Văn [VĂN 12] Nghị luận văn học

Ri JiDoragon

Học sinh mới
Thành viên
8 Tháng ba 2017
14
2
16
29
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

- Mình đi, có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù
Mình về, có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?
Mình về, rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già
Mình đi có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son
 

nguyễn khắc hoàng

Học sinh
Thành viên
7 Tháng ba 2017
10
40
31
19
Bạn tham khảo

1. Mở bài:
"Nghệ thuật nằm ngoài quy luật của sự băng hoại." (Xan tư khốp Seedrin) Có những bài thơ đi qua cuộc đời ta, giản dị và mơ hồ với những rung động của cảm xúc, với những nhịp đập rất mực êm ái của trái tim... như gieo vào lòng ta nốt nhấn của cảm xúc. Những nốt nhấn của cảm xúc ấy cứ đeo bám và ám ảnh suốt đời làm ta không thôi day dứt và trăn trở. Đó là những vần thơ hay, những câu thơ đẹp đạt đến chuẩn mực của cái đẹp, của nghệ thuật. "Việt Bắc" của Tố Hữu là một bài thơ như thế. Cái giọng điệu trữ tình tha thiết, ngọt ngào của Tố Hữu cứ vỗ vào lòng ta như những con sóng không thôi vỗ vào bờ biển, nhất là đoạn thơ:
"Mình đi có nhớ những ngày
Mưa ngồn suối lũ những mây cùng mù
Mình về có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai
Mình về rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già
Mình đi có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son."

2. Thân bài:
Điều còn lại của mỗi nhà văn chính là cái giọng nói riêng của chính mình. Tố Hữu được xem là một nhà thơ lớn của dân tộc, là một tác gia lớn với sự nghiệp thơ ca đồ sộ. Sớm giác ngộ Cách mạng, nhà thơ hăng say tham gia kháng chiến, dùng ngòi bút của mình để phục vụ cho cuộc chiến đấu của dân tộc. Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo. Tố Hữu đã làm nên cho mình một thế riêng, một chân dung tinh thần riêng. Thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc, mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn, trữ tình với giọng điệu thiết tha, ngọt ngào... Tất cả những yếu tố ấy đã làm nên một phong cách thơ rất Tố Hữu, không lẫn vào bất kỳ một cây bút khác được:
"Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim".
Sau những tiếng ca reo vui, hân hoan khi tìm thấy lí tưởng, ta bắt gặp một giọng điệu tâm tình, thủ thỉ đầy lưu luyến, thiết tha qua bài thơ "Việt Bắc", in trong tập thơ cùng tên của ông, viết sau khi đất nước được giải phóng. Trong buổi chia ly, người đi, kẻ ở không thôi lưu luyến, ngậm ngùi với cái bịn rịn, không muốn xa rời:
"Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay."

Tố Hữu đã thay lời con tim muốn nói, viết lên những câu thơ bất hủ diễn tả nỗi nhớ nhung, lưu luyến, bịn rịn của người cán bộ Cách mạng về xuôi và Việt Bắc. Đoạn thơ trên là lời của người ở lại với những nhắn nhủ thiết tha.
"Mình đi có nhớ những ngày
Mưa ngồn suối lũ những mây cùng mù
Mình về có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai".

Tố Hữu đã thay lời người ở lại nhắc nhở gợi nhớ đến những kỉ niệm đã qua gắn bó nghĩa tình. Đó là những kỉ niệm vui buồn giữa bao gian lao nơi mặt trận. Lời thơ gợi nên một không gian chiến đấu với những ngày dài "mưa nguồn" lạnh giá, đến "suối lũ" gian nan... Những năm tháng "miếng cơm chấm muối" thiếu thốn nhưng vẫn kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm, vẫn không quên "mối thù nặng vai", như nhà thơ Quang Dũng từng viết:
"Nhớ ôi Tây Bắc cơm lên khói"
Họ- những người "quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh", ra đi "không hẹn ước" ngày về đã phải trải qua biết bao thiếu thốn, gian lao, và chính họ "đã làm nên đất nước".
"Mình về rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già
Mình đi có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son."

