[văn 7] chứng minh

M

muttay04

hók búa wá

Bạn thông cảm nha bài này khó quá mìn chưa nghiên cứu kĩ nên có 1 số thông tin thui
Huế là một vùng văn hóa kết hợp tài tình sự giao thoa của ba luồng văn minh Đông Sơn, Sa Huỳnh, Óc Eo xa xưa, và còn giao lưu xa hơn nữa với thế giới Nam Hải, Ấn Độ và Trung Hoa, để rồi nảy sinh một nền văn minh độc sáng sau công nguyên: văn minh văn hóa Chăm Pa. Sau sư kiện Huyền Trân (1306), hai châu ô, Lý của Chiêm Thành trở thành trấn Thuận Hóa, và Huế (đọc trại từ Hóa) đã trở thành thủ phủ của Chúa Nguyễn từ thế kỉ XVII, thành kinh đô của Quang Trung từ 1788, rồi trở thành kinh đô của vương triều Nguyễn (1802 – 1945) bên dòng sông Hương, dòng sông nối kết ba vùng đồi – núi – cồn bãi – đầm phá thiên nhiên tuyệt đẹp. Chính nhờ thế mà Huế đã tự làm nên bản sắc văn hóa bởi những nét đặc sắc riêng; và phát triển rực rỡ ở vương triều Nguyễn, đỉnh cao của văn hóa đô thị Huế. Đã có một hệ tiếng Huế để phân biệt với tiếng Hà Nội, tiếng Sài Gòn. Đã có một hệ kinh thành Huế, một hệ lăng tẩm Huế, một hệ đền chùa Huế. Đã có một màu tím Huế trên bảng màu dân gian (hay là một Nhân Loại Tím – chữ của nhà thơ Trần Dần – trong bảng màu nhân loại). Và cũng đã có một dòng ca nhạc Huế đặc sắc trong ca nhạc truyền thống Việt Nam, nó là tinh kết phần hồn của bản sắc văn hóa Huế.
Thật khó mà khẳng định được tác giả đầu tiên và thời điểm khởi đầu của ca nhạc Huế. Có người phỏng đoán rằng, ca nhạc Huế có thể hình thành từ những năm đầu thời Lý sau khi ta tiếp xúc với Chiêm Thành, một vương quốc bại vong vì âm nhạc quá hay của họ (!), các nghệ nhân Việt Nam đã tiếp thu một số làn điệu Chiêm Thành và Từ khúc Trung Quốc mà phát triển nên ca nhạc của mình. Vì thế mà những bài thuộc cung Bắc thì vui vẻ đầm ấm, những bài thuộc cung Nam thì sầu thảm bi thương. Qua nhiều triều đại, ca nhạc Huế phát triển, và đặc biệt là sự hòa hợp nhuần nhuyễn giữa âm nhạc cung đình bác học và âm nhạc dân gian để trở thành những bài bản tương đối hoàn chỉnh, đạt đến độ rực rỡ, hưng thịnh vào cuối thế kỉ XIX. Đối chiếu với ca nhạc truyền thống Việt Nam vốn có 2 loại cung là cung Bắc và cung Nam, thì ca nhạc Huế nằm ở cung Nam hơi ai xây dựng trên âm giai ngũ cung là một đặc điểm mang tính đặc sắc riêng của riêng Huế: Đô-Rê (non) -Fa (già) -Son-La (non). Nó khác với cung Nam hơi oán của cải lương miền Nam là Đô-Mi-Fa# (rung) -Son-La, và cũng khác với cung Bắc của miền Bắc xây dựng trên âm giai ngũ cung đúng Đô-Rê-Fa-Son-La (Hồ-Sừ-Sang-Sê-Cống). Sự phân biệt hết sức rõ ràng trên cơ sở âm giai ngũ cung bởi lối tiến hành giai điệu và cách xếp đặt cung quãng như vậy đã làm cho ca nhạc truyền thống Huế mang một màu sắc riêng trong cả hai dòng Dân gian và Cung đình-bác học.
Dưới đây, chúng tôi xin nêu một số nhận xét bước đầu khảo sát âm nhạc truyền thống Huế gồm 2 dòng Dân gian và Cung đình – bác học:
1. DÒNG NHẠC DÂN GIAN (DÂN CA)
