Sử 12 Quan hệ quốc tế

Huỳnh Thị Bích Tuyền

Cựu Mod Sử
Thành viên
10 Tháng tám 2021
1,501
1
1,435
231
19
Cà Mau
Trường THPT Thới Bình
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

QUAN HỆ QUỐC TẾ
a./ Do sự đối lập về mục tiêu và chiến lược giữa hai cường quốc.
- Liên Xô : chủ trương duy trì hòa bình an ninh thế giới , bảo vệ Chủ Nghĩa Xã Hội và đẩy mạnh Phong trào cách mạng thế giới.
- Mỹ: chống phá LX và các nước XHCN , PTCM các nước, thực hiện mưu đồ bá chủ thế giới.Mỹ e ngại trước sự lớn mạnh của hệ thống XHCN
- Từ sau chiến tranh , Mỹ trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất độc quyền về vũ khí nguyên tử, tự cho mình có quyền lãnh đạo thế giới.
b. /Sự kiện khởi đầu của chiến tranh lạnh
- Học thuyết Truman ( 1947): sự tồn tại của LX là nguy cơ lớn đối với nước Mỹ viện trợ cho Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ nhằm niến hai nước nầy thành căn cứ tiền phương chống Liên Xô và các nước Đông Âu.
- Kế hoạch Macsan (6/1947):không chỉ phục hồi kinh tế các nước Tây Âu mà còn tập hợp các nước nầy vào liên minh quân sự chống LX và các nước Đông Âu.Kế hoạch Macsan đã tạo nên sự phân chia đối lập về kinh tế và chính trị giữa các nước Đông Âu và Tây Âu.
c. Bản chất:
+ Là CT không nổ súng, không đổ máu nhưng thế giới “luôn ở trong tình trạng của CT”
+ Là cuộc đối đầu căng thẳng giữa hai phe TBCN và XHCN do hai siêu cường M và LX đứng đầu
+ Diễn ra trên hầu hết các lĩnh vực, ngoại trừ xung đột trực tiếp bằng quân sự giữa hai siêu cường Liên xô và Mĩ
d. Hậu quả
CTL trở thành nhân tố chủ yếu tác đông và chi phối quan hệ quốc tế suốt nữa sau thế kỉ XX
+ Gây nên một số cuộc chiến tranh cục bộ
+ Dẫn đến một số quốc gia, dân tộc bị chia cắt
+ Các quốc gia dân tộc bị lối kéo, tham gia vào các liên minh chính trị- quân sự, kinh tế, cuộc chãy đua vũ trang ...giữa hai phe
+ làm suy giảm sức mạnh tiềm lực kinh tế của Liên Xô và Mĩ
+ Tạo ra những khó khăn trong việc giải quyết những vấn đề chung của thế giới: bệnh dịch, ô nhiễm môi trường, nạn khủng bố
+ Góp phần làm hệ thống XHCN xói mòn, ta rã và sụp đổ
Câu 2: tranh lạnh chấm dứt.
a. Nguyên nhân LX - M chấm dứt Chiến tranh lạnh:
+ Chiến trang lạnh làm suy giảm thế mạnh của LX và M trên nhiều mặt so với các cường quốc khác
+ M và LX gặp nhiều thách thức do sự vươn lên của tây Âu và NB
+ LX khủng hoảng trầm trọng
+ LX và M cần thoát khỏi thế đối đầu để ổn định vị thế của mình
b. Tác động
+ Mở ra chiều hướng
b- Biểu hiện :
+ Trên cơ sở thỏa thuận Xô –Mỹ, ngày 9/11/1972, hai nhà nước Đức đã ký Hiệp định về những cơ sở quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức
+ Năm 1972, Xô –Mỹ đã ký Hiệp ước hạn chế hệ thống phòng thủ tên lửa (ABM) và
Hiệp định hạn chế vũ khí tiến công chiến lược ( SALT-1).
+Tháng 8/1975, có 33 nước châu Âu cùng với Mỹ và Canada ký kết Định ước Henxinkivới nội dung cơ bản: khẳng định mối quan hệ bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia ,sự hợp tác giữa các nước ...--> tạo cơ chế giải quyết các vấn đề liên quan dến hòa bình an ninh khu vực nầy.
+ Tháng 12/1989 , tại đảo Manta (Địa Trung Hải) tổng thống Liên Xô M.Goócbachốp và tổng thống Mỹ G.Busơ ( cha) tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.
c-Ý nghĩa : Chiến tranh lạnh chấm dứt các tranh chấp, xung đột đượcgiải quyết bằng con đường hòa bình ( Apganixtan , CPC , Namibia)
Câu 3: Tình hình thế giới sau chiến tranh lạnh thay đổi như thế nào?
- Sự tan rã của Liên Xô và hệ thống XHCN đưa đến sự sụp đổ của trật tự thế giới hai cực.
- Tình hình thế giới có những thay đổi to lớn và phức tạp.
- Xu thế phát triển của thế giới:
+ Một là: trật tự thế giới hai cực đã sụp đổ, trật tự thế giới mới đang dần hình thành theo xu hướng đa cực với sự vươn lên của Mỹ, Liên minh châu Âu, Nga, Trung Quốc ...
+ Hai là: các quốc gia đều tập trung vào phát triển kinh tế để xây dựng sức mạnh thực sự của mỗi quốc gia.
+ Ba là : Mỹ đang cố thiết lập thế giới đơn cực nhưng không dễ gì đạt đượcmục đích.
+ Bốn là :có nhiều khu vực tình hình không ỏn định với những cuộc nội chiến, xung đột quân sự kéo dài như ở bán đảo ban căng , ở một số nước châu Phi và Trung Á.
Ngày nay , các quốc gia dân tộc vừa có những thời cơ phát triển thuận lợi , vừa phải đối mặt với những thách thức vô cùng to lớn.
 
Top Bottom