[Văn 12] - NLXH - Hiện tượng học sinh nghèo vượt khó.

N

namlun2019

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Anh/chị hãy viết một bài văn ngắn không quá 400 từ để phát biểu ý kiến của mình về hiện tượng nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhưng đã đạt đưọc kết quả cao trong kì thi tuyển sinh đại học - cao đẳng trong những năm gần đây.
(thứ 3 tuần tới mình phải nộp rồi, các bạn giúp mình với, đề này khó quá)


Chú ý viết bài có dấu bạn nhé!
 
Last edited by a moderator:
N

nguyenbahiep1

Trong những ngày hè nóng nực của tháng 7, giữa những cảm xúc dâng trào của những thí sinh thi đậu đại học, người ta không khỏi hướng đôi mắt đầy ngưỡng mộ, xúc động và tự hào về những miền quê, nơi đó có những đôi chân trần vừa bước lên một trong những bục cao nhất của sự học. Không có điều kiện học hành như bao bạn bè trang lứa, không có thời gian chuyên tâm vào việc học tập…vậy vì đâu mà họ có được kết quả như ngày hôm nay?! Khi những bạn bè của họ dồn toàn bộ thời gian vào việc học hành, ôn luyện, được gia đình chăm lo từ cái ăn đến giấc ngủ thì thời gian hàng ngày chủ yếu của họ là trên cánh đồng, rong ruổi theo lũ trâu, bên những công việc thường nhật để lo sao cho đủ miếng cơm hàng ngày…
Những gương sáng về ý chí, nghị lực và chân dung nhiều thủ khoa được báo giới ghi lại đã cho độc giả hiểu thấu đáo hơn về cái nghèo ở những gia đình thủ khoa, nghèo đến giật mình khó tin ở những gia đình đa phần là nông dân ấy. Hoàn cảnh như thế, theo học được hết phổ thông còn khó, vậy mà đàng hoàng đỗ thủ khoa với kết quả rực rỡ. Thực tế những mùa tuyển sinh vừa qua cho thấy, ngày càng có nhiều học sinh nông thôn đậu thủ khoa, tỷ lệ học sinh nông thôn đậu ĐH cũng đang có xu hướng “lấn át” thành phố. Đây là một xu hướng tích cực và rất đáng trân trọng.
Lý giải hiện tượng tích cực này có thể nhận thấy, về mặt chủ quan, có rất nhiều học sinh ở nông thôn hoặc xuất thân từ nông thôn ra thành phố trọ học có tư chất thông minh, ham học hỏi. So với những học sinh ở thành phố, có đầy đủ điều kiện vật chất, thì những học sinh ở nông thôn có hoàn cảnh gia đình khó khăn thường rất giàu ý chí, nghị lực. Các em đã sớm nhận thức được, chỉ có học mới mong thay đổi được cuộc sống, mới có thể thoát nghèo nên đã chủ động, tự giác trong học tập.
Mặc dù không được đủ đầy về vật chẩt, điều kiện sinh hoạt, học tập nhưng bù lại, hầu hết những học sinh nông thôn cố gắng học giỏi luôn nhận được tình yêu thương, sự động viên, khích lệ từ hàng xóm, láng giềng, đặc biệt là từ những người thân trong gia đình. Chính gia đình và sự quan tâm của những người xung quanh là động lực để các em không ngừng nỗ lực vươn lên.
Hoàn cảnh khó khăn giúp các em có thêm ý chí, nghị lực để vượt lên số phận. Hơn ai hết, các em nhận ra rằng chỉ có học giỏi mới có thể thay đổi được cuộc sống. Đây vừa là những tấm gương sáng cho thế hệ trẻ noi theo, vừa là niềm tự hào của đất nước vốn có truyền thống hiếu học từ ngàn xưa.

Năm nào cũng thế, trong danh sách thủ khoa các trường đại học thì phần lớn là những em học sinh đến từ nông thôn, hoàn cảnh gia đình khó khăn. Điều này khiến nhiều người không khỏi nghi ngờ. Phải chăng con nhà nghèo lại học giỏi còn nhà giàu thì lười học và học ***? Những bạn trẻ xuất thân trong gia đình giàu có, ngay từ bé đã được chăm bẵm quá kỹ, lớn lên trong sự che chở của gia đình, vô tình làm cho các em trở nên dựa dẫm, sống thiếu lý tưởng, khát vọng. Khi lớn lên, các em trở thành những chú…”gà công nghiệp” bởi không có được những kinh nghiệm sống, sự rèn giũa, dạy dỗ của cuộc đời. Đó là những thứ rất cần thiết để bước vào cuộc sống.

Nói như thế không có nghĩa là phủ nhận sự nỗ lực, cố gắng của những em học sinh con nhà khá giả. Tất nhiên, đã là thủ khoa thì rất đáng được khen. Những thủ khoa xuất thân từ nông thôn, kinh tế gia đình khó khăn thì được khen ngợi vì đã vượt lên số phận, hoàn cảnh. Còn những thủ khoa xuất thân từ những gia đình giàu có thì được khen bởi chính các em đã vượt qua được những cám dỗ, hào nhoáng của đồng tiền để vững tâm học tốt.
Những tháng ngày “cơm nắm, muối vừng” nuôi ước mơ vào ĐH Dược HN của Duẩn đã trở thành hiện thực, nhưng trong lòng cậu học trò nghèo không tránh khỏi những âu lo: “Hoàn cảnh quá khó khăn, trước đây, nhiều lúc em cũng nghĩ đến việc bỏ học ra đầu làng học nghề thợ mộc để kiếm tiền giúp mẹ nuôi em. Hi vọng ý nghĩ vu vơ đó không xảy ra trong 5 năm em học trường Dược”. Không riêng gì với Duẩn mà đấy cũng là nỗi lo của không ít những sinh viên nghèo bước chân ra từ những vùng quê.
Cần nhiều hơn nữa những mạnh thường quân để nguyên khí quốc gia không bị thui chột.
Là thủ khoa, các em trở thành niềm tự hào của gia đình, đất nước. Nhưng rồi sau đó thì sao? Các em có được hỗ trợ, tạo điều kiện để trở thành thủ khoa đầu ra, cống hiến trí tuệ, làm nên nhiều thành tựu nữa hay không? Thiết nghĩ, để phát huy nguồn nhân lực thủ khoa còn phụ thuộc vào sự chăm lo, hỗ trợ của toàn xã hội và các tổ chức khuyến học. Đất nước ta còn nghèo, nhưng cũng cần đầu tư “dài hơi” cho trí tuệ để mang lại những giá trị lớn. Không hiểu từ đâu mà người ta có thể đúc kết được khái niệm “thứ nhất là hậu duệ, thứ nhì là quan hệ, thứ ba là tiền tệ, thứ tư mới đến trí tuệ”. Nhưng đất nước phát triển không thể dựa vào chuyện hậu duệ, quan hệ hay tiền tệ của cá nhân nào đó mà là cần trí tuệ. Vì vậy, giúp đỡ các em ăn học thành tài cũng là chăm lo cho tương lai của đất nước. Bởi những trí tuệ sớm được nảy nở, vun trồng tốt sẽ đáp ứng đủ nguồn nhân lực, tránh tình trạng chảy máu chất xám


nguồn google
 
Top Bottom