Âm nhạc Dân gian Huế khoanh vùng từ sông ô Lâu (nam Quảng Trị) đến đầm Cầu Hai (bắc đèo Hải Vân) ôm trùm cả xứ Huế gồm các điệu Hò, Lý, Vè và Chầu Văn. Những làn điệu này đều bắt nguồn từ sinh hoạt lao động và tín ngưỡng dân gian, mang bản sắc của giọng nói địa phương (hệ thống Huế) và các thể thơ dân gian và bác học; là sự tiếp nối nền âm nhạc truyền thống dân tộc theo chiều dài lịch sử và địa lý của đất nước từ Bắc vào Nam. Cũng là điệu hát Chầu văn, nhưng Chầu văn Huế có nhiều yếu tố khác biệt với Chầu văn đồng bằng Bắc Bộ. Cũng là Lý chiều chiều, nhưng Lý chiều chiều (Lý hoài nam) Huế khác xa Lý chiều chiều phía Nam. Rồi hò Mái nhì, hò Đưa linh của Huế thì càng không thể lẫn với bất kỳ một điệu hò nào bên ngoài xứ Huế. Có thể nói Hò và Lý là 2 loại thể đại diện ưu tú cho âm nhạc dân gian Huế.
Theo thống kê sơ bộ đã có trên ba chục điệu hò xứ Huế gồm Hò trên cạn và Hò trên sông nước. Hò cạn gồm hò bụi, hò nện, hò kéo thác, hò xay lúa, hò giã gạo, hò giã vôi, hò ô, hồ dô hây, v.v… Hò nước gồm hò mái nhì, hò mái đẩy, hò đẩy nốôc, hò đưa ghe, hò đưa linh, hò bếp, v.v… Hò mái nhì là điệu hò đặc sắc nhất của xứ Huế, thường hò trên sông nước, đầm phá lúc sóng lặng thuyền xuôi, gửi gắm ý tình nhớ thương da diết., mang tính ngâm vịnh, tự sự giãi bày, tiết tấu tự do bởi những tiếng ngân dài cao vút và âm vang vô tận. Nó thuộc điệu thức 5 âm nhưng đã sử dụng tài tình nốt biến âm Rê thăng kết hợp với nốt Mí ngoài hợp âm, tạo nên hiệu quả chơi vơi, lơ lửng thật đặc biệt. Sự xuất hiện nốt Si (duy nhất) trong điệu thức tạo ra sự đan xen giữa các điệu thức thứ – trưởng kết hợp hết sức lạ lùng, pha màu tràn đầy nhớ nhung, da diết. Nhờ vậy mà Hò mái nhì đạt tới một cấu trúc hoàn chỉnh, một sắc thái độc đáo thấm đẫm phong cách con người và cảnh quan xứ Huế. Nó có thể sánh với 2 điệu hò đặc sắc nhất của miền Bắc và miền Nam là Hò Sông Mã và Hò Đồng Tháp. Còn hò Đưa Linh thì lại kết hợp với múa hát, diễn xướng trong các đám tang với nhiều sắc thái tình cảm phức tạp: hào hùng bi tráng, ai oán đau thương; linh thiêng thành kính, ngộ nghĩnh rộn ràng… làm cho đám tang không kết thúc bằng không khí bi thảm. Đây là điệu hò mà âm nhạc và diễn xướng thể hiện tính độc đáo trong dòng ca nhạc dân gian Huế.
Nếu như Hò là dân ca lao động hoặc tín ngưỡng, thì Lý là những điệu hát giao duyên giãi bày nỗi niềm tâm sự. Lý xứ Huế có nhiều, nhưng tiêu biểu là các điệu Lý hoài nam, lý ta lý, lý giao duyên, lý tử vi, lý tiểu khúc, lý con sáo, v.v… Riêng lý con sáo có tới 5 điệu: lý giang nam, lý hoài xuân, lý tình tang, lý nội và lý thầy tu. Nói chung, lý xứ Huế rất uyển chuyển, kín đáo và duyên dáng như người con gái xứ Huế. Đạt tới trình độ nghệ thuật cao nhất là điệu Lý hoài nam (còn gọi là lý qua đèo, hoặc lý chiều chiều) với một khúc thức hết sức chặt chẽ và hình tượng âm nhạc độc đáo. Từ những tiết nhạc nhắc lại nguyên xi đến những tiết nhạc nhắc lại thay đổi cao độ miêu tả những bước chân trùng lặp của kẻ trước người sau, sự vang vọng của đáp lại của tiếng chim trên đèo, cho đến sự chuyển điệu rất tài tình nhằm miêu tả tiếng cuốc, tiếng vượn thảng thốt bên đường đều đạt tới trình độ tuyệt hảo.
Âm nhạc dân gian Huế thật giàu có, nhưng tiếc thay việc bảo tồn nó chưa làm được bao nhiêu. Chưa có những công trình ghi lại thật đầy đủ những làn điệu dân ca xứ Huế và hình thức diễn xướng độc đáo của nó. Đó là một trở ngại rất lớn cho những ai muốn tìm hiểu văn hóa Huế qua loại tình âm nhạc độc đáo này.

