Văn 9 Phân tích khổ 3 bài Tây tiến giúp em với ạ

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
20
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
Phân tích khổ 3 bài Tây tiến giúp em với ạ
Em cảm ơn nhiều ạ
Hình ảnh người chiến sĩ Tây Tiến
- "Đoàn binh": đoàn binh mà không phải đoàn quân khiến âm hưởng câu thơ mạnh hơn, đồng thời cho thấy sự sẵn sàng chiến đấu của người lính
*) Ngoại hình
- Người lính có vẻ ngoài rất khác lạ: đầu trọc, da xanh
+ Những cơn sốt rét rừng khiến tóc bị rụng, da bị xanh nhưng tác giả lại không nói vậy, để từ đó cho ta thấy tư thế của người lính không còn bị động mà đã trở thành chủ động. Đó là cách nói bốc tếu, ngang tàn đầy chất lính
+ " Xanh màu lá" - dữ oai hùm: mang chí khí rất hào hùng phong độ quả cảm, ốm nhưng không yếu làm kẻ thù khiếp sợ
- "Mắt trừng" là mắt mở to thể hiện sự giận dữ về phía kẻ thù của những người lính
*) Vẻ đẹp của người lính
- "gửi mộng" - qua biên giới -> giết giặc -> bảo vệ độc lập tự do
- "Mơ Hà Nội": mơ về quê hương với những người thân của mình
-> Người lính Tây Tiến biết kết hợp giữa cái chung và cái riêng, khát vọng độc lập cho dân tộc và tình yêu hạnh phúc cá nhân. Giấc mơ tiếp thêm sức mạnh tinh thần nghị lực của người lính chiến đấu
*) Vẻ đẹp lí tưởng
- Từ Hán Việt (biên cương, mồ viễn xứ, chiến trường) gợi sự cổ kính, trang trọng, trang nghiêm, nâng những nấm mồ vùi vội trở thành những mồ chí tôn nghiêm
- Nhìn những nấm mồ một cách bình thản bởi đã xác định được mục đích lý tưởng sống: sẵn sàng hiến dâng tuổi xuân cho dân tộc, "quyết tử cho tổ quốc quyết sinh"
*) Sự hi sinh của chiến sĩ Tây Tiến
- "Áo bào" là tấm chiến bào của các vị tướng thời xưa. Người lính Tây Tiến khi hi sinh một manh chiếu bó thây cũng không có nhưng với cảm hứng ngợi ca, trân trọng, tác giả nâng những tấm áo sờn vai, bạc màu trở thành những tấm chiến bào sang trọng
+ Câu thơ cực tả những thiếu thốn, khó khăn, đồng thời gợi sự thương cảm, xót xa
+ "Về đất" là cách nói giảm nói tránh làm vơi nhẹ thương đau và gợi sự hòa nhập, trở về, đồng thời cũng tôn vinh cái chết bất tử
- "sông Mã gầm" là biện pháp nhân hóa thể hiện nỗi uất hận, khơi gợi ý chí chiến đấu
- "Khúc độc hành" gợi không khí chiến trận thuở xưa
=> Tóm lại, tác giả đã sử dụng bút pháp nghệ thuật hiện thực và lãng mạn xây dựng nên tượng đài nghệ thuật bi tráng bất tử
 
Top Bottom