Sinh 10 Ti thể, lục lạp

Bong Linh

Học sinh
Thành viên
19 Tháng mười một 2021
45
25
21
Hà Nội
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Có giả thuyết cho rằng: Nguồn gốc của ti thể chính là vi khuẩn hiếu khí cộng sinh với tế bào nhân thật; Nguồn gốc của lục lạp là vi khuẩn quang hợp sống cộng sinh với tế bào nhân thực. Theo em, các giả thuyết đó đã căn cứ vào những dẫn chứng nào?
 
  • Like
Reactions: H.Bừn

H.Bừn

Cựu Mod phụ trách Sinh học
Thành viên
18 Tháng ba 2017
1,218
2,568
419
Gia Lai
Có giả thuyết cho rằng: Nguồn gốc của ti thể chính là vi khuẩn hiếu khí cộng sinh với tế bào nhân thật; Nguồn gốc của lục lạp là vi khuẩn quang hợp sống cộng sinh với tế bào nhân thực. Theo em, các giả thuyết đó đã căn cứ vào những dẫn chứng nào?

Hi em, như đề bài cũng đã đề cập thì là giải thuyết - thì chũng ta cứ suy luận thoải mái sao cho phù hợp vỡi những thứ đã có thôi ha.
Bắt đầu nào :>

Nguồn gốc của ti thể chính là vi khuẩn hiếu khí cộng sinh với tế bào nhân thật.
Nguồn gốc của lục lạp là vi khuẩn quang hợp sống cộng sinh với tế bào nhân thực. - Hay chúng ta có thể biết là vi khuẩn lam đó ha.

Đầu tiên chúng ta thấy giả thuyết này đang đề cập là nguồn gốc là vi khuẩn, vậy chúng ta phải tìm các đặc điểm của hai loại bào quan là ty thể và lục lạp xem nó có giống gì với vi khuẩn không nhé ?
Thứ quan trọng tất nhiên là bộ máy di truyền, vậy ở đây ty thể và lục lạp đều có ADN dạng vòng - tương tự so với vi khuẩn.
Và khi so sánh hệ gen với hai loại vi khuẩn hiếu khí và quang hợp thì họ thấy chúng tương đồng với hệ gen của ty thể và lục lạp.

Tiếp theo phân tích đến từ cộng sinh - tức có lợi cho đôi bên, giữa 2 hay nhiều cá thể, loài,.. với nhau.
Ở đây, khi đã có hệ gen khác biệt so với nhân của tế bào chủ, chúng hoàn toàn có thể phân bào riêng biệt với nhân.
Phương thức được sử dụng là trực phân - tương tự vi khuẩn chứ không phải là giảm phân, nguyên phân như tế bào nhân thực bình thường.
Khi dịch mã, aa đầu tiên tham gia cũng là f-Met đặc trưng của vi khuẩn, không phải Met như nhân thực.

Cộng sinh ở đây, ty thể cung cấp năng lượng cho tế bào hoạt động - tế bào cung cấp nơi ăn, chốn ở, thức ăn,.. cho ty thể =). ( Nguyên liệu, môi trường sống đấy,..). Tương tự với lục lạp cũng vậy đó.

Ngoài ra, các nhà khoa học còn tìm thấy một số loại protein, lipit đặc trưng,.. của vi khuẩn mà trên hai loại bào quan cũng xuất hiện.

Bạn có thể tham khảo thêm về - Thuyết Nội cộng sinh nếu muốn tìm hiểu chuyên sâu hơn nhé, hoặc có thể ghi chú và báo lại cho mình dưới đây nếu muốn 1 topic về vấn đề này :> Mình và team Sinh sẽ hỗ trợ bạn nhiệt tình nhất.

Chúc bạn học tốt !!!
 
Last edited:
  • Like
Reactions: Bong Linh
Top Bottom