tóm tắt văn bản

C

chipcuchuoi99

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

các bạn ui giúp tớ với cô giáo của bọn tớ chỉ kiểm tra tóm tắt văn bản thui
tóm tắt các văn bản: tôi đi học, trong lòng mẹ, lão hạc, .... miễn là các bài trong chương trình lớp 8
vận mệnh của mình trông cậy hết vào các bạn ,(mình ngu văn cực) hichic
 
V

vitconxauxi_vodoi

Văn bản Tôi đi học:
Tác giả Thanh Tịnh vẫn còn nhớ như in ngày đầu tiên đến trường. Đó là một buổi sáng mùa thu, lá rụng nhiều, tiết trời se lạnh. Con đường đến trường đối với chú bé ấy vỗn đỗi quen thuộc bỗng dưng trở nên lạ lẫm. Trong khoảnh khắc vui sướng pha lẫn hồi hộp, e dè, chú bé có những ý nghĩ thật non nớt và ngây thơ: "Chắc chỉ có người thạo mới cầm nổi bút thước". Trong bộ quần áo mới, tác giả Thanh Tịnh càng "thấy mình trang trọng và đứng đắn" hơn, những suy nghĩ nhẹ nhàng lướt qua như làn mây trắng xốp bồng bềnh. Lúc tới trường, nghe ba hồi trống, lòng chú bé lo sợ vẩn vơ, sợ những điều mới lạ và khó khăn trước mắt. Những lời nói của ông đốc ấm áp vang lên, khuyến khích những chú chim non vào lớp. Nhân vật tôi trong phút chốc đã òa khóc, nhưng người mẹ đã nhẹ nhàng giúp con vào lớp. Chú bé nhìn bàn ghế, người bạn ngồi kế bên và cảm thấy thân quen dẫu chưa bao giờ gặp gỡ. Rồi quàng tay lên bàn, ngoan ngoãn đánh vần dòng chữ thầy giáo viết: "Tôi đi học"...

Văn bản Trong lòng mẹ:
Sống xa mẹ từ lúc còn thơ, Hồng sống với bà cô, với sự ghẻ lạnh của chính những người thân của mình. "Mày dại quá, vào mà thăm em bé chứ!". Giọng nói ngọt đắng và nụ cười mai mỉa của người cô khiến cho bé Hồng đã khóc. Nhưng ko phải khóc vì giận mẹ, mà khóc vì thương mẹ, em đã nghĩ :"đời nào lòng yêu thương mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn ấy xâm phạm". Điều đó cho ta thấy đc em rất yêu thương mẹ, rất muốn giải thoáy cho mẹ khỏi những cổ tục đã đày đọa bà."giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẫu gỗ , tôi quyết vồ lấy mà cắn mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi." Càng thương yêu mẹ bao nhiêu, em lại khao khát đc gặp mẹ bấy nhiêu. Và mẹ đã về vào thời khắc quan trọng nhất.Khi mẹ thấy mẹ, em đã cố gắng chạy theo đuổi kịp mẹ, nếu đó ko phải là mẹ thì "khác gì cái ảo ảnh của một dòng suối trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc". Ta thấy đc bé Hồng khao khát muốn đc gặp mẹ như thế nào.
Ông trời của ko phụ lòng người, em đã đc gặp mẹ, đc hưởng tình yêu thương ấm áp của người mẹ. Em cảm thấy mẹ mình ko còn xơ xác như lời người cô mà "Gương mặt mẹ sáng hơn, với đôi mắt trong và nước da mịn làm nổi bật màu hồng của hai gò má, trong mej đẹp như thưở còn sung túc." Có lẽ bởi chính lòng yêu thương quá mãnh liệt đối với mẹ mà Hồng có những suy nghĩ như vậy.Em muốn mình đc bé lại để lăn vào lòng người mẹ, muốn đc bàn tay mẹ vuốt ve từ trán đến cằm và gãi rôm ở sống lưng cho. Mong muốn đó thật là dung dị nhưng với bé Hồng, điều đó thật lớn lao biết chừng nào! Với lòng yêu thương, kín trọng mẹ mình, Hồng rất yêu mẹ và mong muốn những hổ tục không còn đày đọa mẹ mình. Đó là tình yêu thương của người con đối với mẹ mình, tình yêu thương đó thật cao cả thiêng liêng biết bao!

hay:
+ Chú bé Hồng có một tuổi thơ đầy bất hạnh: bố chết sớm vì nghiện ngập, mẹ vì cảnh cùng túng quá phải bỏ con đi tha hương cầu thực, chú sống với bà cô cay nghiệt.
+ Một hôm, bà cô gọi Hồng đến và hỏi có muốn vào Thanh Hoá với mẹ không. Nhận ra vẻ mặt rất kịch và tâm địa độc ác của bà cô, Hồng nén lại niềm thương nhớ mẹ và trả lời không muốn vào.
+Nhưng bà cô vẫn cố tình kể chuyện mẹ Hồng khốn khổ, đã có con với người khác làm cho Hồng đau đớn, thương mẹ và căm phẫn những cổ tục đã đầy đoạ mẹ mình.
+Gần đến ngày giỗ bố, trên đường đi học về, Hồng thấy bóng người ngồi trên xe kéo giống mẹ. Chú đã đuổi theo và khi nhận ra mẹ, Hồng đã oà khóc nức nở.
+ Hồng cảm thấy sung sướng và hạnh phúc vô cùng khi được ở trong lòng mẹ. Hồng thấy mẹ vẫn đẹp như ngày nào. Chú đã quên hết mọi lời xúc xiểm của bà cô.

