ __ _ _​
Chú ý: Ko dẫn link wed khác vào diễn đàn
P.s: Đã sửa
 
Last edited by a moderator:
L

l0n3ly_canby

Bơ thử tham khảo nha~mình kiến được khi search google đó::D

Mỗi người phải lập chí hướng tiến thủ ,hăng say học tập lao động và luôn trau dồi tư cách đạo đức,luôn học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp và học tập mọi người .
Chí hướng có sẵn thì sẽ nên sự nghiệp,cuộc sống đi lên,con người thanh thoát ,công danh sẽ rạng rỡ !

Câu tục ngử Có chí thì nên này.Nhằm khẳng định vai trò ý nghỉa chúng ta trong cuộc sống.Khi chúng ta bắt đầu làm bất cứ một việc gì đó,Nếu chúng ta có ý chí nghị lực và sự kiên trì quýêt tâm nhất định thì chúng ta sẻ vượt qua tất cả mọi khó khăn trở ngại để đi đến sự thành công,chiến thắng.Người có ý chí thì làm việc gì củng nên cả.
Ý CHÍ LÀ SỰ NGHỊ LỰC KIÊN TRÌ.Đây là điều cần thiết nói lên để giúp con người chúng ta vượt qua tất cả
Nên là nên làm thế nào.Sự thành công,thành đạt mà chúng ta nhất định sẻ đạt được.


2 đoạn văn này mình lấy ở 2 web khác nhau...bơ coi qua nha!:)
chúc bơ làm bái tốt~:x


 
T

thanh_gom2012

Minh đang cần gấp bài văn có chí thì nên. Ai làm giúp mình với. LÀm bài lun ấy. Đừng đưa dàn ý nữa
 
G

ggiiaa

“Có chí thì nên”

Trong cuộc sống có nhiều người vừa mới gặp khó khăn đã từ bỏ, nản chí,mà cuộc đời thì khó khăn thường nhiều hơn thuận lợi. Song bên cạnh đó còn có những người có ý chí, quyết tâm để đạt mục đích chính đáng của mình. Chính họ đã nhận ra rằng: “Có chí thì nên”.

“Có chí thì nên”: một bài học giáo dục rất hay từ thời xưa, đặc biệt là đối với những người muốn làm giàu. Đôi khi chính chúng ta phải nhìn nhận rằng số người thiếu sự quyết tâm, ý chí phấn đấu ngày càng nhiều trong xã hội. Dường như chính bản thân họ, đúng hơn là sự tự giác, tự thân vận động đã bị mất đi trong cuộc sống tiện nghi đầy đủ. Vì lẽ đó mà họ sống một cách an nhàn, thiếu sự nỗ lực, ý chí cầu tiến. Và sẽ tai hại hơn khi chính họ chưa được rèn luyện, được dạy cách thích ứng với mọi tình huống bất ngờ xảy đến. Mặt khác còn có những người lại bi quan, không có sự kiên trì, quyết tâm, thấy việc nặng nhọc trước mắt là đùn đẩy, có suy nghĩ là sẽ không làm được, từ bỏ tất cả mọi thứ. Những con người ấy chỉ nhìn sự việc qua một khía cạnh, một khía cạnh bó hẹp trong cái khuôn khổ mà họ từ tạo ra. Một cái vỏ bọc của sự bi quan. Họ chỉ thấy cái bất lợi trước mắt nhưng lại quên đi lợi ích lâu dài. Bên cạnh đó lại có những người mới vừa gặp thử thách đầu tiên là lại tự bỏ cuộc. Chuyện này đã quá quen thuộc. Việc từ bỏ nhanh chóng ấy là do người đó thiếu sự tự tin, cầu tiến, họ sợ thất bại, họ không dám nhìn nhận sự thật dù có thể là phũ phàng. Và cũng đôi khi có nhiều người đã nỗ lực hết sức mình để vượt qua thử thách nhưng lại không đạt được kết quả mong muốn. Điều đó lại càng dẫn đến việc người ấy sẽ bị áp lực đè nặng, để rồi nản chí, dừng cuộc đua nửa chừng trong khi bản thân họ chỉ mới đi một phần ba chặng đường. Thậm chí có người leo cây gần đến ngày hái quả vẫn bỏ cuộc.Thật ra chẳng có gì mới lạ cả. Con người từ cổ chí kim vẫn chạy đường trường trên cái lối mòn, ngặt nghèo này. Bù lại-và cũng chính từ đó mà ra?- xã hội loài người vẫn luôn trọng vọng những ai đạt được mục đích của mình, và mục đích càng cao lại càng thêm vinh dự. Cái chính yếu và được đề cao vẫn là cái quyết tâm, chừng nào còn bền gan trên đường; cho dù đã thất thểu, hay chỉ còn thoi thóp; thì tệ lắm cũng vẫn được người đời khen tặng là có chí hướng, có nghị lực. Vì vậy, chúng ta cứ cố gắng hết sức của mình, hãy sử dụng chính khả năng, con người thật của ta thì dù có thất bại đi chăng nữa, chúng ta cũng vui lòng. Điều đó đâu đáng để ta buồn, có thất bại mới có thành công, có nghị lực mới đạt được kết quả. Văn hóa con người vẫn chỉ quảng bá và đề cao sự kiên cường. Chúng ta đều được dạy từ lúc nằm nôi là một khi đã quyết định hướng đi và mục tiêu thì nhất định phải vững lòng theo đuổi đến cùng. Phải theo đuổi cho đến khi thắng lợi vẻ vang hay thất bại hào hùng, nhưng chúng ta tuyệt không được dạy cách rút lui kịp thời, cách bỏ cuộc đúng lúc. Sa lầy trong cuộc chiến, bám trụ một cách bền gan, chôn vùi thêm bao sinh mạng cũng mặc kệ. Nhưng để lập trường bị lung lạc hay mất niềm tin là tệ hại, xét lại mục tiêu hay đường hướng đặt ra-cho dù trên cơ sở nào cũng vậy- thì quả phạm vào tối kị. Điều này nghe chừng như chỉ là một sự ràng buộc về văn hóa hay xã hội, song thực sự lại có vẻ được đóng khuôn sẵn trong tâm trí, tư duy con người. Theo đó, chính những con người có khả năng lí luận sâu sắc lại là những người ít sẵn sàng tự chuyển đổi cách nhìn. Trái lại, họ là thành phần bám víu mạnh mẽ nhất vào đường hướng đã từng lựa chọn. Lẽ nào, con người ta lại tâm niệm cuộc sống chỉ là những quãng đường việt dã nối tiếp và đã lên thì không thể dừng hay quay lại. Nói thẳng ra là chính chúng ta cần phải biết lượng sức mình, đừng lấy cái tính bền chí của mình mà lại lạm dụng nó vì mục đích thiếu thiết thực. Nếu nói một vận động viên chỉ cần tính bền bỉ, kiên cường là có thể chinh phục đường đua 100km thì quả là một sai lầm. Họ hiểu rằng chỉ một yếu tố “ý chí” thì không thể giúp họ hoàn thành chặng đường nếu thiếu “sức lực”. Chúng ta cũng như học nhưng thay vào đó là “cơ hội”. Chính chúng ta tạo nên cơ hội và cần phải khôn ngoan trong việc tận dụng nó. Đừng ngồi đó mà há miệng chờ sung, một việc ngu xuẩn, phung phí thời giờ. Và khi biết cách tạo ra cơ hội cho bản thân mình thì ắt hẳn người ấy sẽ có được lợi thế.
Việc để có được ý chí bền bỉ cần phải dựa vào chính chúng ta. Nó dễ có, nhưng cũng dễ mất nếu như không biết gìn giữ và di dưỡng nó hằng ngày. Đừng cố tạo ra áp lực cho ta, điều đó sẽ gây ra việc phản tác dụng trong việc hình thành tính “kiên trì”. Mối quan hệ giữa “chí” và “cơ hội” là sự liên kết chặt chẽ mà một người muốn thành công sẽ có.

