Văn Tổng hợp kiến thức văn bản ôn thi vào 10& đề kiểm tra.

Status
Không mở trả lời sau này.

tdoien

Cựu TMod Cộng đồng
Thành viên
28 Tháng hai 2017
1,929
2,804
544
Nam Định
Trường Trung học Phổ thông Trực Ninh B.
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

VĂN BẢN NHẬT DỤNG: (Tài liệu được tổng hợp)
PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
Lê Anh Trà
I. Đọc và tìm hiểu chú thích
1. Xuất xứ
Năm 1990, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh Bác Hồ, có nhiều bài viết về Ngƣời.
“Phong cách Hồ Chí Minh” là một phần trong bài viết Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn
với cái giản dị của tác giả Lê Anh Trà.
2. Bố cục của văn bản
Văn bản có thể chia làm 2 phần:
- Từ đầu đến “rất hiện đại”: Hồ Chí Minh với sự tiếp thu văn hóa dân tộc nhân loại.
- Phần còn lại: Những nét đẹp trong lối sống Hồ Chí Minh.
II. Đọc – hiểu văn bản
1.Hồ Chí Minh với sự tiếp thu tinh hoa văn hóa
- Hoàn cảnh: Cuộc đời hoạt động cách mạng đầy truân chuyên.
+ Gian khổ, khó khăn.
+ Tiếp xúc văn hóa nhiều nƣớc, nhiều vùng trên thế giới.
- Động lực thúc đẩy Hồ Chí Minh tìm hiểu sâu sắc về các dân tộc và văn hóa thế giới xuất
phát từ khát vọng cứu nƣớc.
- Đi nhiều nƣớc, tiếp xúc với văn hóa nhiều vùng trên thế giới.
- Biết nhiều ngoại ngữ, làm nhiều nghề.
- Học tập miệt mài, sâu sắc đến mức uyên thâm.
2. Vẻ đẹp trong lối sống giản dị mà thanh cao của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh có một phóng cách sống vô cùng giản dị:
- Nơi ở, nơi làm việc đơn sơ: chiếc nhà sàn nhỏ vừa là nơi tiếp khách, vừa là nơi làm việc,
đồng thời cũng là nơi ngủ.
- Trang phục giản dị: bộ quần áo bà ba, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp…
- Ăn uống đạm bạc: cá kho, rau luộc, cà muối, cháo hoa…
Biểu hiện của đời sống thanh cao:
- Đây không phải là lối sống khắc khổ của những con ngƣời tự vui trong nghèo khó.
- Đây cũng không phải là cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời.
- Đây là cách sống có văn hóa, thể hiện 1 quan niệm thẩm mỹ: cái đẹp gắn liền với sự giản
dị, tự nhiên.
Viết về cách sống của Bác, tác giả liên tƣởng đến các vị hiền triết ngày xƣa:
- Nguyễn Trãi: Bậc thầy khai quốc công thần, ở ẩn.
- Nguyễn Bỉnh Khiêm: làm quan, ở ẩn.
3. Những biện pháp nghệ thuật trong văn bản làm nổi bật vẻ đẹp trong cách sống của
Hồ Chí Minh
- Kết hợp giữa kể và bình luận. Đan xen những lời kể là những lời bình luận rất tự nhiên:
“Có thể nói ít vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế
giới sâu sắc nhƣ chủ tịch Hồ Chí Minh”…
- Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu.
- Đan xen thơ của các vị hiền triết, cách sử dụng từ Hán Việt gợi cho ngƣời đọc thấy sự
gần gũi giữa chủ tịch Hồ Chí Minh với các vị hiền triết của dân tộc.
- Sử dụng nghệ thuật đối lập: vĩ nhân mà hết sức giản dị, gần gũi, am hiểu mọi nền văn hóa
nhân loại, hiệu đại mà hết sức dân tộc, hết sức Việt Nam,…
III. Tổng kết
Về nghệ thuật:
- Kết hợp hài hòa giữa thuyết minh với lập luận.
- Chọn lọc chi tiết giữa thuyết minh với lập luận.
-Ngôn từ sử dụng chuẩn mực.
Về nội dung:
- Vẻ đẹp trong phẩm chất Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa
dân tộc với tinh hoa văn hóa nhân loại.
- Kết hợp giữa vĩ đại và bình dị.
- Kết hợp giữa truyền thống và hiện đại.
 
