Vật lí 10 Tổng hợp những điều quan trọng chương Động học chất điểm

Status
Không mở trả lời sau này.

Deathheart

Cựu TMod Vật Lí
Thành viên
18 Tháng năm 2018
1,535
2,868
411
Quảng Trị
THPT Đông Hà
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Xin chào cả nhà, sau một khoảng thời gian suy xét, BQT box Vật Lí quyết định tạo Topic [Vật lí] Tổng hợp những điều quan trọng :D Nghe có vẻ lạ lẫm và mọi người chưa hình dung được là nó để làm gì đúng không nào? Mình sẽ nói cụ thể cho mọi người hình dung nhé :D

Như các bạn đã biết trong mỗi box nhỏ (VD trong phần Vật Lí 12 thì Dao động cơ gọi là 1 box nhỏ ) thường có các bài/ topic quan trọng như tổng hợp kiến thức, chuyên đề, kỹ năng được ghim lên cao để cho không bị trôi và mọi người dễ dàng xem, tìm kiếm. Sau lần quy hoạch lại BOX vừa rồi thì đã có một vài thay đổi lớn. Chúng ta có thêm 1 BOX siêu to khổng lồ và chất lượng là "TÀI LIỆU VẬT LÍ" cập nhật tài liệu từ cơ bản đến nâng cao, ôn thi hsg, thi chuyên, thi THPTQG và đặc biệt là tổng hợp tất cả các loại đề thi cho các bạn tha hồ luyện tập. Những topic ghim cũ đã được di chuyển đến BOX mới vậy câu hỏi đặt ra là vậy topic ghim này lập ra để làm gì? Mình sẽ trả lời ngay đây:

Mục đích:
  • Hệ thống lại những dạng cơ bản hay gặp, những thắc mắc thường xuyên của thành viên
  • Hệ thống những câu hỏi hay, bài tập lạ, thú vị của thành viên
  • Dễ tìm kiếm (vào box nhỏ là mọi người thấy ngay ở đầu trang rồi :D)
  • Phần mở rộng kiến thức (nếu có) mà BQT cập nhật

Nội dung topic:
  • Tổng hợp những câu hỏi thường gặp để giải đáp
  • Những bài tập lạ, khó, hiếm
  • Các phần lưu ý khi học phần kiến thức ở box nhỏ được ghim
  • Kiến thức mở của box nhỏ được ghim
  • Những mục đích phát sinh khác
Hoạt động:
  • BQT box được phân công phụ trách quản lí
  • Thành viên không được trả lời tại topic này
  • Topic cập nhật thường xuyên theo từng thời kì
Mọi trao đổi góp ý về nội dung thắc mắc tại đây: [Vật lí] Góp ý về nội dung Topic ghim ở box nhỏ
 
Last edited:

Deathheart

Cựu TMod Vật Lí
Thành viên
18 Tháng năm 2018
1,535
2,868
411
Quảng Trị
THPT Đông Hà
Bài tập về chuyển động thẳng biến đổi đều:
Một ô tô bắt đầu chuyển động nhanh dần đều với gia tốc [tex]0,5m/s^2[/tex] đúng lúc một tàu điện vượt qua nó với vận tốc 18km/h. Gia tốc của tàu điện là [tex]0,3m/s^2[/tex].
a) Sau bao lâu thì ô tô đuổi kịp tàu điện.
b) Khi đuổi kịp tàu điện thì vận tốc của ô tô là bao nhiêu?

Chọn gốc tọa độ là vị trí ô tô bắt đầu chuyển động, gốc thời gian là lúc ô tô bắt đầu chuyển động, chiều chuyển động của ô tô là chiều dương.
Bước 1: Viết phương trình chuyển động của ô tô và tàu điện, mỗi phương trình có dạng:
[tex]x=x_0+v_0t+\frac{1}{2}at^2[/tex]
Trong đó x là li độ của ô tô (tàu điện) tại thời điểm t
$x_0$ là li độ của ô tô (tàu điện) tại mốc thời gian
Bước 2: để tàu điện và ô tô gặp nhau thì chúng có cùng li độ (x) => cho hai phương trình trên bằng nhau => Tìm được t
Bước 3: Vận tốc của ô tô tại thời điểm t được tính bằng công thức:
$v=v_0+at$
Trong đó $v_0$ là vận tốc ban đầu của ô tô (trường hợp trên tại thời điểm ban đầu ô tô bắt đầu chuyển động nên $v_0$=0)