Xét cho cùng, mọi người trong chúng ta cần tu dưỡng đức tính của mình, đặc biệt là ý chí cầu tiến. Có như vậy, nó mới trở thành một nếp sống đẹp trong mỗi con người.
Có ý chí quyết tâm thực hiện thì sẽ đạt mục tiêu của mình,chúc các bạn gặt hái thành công


Nguồn: Internet

*Bài trên chưa có đưa ra dẫn chứng đâu nhé, bạn hãy thêm vào dẫn chứng nhé. Nếu k điểm sẽ k cao đâu !!!

p/s: Bạn ở Châu Đốc à ? [sr spam]
 
K

kissme_18

Con người ta ai cũng muốn thành đạt .Nhưng con đường dẫn đến thành công thường quanh co khúc khuỷu và lắm chông gai .Để động viên con người vững chí , bền gan phấn đấu và tin tưởng ở thắng lợi ,cha ông ta dặn dò con cháu qua câu tục ngữ :
" Có công mài sắt có ngày nên kim "
Ai cũng biết cây kim bé nhỏ tới mức nào nhưng cũng hoàn hảo tới mức nào . Thân kim bằng sắt tròn ,mảnh ,nhỏ xíu .Đầu kim nhọn sắt .Trôn kim cũng có một lỗ nhỏ xíu để luồn chỉ qua .Có thể kim mới trở thành một vật có ích cho cuộc đời .Còn sắt là vật liệu làm nên kim . Chỉ có điều ,làm từ sắt nên kim là cả một quá trình tôi luyện , mài dũa công phu bền bỉ . Nhưng có đi có lại .Ai có công mài sắt bền bỉ ,kiên trì sẽ có ngày nên kim .Đức kiên trì ,chí bền bỉ chính là một yếu tố quan trọng dẫn đến thành công .
Thực tế cuộc sống đã cho thấy điều đó là hoàn toàn có cơ sở .Trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta , chúng ta phải thực hiện chiến lược trường kì kháng chiến ,nhất định thắng lợi .Từ cuộc kháng chiến chống quân Minh của vua tôi nhà Lê đén cuộc kháng chiến chông Pháp ,chống Mĩ của nhân dân ta trong những năm vừa qua ,tát cả đều thử thách ý chí kiên trì ,bền gan vững chí của cả dân tộc .Và cuối cùng chúng ta đã giành được thắng lợi ,đã giành được độc lập
cho dân tộc ,tự do cho nhân dân .Nhờ kiên trì kháng chiến ,nhân dân ta thành công .
Trong đời sống lao động sản xuất ,nhân dân ta cũng nhiều lần thể hiện đức kiên nhẫn dáng khâm phục .Nhìn những con đê sừng sững đôi bờ sông Cầu , sông Hồng ,sông Đáy ,sông Thương ,chúng ta hiểu được cha ông ta đã kiên trì ,bền bỉ tới mức nào để ngăn dòng nước lũ ,bảo vệ mùa màng trên đồng bằng Bắc Bộ .Chỉ với đôi bàn tay cầm mai , đôi vai vác đất ,hoàn toàn là sức lao động thủ công ,không có máy xúc ,máy ủi ,máy gạt ,máy đầm như ngày nay ,cha ông ta đã kiên trì ,quyết tâm lao động và thành công .

Trong học tập ,đức kiên trì lại càng cần thiết dể có được thành công .Từ một em bé mẫu giáo vào lớp một ,bắt đầu cầm phấn viết chữ O đầu tiên đến khi biết đọc ,biết viết ,biết làm toán rồi lần lượt mỗi năm một lớp ,phải mất 12 năm mới hoàn thành những kiến thức phổ thông .Trong quá trình lâu dài ấy ,nếu không có lòng kiên trì luyện tập ,cố gắng học hành ,làm sao có ngày cầm được bằng tốt nghiệp .Người bình thường đã vậy ,với những người như Nguyẽn Ngọc Kí ,lòng kiên trì bền bỉ lại càng cần thiết để vượt qua khó khăn .Vốn bị liệt hai tay từ nhỏ ,anh đã kiên trì luyện viết bằng chân để có thể đến lớp cùng bạn bè .Đức kiên trì đã giúp anh chiến thắng số phận .anh đã học xong phổ thông ,học xong đại học và trở thành thầy giáo ,một nhà giáo ưu tú .
Thế mới biết ý chí ,nghị lực ,lòng kiên nhẫn ,sự bền bỉ đóng vai trò quan trọng tới mức nào trong việc quyết định thành bại của mỗi công việc nói riêng và cả sự nghiệp của mỗi con người nói chung .Có mục đích ban đầu dung đắn - chưa đủ ; phải có lòng kiên trì ,nhẫn nại cọng với một phương pháp làm việc năng động và sáng tạo thì chúng ta mới có thể biến ước mơ thành hiện thực .
Bàn luận về một vấn đề có tầm cỡ lớn lao là sự nghiệp mà lại lấy hình ảnh của một sự vật thật bé nhỏ là một cây kim để nói ,ông cha ta phải có chủ ý rõ ràng và sâu sắc ,gửi gắm trong lời khuyên giản dị như một triết lí : có công mài sắt có ngày nên kim .caau tục ngữ không chỉ là một bài học về ý chí mà còn là lời động viên chân tình : hãy lạc quan ,tin tưởng .
Kế thừa và phát huy quan niệm của ông cha ,với những kinh nghiện trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình ,Bác Hồ đã khuyên thanh niên:
" Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyet chí ắt làm nên"
Việc tu dưỡng ,rèn luyện của mỗi con người phải được tiến hành thường xuyên ,liên tuc .Kinh nghiện của thế hệ trước là lời khuyên quí báu ,lời cổ vũ thanh thiếu niên trên con đường phấn đấu xây dựng cuộc sống tốt đẹp
 
K

kissme_18

DÀN BÀI
I Nhập đề :
Giới thiệu đề.
II Diễn đề :
1- Giải đề:
- Giải nghĩa chánh và ẩn ý.
- Cho thí dụ chứng minh.
2- Bình đề :
Cho biết câu này nhằm khuyên ta điều gì?
( dẫn ca dao, tục ngữ, danh ngôn chứng minh thêm )
III Kết luận :
Xác nhận nhiệm vụ.
GỢI Ý :
II Diễn đề :
- Một cây sắt lớn mà ta kiên nhẫn, bền chí đem ra mài, hết ngày này đến ngày khác, lâu ngày chầy tháng rồi cũng trở thành một cây kim hữu dụng.
- Có những công việc lớn hoặc khó, ta không thể làm một ngày một buổi mà xong. Nếu ta không bền chí, quyết tâm làm hoài thì phải bỏ dở nửa chừng. Trái lại, nếu ta quyết vượt qua khó khăn trở ngại, kiên nhẫn làm mãi thì thế nào cũng đi đến kết quả tốt đẹp.
-Xưa ông Châu Trí mồ côi cha mẹ, phải đến chùa mà ở. Nhà chùa thường đi ngủ sớm để tiết kiệm dầu đèn của bá tánh cung cấp cho. Ông ra sân chùa quét lá đa khô đốt lên, lấy ánh lửa để mà học tập. Phải học tập trong hoàn cảnh khó khăn như thế mà ông không nản lòng nên sau này trở thành một bậc tài danh. Nay có thầy Nguyễn Ngọc Ký vốn bị liệt hai tay từ nhỏ, kiên trì luyện tập viết chữ bằng chân để trở thành người có ích. Thầy học xong phổ thông, đại học và trở thành thầy giáo, một nhà giáo ưu tú.Thầy là một tấm gương sáng về ý chí và nghị lực.
- Khuyên ta bất cứ làm việc gì, ta không nên làm ít bữa , thấy khó rồi bỏ đi, mà phải chịu khó làm mãi, không thối chí ngã lòng thì mới xong việc ... Tục ngữ cũng có những câu có ý nghĩa tương tự : Có chí thì nên, Nước chảy đá mòn ...
- Trong hoàn cảnh hiện nay, ngoài đức tính kiên trì nhẫn nại, theo em còn cần phải vận dụng óc thông minh, sáng tạo để đạt được hiệu quả cao nhất trong học tập, lao động, góp phần vào sự nghiệp xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.
 