Văn bản Tức nước vỡ bờ:
Chị Dậu bưng bát cháo đến bên chồng "Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột". Anh Dậu mới kề bát cháo đến miệng thỡ cai lệ và người nhà lí trưởng ập đến thúc sưu. Chị Dậu từ tốn van xin khất số tiền sưu còn thiếu. Cai lệ quát mắng chị sa sả nhưng chị vẫn cố chịu nhẫn nhục van xin. Cai lệ không nghe lời van xin của chị Dậu, hắn đánh chị và sấn đến trói anh Dậu. Chị Dậu liều cự lại đánh tên cai lệ và người nhà lí trưởng với cơn giận không nguôi "Thà ngồi tù. dể cho chúng làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được."
Văn bản Lão Hạc:
Lão Hạc- người nông dân nghèo sống trong xã hội phong kiến, sống cô độc, chỉ có cậu Vàng bầu bạn. Lão có một người con trai vì nghèo không lấy được vợ, đã phẫn chí bỏ làng đi xa, làm phu đồn điền cao su ở tận trong Nam .lão Hac ở nhà chờ con về, làm thuê để sống. Dù đói Lão quyết không bán mãnh vườn và tiêu lạm vào số tiền dành dụm cho con. Nỗi đau đớn của Lão là ở đó. Nhưng một trấn ốm dai dẳng, lão không còn sức đi làm thuê nữa. Thế là Lão lặng lẽ đi đến một quyết định quan trọng. Đó là nỗi đau đớn khi bán cậu”Vàng”- niềm an ủi, niềm vui cuối cùng của Lão. Lão đi đến nhờ cậy ông Gíao giữ giúp lão ba sào vườn cho đứa con trai và gửi ông giáo 30 đồng bạc để nhờ hàng xóm lo sau khi lão mất. Từ đó, lão ăn uống kham khổ, bạ gì ăn nấy, sức khỏe sa sút. Cho đến một hôm, lão xin Binh Tư một ít bã chó… Thế rồi lão chết-cái chết thật dữ dội: lão phải vật vã rất đau đớn đến những 2 tiếng đồng hồ rồi mới chết. Lão đã hi sinh thân mình vì tương lai của con khi giữ lại trọn vẹn 3 sào vườn không bán đi một sào nào..

Văn bản Cô bé bán diêm:
Cô bé bán diêm sống gia đình rất nghèo khổ , khó khăn mồ côi mẹ , bà mất sớm , tài sản tiêu tán nên cô phải bán diêm cho người bố rầt tàn nhẫn hay đánh cô . Vào một ngày cuối năm , cô không bán được que diêm nào . Cô không dám về nhà vì sợ bố đánh . Đêm giao thừa trời giá rét , cô ngồi nép vào gốc tường giữa hai ngôi nha . Đêm càng lạnh giá , cô quẹt que diêm để sưởi ấm

Mỗi lần quẹt que diêm cháy sáng là một mông tưởng đến với cô . Lần thứ nhất , em thấy lò sưởi . lần thứ hai cô thấy bàn ăn và con ngỗng quay , lần thứ ba cô thấy cây thông Nô-en cùng những ngọn nến , lần thứ tư cô thấy bà hiện về , lần thứ năm cô thấy mình cùng bà bay lên trời đ1o cũng là lúc cô tìm thấy niềm hạnh phúc .


Buổi sáng đầu năm , người ta thấy một em bé ngồi giữa những bao diêm trong đó có một bao diêm đốt hết nhẵn . Người ta bảo cô bé đã chết nhưng đôi má vẫn ửng hồng và đôi môi cô đang mỉm cười