Người ở lại nhắc lại quá khứ để thêm một lần nữa khắc sâu kỉ niệm vào lòng cùng những ân tình sâu nặng. Ban đầu là "rừng núi nhớ ai", sau lại là "có nhớ những nhà". Từ viêc khẳng định nỗi nhớ khôn nguôi trong lòng người ở lại, vừa gợi nhắc người cất bước đi đừng quên tình nghĩa keo sơn bền chặt.
"Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son".
Hình ảnh những cây bông lau gợi buồn, gieo vào lòng người bao nỗi nhớ nhung tha thiết. Từ láy "hắt hiu" lại càng tô đậm thêm cái mong manh, hoang vắng nơi chứa đựng những kỉ niệm yêu thương, nơi hiện hữu những tấm "lòng son" luôn "đậm đà" tình nghĩa. Phải có một trái tim rộng mở, gắn bó và yêu thương quê hương sâu nặng, nhà thơ mới có thể cảm nhận được những nỗi đau chia lìa rồi gói gọn trong từng câu thơ như thế.
Từ "mình" được sử dụng thật đặc sắc. Lời thơ như ngọt ngào, gần gũi, thiết tha, mộc mạc, chân thành. Từ "nhớ" được lặp lại ở mỗi câu sáu càng điểm tô thêm nỗi nhớ thương thiết tha của người ở lại mà cũng là nỗi lòng của kẻ ra đi. Nỗi nhớ thêm phần sâu sắc sau mỗi lần điệp lại như những con sóng cứ ùa vào nhau, thi nhau tràn vào bờ cát dài ươm nắng.
Thơ là tiếng nói của tâm hồn, là sự tự giã bày và gửi gắm tâm tư. Tố Hữu viết những lời thơ ấy như tự nhắc nhở chính mình về nghĩa tình sâu nặng cùng những năm tháng gắn bó với đồng đội không thể nào quên. Nhắc nhở mình phả "nhớ", nhưng chính Việt Bắc cũng đã trở thành máu thịt của nhà thơ, tựa hồ như:
"Nơi nao qua lòng lại chẳng yêu thương
Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn".
(Chế Lan Viên)
"Thơ, nếu không có người tôi đã mồ côi" - Gamza tôp
đã từng thốt lên như thế. Bài thơ là khúc hát của trái tim, chẳng khác gì là nhạc, là họa. Tất cả những ý vị mà nhà thơ muốn gửi đến người đọc đều được chuyển tải bằng ngôn từ và nhịp điệu trầm bổng, ngân nga hay lắng đọng. Đọc đoạn thơ này ta cũng bắt gặp điều đó. Thể thơ lục bát đã được khai thác triệt để, diễn tả một cách tinh tế từng cung bậc cảm xúc. Đơn giản nhưng sâu sắc, nhẹ nhàng nhưng lan tỏa thấm sâu, thơ hay không chỉ ở cái tài mà còn cả cái tâm sâu sắc của nhà tơ - Tố Hữu. Những vần thơ chính trị nhưng vẫn đậm chất trữ tình thiết tha. Nhà thơ cần "một chữ tình để duy trì thế giới và một chữ tài để xoay chuyển càn khôn", Tố Hữu đã làm được điều đó.
Thơ ca là niềm vui cao cả mà con người tạo ra cho mình. Mỗi nhà thơ nhà văn đều giống nhau ở chỗ viết nên những lời mà trái tim muốn nói, nhưng mỗi người lại có một phong cách riêng, giọng điệu và cảm quan riêng. Bởi nghệ thuật vốn không có sự lặp lại và hẳn là người đọc phải thật sự trải lòng mình ra mới có thể cảm nhận hết thông điệp thẩm mĩ mà tác giả muốn gửi gắm. Cũng như chỉ có đặt mình vào vị trí của nhân vật trữ tình trong bài thơ "Việt Bắc" ta mới hiểu được nỗi lòng mà Tố Hữu dụng tâm dụng sức muốn nói lên.
3. Kết bài:
"Thời gian qua kẽ tay
Làm khô những chiếc lá
Riêng những câu thơ còn xanh
Riêng những câu hát còn xanh".
(Văn Cao)

Những vần thơ của nhà thơ Tố Hữu sẽ mãi xanh cùng tháng năm. Tự bao giờ, "Việt Bắc" đã vượt sự băng hoại của thời gian và ở mãi trong lòng bao độc giả...
 