2. DÒNG NHẠC CUNG ĐÌNH – BÁC HỌC HUẾ
Dòng nhạc cung đình – bác học Huế bao gồm ca nhạc Huế, múa hát cung đình và Âm nhạc nghi lễ. Về ca nhạc có khoảng 60 tác phẩm được sắp theo cung và hơi như sau: Cung Bắc hơi Khách (gồm các bài Lưu thủy, Ngũ đối, Long ngâm, Cố bản, Lộng điệp, Phú lục và 10 bản Tàu Liên bộ thập chương…). Cung Nam hơi ai (gồm các bài Nam ai, Nam bình, Quả phụ, Tương tư khúc, Tự trào, Tự thán, Tứ đại oán, Trường than, Tiên nữ tống Lưu Nguyễn, Bá Nha khấp tử kỳ, v.v…). Cung Nam hơi dựng (gồm các bài Hành vân, Nam xuân, Cố bản dựng, Tứ đại cảnh, v.v…). Theo Đại Việt sử ký toàn thư thì bài Long ngâm đã có từ năm 1310 do quan Chi hậu Chánh trưởng Trịnh Trọng Tư đặt theo lối cổ văn. Điều độc đáo là ca Huế chỉ có đơn ca và luôn phải có dàn nhạc cùng hòa để làm nền, dẫn dắt cho việc chuyển bài, chuyển hệ. Biến chế dàn nhạc thường được sắp xếp theo kiểu Song tấu, Tam tấu, Ngũ tuyệt (chủ yếu các loại đàn Nguyệt, đàn tranh, đàn tỳ bà, đàn nhị và đàn tam). Ngoài ra có thể chơi thêm đàn bầu, sáo, sênh, sành. Biên chế dàn nhạc kiểu này hiện nay được dùng thịnh hành trong sinh hoạt ca Huế trên sông Hương. Qua nghiên cứu một số bài bản chính, chúng tôi thấy ca nhạc Huế có quan hệ qua lại với âm nhạc Chiêm Thành ở phía Nam và với ca trù, quan họ ở phía Bắc, nên ca nhạc Huế hoàn chỉnh và cấu trúc, phong phú về màu sắc tình cảm, linh hoạt về tiết tấu và chuyển điệu. Và nó còn ảnh hưởng lớn về phía Nam tạo ra Đàn Quảng và Nhạc tài tử Nam Bộ. Về múa hát cung đình, ngoài việc giải trí tiêu khiển còn được sử dụng trong các đại lễ và đón tiếp sứ thần của triều đình, nên được qui định hết sức nghiêm ngặt. Hiện còn vài chục điệu múa: Lục cúng hoa đăng, tam tinh chúc thọ, bát tiên hiến thọ, trình tường tập khánh, tứ linh, phiến vũ, nữ tướng xuất quân, Tam quốc, Tây du, sóng quan, lục triệt xuân mã đăng, múa dẻ lân, múa quạt, múa bông, múa mã vũ, v.v… Dàn nhạc dùng trong múa hát rất phong phú và chơi theo bài bản định sẵn. Đặc biệt ở các bản nhạc ca