[sinh học lí thú] ngân hàng các câu hỏi "vì sao ?"

T

toi0bix

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Sinh học rất đa dạng & lí thú mà có những điều chúng ta vẫn không biết ,nhất là những tập tính , thói quen của động vật ,thực vật lại càng đa dạng ,mỗi loài có 1 tập tính khác nhau ... Tớ thấy cái này rất thú vị nên lập topic này ,mong mọi người ủng hộ . Topic này sẽ chỉ post các câu hỏi đồng thời các câu trả lời liên quan đến sinh học ;) mong rằng topic sẽ đem lại nhiều kiến thức cho các bạn :)>-
Topic hoạt động như sau: Các bạn đặt các câu hỏi có chữ "vì sao "làm tiêu đề ,rồi trả lời luôn trong phần nội dung ,lưu ý là không spam ( chỉ viết bài có nội dung trên) .
Khi các bạn post bài ,sẽ có ít nhất 1 thanks ;) ,hơn nữa còn giúp box sinh của chúng ta có 1 lô kiến thức mới :p (còn có cơ hội .......) (cơ hội gì thì vào tin nhắn toi0bix hỏi sẽ rõ =)) )
Thanks !
 
T

toi0bix

Vì sao túi nilon trắng đựng nước lại đuổi được ruồi ?

Dùng túi nilon trắng hay lọ thuỷ tinh trong suốt chứa nước để đuổi ruồi & 1 số côn trùng khác là dựa vào tập tính định hướng & giữ thăng bằng cho cơ thể của chúng .
Túi nilon chứa nước một mặt có tác dụng như 1 tấm gương phản chiếu hình dạng đồ vật , & điiều quan trọng hơn là khối nước trong túi luôn ở trạng thái linh hoạt vận động .Như vậy ,khi ruồi bay vào ,mắt của chúgn ghi nhận được các hình ảnh dạng lay động trong túi nước . Để giữ trạng thái cân bằng cơ thể ,ruồi lập tức đổỉ hướg bay .
 
T

toi0bix

Dạy rắn hổ mang biểu diễn theo tiếng sáo có khó ko?

Như ta đã biết ,rắn hổ mang là loài rắn độc hung dữ ,khi bị kích động ,chúng thườg nhảy xổ vào kẻ đến khiêu khích & đớp vào kẻ thù ,kèm theo các động tác ngỏng cao đầu ,bành mang cổ & rít lên tiếng kêu phì phì . Người Ấn đã dựa vào tập tính này của rắn hổ mang để dựng thành màn biểu diễn độc đáo là rắn múa theo tiếgn sáo . Tuy nhiên , ở đây ,tiếng sáo lại ko phải là yếu tố gây kích thích chính đối với rắng ,mà động tác thỏi & tiếng sáo chỉ là yếu tố phụ gây ấn tượng ngừoi xem . Cái thông minh & khôn khéo của ngừoi thổi sao cũng giống như ngừoi làm xiếc vậy . Một mặt ,ngừoi thổi sáo làm động tác "giả" cho ngừoi xem chú ý vào đó ,mặt khác ,anh ta phải làm hàng loạt động tác "thật" khác để tác động lên con rắn . Đó là lắc giỏ đựg rắn ,gây sự chú ý & kích thích làm cho rắn dần bị kích động bởi màu sắc của mũ & khăn đội đầu ,bằng các điiệu bộ của tay & sáo ...
Bằng cách này ,người thổi sáo đã điều khiển con rắng đang từ ngủ ngon lành trong giỏ ,rồi dần ngỏng cao đầu ,lắc lư theo tiếg sáo ,đến phì lên giận dữ bạnh ngang cổ & sẵn sàng đớp vào kẻ thù .
Ở đây ,ngừoibiểu diễn cũng phải hết sức tỉnh táo & bình tĩnh để quan sát các biểu hiện tập tính củă rắn .Để khi rắn đã bị kích động tột độ ,sẵn sàng đớp vào kẻ thù thì phải bớt dần các tác động kích thích ,làm rắn trở về trạng thái bthg` . Tất nhiên ,các con rắn biểu diễn đều đã bị tháo răng có nọc độc để đảm bảo an toàn cho ngừoi thổi sáo .
 
H

hoanghuyenvy_nguyen

Vì sao lá trên ngọn rụng sau cùng ?