K

kissme_18

Con người ta ai cũng muốn thành đạt .Nhưng con đường dẫn đến thành công thường quanh co khúc khuỷu và lắm chông gai .Để động viên con người vững chí , bền gan phấn đấu và tin tưởng ở thắng lợi ,cha ông ta dặn dò con cháu qua câu tục ngữ :
" Có công mài sắt có ngày nên kim "
Ai cũng biết cây kim bé nhỏ tới mức nào nhưng cũng hoàn hảo tới mức nào . Thân kim bằng sắt tròn ,mảnh ,nhỏ xíu .Đầu kim nhọn sắt .Trôn kim cũng có một lỗ nhỏ xíu để luồn chỉ qua .Có thể kim mới trở thành một vật có ích cho cuộc đời .Còn sắt là vật liệu làm nên kim . Chỉ có điều ,làm từ sắt nên kim là cả một quá trình tôi luyện , mài dũa công phu bền bỉ . Nhưng có đi có lại .Ai có công mài sắt bền bỉ ,kiên trì sẽ có ngày nên kim .Đức kiên trì ,chí bền bỉ chính là một yếu tố quan trọng dẫn đến thành công .
Thực tế cuộc sống đã cho thấy điều đó là hoàn toàn có cơ sở .Trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta , chúng ta phải thực hiện chiến lược trường kì kháng chiến ,nhất định thắng lợi .Từ cuộc kháng chiến chống quân Minh của vua tôi nhà Lê đén cuộc kháng chiến chông Pháp ,chống Mĩ của nhân dân ta trong những năm vừa qua ,tát cả đều thử thách ý chí kiên trì ,bền gan vững chí của cả dân tộc .Và cuối cùng chúng ta đã giành được thắng lợi ,đã giành được độc lập
cho dân tộc ,tự do cho nhân dân .Nhờ kiên trì kháng chiến ,nhân dân ta thành công .
Trong đời sống lao động sản xuất ,nhân dân ta cũng nhiều lần thể hiện đức kiên nhẫn dáng khâm phục .Nhìn những con đê sừng sững đôi bờ sông Cầu , sông Hồng ,sông Đáy ,sông Thương ,chúng ta hiểu được cha ông ta đã kiên trì ,bền bỉ tới mức nào để ngăn dòng nước lũ ,bảo vệ mùa màng trên đồng bằng Bắc Bộ .Chỉ với đôi bàn tay cầm mai , đôi vai vác đất ,hoàn toàn là sức lao động thủ công ,không có máy xúc ,máy ủi ,máy gạt ,máy đầm như ngày nay ,cha ông ta đã kiên trì ,quyết tâm lao động và thành công .