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
Hoặc bạn cx có thể tham khảo bài sau: :)

Bài làm:

Mười lăm năm ấy ai quên

Quê hương cách mạng dựng nên cộng hòa

Việt Bắc, cái nôi của quê hương cách mạng đã khơi nguồn cảm hứng cho bao tác phẩm nghệ thuật. Nổi bật lên trong dòng thơ ca Việt Bắc của Tố Hữu. Là một trong những thành tựu xuất sắc của thơ Tố Hữu nói riêng và thơ ca kháng chiến chống Pháp nói chung, tập thơ Việt Bắc (1946 – 1954) chứa đựng trong mình những giá trị nội dung và tư tưởng nghệ thuật đặc sắc. Bài thơ là bản hùng ca cũng là bản tình ca về cách mạng kháng chiến và con người kháng chiến. Góp phần làm nên thành công của Việt Bắc, ta không thể không nhắc tới đoạn thơ:

– Mình đi, có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù
Mình về, có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?
Mình về, rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già
Mình đi, có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son
Mình về, còn nhớ núi non
Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh
Mình đi, mình có nhớ mình
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa?




Nhắc đến Tố Hữu thì ai cũng biết ông làm một trong những nhà thơ trữ tình cách mạng hàng đầu của nền Văn học Việt Nam. Thơ Tố Hữu là thơ của tiếng sống lớn, tình cảm lớn niềm vui lớn của con người Cách mạng và cuộc sống Cách mạng. Bài thơ Việt Bắc là đinh cao thơ Tố Hữu, cũng là xuất thần trong văn học kháng chiến chống Pháp. Nhắc đến Việt Bắc , ta nhắc đến lịch sử hào hùng của dân tộc. Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi, hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, hòa bình được lập lại ở miền Bắc. Tháng 10 – 1954, trung ương Đảng và Chính phủ đã trở về tiếp quả Hà Nội. Sự kiện lịch sử đã trở thành nguồn cảm hứng viết bài thơ Việt Bắc. Có thể nói, bài “Việt Bắc” là một khúc tình ca cũng là khúc hùng ca thể hiện ân tình sâu nặng, thủy chung của nhà thơ đối với căn cứ địa Cách mạng trong cả nước.

Theo dòng hồi tưởng, đông bào Việt Bắc nhắn nhủ, gợi nhắc bao kỉ niệm suốt 15 năm gắn bó tha thiết, mặn nồn. Đó là những ngày tháng đồng bào và cán bộ cùng nhau chống trọi với thiên nhiên khắc nghiệt, vượt mưa nguồn, suối lũ, xuyên sương mù, mây mịt. Đó là kỉ niệm của cuộc sống nơi chiến khu vô vùng thiếu thốn, gian khổ. Bữa ăn đạm bạc chỉ có lưng cơm chộn với muối trắng. Cũng có khi đồng bào và cán bộ chia nhau từng củ sắn, củ khoai, chung đắp một mảnh chăn bằng vỏ cây rừng. Nhưng càng thiếu thốn, gian lao bao nhiêu thì ý chí nung nấu, quyết tâm trả thù, chiến đấu đánh giặc sôi sục bấy nhiêu. Đó là những gia đình Việt Bắc, dẫu sông cuộc sống bộn bề khó khăn, thiếu thốn, tuy nhà tranh, vách nứa, nền đất, mái lau nhưng vẫn luôn giữ tấm lòng son sắt với kháng chiến, với cán bộ. Đồng bào Việt Bắc còn khéo léo gợi nhắc những ngày tháng Cách mạng, sục sôi những dấu son, lịch sử không thẻ nào phai mờ. Đó là mái cây đa Tân Trào – nơi làm lễ xuất quân của Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, tiền thân của quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng. Đó là mái đình Hồng Thái – nơi họp quốc dân đại hội đi đến quyết định phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, làm nên cuộc Cách mạng tháng 8 vĩ đại. Bằng giọng kể đầy phấn khởi, đồng bào chiến khu đã làm sống dậy không khí lịch sử thiêng liêng, hào hùng của dân tộc. Dòng hổi tưởng thực ra chưa phải là tất cả kỉ niệm trong suốt 15 năm nhưng đó là những gì sâu sắc nhất khẳng định sự gắn bó, tình cảm tha thiết, mặn nồng giữa đồng bào và cán bộ giữa chiến khu với Đảng, Chính phủ,…<>

