Văn 12 [VĂN 12] Phương pháp làm Văn nghị luận xã hội.

L

letrankhanhngoc

Quan trọng của bài văn nghị luân cũng là vốn từ, theo như cô mình nói, khi làm văn nghị luân thì k thể thiếu các câu nói về lẽ sống nổi tiếng. Vấn đề là làm thế nào để trau dồi đủ những câu nói đó, khi cần mình có thể trích dẫn, làm bài NL lôi cuốn hơn ?
 
D

dinhannet55

adsfsadsad

Trong thể làm văn nghị luận thì 2 môn Chứng Minh và Giải Thích là nền tảng cho các loại còn lại. Binh luận hay Phân tích thực chất cũng là sự kết hợp pha trộn giữa Chứng Minh và Giải Thích. Khi Phân tích thì phần giải thích nặng hơn chứng minh, khi Bình luận thì phần chứng minh nặng hơn giải thích. Do đó, nắm rõ phương pháp Chứng Minh và Giải Thích sẽ giúp cho việc làm văn trở nên dễ dàng hơn.

Ngày trước, có một thầy mà tôi rất nể trọng đã dạy cho chúng tôi bí quyết làm văn dựa vào các công thức có sẵn. nay xin trình bày sơ lược lại kinh nghiệm đó cho các bạn còn đang đi học tham khảo thêm, chắc chắn với các công thức này bạn không phải lo lắng đến việc không tìm ra ý tưởng viết văn nữa, mà bạn chỉ còn phải lo chọn lọc, sắp xếp các ý tưởng của mình tìm được

Cơ bản của phương pháp này là các công thức dễ nhớ, dựa vào các công thức này mà người viết có thể tìm ý, xây dựng khung ý tưởng dồi dào cho bài viết.

Làm văn ai cũng biết có 3 phần Mở bài - Thân bài - Kết Luận

1. Mở bài: là chìa khóa cho toàn bộ bài văn, phần mở bài gồm có 3 phần:
Gợi - Đưa - Báo : tức là GỢI ý ra vấn đề cần làm - sau khi gợi thì ĐƯA vấn đề ra - cuối cùng là BÁO - tức là phải thể hiện cho biết mình sẽ làm gì.

Khó nhất là phần gợi ý dẫn dắt vấn đề, có 3 cặp /6 lối để giải quyết như sau:

Tương đồng / tương phản : đưa ra một vấn đề tương tự/hoặc trái ngược để liên tưởng đến vấn đề cần giải quyết, sau đó mới tạo móc nối để ĐƯA vấn đề ra, cách này thường dùng khi cần CM-GT-BL về câu nói, tục ngữ, suy nghĩ.

Xuất xứ / đại ý: dựa vào thông tin xuất xứ/ đại ý để dưa vấn đề ra, cách này thường dùng cho tác phẩm/tác giả nổi tiếng

Diễn dịch/ quy nạp: cách này thì cũng khá rõ về ý nghĩa rồi.

2. Thân bài

Thân bài thực chất là một tập hợp các đoạn văn nhỏ nhằm giải quyết một vấn đề chung. Để tìm ý cho phần thân bài thì có thể dùng các công thức sau đâyđể đặt câu hỏi nhằm tìm ý càng nhiều và dồi dào càng tốt, sau đó có thể sử dụng toàn bộ hoặc một phần ý tưởng để hình thành khung ý cho bài văn:

Đối với Giải thích: Gì - Nào - Sao - Do - Nguyên - Hậu
Đối với Chứng Minh: Mặt - Không - Giai - Thời - Lứa

2.1 Đối với Giải thích: Gì - Nào - Sao - Do - Nguyên - Hậu
Gì: Cái gì, là gì
Nào: thế nào
Sao: tại sao
Do: do đâu
Nguyên: nguyên nhân
Hậu: hậu quả

hãy tưởng tượng vấn đề của mình vào khung câu hỏi trên , tìm cách giải đáp câu hỏi trên với vấn đề cần giải quyết thì bạn sẽ có một lô một lốc các ý tưởng

2.2 Đối với Chứng Minh: Mặt - Không - Giai - Thời - Lứa
Mặt: các mặt của vấn đề
Không: không gian xảy ra vấn đề (thành thị, nông thôn, việt nam hay nước ngoài...)
Giai: giai đoạn (vd giai đoạn trước 1945, sau 1945..)
Thời: thời gian - nghĩa hẹp hơn so với giai đoạn (có thể là, mùa thu mùa đông, ùua mưa mùa nắng, buổi sáng buổi chiều..)
Lứa: lứa tuổi (thiếu niên hay người già, thanh niên hay thiếu nữ...)