Trong học tập ,đức kiên trì lại càng cần thiết dể có được thành công .Từ một em bé mẫu giáo vào lớp một ,bắt đầu cầm phấn viết chữ O đầu tiên đến khi biết đọc ,biết viết ,biết làm toán rồi lần lượt mỗi năm một lớp ,phải mất 12 năm mới hoàn thành những kiến thức phổ thông .Trong quá trình lâu dài ấy ,nếu không có lòng kiên trì luyện tập ,cố gắng học hành ,làm sao có ngày cầm được bằng tốt nghiệp .Người bình thường đã vậy ,với những người như Nguyẽn Ngọc Kí ,lòng kiên trì bền bỉ lại càng cần thiết để vượt qua khó khăn .Vốn bị liệt hai tay từ nhỏ ,anh đã kiên trì luyện viết bằng chân để có thể đến lớp cùng bạn bè .Đức kiên trì đã giúp anh chiến thắng số phận .anh đã học xong phổ thông ,học xong đại học và trở thành thầy giáo ,một nhà giáo ưu tú .
Thế mới biết ý chí ,nghị lực ,lòng kiên nhẫn ,sự bền bỉ đóng vai trò quan trọng tới mức nào trong việc quyết định thành bại của mỗi công việc nói riêng và cả sự nghiệp của mỗi con người nói chung .Có mục đích ban đầu dung đắn - chưa đủ ; phải có lòng kiên trì ,nhẫn nại cọng với một phương pháp làm việc năng động và sáng tạo thì chúng ta mới có thể biến ước mơ thành hiện thực .
Bàn luận về một vấn đề có tầm cỡ lớn lao là sự nghiệp mà lại lấy hình ảnh của một sự vật thật bé nhỏ là một cây kim để nói ,ông cha ta phải có chủ ý rõ ràng và sâu sắc ,gửi gắm trong lời khuyên giản dị như một triết lí : có công mài sắt có ngày nên kim .caau tục ngữ không chỉ là một bài học về ý chí mà còn là lời động viên chân tình : hãy lạc quan ,tin tưởng .
Kế thừa và phát huy quan niệm của ông cha ,với những kinh nghiện trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình ,Bác Hồ đã khuyên thanh niên:
" Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyet chí ắt làm nên"
Việc tu dưỡng ,rèn luyện của mỗi con người phải được tiến hành thường xuyên ,liên tuc .Kinh nghiện của thế hệ trước là lời khuyên quí báu ,lời cổ vũ thanh thiếu niên trên con đường phấn đấu xây dựng cuộc sống tốt đẹp
__________________
~~~~~~~~~~~~~~~ Chữ Ký ~~~~~~~~~~~~~~~


Nắng không mưa nắng nhuộm vàng phố nhỏ
Mưa không nắng mưa xối trắng đất trời
Ta và em như là mưa và nắng
Có khi nào mưa nắng được gần nhau?!!
 
K

kissme_18

Chứng minh câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây – Uống nước nhớ nguồn”.



Từ xưa đến nay, lòng biết ơn là một truyền thống đạo lý của dân tộc ta. Ông cha ta đã luôn nhắc nhở, dạy bảo con cháu phải sống ân nghĩa thủy chung. Truyền thống đó đã được thể hiện rõ nét qua câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây – Uống nước nhớ nguồn”.

Thật vậy, câu tục ngữ đã cho ta một lời giáo huấn vô cùng sâu sắc. Khi ta ăn những trái cây chín mọng với hương vị ngọt ngào, ta phải nhớ tới công lao vun xới, chăm bón của người trồng. Khi ta uống ngụm nước mát trong thì ta phải nhớ tới người đã khơi nguồn, đào giếng. Từ hình ảnh ấy, người xưa luôn nhắc ta một vấn đề đạo đức sâu xa: trân trọng, biết ơn những người đi trước tạo ra những thành quả tốt đẹp mà ta đang được hưởng thụ.

Tại sao như vậy? Bởi vì tất cả thành quả lao động từ vật chất đến tinh thần mà chúng ta thụ hưởng không phải tự nhiên mà có được. Những thành quả đó là mồ hôi, nước mắt và cả xương máu của bao người đã đổ xuống để tạo nên. Lòng biết ơn là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Nâng bát cơm trên tay, người ta khuyên nhau đừng quên sự vất vả, một nắng hai sương của người nông dân:

“Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần”

Tấm áo ta mặc, ngôi nhà ta ở, kể cả những vật dụng hàng ngày ta sử dụng đều là sự lao động miệt mài của những người công nhân, nông dân. Sáng sáng, ta đi trên đường phố sạch đẹp cũng là sự vất vả cực nhọc của anh chị lao công:

“Tiếng chổi tre chị quét

Những đêm hè

Khi ve ve đã ngủ…”

(Tiếng chổi tre – Tố Hữu)

Những thành tựu văn hóa, nghệ thuật, di sản của dân tộc còn để lại cho đời sau hôm nay là do công sức, bàn tay, khối óc của những nghệ nhân lao động, sáng tạo không ngừng. Chúng ta là lớp người đi sau thừa hưởng những thành quả ấy, lẽ nào chúng ta lại lãng quên, vô tâm?

Đất nước ta tươi đẹp như ngày hôm nay là do công lao dựng nước của các vua Hùng. Dù có đi từ Nam ra Bắc, con cháu không quên ngày giỗ Tổ:

“Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”

Dân tộc ta đã trải qua bao khó khăn, vất vả mới gây dựng nên non sông gấm vóc Việt Nam. Là người thụ hưởng những thành quả đó, chúng ta phải biết ơn, sống ân nghĩa thủy chung.

Trải qua hơn bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước, ông cha ta đã đổ bao xương máu mới có ngày độc lập. Biết bao những người anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống cho non sông.

“Có những phút làm nên lịch sử

Có cái chết hóa thành bất tử

Có những lời hơn mọi lời ca

Có những người như chân lý sinh ra…”

(Hãy nhớ lấy lời tôi – Tố Hữu)

Chính vì thế, ta không thể nào quên được những hy sinh to lớn, cao cả ấy. Nhà thơ Tố Hữu trong bài thơ “Một khúc ca xuân” đã nhắc nhở ta rằng:

“Nếu là con chim, chiếc lá

Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh

Lẽ nào vay mà không trả?

Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình.”

Đoạn thơ trên đã nêu lên một quan niệm sống đẹp. Trong xã hội, ta nhận ơn của rất nhiều người. Lòng biết ơn không phải là một lời nói suông mà phải thể hiện bằng hành động cụ thể. Nhà nước ta có phong trào đền ơn đáp nghĩa, vận động nhân dân xây dựng ngôi nhà tình nghĩa, tình thương cho gia đình thương binh, liệt sĩ và các bà mẹ Việt Nam anh hùng. Việc đền ơn đáp nghĩa này đã trở thành một bài học giáo dục thiết thực về đạo lý làm người. Cho nên mỗi người phải có ý thức bảo vệ và phát huy những thành quả ấy, nghĩa là ta vừa ăn quả của hôm nay, vừa là người trồng cây của ngày mai. Cũng từ đó, ta thấm thía hiểu được rằng ông bà, cha mẹ, thầy cô chính là người trồng cây, còn ta là người ăn quả. Vì vậy, ta cần phải thực hiện tốt bổn phận làm con trong gia đình, bổn phận người học trò trong nhà trường. Làm được như vậy là ta đã thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của mình đối với những người đã hy sinh, thương yêu, lo lắng cho ta. Đây là việc làm không thể thiếu được ở thế hệ trẻ hôm nay.

Tóm lại, câu tục ngữ trên giúp em hiểu rõ đạo lý làm người. Lòng biết ơn là tình cảm cao quý và cần phải có trong mỗi người. Vì vậy, học sinh chúng ta phải luôn trau dồi phẩm chất cao quý đó, nhất là đối với cha mẹ, thầy cô, với những người đã tạo nên thành quả cho ta hưởng thụ. Câu tục ngữ có giá trị và tác dụng vô cùng to lớn trong việc giáo dục nhân cách, tâm hồn mỗi người
 
K

kissme_18

Lúc bé và bây giờ
Lúc bé, tưởng khóc là buồn, bây giờ phát hiện buồn nhất là không thể khóc được, cứ trống rỗng, tỉnh táo và vô hồn .

Lúc bé, tưởng cười là vui, bây giờ nghĩ lại, có những giọt nước mắt còn vui hơn cả một trận cười.

Lúc bé, tưởng đông bạn là hay, bây giờ mới biết vẫn chỉ có mình mình.

Lúc bé, tưởng cô đơn ở đâu xa lắm, chỉ đến ở những chỗ không người, đến giờ mới hiểu, lúc bên nhau, sự ấm áp mới thật mong manh, mà nỗi cô đơn sao lại gần gũi thế.

Lúc bé, tưởng yêu là tất cả, là mọi thứ, lớn rồi mới biết sau yêu còn có chia tay…

Lúc bé, tưởng thành người lớn là lớn, bây giờ đã thấy có nhiều người đã lớn mà vẫn chưa thành người lớn, và đến khi thật sự thành người lớn thì người ta sẽ biết không bao giờ bé trở lại được.