Trong khúc thơ này, có một câu thật đặc biệt: Mình đi, mình có nhớ mình. Câu thơ sáu chữ mà có tới 3 chữ mình lặp lại. Chữ “mình” thứ nhất, thứ hai để chỉ cán bộ kháng chiến miền xuôi còn chữ “mình” thứ ba lại vừa chỉ đồng bào ở lại và cán bộ kháng chiến. Không dùng chữ “ta” mà dùng chữ “mình” để chỉ người ở lại, câu thơ kín đáo thể hiện sự gắn bó khăng khít giữa kẻ ở người đi: Mình với ta tuy hai mà một – Ta mới mình tuy một mà hai. Chữ “mình” còn chỉ cán bộ về xuôi. Ở khía cạnh này, câu thơ giản dị mà hàm chứa lời nhắn nhủ sâu sắc. Rời chiến khu gian khổ, trở về với thủ đô phồn hoa, cán bộ kháng chiến liệu có quên mát quá khứ, đánh mất chính mình không? Đó là băn khoăn lớn của người ở lại. Cũng trong bài thơ Việt Bắc ở phần thứ hai, nỗi băn khoẳn thể hiện rõ ràng hơn:

– Mình về thành thị xa xôi
Nhà cao, còn thấy núi đồi nữa chăng?
Phố đông, còn nhớ bản làng
Sáng đèn, còn nhớ mảnh trăng giữa rừng?




Băn khoăn, nhắn hỏi người về xuôi, lòng người ở lại khắc khoải nỗi nhớ thương:

Mình về, rừng núi nhớ ai

Trám bùi để rụng, măng mai để già

Hỏi núi rừng nhớ ai, thực chất là cách khéo léo để diến tả nỗi nhớ trong trái tim mình. Với hình ảnh hoán dụ :rừng núi nhớ ai, nỗi nhớ của đồng bào chiến khu được biểu đạt sâu sắc, kín đáo. Dường như đâu chỉ có đồng bào ở lại nhớ người về xuôi mà nỗi nhớ mênh mang, da diết đã lan thấm vào không gian đất trời. Rừng núi cỏ cây bổng rưng rưng thương nhớ <>

Không chĩ xúc động người đọc bởi cái tình tha thiết, đoạn thơ còn lôi cuốn người đọc bởi nghệ thuật biểu đạt tài hoa, đậm đà tính dân tộc. Chỉ với 8 câu thơ, Tố Hữu đã đưa ta vào thế giới hoài niệm, kỉ niệm của Cách mạng. “Giọng thơ tâm tình tha thiết và nghệ thuật biểu hiện giàu tính dân tộc” của Tố Hữu đã góp phần làm nên thành công của Việt Bắc. Vì vậy, Việt Bắc là một “bài ca không quên” của con người, là những gì không thể sói mòn của cội nguồn dân tộc Việt Nam.
Chúc bạn hok tốt! :D
Nguồn: Sưu tầm.
 