  • Like
Reactions: Kyanhdo

tdoien

Cựu TMod Cộng đồng
Thành viên
28 Tháng hai 2017
1,929
2,804
544
Nam Định
Trường Trung học Phổ thông Trực Ninh B.
ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HÕA BÌNH
(GA-BRI-EN Gác-xi-a Mác-két)
I. Đọc và tìm hiểu chung về văn bản
1. Tác giả - tác phẩm.
- Ga-bri-en Gác-xi-a Mác-két là nhà văn Cô-lôm-bi-a.
- Sinh năm 1928.
- Viết tiểu thuyết với khuynh hƣớng hiện thực.
- Nhận giải Nôben về văn học năm 1982.
2. Hệ thống luận đề, luận điểm của văn bản.
* Luận đề: đấu tranh cho một thế giới hòa bình.
* Luận điểm:
- Luận điểm 1: Chiến tranh hạt nhân là một hiểm họa khủng khiếp đang đe dọa toàn thể
loài ngƣời và mọi sự sống trên trái đất.
- Luận điểm 2: Đấu tranh để loại bỏ nguy cơ ấy cho một thế giới hòa bình là nhiệm vụ cấp
bách của toàn thể nhân loại.
3. Hệ thống luận cứ.
- Kho vũ khí hạt nhân đang đƣợc tàng trữ, có khả năng hủy diệt cả trái đất và các hành tinh
khác trong hệ mặt trời.
- Cuộc chạy đua vũ trang làm mất đi khả năng cải thiện đời sống cho hàng tỷ ngƣời.
- Chiến tranh hạt nhân không chỉ đi ngƣợc lại với lý trí của loài ngƣời mà còn đi ngƣợc lại
với lý trí của tự nhiên, phản lại sự tiến hóa.
- Vì vậy tất cả chúng ta phải có nhiệm vụ ngăn chặn cuộc chiến tranh hạt nhân, đấu tranh
cho một thế giới hòa bình.
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Nguy cơ chiến tranh hạt nhân
- Xác định cụ thể thời gian: “Hôm nay ngày 8-8-1986”.
- Đƣa ra những tính toán lý thuyết để chứng minh: con người đang đối mặt với nguy cơ
chiến tranh hạt nhân.
Dẫn chứng:
+ “Nói nôm na ra, điều đó có nghĩa là tất cả mọi ngƣời, không trừ trẻ con, đang ngồi trên
một thùng bốn tấn thuốc nổ - tất cả chỗ đó nổ tung sẽ làm biến hết thảy, không phải là một lần
mà là mƣời hai lần, mọi dấu vết của sự sống trên trái đất”.
+ Kho vũ khí ấy có thể tiêu diệt tất cả các hành tinh xoay quanh mặt trời, cộng thêm bốn
hành tinh nữa và phá hủy thế thăng bằng của hệ mặt trời.