2.3 Hình thành đoạn văn từ khung ý tưởng:
Sau khi dựa vào công thức bạn hình thành được khung ý tưởng, điều tiếp theo là từ từng ý tưởng đó ta triển khai ra các đoạn văn hoàn chỉnh. Cách triển khai đoạn văn dùng công thức
Nào - Sao - Cảm
Nào: thế nào
Sao: tại sao
Cảm: cảm xúc, cảm giác, cảm tưởng của bản thân

Cứ như vậy bạn sẽ có nhiều đoạn văn, các đoạn văn này hợp lại là thân bài

3. Kết bài
Có công thức Tóm - Rút - Phấn để thực hiện phần này
Tóm: tóm tắt vấn đề
Rút: rút ra kết luận gì
Phấn: hướng phấn đấu, suy nghĩ riêng của bản thân

Như vậy trên đây là những kinh nghiệm cô đọng nhất về cách tìm ý cho bài văn dựa vào công thức, phương pháp này do thầy giáo dạy tôi năm cấp 2 hướng dẫn, ông đã áp dụng để giảng dạy học sinh từ những năm 60 của thế kỷ trước, tới nay vẫn còn hiệu quả.
 
C

congchualolem_b

Quan trọng của bài văn nghị luân cũng là vốn từ, theo như cô mình nói, khi làm văn nghị luân thì k thể thiếu các câu nói về lẽ sống nổi tiếng. Vấn đề là làm thế nào để trau dồi đủ những câu nói đó, khi cần mình có thể trích dẫn, làm bài NL lôi cuốn hơn ?

Hoàn toàn chính xác :| Nó là thứ không thể thiếu trong văn nghị luận :|
 
H

hunter.fx

bài này rất hay có thể dễ để tham khảo nếu dựa vào dàn ý này thì chắc sẽ có được bài văn từ 6 trở lên ":"
 
N

ngocanhdoc97

đọc thì dễ hiểu thật đấy nhưng khó nhớ quá mà nếu bạn không nắm rõ vấn đề xã hội cần giải thích, chứng minh thì làm bài cũng không đạt hiệu quả cao.
mình sắp thi vào lớp 10 rồi mà thậm chí các văn bản còn chưa học hết nữa
nói nôm na là mình đang học tủ đó mà, trong các kì thi quan trọng như thế này mà học tủ là chết chăk đúng không????

mình bik mà , mình thấy hối tiếc khoảng thời gian đã trôi qua..............................................:(:(:(:(:(:(:(:(
 
P

phuongthieugia36

moi ng lam jup minh cạ bạ nay dj. kho' wa ak
Matin Luther King tung noi:"trong the gioi nay chung ta khong chi xot xa vi nhung hanh dong va loi noi cua nguoi xau ma con ca vi su im lang dang so cua nguoi tot" hay nghj luan ve van de tren.
jup minh nha moi nguoi
 
L

lehoangduong42

Cách làm 1 bài vĂn nghị luận xã hội hay

Mở bài: giới thiệu sơ về ý nghĩa, nguồn gốc
Thân bài: 1. Giải thích : + nghĩa đen
+ nghĩa bóng
+ ý nói về cái gì
( + khuyên điều gì)
2.phân tích, chứng minh kèm dẫn chứng
+ý 1 : câu đó có ý thế nào
+ rút ra dc cái gì
* dẫn chứng: tự tìm
3. Đánh giá, mở rộng:
+câu nói đúc kết được điều gì: - tích cực
-tiêu cực
Kết bài: bài học: + nhận thức
+ hành động;)
 
N

nam141960

c.ơn bài viết bổ ích lắm ạ!! nhưng nếu có thể thì giúp em phươg pháp làm bài nghị luận văn học luôn không?:):):-*
 
Top Bottom