Quang Trungg

Học sinh xuất sắc
Thành viên
14 Tháng mười một 2015
4,677
7,748
879
20
Hà Nội
THCS Mai Dịch
Bài làm:

Mười lăm năm ấy ai quên

Quê hương cách mạng dựng nên cộng hòa

Việt Bắc, cái nôi của quê hương cách mạng đã khơi nguồn cảm hứng cho bao tác phẩm nghệ thuật. Nổi bật lên trong dòng thơ ca Việt Bắc của Tố Hữu. Là một trong những thành tựu xuất sắc của thơ Tố Hữu nói riêng và thơ ca kháng chiến chống Pháp nói chung, tập thơ Việt Bắc (1946 – 1954) chứa đựng trong mình những giá trị nội dung và tư tưởng nghệ thuật đặc sắc. Bài thơ là bản hùng ca cũng là bản tình ca về cách mạng kháng chiến và con người kháng chiến. Góp phần làm nên thành công của Việt Bắc, ta không thể không nhắc tới đoạn thơ:

– Mình đi, có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù
Mình về, có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?
Mình về, rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già
Mình đi, có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son
Mình về, còn nhớ núi non
Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh
Mình đi, mình có nhớ mình
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa?




Nhắc đến Tố Hữu thì ai cũng biết ông làm một trong những nhà thơ trữ tình cách mạng hàng đầu của nền Văn học Việt Nam. Thơ Tố Hữu là thơ của tiếng sống lớn, tình cảm lớn niềm vui lớn của con người Cách mạng và cuộc sống Cách mạng. Bài thơ Việt Bắc là đinh cao thơ Tố Hữu, cũng là xuất thần trong văn học kháng chiến chống Pháp. Nhắc đến Việt Bắc , ta nhắc đến lịch sử hào hùng của dân tộc. Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi, hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, hòa bình được lập lại ở miền Bắc. Tháng 10 – 1954, trung ương Đảng và Chính phủ đã trở về tiếp quả Hà Nội. Sự kiện lịch sử đã trở thành nguồn cảm hứng viết bài thơ Việt Bắc. Có thể nói, bài “Việt Bắc” là một khúc tình ca cũng là khúc hùng ca thể hiện ân tình sâu nặng, thủy chung của nhà thơ đối với căn cứ địa Cách mạng trong cả nước.

Theo dòng hồi tưởng, đông bào Việt Bắc nhắn nhủ, gợi nhắc bao kỉ niệm suốt 15 năm gắn bó tha thiết, mặn nồn. Đó là những ngày tháng đồng bào và cán bộ cùng nhau chống trọi với thiên nhiên khắc nghiệt, vượt mưa nguồn, suối lũ, xuyên sương mù, mây mịt. Đó là kỉ niệm của cuộc sống nơi chiến khu vô vùng thiếu thốn, gian khổ. Bữa ăn đạm bạc chỉ có lưng cơm chộn với muối trắng. Cũng có khi đồng bào và cán bộ chia nhau từng củ sắn, củ khoai, chung đắp một mảnh chăn bằng vỏ cây rừng. Nhưng càng thiếu thốn, gian lao bao nhiêu thì ý chí nung nấu, quyết tâm trả thù, chiến đấu đánh giặc sôi sục bấy nhiêu. Đó là những gia đình Việt Bắc, dẫu sông cuộc sống bộn bề khó khăn, thiếu thốn, tuy nhà tranh, vách nứa, nền đất, mái lau nhưng vẫn luôn giữ tấm lòng son sắt với kháng chiến, với cán bộ. Đồng bào Việt Bắc còn khéo léo gợi nhắc những ngày tháng Cách mạng, sục sôi những dấu son, lịch sử không thẻ nào phai mờ. Đó là mái cây đa Tân Trào – nơi làm lễ xuất quân của Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, tiền thân của quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng. Đó là mái đình Hồng Thái – nơi họp quốc dân đại hội đi đến quyết định phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, làm nên cuộc Cách mạng tháng 8 vĩ đại. Bằng giọng kể đầy phấn khởi, đồng bào chiến khu đã làm sống dậy không khí lịch sử thiêng liêng, hào hùng của dân tộc. Dòng hổi tưởng thực ra chưa phải là tất cả kỉ niệm trong suốt 15 năm nhưng đó là những gì sâu sắc nhất khẳng định sự gắn bó, tình cảm tha thiết, mặn nồng giữa đồng bào và cán bộ giữa chiến khu với Đảng, Chính phủ,…<>