2. Tác động của cuộc đua chiến tranh hạt nhân đối với đời sống xã hội:
-Cuộc chạy đua vũ trang, chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân đã làm mất đi khả năng để
con người được sống tốt đẹp hơn.
Dẫn chứng:
+ Sự đối lập giữa nguồn kinh phí quá lớn (đến mức không thể thực hiện nổi) và nguồn kinh
phí thực tế đã đƣợc cấp cho công nghệ chiến tranh.
+ So sánh cụ thể qua những con số thống kê ấn tƣợng(Ví dụ: giá của 10 chiếc tàu sân bay
đủ để thực hiện chƣơng trình phòng bệnh trong 14 năm, bảo vệ hơn 1 tỷ ngƣời khỏi bệnh sốt rét,
cứu hơn 1 triệu trẻ em Châu Phi, chỉ hai chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân cũng đủ tiền để
xóa nạn mù chữ trên toàn thế giới…).
- Chiến tranh hạt nhân chẳng những đi ngược lại ý chí của con người mà còn phản lại sự
tiến hóa của tự nhiên.
Dẫn chứng: Tác giả đƣa ra những chứng cứ từ khoa học địa chất và cổ sinh học về nguồn
gốc và sự tiến hóa của sự sống trên trái đất. Chỉ ra sự đối lập lớn giữa quá trình phát triển hàng
triệu năm của sự sống trên trái đất và một khoảng thời gian ngắn ngủi để vũ khí hạt nhân tiêu
hủy toàn bộ sự sống.
Tác giả đã đƣa ra những lập luận cụ thể, giàu sức thuyết phục, lấy bằng chứng từ nhiều
lĩnh vực: khoa học, xã hội, y tế, tiếp tế thực phẩm, giáo dục… là những lĩnh vực thiết yếu trong
cuộc sống con người để chứng minh.
3. Nhiệm vụ đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân cho một thế giới hòa bình.
- Khẳng định vai trò của cộng đồng trong việc đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân.
- Đƣa ra lời đề nghị thực tế: mở nhà băng lưu trữ trí nhớ để có thể tồn tại được sau khi (giả
thiết) chiến tranh hạt nhân nổ ra.
III. Tổng kết
Về nghệ thuật
Hệ thống luận điểm, luận cứ ngắn gọn, rành mạch, dẫn chứng xác thực, giàu sức thuyết
phục, gây được ấn tượng mạnh đối với người đọc.
Về nội dung
- Nguy cơ chiến tranh hạt nhân và sự hủy diệt của nó.
- Kêu gọi mọi người: hãy ngăn chặn nguy cơ đó, bảo vệ con người, bảo vệ sự sống.
 