Trong quá trình sinh trưởng, mọi cây cối đều vươn tới sự phát triển đầy đủ nhất, cho nên nó luôn đưa nhiều thức ăn lên ngọn để tăng nhanh sự sinh trưởng. Ngọn cành do được cung cấp nhiều chất dinh dưỡng nên vươn dài mãi ra, khi ấy lá cây cũng mọc dần theo, lá cũng lại phát huy tác dụng tạo ra chất dinh dưỡng. Khi ngọn cây lớn đến một mức độ nhất định, sinh trưởng sẽ chậm dần lại. Lúc này cây rụng lá là do hai điều kiện: Bên trong, việc cung cấp dinh dưỡng bị hạn chế và bên ngoài, điều kiện thời tiết thay đổi theo chiều hướng không có lợi, chức năng tổng hợp thức ăn của lá kém dần, lá không tồn tại được nữa, rơi lả tả.Nhưng mặc dù vậy, bộ phận ngọn cây vẫn được ưu tiên chăm sóc, thức ăn được cung cấp nhiều nhất, nên dù cây ngừng đưa thức ăn lên ngọn, nhờ vào lượng dự trữ nó vẫn sinh tồn thêm một thời gian. Đồng thời trong lúc đó, chất diệp lục trong lá cây chưa bị phá huỷ, vẫn tổng hợp được một số chất dinh dưỡng. Như vậy, lá trên ngọn cây sẽ rụng muộn hơn ở các bộ phận khác trên cây.
 
H

hoanghuyenvy_nguyen

Vì sao rắn có thể nuốt con mồi lớn hơn đầu mình rất nhiều ?

Miệng của người chỉ có thể mở to đến 30 độ, còn rắn thì đến... 130 độ. Nguyên do là đầu rắn và các xương hữu quan mở khép ko giống như các động vật khác. Cằm rắn (tức hàm dưới) mở rất rộng xuống phía dưới, vì đầu rắn nối với mấy cái xương ở cằm, có thể cử động được, ko giống với các động vật khác là gắn chặt với xương đầu, cố định ko cử động. Hơn nữa, các xương của bộ hàm đều khớp động với nhau, ko những xương hàm mà xương khẩu cái, xương cánh, xương ngang... đều nối với nhau bằng dây chằng rất đàn hồi, có thể mở rộng ra hai bên, vì vậy miệng rắn khongo những có thể mở ra thật to, mà còn mở được ra hai bên phải trái ko bị hạn chế, do vậy rắn có thể nuốt những con mồi to hơn gấp nhiều lần miệng nó.Dù cho kiểu miệng của rắn rất khéo, nhưng trước khi nuốt thức ăn, loài bò sát này còn phải đem con mồi đã bắt gia công một phen. Nó bóp bóp, nặn nặn thành sợi dài, khi nuốt nhờ răng hình móc câu giúp đưa thức ăn vào họng. Ngực rắn không có xương mỏ ác xuyên tới xương sườn, nên xương sườn có thể tự do cử động, vì vậy thức ăn từ hầu xuống họng, vào thẳng nơi da bụng có thể phình to, đồng thời rắn còn tiết ra rất nhiều nước bọt, thật chẳng khác gì cho thêm lượng lớn “dầu nhờn”
 
C

caheosua

tại sao tai thỏ đặc biệt dài???

Thỏ có tai dài nhất trong các loài động vật sống hoang dã, đồng thời nó cũng là động vật nhỏ yếu nhất. Tai thỏ rất nhạy bén, thu nhận được các tín hiệu thanh âm từ khắp nơi truyền tới. Thỏ là động vật ăn cỏ không gây hại cho các loài vật khác, trái lại thường bị các động vật ăn thịt đe doạ, nếu không cẩn thận sẽ bị tấn công. Thỏ không có khả năng chống trả chỉ có thể tháo chạy. Cho nên để đề phòng bị tấn công thỏ chỉ biết dựng tai nghe ngóng động tĩnh xung quanh . Sinh sống trong hoàn cảnh ấy, lâu ngày tai thỏ trở nên đặc biệt dài.
 
L

laban95

Vì sao máu của động vật bậc thấp không có màu đỏ?

Đối với động vật bậc thấp như tôm, cua, chuồn chuồn, nhện… thì khác. Máu của chúng chỉ có các tế bào trông giống như bạch cầu ở động vật bậc cao, chứ không chứa các tế bào hồng cầu. Vì thế, máu không có màu đỏ. Một số loài động vật bậc thấp khác (như giun đất, tằm cát…) cũng có máu đỏ, nhưng là do trong huyết tương của chúng có chứa huyết sắc tố (chứ không phải do có hồng cầu).

Một số loài côn trùng khác lại có máu màu vàng hoặc màu xanh lục. Đó là bởi trong huyết tương của chúng có chứa một loại huyết tố có chứa kim loại đồng. Đa số các loài động vật bậc thấp có máu không màu và trong suốt. Các nhà khoa học không gọi đó là máu, mà chỉ coi là một dịch thể.

(Theo 10 vạn câu hỏi vì sao)
 
L

laban95

Vì sao lá cây lại rụng vào mùa thu?

Lá cây, ngoài chức năng hô hấp và quang hợp còn thường xuyên để thoát nhiều hơi nước. Lượng mưa mùa thu ở miền ôn đối tương đối thấp. Vì vậy, nguồn nước dự trữ trong lòng đất cũng ít đi. Đồng thời thu sang, nhiệt độ dần dần hạ thấp xuống. Hoạt động hô hấp của rễ vì thế mà yếu đi, cộng với khí hậu khô hanh, khả năng hạn chế thoát hơi nước mặt lá cũng kém hẳn lại. Trong hoàn cảnh đó, lượng nước do cây hút giảm nhiều. Vì vậy, nếu cây vẫn giữ nguyên diện tích thoát hơi nước (chủ yếu là mặt lá) sẽ xảy ra tình trạng "vào ít ra nhiều", vô cùng bất lợi, thậm chí đe dọa tính mạng của cây. Cuối cùng, do lượng nước ít, mạch dẫn trong cuống lá không vận chuyển nước đến nữa, lá cây già đi và khô, cuống lá chỉ bám hờ vào cành. Gió thu thổi tới, lá sẽ trút xuống.
 
T

toi0bix

Tập tính sinh sản của chim có biểu hiện theo chu kì như thế nào?

Các điệu múa giao hoan ,trước hôn phối của các loài chim mới càng phong phú & kì lạ . Trong thế giới các loài chim ,con trống thường có màu sắc phong phúc & sặc sỡ hơn con mái rất nhiều . Các loài lôi ,trĩ ,đặc biệt là công ,các con trống luôn có những điệu múa khoe mẽ thật độc đáo & kì thú . Điệu múa giao hoan của thiên nga vùng hồ Tây Tạng cũng thật đặc biệt . Sau khi ghép đôi & giao phối trên mặt hồ ,cả con đực & con cái đều giang rộng cánh ,ngẩng cao đầu & lướt trên sóng (lãng mạn quá ).
Tập tính ghép đôi ở đà điểu châu Phi thì ngược lại .Khi con đực đẹp đẽ với bộ lông sặc sỡ xuất hiện ,cả đàn đà điểu cái lập tức quây lại & tranh nhau nhảy nhót ,làm dáng trước con đực . Một con cái khoẻ mạnh nào đó đc con đực lựa chọn ,nhanh chóng tách riêng khỏi đàn ,chạy riêng rẽ .Con đực đuổi theo đường đua dài để cuối cùng kết thúc bởi sự giao phối .Tuy nhiên ,trong các trang trại nuôi nhân tạo , như ở trại nuôi thử nghiệm Ba Vì cảu Việt Nam ,đà điểu cái lại nhảy múa rất thô thiển ,& có lẽ sẽ ko thể có các đượng chạy đuổi ngoạn mục giữa con đực & con cái . Do vậy ,các con cái đẻ trứng vào 1 ổ chung ,nên việc ấp nở thường khó khăn . Có lẽ trong tập tính hôn phối của đà điểu ,hoạt động rượt đuổi có 1 ý nghĩa nào đó đối với việc ấp nở & phát triển của trứng
 
T

toi0bix

Có phải tháng trăng rằm mùa thu là mùa yêu đương của cà cuống ?

Ánh sáng là yếu tố kích thích & dẫn dụ sự di cư & tập trung của quần thể cà cuống . Đặc biệt vào mùa sinh sản ,nhờ ánh sáng mà cà cuống tập trung thành những quần thể lớn ,để cùng bay đến 1 thuỷ vực mới,thuận lợi cho việc ghép đôi ,giao phối & sinh sản . Cà cuống là loài đa thê ,1 con đực có thể giao phối với nhiều con cái khác . Quá trình giao phối xảy ra trong nước chứ ko phải ở trên cạn
Tập tính sinh sản của cà cuống bao gồm 1 chuỗi những hoạt động kì lạ ,diễn ra theo 1 trình tự nhất định . Bắt đầu là những động tác phô diễ & khoe mẽ của con đực để dẫn dụ & chọn bạn giao hoan . TIếp đến là những động tác chọn ,đánh dấu nơi đẻ trứng & sau đó là hoạt đọng giao phối xảy ra vài lanf trong 1 thời gian ngắn. Sau khi chọn được 1 vị trí thích hợp ở lá cây thuỷ sinh trên mặt nước ,cà cuống đực bắt đầu phát tín hiệu để dẫn dụ con cái . Để dẫn dụ ,gọi bạn đời ,cà cuống đực tiết pheromon giới tính nhằm phát tín hiệu khiếu giác & vị giác . Để tăng cường phần hấp dẫn ,con đực còn đồng thời rung động màng nước & phát sóng âm . Lúc này ,nó chiếm vị trí nằm ở phía trên cây thuỷ sinh ,đầu chúc xuống & cơ thể chìm trong nước ,nhưng có chóp đuôi với đôi ống thở luôn chìa lên trên mặt nước để hít thở khí trời . Sau khi chọn đc tư thế thích hợp ,1 cách rất tự nhiên ,con đực bắt đầu động tác đạp nước theo 1 tần suất đều , khá nhanh ,khoảng 3 lần nước trong 1 giây . Bằng cách này , cà cuống đã tạo ra sự rung động sóng nước ,đồng thời với việc đạp nước ,cà cuống đực còn phát ra âm thanh dẫ dụ con cái . Sau khi nhận đc tín hiệu dẫn dụ ,cà cuống cái bơi đến & chuẩn bị quá trình giao phối . Phát hiện thấy như còn xem xét ,quan sát động tĩnh & thăm dò phản ứng của bạn tình.Cuối cùng ,con đực bơi đến ,leo lên lưng & quắp chặt con cái bằng các đôi chân .Sự giao phối thực hiện ngay tại chỗ ,nhưng ở dưới mặt nước .Con đực chủ động đưa phần phụ sinh dục nằm ở đốt bụng thứ 6 .Hành động giao phối đc thực hiện liên tiếp 6-10 lần . Qua quá trình giao phối đôi khi đc ngừng lại để cả 2 hoặc 1 trong 2 con ngoi lên mặt nước,bò lên cành cây thuỷ sinh mà trước đó con đực đã đánh dấucho con cái lên đẻ trứng. Xen kẽ hoặc tiếp theo hoạt động giao phối là con cái lên đẻ trứng . Theo dõi trong phòng thí nghiệm cho thấy sau mỗi lần giao phốii ,cà cuống cái đẻ 3-10 trứng . Quá trình giao phối & đẻ trứng diễn ra trong vài giờ . 1 ổ trứng cà cuôgs trong phòng thí nghiệm có khoảng 50-70 trứng .
 
L

laban95

Vì sao một số thực vật rỗng thân?

Các loại cây họ thảo rỗng thân, đó là vì phần tuỷ cây đã sớm bị thoái hóa. Khi còn non, thân cây vốn đặc, nhưng sau quá trình tiến hóa lâu dài, phần tủy này tiêu biến theo hướng có lợi cho cây. Mô chống đỡ và bó mạch gỗ trong thân cây giống như giầm trong kiến trúc bê tông cốt sắt, có nó cây mới đứng thẳng không đổ. Nếu thân cây được tăng cường mô chống đỡ và bó mạch gỗ, giảm bớt, thậm chí tiêu biến đi bộ phận tủy cây mềm nhũn, cây sẽ có kết cấu hình ống, như vậy lực chống đỡ sẽ lớn, lại tiết kiệm được nguyên liệu.
 
T

thanchetgoiemlasuphu93

Vì sao cây sung hok nở hoa?

vi-chat-qua-sung1.jpg

vi-chat-qua-sung2.jpg


Thực chất cây sung vẫn có hoa. Đài hoa thực vật bình thường đẩy cánh hoa lên cao, còn hoa sung lại ẩn trong đài hoa tổng dưới dạng túi. Phần đầu của đài hoa tổng thụt vào bên trong và lại mọc thành những quả tròn to rỗng, bọc lấy cả hoa đực và hoa cái.


Đỉnh hoa tròn có một lỗ nhỏ, vào mùa hoa lũ côn trùng thường chui vào đấy.

Có lúc, cây sung còn ra hai lần hoa, kết hai lần quả. Mùa xuân, giữa nách lá sung ra "hoa" lần thứ nhất, đến mùa thu nó lại ra "hoa" lần thứ hai, quả của lần ra hoa thứ nhất có ngay trong năm, lần nở hoa thứ hai chưa kịp kết trái thì trời chuyển lạnh, phải đợi đến mùa xuân năm sau mới kết quả được.
 
Top Bottom