Sử 12 [sử ]Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập ĐCSVN

L

lunxinh_1609

Anh ơi!Sao lại tại đại hội toàn quốc lần thứ II mà phải lần thứ III(9/1960) chứ.

Đúng là lần thứ III đấy bạn ak: Hội nghị thành lập Đảng băst đầu từ 6-1-30 và kết thúc vào 8-2-30.Sau này,đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng (1960) căn cứ vào những tài liệu hiện có,đã ra NGhị quyết về ngày thành lập đảng,trong đó ghi rõ "Lấy ngày 3-2 dương lịch mỗi năm làm ngày kỉ niệm thành lập Đảng"
 
N

nhoc_nhoc_baby

VAI TRÒ CỦA HỒ CHÍ MINH TRONG VIỆC THÀNH LẬPĐẢNG CSVN?
- Năm 1917, Nguyễn Ái Quốc trở lại Pháp. Khi Cách mạng tháng Mười Nga thành công, Người tham gia những hoạt động chính trị sôi nổi ngay trên đất Pháp như : tham gia hoạtđộng trong phong trào công nhân Pháp. Năm 1919, Người tham gia Đảng Xã hội Pháp.- Tháng 6 - 1919, Nguyễn Ái Quốc đã thay mặt nhóm người yêu nước Việt Nam tại Phápgửi “ Bản yêu sách 8 điểm” đến Hội nghị Vécxai, nhằm tố cáo chính sách của Pháp vàđòi Chính phủ Pháp thực hiện các quyền tự do, dân chủ và quyền bình đẳng của dân tộcViệt Nam.Mặc dù không được chấp nhận, nhưng “ Bản yêu sách” đã gây tiếng vang lớn đối vớinhân dân Pháp và nhân dân các nước thuộc địa của Pháp. Tên tuổi Nguyễn Ái Quốc từ đóđược nhiều người biết đến.- Tháng 7-1920 : Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ khảo lần thứ nhất những luận cương vềvấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin. Người vô cùng phấn khởi và tin tưởng, vì Luậncương đã chỉ rõ cho Người thấy con đường để giải phóng dân tộc mình. Từ đó, Ngườihoàn toàn tin theo Lênin, dứt khoát đi theo Quốc tế thứ III.- Tại Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp họp tại Tua vào cuối tháng 12-1920, Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế thứ III, tham gia sáng lậpĐảng Cộng sản Pháp và trở thành người Cộng sản Việt Nam đầu tiên.Sự kiện này đánh dấu một bước ngoặt trong tư tưởng chính trị của Nguyễn Ái Quốc, từlập trường yêu nước chuyển sang lập trường Cộng sản.- 1921: Người sáng Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa Pháp để tuyên truyền, tập hợp lựclượng chống chủ nghĩa đế quốc.- 1922 : Ra báo “ Le Paria” ( Người cùng khổ ) vạch trần chính sách đàn áp, bóc lột dãman của chủ nghĩa đế quốc, góp phần thức tỉnh các dân tộc bị áp bức đứng lên tự giải phóng.- 1923 : Sang Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân, sau đó làm việc ở Quốc tế Cộngsản.- 1924 : Dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V. Ngoài ra, Người còn viết nhiều bài cho báo Nhân Đạo, Đời sống công nhân và viết cuốnsách nổi tiếng “ Bản án chế độ thực dân Pháp” - đòn tấn công quyết liệt vào chủ nghĩathực dân Pháp-- Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc (chủ yếu trên mặt trận tư tưởng chính trị) nhằmtruyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào nước ta. Thời gian này tuy chưa thành lập chính đảngcủa giai cấp vô sản ở Việt Nam, nhưng những tư tưởng Người truyền bá sẽ làm nền tảngtư tưởng của Đảng sau này. Đó là :* Chủ nghĩa tư bản, đế quốc là kẻ thù chung của giai cấp vô sản các nước và nhân dâncác thuộc địa. Đó là mối quan hệ mật thiết giữa cách mạng chính quốc và thuộc địa.* Xác định giai cấp công nhân và nông dân là lực lượng nòng cốt của cách mạng.* Giai cấp công nhân có đủ khả năng lãnh đạo cách mạng, thông qua đội tiên phong làĐảng Cộng sản.- Tháng 6-1925 :Người thành lập “ Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên” và cho xuất bản tuần báo “ Thanh niên” làm cơ quan ngôn luận của Hội.- Tháng 7-1925 : Nguyễn Ái Quốc cùng một số nhà cách mạng Quốc tế, lập ra “Hội cácdân tộc bị áp bức ở Á Đông”, có quan hệ chặt chẽ với Hội Việt Nam cách mạng thanh