tdoien

Cựu TMod Cộng đồng
Thành viên
28 Tháng hai 2017
1,929
2,804
544
Nam Định
Trường Trung học Phổ thông Trực Ninh B.
TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VỀ SỰ SỐNG CÕN,
QUYỀN ĐƢỢC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM
I. Đọc, tìm hiểu chung về văn bản
1. Đọc
2. Tìm hiểu chú thích
3. Bố cục
Văn bản đƣợc chia làm 3 phần:
- Sự thách thức: Nêu lên những thực tế, những con số về cuộc sống khổ cực, về tình trạng
bị rơi vào hiểm họa của trẻ em trên thế giới.
- Cơ hội: Khẳng định những điều kiện thuận lợi cơ bản để cộng đồng quốc tế có thể đẩy
mạnh việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em.
- Nhiệm vụ: Xác định những nhiệm vụ cụ thể mà từng quốc gia và cả cộng đồng quốc tế
cần làm vì sự sống còn, sự phát triển của trẻ em.
II. Tìm hiểu văn bản
1.Sự thách thức
- Chỉ ra cuộc sống cực khổ nhiều mặt của trẻ em trên thế giới hiện nay.
+ Trở thành nạn nhân chiến tranh, bạo lực, sự phân biệt chủng tộc, sự xâm lƣợc, chiếm
đóng và thôn tính của nƣớc ngoài. Một số ví dụ: trẻ em các nƣớc nghèo ở Châu Á, châu Phi bị
chết đói; nạn nhân chất độc màu da cam, nạn nhân của chiến tranh bạo lực; trẻ em da đen phải đi
lính, bị đánh đập; trẻ em là nạn nhân của các cuộc khủng bố ở Nga,… Mỗi ngày có tới 40.000
trẻ em chết do suy dinh dƣỡng và bệnh tật.
+ Chịu đựng những thảm họa đói nghèo, khủng hoảng kinh tế; tình trạng vô gia cƣ, nạn
nhân của dịch bệnh, mù chữ, môi trƣờng ô nhiễm…
Đây là thách thức lớn với toàn thế giới.
2. Cơ hội
Điều kiện thuận lợi cơ bản để thế giới đẩy mạnh việc chăm sóc bảo vệ trẻ em:
+ Hiện nay kinh tế, khoa học kỹ thuật phát triển, tính cộng đồng hợp tác quốc tế đƣợc củng
cố mở rộng, chúng ta có đủ phƣơng tiện và kiến thức để làm thay đổi cuộc sống khổ cực của trẻ
em.
+ Sự liên kết của các quốc gia cũng nhƣ ý thức cao của cộng đồng quốc tế có Công ước về
quyền của trẻ em tạo ra một cơ hội mới.
+ Sự hợp tác và đoàn kết quốc tế ngày càng hiệu quả trên nhiều lĩnh vực, phong trào giải
trừ quân bị đƣợc đẩy mạnh, tăng cƣờng phúc lợi xã hội.
3.Nhiệm vụ
- Tăng cƣờng sức khỏe và chế độ dinh dƣỡng của trẻ em là nhiệm vụ hàng đầu.
- Đặc biệt quan tâm đến trẻ em bị tàn tật có hoàn cảnh khó khăn.
- Tăng cƣờng vai trò của phụ nữ, đảm bảo quyền bình đẳng nam nữ vì lợi ích của trẻ em.
- Giữa tình trạng, cơ hộ và nhiệm vụ có mối quan hệ chặt chẽ. Bản tuyên bố đã xác định
những nhiệm vụ câp thiết của cộng đồng quốc tế và từng quốc gia: từ tăng cƣờng sức khỏe và đề
cao chế độ dinh dƣỡng đến phát triển giáo dục trẻ em, từ các đối tƣợng quan tâm hàng đầu đến
củng cố gia đình, xây dựng môi trƣờng xã hội; từ bảo đảm quan hệ bình đẳng nam nữ đến
khuyến khích trẻ em tham gia vào sinh hoạt văn hóa xã hội.
+ Quan tâm việc giáo dục phát triển trẻ em, phổ cập bậc giáo dục cơ sở.
+ Nhấn mạnh trách nhiệm kế hoạch hóa gia đình.
+ Gia đình là cộng đồng, là nền móng và môi trƣờng tự nhiên để trẻ em lớn khôn và phát
triển.
+ Khuyến khích trẻ em tham gia vào sinh hoạt văn hóa xã hội.
III. Tổng kết.
- Bảo vệ quyền lợi, chăm lo đến phát triển của trẻ em là một trong những vấn đề cấp bách
có ý nghĩa toàn cầu hiện nay.
- Bố cục mạch lạc, hợp lý; các ý trong văn bản tuyên ngôn có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau.
 