thuộc cung Nam hơi ai thì diễn viên và nhạc công thường có nhiều thủ thuật luyến láy, những luyến âm cao thấp bồng trẩm, hoặc những nốt ngoài hợp âm khó ghi chính xác được, tạo nên hiệu quả khác thường, đạt tới tinh hoa nghệ thuật. Về âm nhạc nghi lễ cũng được tiêu chuẩn hóa bài bản và dàn nhạc cho từng nghi lễ cụ thể: Giao nhạc cho Tế Giao, Miếu nhạc cho Tế Miếu, Cửu nhật nguyệt giao trung nhạc khi có Nhật thực, Nguyệt thực, Đại triều nhạc khi thiết triều lớn, Thường triều nhạc khi thiết triều nhỏ, Đại yến nhạc khi mở tiệc to, Cung trung chi nhạc khi giải trí, tiêu khiển…
Về hòa âm phối khí trong nghệ thuật ca nhạc Huế cực kỳ phức tạp. Có hình thức phức điệu trên chủ điệu, có sử dụng hòa âm kiểu truyền thống như quãng 4, 5, 8 hoặc đồng âm, có cả hình thức phúc điệu theo kiểu ngẫu hứng tài tử. Do cách diễn tấu nhạc khí với nhiều kỹ thuật phức tạp, tinh vi, nên ta còn nghe được rất nhiều nốt hoa mĩ, nốt ngoài hợp âm, nhưng cũng rất khó ghi chính xác được (kể cả tiết tấu dùng trong bộ gõ). Đây là một khó khăn rất lớn, cần phải đổ nhiều công sức mới có thể phục hồi, lưu giữ được.
Tóm lại, âm nhạc truyền thống Huế là một di sản phi vật thể đặc sắc, nó chính là linh hồn của văn hóa Huế, chiếm một vị trí quan trọng trong nền âm nhạc truyền thống Việt Nam. Nhưng tiếc thay có lúc chúng ta đã thờ ơ, ghẻ lạnh với nó, hoặc không đánh giá đúng vị trí, giá trị của nó. Chúng tôi đề nghị cần đầu tư thiết thực và nhanh chóng cho việc sưu tầm, nghiên cứu đầy đủ và công phu về âm nhạc truyền thống Huế bao gồm âm nhạc dân gian (dân ca) và âm nhạc cung đình bác học. Và những công trình đó cần được công bố bằng cách xuất bản thành sách, ghi lại bằng băng hình, băng tiếng để được phổ biến và lưu giữ về sau như những tài sản quý báu nhất. Cần khôi phục và chấn hưng những giàn nhạc cung đình và lối diễn xướng ca nhạc truyền thống Huế. Có như vậy mới hi vọng món tài sản tinh thần tuyệt vời quý báu này sẽ được bảo tồn, khai thác, kế thừa và phát triển.
Huế, 1 – 1992