niên.- Tại Quảng Châu, Nguyễn Ái Quốc đã mở nhiều lớp huấn luyện ngắn ngày để đào tạo, bồi dưỡng cách mạng.- Những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tại các lớp huấn luyện ở Quảng Châu sau đó đãđược xuất bản thành sách “Đường Kách Mệnh.- Từ năm 1928 : Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đã xây dựng được cơ sở của mình ở khắp nơi. Hoạt động của Hội góp phần truyền bá tư tưởng Mác- Lênin, thúc đẩy phongtrào cách mạng Việt Nam theo xu thế cách mạng vô sản. Sự ra đời và hoạt động của HộiViệt Nam cách mạng là bước chuẩn bị chu đáo về chính trị , tổ chức và đội ngũ cán bộcho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam sau này.- Giữa năm 1927-1930 : Nguyễn Ái Quốc đã từ Xiêm (Thái Lan ) về Trung Quốc, vớidanh nghĩa đại diện Quốc tế Cộng sản triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản,thành lập một Đảng Cộng sản duy nhất ở Việt Nam.
 
M

meongocxi

ôi tớ ghét lịch sử mà vẫn phải hok @@:(. ko bit thi hok ky dc bao nhiu diem. chac may man lam thi dc 6:/

hì, đây có phải tình trạng của số đông học sinh bây h không bạn?? mình rất hiểu khi ghét cái gì đó mà vẫn bắt buộc phải làm thì sẽ rất khó chịu phải không?? nó gần như là một trong những nỗi khổ của đạo Phật là ở gần người mà mình ghét,....
@ cho mình hỏi bạn 1 câu nhé, có thể là hơi vô duyên nhưng bạn cứ nói thẳng nhé , bạn có thể nói cho mình biết lí do vì sao bạn lại không thích lịch sử không?? cảm ơn bạn nhiều^^
 
M

meongocxi

em có thể trả lời thay bạn trên không nhỉ
em chỉ trả lời một phận thôi
có thể do lịch sử dài và khó học thuộc :D
rất khó lấy điểm nữa

lịch sử dài ........cái này chị cũng công nhận, lịch sử rất dài , kiến thức rất đồ sộ, cái này là sự tồn tại khách quan rồi, chúng ta không thể thay đổi được đúng không, và không ai có thể dám khẳng định được là mình biết hết tất cả

thứ 2: khó học thuộc, chị cũng công nhận, và những người học lịch sử thì nói học Lịch sử không phải là học thuộc mà cần đọc, hiểu sự kiện, hiểu bản chất của vấn đề, cái này là rất cần thiết, nhưng chị biết đặt vào hoàn cảnh học sinh như tụi em thì học Lịch sử nó chỉ dừng lại ở mức độ lí thuyết là chính, đôi khi chính giáo viên cũng tự coi nó là môn phụ và nhiều khi cách dạy của giáo viên cũng rất nhàm , cho các em ngồi tự tóm tắt bài vào vở,...., có thể nói là các em không cần có giáo viên cũng học được,,,,,,,,,điều đó sẽ biến Lịch sử trở thành một môn học.........

lịch sử rất khó lấy điểm cái này có phải là kết quả của 2 lí do trên không nhỉ??

và cái chị muốn ở các em hay nói chung là thế hệ trẻ bây h là 1 niềm đam mê thật sự , chứ không phải là ngồi tụng kinh mấy cái kiến thức trong sách giáo khoa, nói vậy k có nghĩa là các em k cần nhớ gì cả, không phải, phải nhớ chứ, nhưng nhớ cái gì, nhớ ntn mới là quan trọng , hay ít ra điều cơ bản nhất là các em phải biết về cội nguồn của chính mình chứ>??

Các em có bao h nghĩ rằng học Lịch sử không quan trọng không ? Chị chỉ lấy ví dụ thế này nếu như em học ngành tự nhiên đi, các em nghĩ răng k liên quan đến ngành xã hội, ?? nhưng mà các em biết không chúng ta có thể mất tất cả chứ không thể mất văn hóa, và dù em là ai đi nữa thì em cũng cần có văn hóa , các em cần biết mình là ai?? quá khứ của mình ??nhất là với những ai có ý định ra nước ngoài du học, lúc đó các em sẽ thấu hiểu được giá trị thực sự của nó

cảm ơn vì em đã đóng góp ý kiến của mình,
 
Top Bottom