Trong khúc thơ này, có một câu thật đặc biệt: Mình đi, mình có nhớ mình. Câu thơ sáu chữ mà có tới 3 chữ mình lặp lại. Chữ “mình” thứ nhất, thứ hai để chỉ cán bộ kháng chiến miền xuôi còn chữ “mình” thứ ba lại vừa chỉ đồng bào ở lại và cán bộ kháng chiến. Không dùng chữ “ta” mà dùng chữ “mình” để chỉ người ở lại, câu thơ kín đáo thể hiện sự gắn bó khăng khít giữa kẻ ở người đi: Mình với ta tuy hai mà một – Ta mới mình tuy một mà hai. Chữ “mình” còn chỉ cán bộ về xuôi. Ở khía cạnh này, câu thơ giản dị mà hàm chứa lời nhắn nhủ sâu sắc. Rời chiến khu gian khổ, trở về với thủ đô phồn hoa, cán bộ kháng chiến liệu có quên mát quá khứ, đánh mất chính mình không? Đó là băn khoăn lớn của người ở lại. Cũng trong bài thơ Việt Bắc ở phần thứ hai, nỗi băn khoẳn thể hiện rõ ràng hơn:

– Mình về thành thị xa xôi
Nhà cao, còn thấy núi đồi nữa chăng?
Phố đông, còn nhớ bản làng
Sáng đèn, còn nhớ mảnh trăng giữa rừng?




Băn khoăn, nhắn hỏi người về xuôi, lòng người ở lại khắc khoải nỗi nhớ thương:

Mình về, rừng núi nhớ ai

Trám bùi để rụng, măng mai để già

Hỏi núi rừng nhớ ai, thực chất là cách khéo léo để diến tả nỗi nhớ trong trái tim mình. Với hình ảnh hoán dụ :rừng núi nhớ ai, nỗi nhớ của đồng bào chiến khu được biểu đạt sâu sắc, kín đáo. Dường như đâu chỉ có đồng bào ở lại nhớ người về xuôi mà nỗi nhớ mênh mang, da diết đã lan thấm vào không gian đất trời. Rừng núi cỏ cây bổng rưng rưng thương nhớ <>

Không chĩ xúc động người đọc bởi cái tình tha thiết, đoạn thơ còn lôi cuốn người đọc bởi nghệ thuật biểu đạt tài hoa, đậm đà tính dân tộc. Chỉ với 8 câu thơ, Tố Hữu đã đưa ta vào thế giới hoài niệm, kỉ niệm của Cách mạng. “Giọng thơ tâm tình tha thiết và nghệ thuật biểu hiện giàu tính dân tộc” của Tố Hữu đã góp phần làm nên thành công của Việt Bắc. Vì vậy, Việt Bắc là một “bài ca không quên” của con người, là những gì không thể sói mòn của cội nguồn dân tộc Việt Nam.<//>
Nguồn: Sưu tầm.
 

Ri JiDoragon

Học sinh mới
Thành viên
8 Tháng ba 2017
14
2
16
29
Bạn tham khảo

1. Mở bài:
"Nghệ thuật nằm ngoài quy luật của sự băng hoại." (Xan tư khốp Seedrin) Có những bài thơ đi qua cuộc đời ta, giản dị và mơ hồ với những rung động của cảm xúc, với những nhịp đập rất mực êm ái của trái tim... như gieo vào lòng ta nốt nhấn của cảm xúc. Những nốt nhấn của cảm xúc ấy cứ đeo bám và ám ảnh suốt đời làm ta không thôi day dứt và trăn trở. Đó là những vần thơ hay, những câu thơ đẹp đạt đến chuẩn mực của cái đẹp, của nghệ thuật. "Việt Bắc" của Tố Hữu là một bài thơ như thế. Cái giọng điệu trữ tình tha thiết, ngọt ngào của Tố Hữu cứ vỗ vào lòng ta như những con sóng không thôi vỗ vào bờ biển, nhất là đoạn thơ:
"Mình đi có nhớ những ngày
Mưa ngồn suối lũ những mây cùng mù
Mình về có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai
Mình về rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già
Mình đi có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son."