tdoien

Cựu TMod Cộng đồng
Thành viên
28 Tháng hai 2017
1,929
2,804
544
Nam Định
Trường Trung học Phổ thông Trực Ninh B.
CHUYỆN NGƢỜI CON GÁI NAM XƢƠNG
(Trích Truyền kỳ mạn lục)
Nguyễn Dữ
1. Đọc - Tìm hiểu chú thích
a) Tác giả:
Nguyễn Dữ (?-?)
- Là con của Nguyễn Tƣớng Phiên (Tiến sĩ năm Hồng Đức thứ 27, đời vua Lê Thánh Tông
1496). Theo các tài liệu để lại, ông còn là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
- Quê: Huyện Trƣờng Tân, nay là huyện Thanh Miện - tỉnh Hải Dƣơng.
b) Tác phẩm
* Truyền kỳ mạn lục: Tập sách gồm 20 truyện, ghi lại những truyện lạ lùng kỳ quái.
Truyền kỳ: là những truyện thần kỳ với các yếu tố tiên phật, ma quỷ vốn đƣợc lƣu truyền
rộng rãi trong dân gian.
Mạn lục: Ghi chép tản mạn.
Truyền kỳ còn là một thể loại viết bằng chữ Hán (văn xuôi tự sự) hình thành sớm ở Trung
Quốc, đƣợc các nhà văn Việt Nam tiếp nhận dựa trên những chuyện có thực về những con ngƣời
thật, mang đậm giá trị nhân bản, thể hiện ƣớc mơ khát vọng của nhân dân về một xã hội tốt đẹp.
-Chuyện người con gái Nam Xương kể về cuộc đời và nỗi oan khuất của ngƣời phụ nữ Vũ
Nƣơng, là một trong số 11 truyện viết về phụ nữ.
Truyện có nguồn gốc từ truyện cổ dân gian “Vợ chàng Trƣơng” tại huyện Nam Xƣơng
(Lý Nhân - Hà Nam ngày nay).
c) Chú thích
(SGK)
2. Tóm tắt truyện
- Vũ Nƣơng là ngƣời con gái thuỳ mị nết na, lấy Trƣơng Sinh (ngƣời ít học, tính hay đa
nghi).
- Trƣơng Sinh phải đi lính chống giặc Chiêm. Vũ Nƣơng sinh con, chăm sóc mẹ chồng chu
đáo. Mẹ chồng ốm rồi mất.
- Trƣơng Sinh trở về, nghe câu nói của con và nghi ngờ vợ. Vũ Nƣơng bị oan nhƣng không
thể minh oan, đã tự tử ở bến Hoàng Giang, đƣợc Linh Phi cứu giúp.
- Ở dƣới thuỷ cung, Vũ Nƣơng gặp Phan Lang (ngƣời cùng làng). Phan Lang đƣợc Linh
Phi giúp trở về trần gian - gặp Trƣơng Sinh, Vũ Nƣơng đƣợc giải oan - nhƣng nàng không thể
trở về trần gian.
3. Đại ý.
Đây là câu chuyện về số phận oan nghiệt của một ngƣời phụ nữ có nhan sắc, đức hạnh
dƣới chế độ phụ quyền phong kiến, chỉ vì một lời nói ngây thơ của con trẻ mà bị nghi ngờ, bị
đẩy đến bƣớc đƣờng cùng phải tự kết liễu cuộc đời của mình để chứng tỏ tấm lòng trong sạch.
Tác phẩm thể hiện ƣớc mơ ngàn đời của nhân dân: ngƣời tốt bao giờ cũng đƣợc đền trả xứng
đáng, dù chỉ là ở một thế giới huyền bí.
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Nhân vật Vũ Nương.
* Tình huống 1: Vũ Nƣơng lấy chồng.
Trƣớc bản tính hay ghen của chồng, Vũ Nƣơng đã “giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc
nào vợ chồng phải thất hoà”.
* Tình huống 2: Xa chồng
Khi xa chồng, Vũ Nƣơng là ngƣời vợ chung thuỷ, yêu chồng tha thiết, một ngƣời mẹ hiền,
dâu thảo.
Hai tình huống đầu cho thấy Vụ Nƣơng là ngƣời phụ nữ đảm đang, thƣơng yêu chồng hết
mực.
*Tình huống 3: Bị chồng nghi oan.
- Trƣơng Sinh thăm mộ mẹ cùng đứa con nhỏ (Đản).
- Lời nói của đứa con: “Ô hay! Thế ra ông cũng là cho tôi ƣ? Ông lại biết nói, chứ không
nhƣ cha tôi trƣớc kia chỉ nín thin thít… Trƣớc đây, thƣờng có một ngƣời đàn ông, đêm nào cũng
đến…”.
Trƣơng Sinh nghi ngờ lòng chung thuỷ của vợ chàng.
- Câu nói phản ánh đúng ý nghĩ ngây thơ của trẻ em: nín thin thít, đi cũng đi, ngồi cũng
ngồi (đúng nhƣ sự thực, giống nhƣ một câu đố giấu đi lời giải. Ngƣời cha nghi ngờ, ngƣời đọc
cũng không đoán đƣợc).
- Tài kể chuyện (khéo thắt nút mở nút) khiến câu chuyện đột ngột, căng thẳng, mâu thuẫn
xuất hiện.
- La um lên, giấu không kể lời con nói. Mắng nhiếc, đuổi đánh vợ đi. Hậu quả là Vũ
Nƣơng tự vẫn.
- Trƣơng Sinh giấu không kể lời con nói: khéo léo kể chuyện, cách thắt nút câu chuyện làm
phát triển mâu thuẫn.
- Ngay trong lời nói của Đản đã có ý mở ra để giải quyết mâu thuẫn: “Ngƣời gì mà lạ vậy,
chỉ nín thin thít”.
- Phân trần để chồng hiểu rõ nỗi oan của mình. Những lời nói thể hiện sự đau đớn thất
vọng khi không hiểu vì sao bị đối xử bất công. Vũ Nƣơng không có quyền tự bảo vệ.
Hạnh phúc gia đình tan vỡ. Thất vọng tột cùng, Vũ Nƣơng tự vẫn. Đó là hành động quyết
liệt cuối cùng.
- Lời than thống thiết, thể hiện sự bất công đối với ngƣời phụ nữ đức hạnh.
*Tình huống 4: Khi ở dƣới thuỷ cung.
Đó là một thế giới đẹp từ y phục, con ngƣời đến quang cảnh lâu đài. Nhƣng đẹp nhất là
mối quan hệ nhân nghĩa.
- Cuộc sống dƣới thuỷ cung đẹp, có tình ngƣời.
Tác giả miêu tả cuộc sống dƣới thuỷ cung đối lập với cuộc sống bạc bẽo nơi trần thế nhằm
mục đích tố cáo hiện thực.
- Vũ Nƣơng gặp Phan Lang, yếu tố ly kỳ hoang đƣờng.
- Nhớ quê hƣơng, không muốn mang tiếng xấu.
Thể hiện ƣớc mơ khát vọng một xã hội công bằng tốt đẹp hơn, phù hợp với tâm lý ngƣời
đọc, tăng giá trị tố cáo.
- Thể hiện thái độ dứt khoát từ bỏ cuộc sống đầy oan ức. Điều đó cho thấy cái nhìn nhân
đạo của tác giả.
- Vũ Nƣơng đƣợc chồng lập đàn giải oan - còn tình nghĩa với chồng, nàng cảm kích, đa tạ
tình chàng nhƣng không thể trở về nhân gian đƣợc nữa. Vũ Nƣơng muốn trả ơn nghĩa cho Linh
Phi, muốn trở về với chồng con mà không đƣợc.
2. Nhân vật Trương Sinh
- Con nhà giàu, ít học, có tính hay đa nghi.
- Cuộc hôn nhân với Vũ Nƣơng là cuộc hôn nhân không bình đẳng.
- Tâm trạng Trƣơng Sinh nặng nề, buồn đau vì mẹ mất.
Lời nói của Đản
- Lời nói của Đản kích động tính ghen tuông, đa nghi của chàng.
- Xử sự hồ đồ, độc đoán, vũ phu thô bạo, đẩy vợ đến cái chêt oan nghiệt.
- Mắng nhiếc vợ thậm tệ, không nghe lời phân trần.
- Không tin cả những nhân chứng bênh vực cho nàng.
III. Tổng kết
1. Về nghệ thuật
- Kết cấu độc đáo, sáng tạo.
- Nhân vật: diễn biến tâm lý nhân vật đƣợc khắc hoạ rõ nét.
- Xây dựng tình huống truyện đặc sắc kết hợp tự sự + trữ tình + kịch.
- Yếu tố truyền kỳ: Kỳ ảo, hoang đƣờng.
- Nghệ thuật viết truyện điêu luyện.
2. Về nội dung
Qua câu chuyện về cuộc đời và cái chết thƣơng tâm của Vũ Nƣơng, Chuyện người con gái
Nam Xương thể hiện niềm cảm thƣơng đối với số phận oan nghiệt cua ngƣời của ngƣời phụ nữ
Việt Nam dƣới chế độ phong kiến, đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ.
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom