Sử 12 So sánh chiến tranh cục bộ và việt nam hóa chiến tranh

H

hardyboywwe

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1Chiến tranh đặc biệt
Staley-Taylor là tên một kế hoạch thực thi chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa trong Chiến tranh Việt Nam. Kế hoạch này được công bố tháng 5 năm 1961, mang tên hai người soạn thảo là nhà kinh tế học Eugene Staley của Viện nghiên cứu Standford - đại học Stanford và Đại tướng Maxwell D. Taylor. Theo tiến độ, kế hoạch được triển khai trong 4 năm (1961-1965). Nội dung của nó là “bình định Miền Nam” trong vòng 18 tháng, từ đó đảm bảo cho quân đội Việt Nam Cộng hòa thế chủ động trên chiến trường Miền Nam. Kế hoạch bao gồm 3 biện pháp chiến lược:

Một là, tăng cường sức mạnh quân đội VNCH, sử dụng nhiều máy bay, xe tăng để nhanh chóng tiêu diệt các lực lượng vũ trang cách mạng, sử dụng cố vấn Mỹ trong các đơn vị chiến đấu.
Hai là, giữ vững thành thị, đồng thời dập tắt cách mạng ở nông thôn bằng "bình định" và lập "ấp chiến lược".
Ba là, ra sức ngăn chặn biên giới kiểm soát ven biển, cắt đứt nguồn chi viện từ miền Bắc vào, cô lập cách mạng miền Nam[1].
Tuy vậy, nó đã bị phá sản từ năm 1963 với các sự kiện trận Ấp Bắc, Đảo chính chính phủ Ngô Đình Diệm, các “ấp chiến lược” không được thực hiện theo như kế hoạch ban đầu. Mặc dù không tuyên bố, kế hoạch chính thức chấm dứt khi các đơn vị lính thủy đánh bộ Mỹ đổ bộ vào Đà Nẵng tháng 3 năm 1965 [1] để trực tiếp tham chiến tại Miền Nam Việt Nam.
Kế hoạch Staley-Taylor được công bố tháng 5 năm 1961 gồm 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1 thực hiện từ giữa năm 1961, nội dung chủ yếu là bình định miền Nam bằng biện pháp Ấp chiến lược.
Giai đoạn 2 thực hiện từ đầu năm 1963, khôi phục kinh tế, tăng cường lực lượng quân đội, hoàn thành công cuộc bình định.
Giai đoạn 3 thực hiện đến cuối năm 1965, phát triển kinh tế, ổn định miền Nam và kết thúc chiến tranh.
Kế hoạch được mở đầu và có ý nghĩa quyết định là ở giai đoạn 1 với hai biện pháp chiến lược là:

1.Tăng nhanh lực lượng và khả năng chiến đấu của quân đội Việt Nam Cộng hòa. Quân lực Việt Nam Cộng hòa là xương sống của cuộc chiến tranh theo công thức: Quân đội VNCH + vũ khí trang bị của Mỹ + cố vấn Mỹ.
2.Thực hiện cho được quốc sách Ấp chiến lược. Đó vừa là mục tiêu cơ bản, biện pháp chiến lược, vừa là kế sách trước mắt và lâu dài để giành thắng lợi trong chiến tranh ở Việt Nam
Nội dung của kế hoạch là bình định tình hình Miền Nam sau sự kiện đồng khởi trong vòng 18 tháng. Quân đội Việt Nam Cộng hòa dưới sự giúp đỡ của cố vấn quân sự Mỹ, viện trợ vũ khí của Hoa Kỳ và hỏa lực quân đội Hoa Kỳ sẽ đảm đương vai trò kiểm soát Miền Nam Việt Nam. Các ấp chiến lược được dựng để quản lý dân chúng, không cho họ tiếp xúc với Việt Cộng, từ đó bứt Việt Cộng ra khỏi gốc rễ của họ là quần chúng nhân dân
2Chiến tranh cục bộ1965–1968
Chiến tranh cục bộ" là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới nằm trong chiến lược quân sự toàn cầu “phản ứng linh hoạt” của Mỹ. "Chiến tranh cục bộ" bắt đầu từ giữa năm 1965 được tiến hành bằng lực lượng của quân viễn chinh Mỹ, quân "đồng minh"1 và quân ngụy tay sai ở miền Nam, trong đó quân Mỹ giữ vai trò quan trọng và không ngừng tăng lên về số lượng và trang bị, nhằm chống lại các lực lượng cách mạng và nhân dân ta
Miền Nam chiến đấu chống "Chiến tranh cục bộ" của Mỹ là chiến đấu chống lại một cuộc chiến tranh xâm lược được tăng cường và mở rộng với lực lượng quân đội mạnh, lúc cao nhất (năm 1968) lên hơn 1 triệu quân, gồm Mỹ, chư hầu và ngụy quân với vũ khí hiện đại.
Tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc, Mỹ âm mưu : Phá tiềm lực kinh tế, quốc phòng, phá công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc ; ngăn chặn nguồn chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc và từ miền Bắc vào miền Nam; uy hiếp tinh thần, làm lung lay quyết tâm chống Mỹ của nhân dân ta ở cả hai miền đất nước.