2. Thân bài:
Điều còn lại của mỗi nhà văn chính là cái giọng nói riêng của chính mình. Tố Hữu được xem là một nhà thơ lớn của dân tộc, là một tác gia lớn với sự nghiệp thơ ca đồ sộ. Sớm giác ngộ Cách mạng, nhà thơ hăng say tham gia kháng chiến, dùng ngòi bút của mình để phục vụ cho cuộc chiến đấu của dân tộc. Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo. Tố Hữu đã làm nên cho mình một thế riêng, một chân dung tinh thần riêng. Thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc, mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn, trữ tình với giọng điệu thiết tha, ngọt ngào... Tất cả những yếu tố ấy đã làm nên một phong cách thơ rất Tố Hữu, không lẫn vào bất kỳ một cây bút khác được:
"Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim".
Sau những tiếng ca reo vui, hân hoan khi tìm thấy lí tưởng, ta bắt gặp một giọng điệu tâm tình, thủ thỉ đầy lưu luyến, thiết tha qua bài thơ "Việt Bắc", in trong tập thơ cùng tên của ông, viết sau khi đất nước được giải phóng. Trong buổi chia ly, người đi, kẻ ở không thôi lưu luyến, ngậm ngùi với cái bịn rịn, không muốn xa rời:
"Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay."

Tố Hữu đã thay lời con tim muốn nói, viết lên những câu thơ bất hủ diễn tả nỗi nhớ nhung, lưu luyến, bịn rịn của người cán bộ Cách mạng về xuôi và Việt Bắc. Đoạn thơ trên là lời của người ở lại với những nhắn nhủ thiết tha.
"Mình đi có nhớ những ngày
Mưa ngồn suối lũ những mây cùng mù
Mình về có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai".

Tố Hữu đã thay lời người ở lại nhắc nhở gợi nhớ đến những kỉ niệm đã qua gắn bó nghĩa tình. Đó là những kỉ niệm vui buồn giữa bao gian lao nơi mặt trận. Lời thơ gợi nên một không gian chiến đấu với những ngày dài "mưa nguồn" lạnh giá, đến "suối lũ" gian nan... Những năm tháng "miếng cơm chấm muối" thiếu thốn nhưng vẫn kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm, vẫn không quên "mối thù nặng vai", như nhà thơ Quang Dũng từng viết:
"Nhớ ôi Tây Bắc cơm lên khói"
Họ- những người "quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh", ra đi "không hẹn ước" ngày về đã phải trải qua biết bao thiếu thốn, gian lao, và chính họ "đã làm nên đất nước".
"Mình về rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già
Mình đi có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son."