Từ độ cao 50 m đối với mặt đất, vật A được ném lên thẳng đứng với vận tốc đầu có độ lớn bằng 10 m/s. Sau đó 1 s, vật B được ném thẳng đứng lên từ mặt đất với vận tốc đầu có độ lớn cũng bằng 10 m/s. Cho gia tốc trọng trường g = 10 m/s 2 . Hỏi sau thời gian bao lâu kể từ khi A được ném đi, khoảng cách giữa hai vật bằng 50m trong khi hai vật còn chuyển động?

em chưa hiểu đề nay lắm ạ. hai vật này được ném từ dưới lên tới độ cao 50m hay sao ạ.

Ý của đề là:
+ Đối với vật A: từ vị trí cách mặt đất 50m thì nó được ném lên
+ Đối với vật B: được ném từ mặt đất luôn
Gợi ý cách giải:
Lấy gốc là mặt đất, thời điểm là khi bắt đầu ném vật A
Bước 1: Viết phương trình chuyển động của hai vật
Bước 2: Theo đề ra khoảng cách của hai vật là 50m nên lấy hai phương trình ở trên trừ cho nhau (có trị tuyệt đối), đó là khoảng cách của hai vật.
Bước 3: Từ phương trình tạo dựng được ở bước 2, rút tính được t, lấy t nhỏ hơn.

Câu 1: Một ô tô đang chạy với vân tốc 15m/s trên đoạn đường thẳng thì người lái xe tăng ga và ô tô chuyển động nhanh dần đều. Sau 10 giây xe đạt đến vận tốc 20m/s. Tính gia tốc và vận tốc của ô tô sau 20 giây kể từ lúc tăng ga.
Câu 2: Một xe chuyển động thẳng, nhanh dần đều đi trên hai đoạn đường liên tiếp bằng nhau 100m, lần lượt trong 5 giây và 3 giây. Tính gia tốc của xe.

Câu 1:
gia tốc của xe: [tex]a=\frac{v1-v0}{t1}=\frac{20-15}{10}=0,5m/s^{2}[/tex]
vận tốc của xe sau 20s kể từ lúc tăng ga: [tex]v2=v0+a.t2=15+0,5.20=25m/s[/tex]
Câu 2:
Trên quãng đường đầu: [tex]s1=s=v0.t1+\frac{1}{2}.a.t1^{2}[/tex] (1)
Vận tốc của xe sau khi đi hết quãng đường đầu: v1=v0+a.t1
Trên quãng đường sau: [tex]s2=v1.t2+\frac{1}{2}.a.t2^{2}<=>s=(v0+a.t1).t2+\frac{1}{2}.a.t1^{2}[/tex](2)
Từ (1) và (2) giải hpt tìm v0 và a
 
Last edited:

Deathheart

Cựu TMod Vật Lí
Thành viên
18 Tháng năm 2018
1,535
2,868
411
Quảng Trị
THPT Đông Hà
Chuyển động tròn đều
1. Một đĩa tròn quay với tần số 600 vòng/phút, bán kính của đĩa là 7cm. Tính tốc độ góc và tốc độ dài của một điểm nằm ở viền ngoài của đĩa.
2. Một quạt máy có chiều dài cánh quạt là 20cm, tốc độ dài của một điểm ở đầu cánh quạt là 10m/s.
a. Tính chu kì, tần số của cánh quạt.
b. Tính góc mà cánh quạt quay được trong thời gian 5s.
1.
f=600 vòng/phút=10 vòng/s
R=7cm=0,07m
[tex]\omega=2\pi.f=...[/tex] rad/s
[tex]v=\omega.R=...[/tex] m/s
2.
R=20cm=0,2m
a)
[tex]v=\omega.R\Rightarrow \omega=...[/tex]
[tex]\omega=\frac{2\pi}{T}\Rightarrow T=...;\frac{1}{T}=f=...[/tex]
b)Gốc thời gian lúc cánh quạt bắt đầu quay, gốc tọa độ tại vị trí ban đầu của một điểm trên cánh quạt
[tex]\Delta \phi =\omega.\Delta t=...[/tex]

Bán kính vành ngoài của một ô tô là 50 cm. Ô tô chuyển động thẳng đều với vận tốc 36km/h.
a. Tốc độ dài của một điểm nằm ở vành ngoài bánh xe là bao nhiêu?
b. Tính tốc độ góc và gia tốc hướng tâm của một điểm trên vành bánh xe đối với trục của nó.

