Văn 10 Tỏ lòng

Snowball fan ken

Học sinh tiến bộ
Thành viên
27 Tháng hai 2017
434
1,267
224
Địล ηgục đẫм мáu
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của người anh hùng thời nhà Trần và vẻ đẹp nhân cách của Phạm Ngũ Lão trong TỎ LÒNG. Qua đó, hãy trình bày trách nhiệm của bản thân với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời hiện đại.Cho mk xin dàn bài chi tiết với
 
  • Like
Reactions: Đắng!

ng.htrang2004

Cựu Mod Anh
Thành viên
9 Tháng chín 2017
6,071
1
10,051
1,174
19
Hà Tĩnh
THPT chuyên Đại học Vinh - ViKClanha
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của người anh hùng thời nhà Trần và vẻ đẹp nhân cách của Phạm Ngũ Lão trong TỎ LÒNG. Qua đó, hãy trình bày trách nhiệm của bản thân với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời hiện đại.Cho mk xin dàn bài chi tiết với
Vẻ đẹp người anh hùng thời Trần ở 2 câu đầu:
"Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu
Tam quân tì hổ khí thôn ngưu"

"Hoành sóc" nghĩa là cầm ngang ngọn giáo => Cho thấy tư thế hiên ngang, anh dũng, chủ động. Sự hiên ngang ấy được đo bằng chiều rộng của non sông và chiều dài của lịch sử mấy ngàn năm của đất nước.
"Tam quân": Quân đội nhà Trần được chia làm ba: Tiền, trung, hậu => Sức mạnh của ba quân được ví như sức mạnh của chúa sơn lâm làm chủ rừng xanh, cũng như con người Đại Việt làm chủ đất nước. Sức mạnh ấy còn được tác giả miêu tả như "khí thôn ngưu". Ở đây có 2 cách hiểu. Cách hiểu thứ nhất là tác giả muốn dùng sức mạnh của loài trâu- loài vật đại diện cho sự mạnh mẽ để nói lên sức mạnh to lớn của "tam quân". Cách hiểu thứ 2 là sức mạnh của ba quân có thể át cả sao ngưu. Cách nói phóng đại này của Phạm Ngũ Lão làm cho tầm vóc của con người sánh ngang với tầm vóc vũ trụ. Câu nói này làm ta liên tưởng đến câu nói của Bác Hồ:
"Quân ta khí mạnh nuốt Ngưu Đẩu
Thề diệt xâm lăng lũ sói cầy"

Dù hiểu theo cách nào thì người đọc vẫn cảm nhận được một hào khí Đông A sục sôi thời nhà Trần. Hào khí ấy không chỉ thể hiện trong thơ PNL, mà còn thể hiện từ chính lời nói, hành động của các vị tướng của đời Trần (lấy câu nói của Trần Thủ Độ, Trần Hưng Đạo, hội nghị Diên Hồng để chứng minh thêm). Thời đại nhà Trần chính là thời kì hưng thịnh nhất thời kì phong kiến của dân tộc ta.

Vẻ đẹp nhân cách của PNL trong 2 câu sau:
"Nam nhi vị liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu"
"Nam nhi vị liễu công danh trái"
=> Làm trai thì phải có công danh với đất nước, phải góp sức mình vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. PNL đã ý thức được vai trò, bổn phận và trách nhiệm của bản thân, coi công danh, sự nghiệp là điều mà đấng làm trai phải có, lấy đó làm quan niệm, tư tưởng sống => Tư tưởng của PNL rất tiến bộ, trở thành bài học quý giá cho nam tử đời sau như Phan Bội Châu với câu nói "Làm trai phải lạ ở trên đời", hay Nguyễn Công Trứ với câu thơ "Tang bồng hồ thỉ nam nhi trái". Qua đó thấy được PNL là con người có trách nhiệm với đất nước, ...
"Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu" => Vũ Hầu là (...) Trước tài mưu lược tài ba của Vũ Hầu, PNL đã cảm thấy "thẹn", thế nhưng thực tế, ông không phải thẹn bởi ông là một con người hết mình vì nước vì dân, vì sự nghiệp của dân tộc, ông đã dành cả cuộc đời để đóng góp cho đất nước thì PNL hoàn toàn có thể sánh ngang với Vũ Hầu. Điều này góp phần tô điểm cho nhân cách của PNL: dám mơ ước, dám làm, dám hoài bão lớn cùng với sự khiêm nhường và ý thức phấn đấu. Cũng qua đó, ta thấy được PNL là con người "tận trung báo quốc", một lòng khát khao đóng góp, cống hiến cho đất nước, một lòng yêu nước nồng nàn và cao cả. PNL chính là một đại diện cho con người thời đại Đông A với một lẽ sống lớn lao

Đánh giá ND, NT, khẳng định lại vấn đề, rồi chuyển qua phần trách nhiệm bản thân: Tích cực học tập, rèn luyện đạo đức và kĩ năng sống, ...
 
Top Bottom