Người ở lại nhắc lại quá khứ để thêm một lần nữa khắc sâu kỉ niệm vào lòng cùng những ân tình sâu nặng. Ban đầu là "rừng núi nhớ ai", sau lại là "có nhớ những nhà". Từ viêc khẳng định nỗi nhớ khôn nguôi trong lòng người ở lại, vừa gợi nhắc người cất bước đi đừng quên tình nghĩa keo sơn bền chặt.
"Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son".
Hình ảnh những cây bông lau gợi buồn, gieo vào lòng người bao nỗi nhớ nhung tha thiết. Từ láy "hắt hiu" lại càng tô đậm thêm cái mong manh, hoang vắng nơi chứa đựng những kỉ niệm yêu thương, nơi hiện hữu những tấm "lòng son" luôn "đậm đà" tình nghĩa. Phải có một trái tim rộng mở, gắn bó và yêu thương quê hương sâu nặng, nhà thơ mới có thể cảm nhận được những nỗi đau chia lìa rồi gói gọn trong từng câu thơ như thế.
Từ "mình" được sử dụng thật đặc sắc. Lời thơ như ngọt ngào, gần gũi, thiết tha, mộc mạc, chân thành. Từ "nhớ" được lặp lại ở mỗi câu sáu càng điểm tô thêm nỗi nhớ thương thiết tha của người ở lại mà cũng là nỗi lòng của kẻ ra đi. Nỗi nhớ thêm phần sâu sắc sau mỗi lần điệp lại như những con sóng cứ ùa vào nhau, thi nhau tràn vào bờ cát dài ươm nắng.
Thơ là tiếng nói của tâm hồn, là sự tự giã bày và gửi gắm tâm tư. Tố Hữu viết những lời thơ ấy như tự nhắc nhở chính mình về nghĩa tình sâu nặng cùng những năm tháng gắn bó với đồng đội không thể nào quên. Nhắc nhở mình phả "nhớ", nhưng chính Việt Bắc cũng đã trở thành máu thịt của nhà thơ, tựa hồ như:
"Nơi nao qua lòng lại chẳng yêu thương
Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn".
(Chế Lan Viên)
"Thơ, nếu không có người tôi đã mồ côi" - Gamza tôp
đã từng thốt lên như thế. Bài thơ là khúc hát của trái tim, chẳng khác gì là nhạc, là họa. Tất cả những ý vị mà nhà thơ muốn gửi đến người đọc đều được chuyển tải bằng ngôn từ và nhịp điệu trầm bổng, ngân nga hay lắng đọng. Đọc đoạn thơ này ta cũng bắt gặp điều đó. Thể thơ lục bát đã được khai thác triệt để, diễn tả một cách tinh tế từng cung bậc cảm xúc. Đơn giản nhưng sâu sắc, nhẹ nhàng nhưng lan tỏa thấm sâu, thơ hay không chỉ ở cái tài mà còn cả cái tâm sâu sắc của nhà tơ - Tố Hữu. Những vần thơ chính trị nhưng vẫn đậm chất trữ tình thiết tha. Nhà thơ cần "một chữ tình để duy trì thế giới và một chữ tài để xoay chuyển càn khôn", Tố Hữu đã làm được điều đó.
Thơ ca là niềm vui cao cả mà con người tạo ra cho mình. Mỗi nhà thơ nhà văn đều giống nhau ở chỗ viết nên những lời mà trái tim muốn nói, nhưng mỗi người lại có một phong cách riêng, giọng điệu và cảm quan riêng. Bởi nghệ thuật vốn không có sự lặp lại và hẳn là người đọc phải thật sự trải lòng mình ra mới có thể cảm nhận hết thông điệp thẩm mĩ mà tác giả muốn gửi gắm. Cũng như chỉ có đặt mình vào vị trí của nhân vật trữ tình trong bài thơ "Việt Bắc" ta mới hiểu được nỗi lòng mà Tố Hữu dụng tâm dụng sức muốn nói lên.
3. Kết bài:
"Thời gian qua kẽ tay
Làm khô những chiếc lá
Riêng những câu thơ còn xanh
Riêng những câu hát còn xanh".
(Văn Cao)

Những vần thơ của nhà thơ Tố Hữu sẽ mãi xanh cùng tháng năm. Tự bao giờ, "Việt Bắc" đã vượt sự băng hoại của thời gian và ở mãi trong lòng bao độc giả...
hình ảnh đậm đà lòng son thì sao???
 

Khởi Đầu Mới

Học sinh tiến bộ
Thành viên
28 Tháng hai 2017
120
227
189
hình ảnh đậm đà lòng son thì sao???
Phải phân tích 2 dòng cuối chứ nói riêng thì cụt ý lắm :3
Hắt hiu lau xám” là cảnh hoang vu hoang vắng của núi rừng, biểu tượng cho sự nghèo đói, thiếu thôn vật chất. Tương phản với “hắt hiu lau xám” là “đậm đà lòng son”, một hình ảnh ẩn dụ rất đẹp ca ngợi tâm lòng son sắt thủy chung. Câu thơ “hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son” là một câu thơ hay và đẹp. Đẹp ở hình tượng và hay vì giàu sắc thái biểu cảm. Qua thủ pháp tương phản, Tố Hữu ca ngợi đồng bào Việt Bắc tuy còn nghèo khổ, thiếu thôn nhưng giàu tình yêu nước, gắn bó thủy chung với cách mạng và kháng chiến.
 
Top Bottom