:Mfallingasleep::Mfallingasleep::Mfallingasleep::Mfallingasleep::Mfallingasleep::Mfallingasleep::Mfallingasleep::Mfallingasleep::Mfallingasleep::Mfallingasleep::Mfallingasleep::Mfallingasleep::Mfallingasleep::Mfallingasleep::Mfallingasleep::Mfallingasleep::Mfallingasleep::Mfallingasleep::Mfallingasleep::Mfallingasleep::Mfallingasleep::Mfallingasleep::Mfallingasleep::Mfallingasleep::Mfallingasleep::Mfallingasleep::Mfallingasleep::Mfallingasleep::Mfallingasleep::Mfallingasleep::Mfallingasleep::Mfallingasleep::M039::M039::M039::M039::M039::M039::M039::M039::M039::M039::M039::M039::M039::M039::M039::M039::M039::M039::M039::M039::M039:
 
M

motdieunhonhoi

Chợ ca Huế” sông Hương

TTCT - “Ca Huế rất xứng đáng để lập hồ sơ di sản, nhưng kiểu năm cha ba mẹ, một hai ba cùng hát, năm ba bốn cùng dừng, rồi ca sĩ một bài, ca sĩ hai bài thì di sản chi?”.

Nghệ sĩ ưu tú Ngọc Bình, giám đốc Nhà hát nghệ thuật ca kịch Huế, phát biểu như vậy tại hội thảo lấy ý kiến đóng góp cho việc lập hồ sơ đề nghị ca Huế là di sản cấp quốc gia ngày 29-4 vừa qua.
Câu nói trên đã đúc kết cho cảnh trạng xót xa của bộ môn nghệ thuật đặc sắc này từ khi được đưa vào làm du lịch.

Rẻ nhất Huế!

“Nói ra thì đau lòng lắm, bạn bè đến Huế hỏi cái gì rẻ nhất, tôi trả lời: ca Huế”, nghệ nhân ca Huế nổi tiếng Kim Vàng đã mở đầu câu chuyện như vậy khi cùng chúng tôi trao đổi về chất lượng nghệ thuật và tiền công cho nghệ sĩ ca Huế trên sông Hương.

Nghệ nhân Kim Vàng cho biết thêm: “Mỗi nghệ sĩ được trả 50.000 đồng một suất diễn ca Huế, nhưng phải trừ chi phí điện thoại cho chủ sô, chỉ còn 45.000 đồng. Nghệ sĩ ưu tú cũng 45.000 đồng, chẳng khác chi người đi bán rau hành ngoài chợ”.

Nghệ sĩ Lệ Hoa, nguyên giảng viên Trường đại học Nghệ thuật Huế (nay là Học viện Âm nhạc Huế), nói bà quá đau xót khi bộ môn nghệ thuật đặc sắc, một thú chơi tao nhã của Huế đang bị coi “rẻ như bèo”.

Ông Nguyễn Tấn Thưởng, giám đốc Trung tâm quản lý và tổ chức biểu diễn ca Huế, cho biết từ tháng 8-2009, trung tâm đã đề xuất với Sở Văn hóa - thể thao và du lịch Thừa Thiên - Huế điều chỉnh giá sàn thù lao cho diễn viên và nhạc công ca Huế nhưng đã hơn hai năm chuyện này vẫn chưa ngã ngũ. Còn theo ông Cao Chí Hải - phó giám đốc sở: “Khi đăng ký hoạt động ca Huế, trung tâm phải đăng ký luôn giá cả. Sở nào lại đưa ra cái giá cụ thể đó”.

Ngược lại, ông Nguyễn Tấn Thưởng cho rằng: “UBND tỉnh cần phải quy định một mức giá sàn cho ca Huế, nếu không mỗi doanh nghiệp sẽ đưa ra một giá khác nhau, chắc chắn sẽ có cuộc cạnh tranh phá giá. Cuối cùng diễn viên và nhạc công vẫn là người chịu thiệt thòi”.

Chúng tôi đến bến thuyền Tòa Khâm mua vé xem ca Huế sông Hương, hỏi thăm một diễn viên nữ mới vào nghề, hiện là học sinh của một trường nghệ thuật tỉnh: “Một sô diễn em nhận được catsê bao nhiêu?”. Cô trả lời: “Dạ, cũng được 100.000-150.000 đồng”. Nhưng tôi biết cô diễn viên này “nâng giá”, phải chăng vì sợ giá trị nghề nghiệp của mình giảm sút?

Vì đâu nên nỗi?

Hiện có 13 doanh nghiệp với hơn 100 thuyền du lịch cùng hơn 400 người hoạt động biểu diễn ca Huế hằng đêm trên sông Hương. Các nhạc công và diễn viên đều đã được Sở Văn hóa - thể thao và du lịch thẩm định “chất lượng nghề nghiệp” để cấp thẻ biểu diễn ca Huế. Tuy vậy những người sành nghe ca Huế thường phàn nàn “ca Huế thì ít mà ca nhạc Huế lại nhiều” (“ca Huế” là ca nhạc cổ truyền của Huế, còn “ca nhạc Huế” là hát nhạc hiện đại về Huế).

Nghệ sĩ Ngọc Bình nói: “Có tới 80% những người hoạt động ca Huế trên sông Hương trả 20.000 đồng/suất diễn cũng không xứng”. Chúng tôi thắc mắc anh là chủ tịch hội đồng thẩm định, sao lại cấp thẻ biểu diễn cho những ca sĩ, nhạc công “hai chục ngàn không xứng” đó? Anh trả lời: “Tôi là trưởng ban giám khảo nhưng nói cách nào đó là “trưởng ban xóa đói giảm nghèo”. Thực chất hội đồng thống nhất với nhau họ thi hát để có cái thẻ kiếm sống. Nếu tôi làm đúng chức năng chuyên môn thì mười em rớt hết chín”.

Ngoài nguyên nhân “xóa đói giảm nghèo” còn nhiều nguyên nhân khác từ phía chủ thuyền, bầu sô và các đối tượng “ăn theo” khác, cứ thế xô đẩy ca Huế vào cảnh trạng xót xa. Trong một đêm nghe ca Huế trên sông Hương, chúng tôi còn chứng kiến khách mua của chủ thuyền một bông hoa với giá 10.000 đồng để tặng diễn viên.

Sau buổi diễn, người nhà của chủ thuyền chạy theo diễn viên “xin” lại bằng được bông hoa. Ông khách vừa tặng hoa chứng kiến chỉ biết lắc đầu ngao ngán. Một người am hiểu “luật chơi” ở đây cho hay: “Họ (chủ đò) lấy lại hoa để bán cho người khác, không đưa cho nó nó hất xuống sông!”.

Anh Hữu Thọ, nhóm trưởng một nhóm ca Huế, cho biết không chỉ ngày cao điểm mà ngày thường hoạt động này cũng hết sức nhộn nhạo, không có tổ chức gì cả. Khách nghe xong ca Huế, vừa bước lên bờ thì đám xích lô lao đến tranh giành. Góp ý thì bị chửi bới ngay. Một số vị chức sắc bảo rằng việc chèo kéo khách du lịch đến Huế đã được chấn chỉnh nhưng chỉ cần đóng vai du khách đi xuống bến thuyền ca Huế mỗi đêm sẽ thấy hết mọi chuyện.

Người nhà chủ thuyền quần áo xốc xếch tụm ba tụm năm, thấy khách là ào đến níu kéo chào mời, năn nỉ đến tội nghiệp. Khách không đi thì tỏ vẻ khó chịu, thậm chí còn văng tục. Ai là người Huế tự trọng đều thấy xấu hổ!

Vài giải pháp đề xuất

Để ca Huế tồn tại và phát huy đúng với giá trị của nó, theo nghệ sĩ Ngọc Bình cần phải tổ chức thành hai nhóm ca Huế. Một nhóm “chất lượng cao” gồm các nghệ sĩ, nhạc công thượng thặng, với giá vé tương xứng; còn nhóm ca Huế “phổ thông” của những nhạc công, diễn viên quần chúng bình thường có giá vé cũng phổ thông.

Tuy nhiên chất lượng cao hay phổ thông đều phải đạt chuẩn. Và để có được chuẩn đó, hội đồng thẩm định cấp giấy phép hành nghề ca Huế phải làm việc đúng chức năng người “gác cửa chất lượng”. Nếu hội đồng “xóa đói giảm nghèo” cho các ca sĩ trình độ thấp sẽ đẩy ca Huế vào con đường đói nghèo!

Về vấn nạn chèo kéo du khách, ban giám đốc Trung tâm quản lý và tổ chức biểu diễn ca Huế đề xuất: mỗi đêm đều có công an trực tại bến thuyền, bởi chỉ cần thấy sắc phục công an là việc chèo kéo du khách sẽ giảm ngay, đừng để bến thuyền ca Huế trở thành chỗ “vô chính phủ” như hiện nay!
 
Top Bottom