Đổi: 50cm = 0,5m ; 36km/h = 10m/s
a/ Tốc độ dài của một điểm nằm ở vành ngoài bánh xe bằng vận tốc xe và bằng v = 10m/s
b/
- tốc độ góc: [tex]w=\frac{v}{R}=\frac{10}{0,5}=......rad/s[/tex]
- gia tốc hướng tâm: [tex]aht=\frac{v^2}{R}=\frac{10^2}{0,5}=......m/s^2[/tex]


1. Bán kính của một bánh xe là 30cm. Xe chuyển động thẳng đều. Hỏi bánh xe phải quay bao nhiêu vòng thì số chỉ trên tốc kế chỉ 1km?
2. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất hết 27.3 ngày. Khoảng cách từ Mặt Trăng đến Trái Đất là [tex]3,84.10^{5}[/tex] km. Coi như Trái Đất đứng yên và quỹ đạo của Mặt Trăng quanh Trái Đất là tròn. Tốc độ dài của Mặt Trăng đối với Trái Đất là bao nhiêu?
3. Vệ tinh nhân tạo cách mặt đất 200km, quay quanh Trái Đất với vận tốc 7,9km/s (vận tốc vũ trụ cấp I). Bán kính Trái Đất là R = 6400km. Chu kỳ quay của vệ tinh quanh Trái Đất là bao nhiêu?
1/
1km = 1000m ; 30cm= 0,3m
1 vòng bánh xe đi được quãng đường: [tex]S=2\pi .0,3=.......(m)[/tex]
Vậy để đi 1000m thì phải quay số vòng là: [tex]n=\frac{1000}{S}=....(vòng)[/tex]
2/
R = [tex]3,84.10^{5}[/tex] km
27,3 ngày là thời gian đi hết 1 vòng của Mặt Trăng => T = 27,3 ngày = 27,3.24 = ....(h)
=> Tốc độ góc: [tex]w=\frac{2\pi }{T}=....[/tex]
Tốc độ dài: [tex]v=w.R=.....[/tex]
3/
Khoảng cách từ tâm trái đất tới vệ tinh (bán kính quỹ đạo vệ tinh): R' = R+200 = 6600km
Tốc độ góc: [tex]v=w.R=.....=> w = ........[/tex]
Chu kì: [tex]T=\frac{2\pi }{w}=.........[/tex]
 
  • Like
Reactions: The key of love

Deathheart

Cựu TMod Vật Lí
Thành viên
18 Tháng năm 2018
1,535
2,868
411
Quảng Trị
THPT Đông Hà
Chuyển động thẳng đều
Hai người đi bộ cùng chiều, cùng một lúc từ hai địa điểm A và B để đi đến điểm M cách A 12 km và cách B 9 km, với tốc độ lần lượt là 30 km/giờ và 10 km/giờ. Hai người gặp nhau
A. cách A 16,5 km, sau khi qua M. B. cách A 4,5 km, trước khi đến M.
C. cách A 7,5 km, trước khi đến M. D. tại M.
178736