Văn bản Đánh nhau với cối xay gió:
Đôn Ki-hô-te mong muốn trở thành hiệp sĩ nên đã cùng Xan-chô Pan-xa đi phiêu lưu khắp nơi, trừ gian diệt ác. Trên đường đi, 2 người gặp những chiếc cối xay gió, Đôn Ki-hô-te tưởng rằng chúng là những tên khổng lồ một mắt nên xông vào đánh, Xan-chô Pan-xa chỉ dám đứng ngoài can ngăn. Kết quả Đôn Ki-hô-tê bị thương nhưng ko kêu la gì cả. Suốt đường đi, Xan-chô Pan-xa ăn uống no say, Đôn Ki-hô-tê ko ăn gì cả. Tối hôm đó, Xan-chô Pan-xa ngủ say còn Đôn Ki-hô-tê ko ngủ để nghĩ đến tình nương của mình. Sáng hôm sau, 2 người tiếp tục cuộc hành trình.
Văn bản Chiếc lá cuối cùng:
Câu chuyện kể về cuộc sống chật vật của những người hoạ sĩ nghèo: hai nữ họa sĩ trẻ Xiu và Giôn-xi sống cùng căn hộ với người họa sĩ già Bơ-men. Những khó khăn về vật chất đã vắt kiệt sức sáng tạo, khiến họ lâm vào cảnh bi đát. Cụ Bơ-men suốt bốn chục năm mơ ước vẽ một bức kiệt tác mà không thực hiện được, đành phải ngồi làm mẫu cho các họa sĩ trẻ để kiếm chút tiền còm nuôi thân. Giôn-xi bị sưng phổi, bệnh tật và nghèo túng đã lấy nốt của cô niềm tin vào cuộc sống. Chỉ còn lại Xiu mòn mỏi với những bức vẽ và ám ảnh bởi suy nghĩ của Giôn-xi: cô gái bệnh tật ấy đang đếm từng chiếc lá rơi để chờ định mệnh phán quyết mạng sống của chính mình, với niềm tin khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống thì cô sẽ ra đi… Không gian cuộc sống của những con người khốn khổ ấy lạnh lẽo u ám như mùa đông, nặng trĩu những buồn lo.

Đáng sợ làm sao khi mỗi ngày trôi đi trong gió tuyết và những cơn mưa lạnh lẽo dai dẳng, những chiếc lá thường xuân tiếp tục rơi xuống, chỉ còn lại một chiếc lá cuối cùng để Giôn-xi như nhìn thấy cái chết của mình đang đến gần.

Chính vào lúc ấy, một hình ảnh bất ngờ đã làm đảo lộn mọi dự đoán, đảo ngược cả tình huống tưởng như chắc chắn trong dự định của Giôn-xi, trong nỗi lo của Xiu và trong sự thất vọng của mọi người. Tình huống ấy đã thắp lại niềm hy vọng như một phép màu: vẫn còn một chiếc lá thường xuân bám trên bức tường gạch...

Câu chuyện kết thúc bằng một sự đảo ngược tình huống. Chiếc lá cuối cùng là một sự lừa dối, nhưng lại là một sự lừa dối cao cả để đem lại niềm tin vào sự sống cho con người. Kiệt tác cuối cùng của người họa sĩ già đã được ra đời nằm ngoài tất cả mọi dự đoán của công chúng. Nhưng chiếc lá cuối cùng ấy mãi mãi là bằng chứng của tấm lòng yêu thương con người. Bởi thế, Chiếc lá cuối cùng sẽ mãi bất tử với thời gian.

________________

Sau trận mưa to gió lớn chiếc lá thường xuân cuối cũng vẫn còn trên cây khiến Xiu vô cùng ngạc nhiên.òn Giôn-xi thì lấy lại tinh thần chịu ăn cháo và uống thuốc.Nhờ Giôn-xi chăm sóc bệnh phổi của Xiu đã giảm hẳn.Trong khi đó bác Bô-men đã bị lao phổi chết và để lại một kiệt tác là "chiếc lá cuối cùng" đã vẽ vào đêm mưa bão ......

Văn bản Hai cây Phong:
Làng Ku-ku-rêu nằm ven chân núi . Phía trên làng , giữa một ngọn đồi , từ lạu hài cây phong to lớn . Hai cây phong hùng vĩ như những ngọn hải đăng trên núi , như biểu tượng của tiếng nói riêng , như tâm hồn riêng của làng .
Vào năm học cuối , bọn trẻ chạy ào lên đấy phá tổ chim , leo lên hai cây phong cao vút để thấy hiện ra trước mắt chúng biết bao vùng đất chưa từng biết và những con sông chưa từng nghe .
Thuở ấy , nhân vât "tôi" chỉ cảm nhận sự gắn bó tuổi thơ mình với hai cây phong được gọi là " Trường Đuy-sen"
 
Last edited by a moderator:
L

lililovely

Văn bản “Bài toán dân số”

Tóm tắt :

-Bài toán dân số đã từng đc đặt ra từ rất lâu, chứ ko riêng j hiện nay (nó là một vấn đề ko hề mới)
-Tác giả nêu câu chuyện kén rể của nhà thông thái từ 1 bài toán cổ trên 1 bàn cờ tướng gồm 64 ô. Theo bài toán cổ đó thì từ khi khai thiên lập địa đến năm 1995 dân số thế giới đạt đến ô thứ 30 với điều kiện mỗi gia đình chỉ có 2 con. Trong thực tế 1 phụ nữ có thể sinh nhiều con. Tính theo bài toán cổ trên thì số dân đã mon men sang ô thứ 31 của bàn cờ.
-Cuối cùng tác giả báo động về con đường "tồn tại hay ko tồn tại"
 
Top Bottom