Lúc bé, tưởng đóng đinh thì đóng đinh, không thích thì là có thể nhổ, bây giờ cảm nhận được đinh có thể nhổ nhưng vết sâu vẫn còn.

Lúc bé, tưởng mình có thể thay đổi cá thế giới, giờ thấy được ngay cả 1 người còn chẳng có khả năng thay đổi. Có chăng, vẫn chỉ là tự thay đổi mình.

Lúc bé, cứ thích trở thành người phụ nữ phức tạp, tưởng thế là hay lắm. Giờ phức tạp đến độ không hiểu nổi mình, mới giật mình muốn trở thành một cô gái đơn giản, mà cũng chẳng được nữa rồi.

Lúc bé, tưởng yêu một người thì dễ, quên một người mới khó. Giờ thấy mình quên đi nhiều người cũng dễ dàng, nhưng để yêu, mới khó làm sao.

Lúc bé, thích định nghĩa về tình yêu, tình yêu là X, là Y, là A,B,C,D; bây giờ lớn lại cuống cuồng, vì hoang mang, không biết tình yêu thật sự là gì cả .

Lúc bé, vẫn nghĩ rằng tình yêu là mãi mãi, tình yêu là thứ quan trọng nhất trong cuộc đời. Giờ thì biết yêu đến đó, rồi đi đó, như mưa bóng mây, hay dù có như chớp bể mưa nguồn thì cũng vậy, có đó rồi mất đó. Và thật sự cũng chẳng biết thứ gì là quan trọng nhất.

Lúc bé tưởng khi đi xa nhà là thích nhất, giờ xa nhà mới thấy buồn và nhớ thế nào.

Lúc bé tưởng mọi người sống vì mình, giờ lớn rùi mới thấy mình cần sống vì mọi người.

Lúc bé chơi trò cô dâu chú rể thấy đó là mơ ước, giờ mới thấy đó là thử thách.

Lúc bé tưởng cuộc sống là hôm nay, giờ lớn mới thấy sẽ còn có ngày mai và cả quá khứ.

Lúc bé tưởng con trai, con gái giống nhau, giờ mới thấy chẳng ai giống ai.

Lúc bé tưởng cho đi là hết,là tiếc nuối, giờ mới thấy cho đi là hạnh phúc, là còn mãi.

Lúc bé tưởng để trở thành hoàng tử cần cao lớn, đẹp trai và khoác trên mình bộ áo choàng thật đẹp, giờ thấy ko có những điều đó vẫn trở thành “hoàng tử” của một ai đó

Lúc bé, nghỉ học là chuyện lạ. Lớn lên mới biết, chuyện lạ là đi học…

Lúc bé, tưởng đến trường là phải học. Lớn lên mới biết, đến trường còn được … ngủ.

Lúc bé, tưởng thi xong là hết. Lớn lên mới biết , sau thi còn có thi lại…

Lúc bé, tưởng chỉ gặp được thầy cô ở trường. Lớn lên mới biết, còn có thể gặp ở nhà thầy cô nhiều lần…

Lúc bé, tưởng điểm 10 mới là giỏi. Lớn lên mới biết, chỉ 5 thôi đã quý lắm rồi…

Lúc bé, tưởng càng học càng giỏi. Lớn lên mới biết, càng học càng thấy mình ngu…

Lúc bé,thấy cuộc sồng đơn giản.Giờ mới thấy cuộc sống phức tạp đến chừng nào.

Lúc bé, nghĩ tình yêu là điều xa xỉ, giờ mới biết yêu cỡ nào cũng ko đủ! Lúc bé, cho 10.000 là dư, giờ cho 1 triệu cũng ko đủ.

Lúc bé thấy tiền ko thích bây giờ lớn thích cũng ko có đâu ra mà thích……

Lúc bé tưởng chỉ có kẹo là ngọt, giờ lớn lên còn biết có những thứ còn ngọt ngào hơn cả kẹo.

Lúc bé rất sợ phải chết, nhưng bây giờ khi tôi lớn lên mới biết sự lãng quên còn đáng sợ hơn cái chết rất nhiều..

Lúc bé tưởng tượng rất nhiếu, và giờ đây khi lớn lên mới nhận ra chuyện cổ tích không bao giờ có thật.

Lúc bé mẹ nói yêu thương cho đi là yêu thương nhận lại, giờ lớn lên chợt nhận ra, có những yêu thương chỉ cho mà không nhận.

Lúc bé mong mình lớn, giờ đây lớn rồi sao mong mình bé lại quá chừng …

Lúc bé tưởng cuộc sống chỉ có ông bụt bà tiên. Lớn lên mới biết còn có ăn cướp, giựt đồ.

Lúc bé buồn thì khóc, vui thì cười, thấy mọi thứ đều đơn giản… nhưng giờ mới thấy sao xa lạ quá, là muốn trở về lúc bé nhưng lúc bé thì lại muốn trở thành người lớn.

Lúc bé, tưởng mình xấu xí. Bây giờ mới biết mình luôn đẹp nhất trong đôi mắt của một người.

Lúc bé, tưởng tình đầu là tình cuối. Giờ mới biết khi nó đã qua rồi ta mới nhận ra đó chỉ là tình đầu.

Lúc bé, tưởng “ngày mai không biết ra sao nữa, dù có ra sao cũng chẳng sao”. Giờ mới biết thời gian quan trọng đến dường nào.

Lúc bé, tưởng kiến thức đã được học sẽ theo mình mãi mãi. Giờ mới biết kiến thức là những gì còn sót lại sau khi đã quên!

Lúc bé, tưởng cho đi là phải được nhận lại. Bây giờ mới biết cho đi là không bao giờ cần nhận lại.

Lúc bé, tưởng ta lớn lắm. Giờ mới biết, nhìn lại ta ngây ngô biết chừng nào…..
 
K

kissme_18

Phân tích đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”
31

Tháng 10


Khi khẳng định giá trị của “Truyện Kiều”, nhà thơ Chế Lan Viên đã từng ca ngợi: “Nguyễn Du viết Kiều đất nước hóa thành văn”. Có thể nói, Đoạn Trường Tân Thanh với những dòng lục bát tuyệt diệu là niềm tự hào cho nền văn chương Việt Nam. Dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Du, những phong cảnh tuyệt vời trong thiên nhiên, cỏ cây, những bức tranh tâm trạng đã hiện ra tạo thành một thế giới thơ đầy quyến rũ. Bằng tấm lòng và sự nâng niu, trân trọng, mến yêu nhân vật chân thành, ông đã để lại cho đời những rung cảm nghệ thuật trước cái đẹp thật sâu sắc.Đến với đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”, một lần nữa ta hiểu thêm về nghệ thuật miêu tả của Tố Như thần tình ra sao và trái tim Nguyễn chan chứa yêu thương biết nhường nào!

“Đầu lòng hai ả tố nga,
………
Tường đông ong bướm đi về mặc ai”

Song song với nghệ thuật tả cảnh, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đã đạt dến trình độ điêu luyện và là một thành công đặc biệt ở Truyện Kiều. Tuy sử dụng bút pháp ước lệ mà vẫn giúp người đọc hình dung rõ bức chân dung tuyệt mĩ của hai chị em Thúy Vân, Thúy Kiều, để lại một ấn tượng khó phai trong lòng mỗi chúng ta.

Đoạn trích có kết cấu chặt chẽ như một truyện ngắn cổ điển. Mở đầu là bốn câu giới thiệu chung về hai chị em Thúy Vân, Thúy Kiều.

“Đầu lòng hai ả tố nga
………
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”

Hai cô con gái đầu lòng của ông bà Vương viên ngoại đi vào trang thơ của Nguyễn Du đều xinh đẹp, tươi tắn cả hai, hệt như những nàng “tố nga”. Lời giới thiệu chng về hai chị em đã khắc họa vẻ thanh cao, trong trắng từ hình dáng bên ngoài cho đến tam hồn bên trong. Thứ bậc trong gia đình cũng đã được Nguyễn Du thể hiên qua lời giới thiệu khá giản dị: “Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân”. Đặc biệt, ông chú trọng gây ấn tượng ở tinh thần, cốt cách của hai Kiều: cốt cách thanh tao, duyên dáng như mai và tâm hồn, phẩm hạnh trắng trong, thuần khiết như tuyết. Hình ảnh ẩn dụ nằm trong phép tiểu đối không chỉ đặc tả được cái thần của bức tranh thiếu nữ: cả hai đều trinh trắng, sáng trong mà còn khơi gợi xúc cảm thẩm mỹ cho người đọc về vẻ kiều diễm của hai chị em. Hai người họ với những vẻ đẹp không hoàn toàn như nhau mà là mỗi người đẹp theo một vẻ nhưng đều là những vẻ đẹp hoàn mỹ. Từ vóc dáng cho đến tâm hồn, Thúy Kiều và Thúy Vân đều đạt đến mức vẹn toàn thật là tuyệt đối như tác giả đã nhận định: “mười phân vẹn mười”. Điều ấy cho thấy ý thức lí tưởng hóa cao độ của nhà thơ bởi lẽ ở đời mấy ai được “mười phân vẹn mười”. Câu thơ không chỉ nhằm thống báo vẻ đẹp hoàn thiện của Thúy Vân, Thúy Kiều mà còn chất chứa niềm ngưỡng mộ trước cái đẹp rất riêng của mỗi người.

Những ước lệ của văn chương cổ đi vào câu chữ của Nguyễn Du với biết bao tình cảm mến yêu, trân trọng. Lời khen chia đều cho cả hai, nét bút muốn đặc tả “mỗi người một vẻ”. Chính vì thế mà liền sau đó, thi sĩ tập trung khắc họa từng người. Đầu tiên, chân dung Thúy Vân hiện ra với bốn câu thơ.

“Vân xem trang trọng khác vời,
………
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da”

Chỉ vẻn vẹn bốn dòng thơ, Nguyễn Du đã thể hiện thật tài hoa vẻ đẹp tươi tắn, trẻ trung của một cô gái đang độ trăng tròn. Ở Vân cũng khẳng định ngay từ câu thơ đầu cái điểm hơn người: vẻ đẹp của Vân là vẻ đẹp phúc hậu, đoan trang nhưng cũng là sự “trang trọng khác vời”. Để rồi, sau đó là sự cụ thể hóa ở khuôn mặt tròn đầy, ngời sáng như vầng trăng đêm rằm, đôi lông mày cân đối, sắc nét như con ngài. Hiện diện trên khuôn mặt tươi sáng ấy là nụ cười tươi thắm như hoa, giọng nói trong trẻo như ngọc. Hay là phải chăng “ngọc thốt” ở đây là để chỉ những lời nói của nàng quý giá và đáng trân trọng như ngọc ngà? Một từ “thốt” thôi mà có thể giúp ta nhận ra vẻ dịu dàng , hiền thục hiếm thấy của Thúy Vân. Thật là tài tình! Không những thế, nàng còn sở hữu cả một mái tóc đen óng, nhẹ hơn mây và làn da mịn màng, trắng hơn cả tuyết. Quả là một vẻ đẹp hoàn hảo, cao sang, quý phái! Sắc đẹp của Thúy Vân sánh ngang với những nét kiều diễm, sáng trong của trăng hoa, ngọc vàng, mây tuyết,…, những báu vật tinh khôi, trong trẻo của đất trời. Chỉ thoáng nhìn hình dáng, thoáng nghe Vân chuyện trò, chũng ta cũng dễ dàng cảm nhận được tất cả sự dịu dàng, đoan trang của một cô gái khuê các. Có lẽ, Nguyễn Du cũng đã rất có dụng ý khi sử dụng những tính từ chỉ độ tròn đầy, viên mãn để miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân: “đầy đặn”, “nở nang”. Một vẻ đẹp căng tròn của tuổi trẻ! Về mặt này, con mắt nhìn của Nguyễn Du cũng thật “tinh đời”! Dựng lên hình ảnh của Thúy Vân với một vẻ đẹp phúc hậu, quý phái khiến thiên nhiên, tạo vật cũng phải “thua”, “nhường”, nhà thơ đã giúp ta nhận ra đấy là một vẻ đẹp có được sự hòa hợp, êm đềm với thế giới chung quanh. Thêm vào đó là giọng thơ nhẹ nhàng, êm dịu nên Thúy Vân là hiện thân của cuộc đời yên ả, ấm êm. Từ những thông điệp nghệ thuật trên, phải chăng đó là dự cảm về một cuộc sống bình lặng, suôn sẻ, hạnh phúc trong tương lai?
Nếu Nguyễn Du dành đôi nét tài hoa cho Thúy Vân thì với Thúy Kiều, tác giả dùng hết tâm lực để có những nét vẽ thần kì, công phu hơn.

“Kiều càng sắc sảo, mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn”

Câu chuyển tiếp cho ta thấy từ sắc đến tài, Kiều hơn hẳn Thúy Vân, đó không phải là cái đẹp hiền lành, phúc hậu mà trái lại vừa sắc sảo, lộng lẫy, vừa mặn mà, duyên dáng, yêu kiều. Thì ra, Thúy Vân đã sắc nước hương trời, Thúy Kiều còn rực rỡ hơn thế nữa. Bằng thủ pháp đòn bẩy, Nguyễn Du đã mượn vẻ đẹp của Thúy Vân làm nền để nêu bật vẻ đẹp, tài năng của Thúy Kiều, giúp người đọc hình dung rõ hơn về bức chân dung của nàng bằng cái nhìn của riêng mình. Thực tế, đến Thúy Kiều, ta thấy Nguyễn Du rất ít tả mà chỉ gợi. Ông lại thêm một lần nữa chứng tỏ cốt cách nghệ thuật của một nghệ sĩ bậc thầy. Bởi, nếu bây giờ nhà thơ cũng lặp lại trình tự tả y hệt như tả Thúy Vân thì hóa ra quá đỗi vụng về. Đặc biệt, sức gợi của vẻ đẹp Thúy Kiều toát lên từ đôi mắt: “Làn thu thủy, nét xuân sơn”. Nguyễn Du dường như chỉ nói về đôi mắt của nàng. Đôi mắt trong, sáng ngời, gợi tình như sóng nước mùa thu và đôi mày cong cong mềm mại, thanh tú như dáng núi mùa xuân. Cách miêu tả khiến khi đọc lên, ta như thấy có ánh sáng và làn sóng xao động bên trong. Chỉ vậy thôi mà bao ẩn ý. Đôi mắt nhìn đời, nhìn người sâu thẳm. Đôi mắt dạt dào, ẩn chứa bao tình cảm lai láng: biết yêu thương, căm hận, nhức nhối, sẻ chia,… Đôi mắt thể hiện một đời sống nội tâm phong phú. Đôi mắt “tinh đời” chứ không như đôi mắt đẹp mà vô hồn, vô cảm của Thúy Vân. Thì ra, cụ Nguyễn Du cố tình bỏ sót đôi mắt nàng Vân là vì lẽ đó. Một lần nữa, ta lại thấy nhà thơ sử dụng tối đa nghệ thuật ẩn dụ và tiểu đối trong thơ cổ điển cũng với ý nghĩa tượng trưng để tô đậm, tạo ấn tượng về nhan sắc của Kiều nhưng không gây rườm rà, phức tạp mà trái lại giá trị diễn đạt vẫn hay và tự nhiên. Nhan sắc nàng tuyệt mĩ đến nỗi: “Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”. Thêm một lần nữa thiên nhiên được sử dụng để nói về vẻ đẹp của người thiếu nữ. Thiên nhiên vốn là vẻ đẹp vĩnh cửu vậy mà cũng phải “ghen”, “hờn” trước một nàng Kiều “sắc sảo mặn mà”. Hoa không tươi thắm bằng dung nhan của nàng, liễu kém phần tươi non so với sức sống, tuổi trẻ mơn mởn của Kiều. Nguyễn Du đã sử dụng biện pháp nhân hóa để thổi linh hồn vào câu thơ làm ý thơ thêm phần sống động và trước mắt ta hiện ra một náng Kiều trẻ trung với tuổi xuân tràn đầy như hoa vừa đang độ nở, liễu đến kì xanh tươi. Mà cũng vì thế mà ta càng thấp thỏm hơn khi nghĩ tới tương lai của đời Kiều. Liệu với vẻ đẹp “nghiêng nước nghiêng thành” ấy, Kiều sẽ phải sống thế nào trong bể đời vốn “Thiên địa phong trần, hồng nhan đa truân”.

Bút pháp miêu tả của Nguyễn Du tài hoa ở chỗ ông không chỉ miêu tả ngoại hình để thể hiện tính cách, mà còn thông qua đó dự đoán số phận, cuộc đời nhân vật. Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Du dùng cặp từ “thua, nhường” để miêu tả Thúy Vân và cặp từ “ghen, hờn” để miêu tả Thúy Kiều. Ảnh hưởng, tác động của nét đẹp hai Kiều với tạo hóa lại đi theo hai hướng khác nhau. Tả Vân, câu thơ Kiều thanh thản bao nhiêu thì khi tả Kiều, câu chữ Tố Như lại trăn trở bấy nhiêu. Như vậy đó, chỉ mới mươi câu Kiều mà đã giúp ta thấu hiểu tấm lòng ưu ái sâu sắc, bao la của nhà thơ nhân đạo Nguyễn Du: ông yêu thương, nâng niu tất cả. Có điều, với Thúy Kiều là cả một sự yêu thương, nâng niu đầy băn khoăn, lo lắng so với Thúy Vân. Thật vậy, trong Truyện Kiều, có lúc Nguyễn Du đã để sư bà Tam Hợp đạo cô đoán định tương lai bất ổn của Kiều qua lời thơ:

“Thúy Kiều sắc sảo khôn ngoan,
Vô duyên là phận hồng nhan đã đành.
Lại mang lấy một chữ tình,
Khư khư mình buộc lấy mình vào trong.
Vậy nên những chốn thong dong,
Ở không yên chỗ, ngồi không vững vàng”

Chuyện thế thái, nhân tình cũng thật sâu sắc trong cách nhìn, cách cảm của Nguyễn Du. Miêu tả Thúy Kiều, Nguyễn Du còn đề cao trí tuệ và tài năng của nàng, cho thấy rằng Kiều không phải chỉ có nhan sắc tuyệt trần mà còn là người con gái vốn có thiên tư thông minh bẩm sinh và rất mực tài hoa.

“Thông minh vốn sẵn tính trời,
………
Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân”

Tài năng của Kiều đã đạt tới mức lí tưởng. Làm thơ, vẽ tranh, ca ngâm, âm nhac, mọi thứ Kiều đều tỏ ra thành thạo. Đặc biệt, nàng rất sành chơi Hồ cầm. Nguyễn Du một lần nữa lại rất công phu khi dành cho Kiều các chữ: “vốn sẵn tính trời”, “đủ mùi”, “làu bậc”, “ăn đứt” gợi lên sự hoàn mỹ của nàng. Tài năng của Thúy Kiều qua cách khắc họa của Nguyễn Du họa chăng chỉ có thể so sánh với tài thơ vè xuất sắc của cung nữ tròn tác phẩm “Cung oán ngâm khúc” của Nguyễn Gia Thiều.

“Câu cẩm tú đàn anh họ Lý,
Nét đan thanh bậc chị chàng Vương”

Quả là “Sắc đành đòi một tài đành họa hai”! Lại thêm một lần nữa ta hiểu tại sao Nguyễn Du không miêu tả cái tài của Thúy vân. Tạo hóa đã dành cả cho Thúy Kiều, để rồi lại tỏ ra đố kị mà đan tâm chơi trò nhỏ nhen.

“Lạ gì bỉ sắc tư phong,
Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen”

Câu chữ, lời thơ chất chứa sự ngợi ca, ngưỡng mộ mà nỗi băn khoăn, lo lắng cứ xốn xang trên mỗi từ ngữ của Tố Như. Có lúc ông đã phải thốt lên rằng:

“Có tài mà cậy chi tài,
Chữ tài liền với chữ tai một vần”

Nhưng làm sao khác được, “Thiên bạc mệnh” ai oán đã vận vào Kiều mất rồi. Trái tim yêu thương mênh mông của Nguyễn Du cũng chẳng thể nào bảo vệ được Kiều trước vòng xoáy nghiệt ngã của định mệnh.

Đoạn trích khép lại trong bốn câu miêu tả cuộc sống phong lưu, khuôn phép trong đức hạnh, mẫu mực của hai chị em Kiều.

“Phong lưu rất mực hồng quần,
………
Tường đông ong bướm đi về mặc ai”

Vẻ đẹp chung của hai chị em được đúc kết lại trong cuộc sống nhung lụa, phú quý. Hai cô gái họ Vương đang ở vào giai đoạn đẹp nhất, thơ mộng nhất của đời người, đó là tuổi dậy thì vô tư, trong trắng. Đã đến tuổi cài trâm nhưng hai thiếu nữ không hề quan tâm đến những chuyện “ong bướm”, tâm hồn như băng tuyết, họ đang sống trong cảnh êm đềm của một gia đình gia phong, nề nếp. Một lần nữa, Nguyễn Du khẳng định lại nếp sống phong lưu, đài các của hai chị em Kiều. “Êm đềm”, “mặc ai” là phong thái cao giá của người đẹp chứ nào phải sự vô cảm trước những rạo rực của tuổi trẻ. Chữ dùng của Nguyễn Du tinh tế lắm chứ đâu phải buông lơi hờ hững, vô tình!

Chỉ với hai mươi bốn câu thơ lục bát, chúng ta cũng đủ thấy tài năng, sáng tạo bậc thầy của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du. Ngòi bút của ông linh hoạt vô cùng, khi vẽ chi tiết, khi chỉ lướt qua; khi tả, khi gợi, kết hợp nhuần nhuyễn tính ước lệ của sách vở và cách nói dân gian; vừa làm nghệ thuật, vừa gởi gắm tâm tư, tình cảm. Để người đời yêu mến Tố Như và nhân vật của ông khi đến với Truyên Kiều, đều cảm nhận được một ẩn ý sâu sắc: ẩn sau bức chân dung mĩ nữ là tiếng lòng chan chứa yêu thương của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du.
 
K

kissme_18

Trong văn học Việt Nam đã có không ít tác phẩm mang tên gọi truyền kì hoặc mang tính chất truyền kì, song được tôn vinh ” thiên cổ kì bút ” thì đến nay chỉ có một Truyền Kì Mạn Lục của Nguyễn Dữ. Trong tác phẩm ấy đoạn trích Chuyện người con gái Nam Xương được xem như đặc sắc nhất vì đã khắc họa thành công số phận của người phụ nữ dưới chế độ xưa.

Truyền Kì Mạn Lục là lọai văn chuyên ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền. Trước đó Chuyện người con gái Nam Xương cũng đã được lưu truyền rộng rãi trong chốn dân gian. Hẳn không mấy ai không biết đến hai bài thơ viếng thăm nàng Vũ Thị trong Hồng Đức Quốc Âm thi tập. Hai bài thơ đó chứng tỏ rằng câu chuyện bi thảm về người đàn bà họ Vũ vợ chàng Trương là có thật. Dù truyện đã được dân gian lưu truyền, nhưng không phải Nguyễn Dữ chỉ có làm công việc đơn giản: biên chép lại cho đúng một chuyện kể đã có sẵn từ những năm tháng trước đó mà tác giả còn phải nhào nặn lại câu chuyện, làm cho nó gần gũi với người đọc, mang dấu ấn của thời đại mình.

Truyện mở đầu bằng dòng chữ ” Vũ Thị Thiết , người con gái quê ở Nam Xương …”. Tên tuổi, quê quán của nhân vật chính đã được giới thiệu rõ ràng, không giống như những nhân vật khác: chàng họ Trương, ông họ Phan. Vũ Thị Thiết là người duy nhất trong truyện được nêu đầy đủ họ tên , danh tính để lưu truyền cho hậu thế. Nhưng Vũ Thị Thiết chỉ là một người đàn bà bình thường, thuộc giới nghèo hèn ” vốn con kẻ khó “, dung mạo thì không có gì đặc biệt. Thế nhưng nàng đã là một nhân vật lưu truyền nơi hậu thế . Có lẽ Nguyễn Dữ đã có những nhận thức tiến bộ về xã hội. Những ràng buộc khuôn pháp đã không còn vững chắc trong tâm trí ông. Ông quan tâm đến đời sống của mọi người chứ không còn mải mê tìm cảm hứng văn chương trong đội ngũ những người quý phái hay tuyệt sắc giai nhân nữa.

Chính từ quan niệm đó Nguyễn Dữ đã cho ra đời mẫu người phụ nữ lí tưởng, tuy không phải là giai nhân nhưng lại hội tụ những đức tính, phẩm chất tốt đẹp cần có ở người phụ nữ Vũ Thị Thiết: ” tính tình thùy mị nết na lại thêm tư dung tốt đẹp”. Tuy tác giả đã nói rằng hai yếu tố bên trong và bên ngoài của nàng đều vẹn tòan . chẳng khác nào Kiều xưa kia . Thế nhưng càng vào sâu trong tác phẩm ta mới nhận ra rằng chữ dung đã thua chữ tài . Sau mấy lời giới thiệu đầu tiên, thì trong toàn bộ truyện không còn những câu nào miêu tả vẻ đẹp bên ngòai của nàng Vũ Thị nữa. Vũ Nương đã chiếm được cảm tình của đọc giả không phải là do tư dung mà do chính phẩm hạnh của nàng. Phẩm chất ở đây không như cô gái hái dâu Ỷ Lan hay ả đào nương diệt giặc miền Tiên Lữ. Phẩm chất Vũ Nương là tấm lòng của người phụ nữ luôn hy sinh vì gia đình. Từ khi về nhà chồng, Vũ Nương luôn tỏ ra là một người con dâu hiểu thảo, đảm đang, hay lam hay làm, biết tính chồng hay ghen Vũ Nương luôn cố gắng không để cho vợ chồng thất hòa, rồi còn lo lắng thuốc than và ma chay tế lễ đầy đủ cho mẹ chồng nữa. Nàng đã làm tất cả để giữ gìn, vun vén cho hạnh phúc của gia đình. Thật là một người phụ nữ tiêu biểu cho công dung ngôn hạnh ở xã hội xưa .

Trong xã hội xưa, vai vế người phụ nữ trong gia đình thường là thấp bé nhất. Mẹ chồng kiếm con dâu chỉ cốt để lo toan việc nhà, hay kiếm đứa cháu nối dõi tông đường. Vậy nên mối quan hệ mẹ chồng và con dâu xưa nay thường thất hòa. Nhưng trong tác phẩm ta lại thấy Vũ Nương được chính người mẹ chồng này ca ngợi phẩm giá của mình. Những lời khen này càng trở nên ý nghĩa hơn, có giá trị hơn gấp bội: “Chồng con nơi xa xôi chưa biết sống chết thế nào không thể về đền ơn được. Sau này, trời xét lòng thành, ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ mẹ “.

Vũ Nương thật là một người con gái tài sắc vẹn toàn, luôn đối xử ân cần với mọi người. Vậy mà người con gái Nam Xương ấy đã bị phụ rẫy, chịu nhiều oan ức. Tai họa bỗng chốc ập đến. Thật đột ngột! Đến khó tin kì lạ. Mới ngày nào người con gái ấy còn thổn thức cùng chồng những lời nói thiết tha đẫm lệ: ” Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét gửi người ải xa, trông liễu rũ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình thương người đất khách! Dù có thư nghìn hàng cũng không sợ cánh hồng bay bổng.” Mới ngày nào cuộc tiễn biết đầy vương vấn nhớ nhung: “Ngước mắt cảnh vật vẫn như cũ mà lòng người đã nhuộm mối tình muôn dặm quan san!” Những câu viết không vượt khỏi ước lệ văn chương một thuở nhưng lại có sức lay động lòng người lạ thường vì tình cảm của đôi vợ chồng son ấy rất mực chân thành. Vậy mà trời đã phụ lòng người, chỉ ” qua năm sau ” thôi tất cả đều tan nát. Thay cho “trang”, cho “liễu”, cho “cánh hồng bay bổng” và “mối tình muôn dặm quan san” chỉ còn là nỗi nghi ngờ, những lời máng nhiếc đánh đập đến thậm tệ. Công lao nuôi con dưỡng mẹ, làm tròn bổn phận con dâu đều đổ sông đổ bể, tới mức “không còn có thế lại lên núi Vọng Phu nữa”. Nhưng đáng buồn thay, tai họa này chỉ do một lí do không ai ngờ tới: do cái bóng. Vì nhớ chồng, con lại xa cách cha lâu ngày nên nàng chỉ còn biết nói cái bóng là Cha Đản. Thế là bé Đản ngây thơ nên đã tin cái bóng đó là cha ruột của mình và cứ lầm tưởng rằng cha mình đêm nào cũng đến “mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi”. Và khi qua tai Trương Sinh thì những lời nói hồn nhiên đó lại trở thành sự thật, cái bóng thành người, hại cho đời người con gái tài sắc.

Bóng dần biến thành người. Cái thực lẫn lộn pha trộn cái hư, cái giả chập chờn trong cái thật. Không phải là người vô cùng thiết tha với hạnh phúc của một gia đình được sum vầy, đoan tụ Vũ Nương không thể nào nghĩ ra trò chơi này. Nào ngờ chính nó đã làm tan nát đời nàng. Khi chỉ cái bóng in trên vách chắc hẳn người thiếu phụ chỉ muốn nguôi đi cảm giác con mình đang sống vắng cha. Nhưng hóa ra chính vì thế mà nàng đã phải lìa xa cõi trần tục. Nếu truyện được kể thật đúng theo trình tự thời gian thì chi tiết chiếc bóng phải được kể trước khi Trương Sinh chờ về. Nhưng Nguyễn Dữ tài hoa đã để dành lại chi tiết “thắt nút” ấy để rồi đưa ra ở một vị trí thích hợp trong câu chuyện, gây ra bão giông, khuấy lên sóng gió. Không còn gì để ngăn được cơn tức tối của kẻ có tính hay ghen Trương Sinh khỏi nổ bùng.”Thú vui nghi gia nghi thất”, hạnh phúc duy nhất, niềm mong ước duy nhất của một đời Vũ Nương trong phút chốc hoàn toàn tan vỡ. “Bình đã rơi, trâm đã gãy, liễu đã tàn trước gió, sen đã rũ trong ao”, người thiếu phụ chung tình mà bạc mệnh chỉ còn có thể tìm đễn cái chết để giãi bày tấm lòng trong trắng của mình.

Nàng đã gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Người đời sẽ lưu truyền thêm một tấm bi kịch về số phận người phụ nữ . Tấm bi kich về cái đẹp bị chà đạp phũ phàng. Tấm bi kịch này là sự đầu hàng số phận nhưng cũng là lời tố cáo thói ghen tuông ích kỉ, sự hồ đồ vũ phu của gã đàn ông và luật lệ phong kiến hà khắc, dung túng cho sự độc ác hủ bại . Nàng đã gặp một người chồng tuy là con nhà hào phú, song ít học lại đa nghi đến mức ghen tuông mù quáng nên không thể nhận ra sự hoàn hảo trong phẩm hạnh của nàng. Rõ ràng sự khiếm khuyết trong tính cách của nhân vật Trương Sinh đã dồn nàng đến bước đường cùng. Giá như Trương Sinh bình tĩnh tìm hiểu một chút thôi thì tấm bi kịch chết người kia sẽ không thể xảy ra. Nhưng đó chỉ là giá như thôi vì Nguyễn Dữ đã đặt dấu chấm than cho mọi sự đã rồi
 
K

kissme_18

Truyện ngắn “Lặng lẽ Sapa” của Nguyễn Thành Long là một tác phẩm đặc sắc, nhẹ nhàng, để lại trong lòng đọc giả nhiều rung động đẹp đẽ bởi hình ảnh “anh thanh niên”.

Anh thanh niên, với vóc người nhỏ nhắn, mang biệt hiệu “người cô độc nhất thế gian” vì anh phải làm công tác khí tượng thủy văn kiêm vật lý địa cầu một mình trên đỉnh núi Yên Sơn cao hai nghìn sáu trăm mét, quanh năm mây mù lạnh lẽo. Ngày này, anh chỉ cô độc, làm bạn vơi công việc “đo gió, đo mưa, đo nắng…” rồi mỗi ngày báo cáo về “nhà” bốn lần một cách chính xác. Những khắc nghiệt, băng giá của núi rừng Sapa, dù “mưa tuyết” hay “gió chực ào ào xô tới” chẳng thể nào khiến anh chùn bước. Tuy đấy là một công việc nhàm chán, buồn tẻ nhưng anh vẫn yêu, vẫn trân trọng cái nghề của mình. Anh đã dũng cảm vượt qua ngay chính nỗi cô độc và hiểm nguy luôn đối diện. Qua đó, chúng ta thấy toát lên một lý tưởng sống cao đẹp nơi anh. Vâng, giá trị đích thực ở con người anh là lẽ sống. Lý tưởng sống của anh cũng chính là lý tưởng sống của thế hệ thanh niên thời bấy giờ, luôn tìm được niềm vui giữa muôn khó khăn gian khổ. Điều lắng đọng nhất trong cả tác phẩm có lẽ là lời tâm sự của anh với bác họa sĩ: “Mình với công việc là đôi…”, “Công việc… gian khổ thế đấy… chứ cất nó đi… buồn đến chết mất…”, “Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc?” Đấy là những dòng tâm sự chân thành xuất phát từ tận đáy lòng. Và đấy cũng là những suy nghĩ lạc quan giúp anh vững vàng giữa khó khăn và thử thách lớn nhất là sự cô độc. Âm vang của cuộc sống Sapa lặng lẽ và khúc nhạc cuộc sống nhẹ vang đến người đọc từ chính tâm hồn anh, từ nụ cười của anh trong khó khăn, thử thách. Tuy sống một mình nhưng trong anh vẫn tràn đầy nghị lực, anh vẫn trồng hoa, đọc sách và tổ chức cuộc sống thật ngăn nắp với “căn nhà ba gian sạch sẽ”. Anh rất cởi mở, chân thành với mọi người, khát khao được gặp gỡ, trò chuyện. Anh luôn chu đáo, ân cần, quan tâm đến tất cả: “Củ tam thất … gửi bác gái … vừa ốm dậy …” Điều làm chúng ta xúc động mạnh trước anh là vẻ đẹp tâm hồn ngời sáng ẩn sau những nét ngoài tầm thường. Bác họa sĩ, với những suy nghĩ chín chắn, kỹ càng của tuổi về hưu, cũng phải khâm phục anh và chẳng thể nào thể hiện được trên bức chân dung vẻ đẹp ngời sáng của tâm hồn anh. Nhưng anh vẫn khiêm tốn, luôn cảm thấy những đóng góp của mình nhỏ bé so với người khác, như “ông kĩ sư vườn rau Sapa” hay “nhà nghiên cứu sét”. Anh thanh niên xuất hiện bất ngờ, chỉ kịp để chúng ta ấn tượng mạnh trước tâm hồn tuyệt đẹp của anh và cảm nhận được nhiệt huyết của sức trẻ thanh niên thời ấy, những con người không nhận bất cứ đãi ngộ nào của Tổ Quốc, chung tay xây dựng đất nước thêm giàu mạnh, tươi đẹp.

Mọi suy nghĩ của anh về công việc hay đời thường đều thấm đẫm tình yêu quê hương, đất nước, con người. Anh là hình tượng tiêu biểu của lớp thanh niên xông pha vì Tổ Quốc. Tâm hồn và lý tưởng sống cao đẹp nơi anh khiến chúng ta khâm phục trước một con người cô độc mà không cô độc, giữa Sapa lặng lẽ mà không lặng lẽ.
 
K

kissme_18

Trong cuộc sống ,bên cạnh nhiều tập quán, thói quen tốt còn có những tập quán, thói quen xấu có hại cho con người và xã hội. Những thói quen xấu đó có sức quyến rũ ghê gớm như cờ bạc, thuốc lá, ma túy, rượu hoặc băng đĩa có nội dung độc hại, nếu như giới trẻ của chúng ta không kiên định vẫn lập trường tự chủ , dần dần sẽ bị nó ràng buộc, chi phối và biến thành nô lệ. Cờ bạc, thuốc lá, ma túy …..là những thói hư tật xấu gây ra tác hại ghê gớm cho bản thân, gia đình và xã hội về nhiều mặt: tư tưởng , đạo đức, sức khỏe, kinh tế , nòi giống ….đây cũng là mối nguy cơ trước mắt và lâu dài của đất nước ,dân tộc. Tóm lại, tất cả những tập quán xấu, thói quen xấu có ma lực cuốn hút con người. Thế nên, giới trẻ của chúng ta hiện nay, để không bị biến thành nạn nhân của nó, mỗi chúng ta phải tự rèn luyện , tu dưỡng không ngừng trong học tập , trong lao động và phải nâng cao nhận thức về tác hại của các tệ nạn xã hội.
 
K

kissme_18

Đọc sách là một vấn đề đã được rất nhiều người bàn đến, em cũng đã từng đọc khá nhiều sách nhưng còn tùy tiện trong việc lựa chọn sách. Chỉ đến khi đọc bài viết của Chu Quang Tiềm trong đó tác giả có bàn về phương pháp đọc sách: ” Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ”. Em mới vỡ lẽ ra rất nhiều điều về cách chọn sách, cách đọc sách, con đường đi đúng đắn để chiếm lĩnh tri thức văn hóa nhân loại. Thế nào là đọc tinh, đọc kĩ? Vấn đề tưởng là hai mà thực chất là một. Không thể đọc kĩ tất cả mà phải chọn những cuốn thật sự có giá trị. Chọn được cuốn có giá trị mà đọc kĩ còn hơn là đọc nhiều cuốn mà chỉ lướt qua. Tóm lại, điều chủ yếu, quan trọng nhất của việc đọc sách không phải là đọc nhiều sách mà là phải biết chọn sách có giá trị và đọc lại nhiều lần để suy ngẫm đó là phương pháp đọc đúng
 
K

kissme_18

Khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển, con người cũng phải nỗ lực học tập tốt để bắt nhịp với cuộc sống mới. Lênin cho rằng “Ai có tri thức thì người đó có được sức mạnh”. Còn quan điểm của chúng ta thì như thế nào?

Câu nói của Lênin hoàn toàn đúng với mọi thời đại. Tri thức là những kiến thức ta tích lũy được. Câu nói trên Lênin muốn khẳng định một điều là: Con người có được sức mạnh chính là nhờ có tri thức. Đây là một nhận định sâu sắc về vai trò quan trọng của tri thức.

Vậy vì sao tri thức lại có vai trò quan trọng như vậy? Ta thấy rằng câu nói của Lênin xuất phát từ thực tế cuộc sống văn minh nhân loại. Tri thức nhân loại là kho tàng vô cùng phong phú , khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển. Nếu không học tập, chúng ta sẽ bị lạc hậu , không bắt kịp nhịp độ phát triển của thế giới. Người có tri thức sâu rộng có thể làm được những công việc mà nhiều người khác không làm được, người có tri thức có khả năng làm tốt công việc của mình và giúp ích nhiều cho xã hội.

Nhưng muốn có tri thức, có sức mạnh thì con người phải có cả những phẩm chất khác như tài, đức,nhân cách … Với tài vẹn đức toàn như thế, con người mới thực sự cống hiến hết mình cho xã hội.

Tuổi trẻ của chúng ta cần phải có ý thức hơn nữa lời khuyên của Lênin . Ý thức làm chủ tri thức để sau này xây dựng quê hương đất nước
 
Top Bottom