3 việt nam hóa chiến tranh( người việt trị ngừoi việt)chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” là một kế hoạch hoàn chỉnh cả về quân sự, chính trị, kinh tế, ngoại giao nhằm tiếp tục thực hiện âm mưu cơ bản của đế quốc Mỹ là chiếm giừ miền Nam Việt Nam, nhưng quân Mỹ lui về phía sau để rút dần về nước, giảm bớt sự dính líu của quân chiến đấu Mỹ trên bộ

Ních-xơn trong ngày nhậm chức Tổng thống Mỹ (20- l-1969) đã phải thú nhận: “Nước Mỹ đang có khủng hoảng về tinh thần, mắc kẹt trong chiến tranh, cấu xé và chia rẽ nội bộ. Cuộc chiến tranh Việt Nam đã gây ra căng thẳng gay gắt với nước Mỹ không riêng về mặt kinh tế, quân sự mà cả xã hội cũng như chính trị. Sự bất đồng cay đắng đã xé rách cơ cấu đời sống tinh thần nước Mỹ và bất kể kết quả chiến tranh như thế nào, vết xé rách vẫn còn lâu mới lành”.

Để cứu vãn tình hình đang thua của Mỹ, Tổng thống Mỹ Ních-xơn sau nửa năm cầm quyền đã đề ra “Học thuyết Ních-xơn” và chiến lược quân sự toàn cầu “Răn đe thực tế” thay thế cho chiến lược “Phản ứng linh hoạt”.

Nội dung chủ yếu của Học thuyết Ních -xơn là :

1. Chia sẻ trách nhiệm: Mỹ tiếp tục viện trợ quân sự và kinh tế cho các nước đồng minh. Các nước đồng minh phải “thực hiện” nghĩa vụ của mình trong khu vực.

2. Xây dựng sức mạnh: Mỹ gánh chịu phần chủ yếu về lực lượng hạt nhân chiến lược, nhưng các nước đồng minh phải cùng Mỹ “Chung sức gạch vác” việc xây dựng lực lượng tác chiến trên khu vực chiến trường.

3. Thương lượng: Mỹ thương lượng với các nước đồng minh thành lập nhưng liên minh khu vực, thương lượng giải quyết xung đột xảy ra giữa các nước thứ ba, thương lượng với Liên Xô về việc hạn chế sự phát triển vũ khí chiến lược.



Ngày 18 tháng 2 năm 1970 Ních-xơn công bố nội dung chính sách “Việt Nam hóa chiến tranh” là một chương trình nhằm tăng cường khả năng tự vệ của Chính phủ và nhân dân Việt Nam bằng kế hoạch 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Từng bước chuyển giao nhiệm vụ chiến đấu trên bộ cho ngụy quân, rút dần quân chiến đấu trên bộ của Mỹ ra khỏi Nam Việt Nam.

Giai đoạn 2: Chuyển giao nhiệm vụ trên không cho quân đội Sài Gòn, làm cho quân ngụy đủ sức đương đầu với lực lượng cách mạng, giữ vững được Việt Nam và Đông Dương trong quỹ đạo của Mỹ.

Giai đoạn 3: Hoàn tất những mục tiêu của Việt Nam hóa chiến tranh. Củng cố kết quả đã đạt được, “Việt cộng” suy yếu và chiến tranh sẽ tàn lụi.

Trong ba giai đoạn đó, theo Mỹ, giai đoạn 1 (dự kiến thực hiện từ năm 1969 đến giữa năm 1972) là giai đoạn quan trọng nhất được chia làm ba bước để thực hiện:

Buớc 1: (từ năm 1969 đến giũa năm 1970). Bình định một số vùng đông dân quan trọng. Xóa bỏ hoàn toàn các cơ sở cách mạng ở vùng ta kiểm soát. Rút một số đơn vị chiến đấu của Mỹ ra khỏi chiến trường Việt Nam. Khống chế và đẩy lùi lực lượng vũ trang giải phóng, làm cho ta không hoạt động được ở quy mô từ đại đội trở lên.

Bước 2: (từ giữa những năm 1970 đến giữa năm 1971): Bình định được tất cả các vùng đông dân quan trọng. Làm cho lực lượng vũ trang cách mạng bị phân tán nhỏ, không hoạt động được từ cấp đại đội trở lên ở những vùng căn cứ. Hoàn thành kế hoạch “hiện đại hóa quân ngụy”, rút phần lớn quân Mỹ về nước.

Bước 3: (từ giữa năm 1971 đến giữa năm 1972): Cơ bản bình định xong cả miền Nam. Lực lượng vũ trang cách mạng không còn hoạt động được ở các vùng căn cứ trên biên giới Lào, Cam-pu-chia, quân ngụy đủ sức đương đầu với khối chủ lực miền Bắc Việt Nam. Rút hết quân chiến đấu trên bộ của Mỹ về nước
 
Top Bottom