gọi t là khoảng thời gian từ khi 2 người bắt đầu xuất phát đến khi gặp nhau tại G
Hai người gặp nhau tại G khi:
AG - BG = AB
t.(30-10) = 3
t = 0,15h
Vị trí gặp cách A 1 khoảng:
AG = 30t = 30.0,15 = 4,5km
Vì AG < AM (4,5 < 12)
=> 2 người gặp nhau trước khi tới M
=> chọn B
hằng ngày có một xe hơi đi từ nhà máy tối đón 1 kĩ sư tại trạm đến nhà máy làm việc. Một hôm, viên kĩ sư tới trạm sớm hơn 1h nên anh đi bộ hướng về nhà máy. Dọc đường anh ta gặp xe đến đón mình và cả 2 tới nhà máy sớm hơn 10p. Coi các chuyển đ6ọng là thẳng đều cốđộ lớn vận tốc nhất định. Thính thời gian viên kĩ sư đi bộ từ trạm tới khi gặp xe
Bài này phải giải bằng đồ thị các bạn ạ! Vẽ xong cái đồ thị là suy ra ngay đc thời gian. Chọn chiều dương là chiều chuyển động, gốc thời gian tại O. Trên đồ thị d1 là đồ thị chuyển động của xe ô tô đi từ trạm đến đón viên kĩ sư. d2 là đồ thị chuyển động của xe ô tô khi đưa viên kỹ sư từ trạm tới nhà máy. Thời gian chuyển động của viên kỹ sư đc biểu diễn bằng đoạn O'H. Ho=10/2=5'. Suy ra thời gian đi bộ của viên kỹ sư là 1 giờ- 5'=55 phút!
1. Một chất điểm chuyển động trên trục Ox có phương trình chuyển động là: x = -15 + 10t (x tính bằng m và t tính bằng giây)
a) Hãy cho biết vị trí của vật khi xuất phát và vận tốc chuyển động của xe . Xe chuyển động theo chiều dương hay ngược chiều dương của trục Ox?
Xác định vị trí của vật tại thời điểm t = 24s và quãng đường vật đi được trong 24s đó
Vật chuyển động theo chiều dương của trục Ox
Vị trí của vật tại thời điểm t=24s
x=-15+10.24=225 (m)
s=10.24=240 (m)
1. Một ô tô tải xuất phát từ thành phố H chuyển động thẳng đều về thành phố P với tốc độ 60 km/h. Khi đến thành phố D cách H 60 km thì xe dừng lại 1 giờ. Sau đó tiếp tục chuyển động về phía P với tốc độ 40 km/h. Con đường H- P coi như thẳng và dài 100 km.
a) Viết công thức tính quãng đường đi được và phương trình chuyển động của ô tô trên hai quãng đường H –D và D – P. Gốc thời gian là lúc xe xuất phát từ H
b) Vẽ đồ thị toạ độ - thời gian của xe trên cả con đường H –P
c) Dựa vào đồ thị xác định thời điểm xe đến P. Kiểm tra kết quả câu c bằng phép tính
giúp e câu a với ạ , e cảm ơn ạ
a) Gốc tọa độ tại tp H, chiều dương là chiều chuyển động của xe, gốc thời gian lúc ô tô bắt đầu xuất phát từ H
$s_{HD}=v_1.t_1$
$x_{HD}=x_{01}+v_1.t_1=60t_1$
Thời gian đi từ H-D: $t_1=\frac{s_{HD}}{v_1}=\frac{60}{60}=1h$
$s_{DP}=v_2.t_2$
$t"=t_1+t'=1+1=2(h)$
$x_{DP}=x_{02}+v_2.(t_2-t")=60+40(t_2-2)$
: Một xe chở đầy cát khối lượng M = 8 tấn đang đỗ trên đường ray nằm ngang. Một viên đạn khối lượng m = 10 kg bay dọc đường ray theo phương hợp với phương ngang một góc bằng $30^0$ với vận tốc v=200 m/s, tới xuyên vào xe cát và nằm ngập trong cát. Bỏ qua ma sát giữa xe và mặt đường. Tìm vận tốc của xe cát sau khi viên đạn xuyên vào cát..
Do không có ngoại lực tác dụng nên hệ này là hệ kín
Áp dụng định luật bảo toàn động lượng theo phương ngang (tự vẽ hình ra):
$\vec{p_1}+\vec{p_2}=\vec{p_1'}+\vec{p_2'}\Leftrightarrow m_1.\vec{v_1}+m_2.\vec{v_2}=(m_1+m_2)\vec{v}$
$\Rightarrow m_2.v_2.cos\alpha=(m_1+m_2).v$
$\Rightarrow v=...$
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom