[Ngữ pháp lớp 12] Nhân vật văn học trong tác phẩm văn học

T

trinhluan

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

I>Nhân vật và vai trò nhân vật trong tác phẩm văn học:
1. Nhân vật văn học là con người được miêu tả trong tác phẩm văn học bằng phương tiện ngôn ngữ*- là con người thực, có tên hoặc ko có.
- ẩn dụ về con người: ví dụ: thần linh, ma quỷ, quái vật, đồ vật...
* trong tác phẩm tự sự nhân vật được miêu tả chi tiết trong hành động, tích cách, tâm lí..
-trong tác phẩm trữ tình nhân vật thường bộc lộ nỗi niềm ý nghĩ, trong một số tác phẩm trữ tình khác nhân vật thường được thể hiện qua ngoại hình, nội tâm nhưng lại có cái nhìn của nhân vật người kể chuyện.
*nhân vật văn học: có khi được dùng ẩn dụ để chỉ một hiện tượng nổi bật trong tác phẩm chứ không phải là một nhân vật cụ thể nào(bóngtối-hai đứa trẻ)
*nhân vật là một hiện tượng ước lệ có những dấu hiệu để ta nhận ra tên, qua tiểu sử, nghề nghiệp...
*nhân vật được bộc lộ trong hành động và quá trình hứa hẹn những điều xảy ra, những điều chưa biết trong quá trình giao tiếp.
2>Nhân vật là phương tiện khái quát hiện thực:
- Qua nhân vật nhà văn muốn phản ánh đời sống:
+chức năng của nhân vật là khái quát quy luật cuộc sống con người, những suy nghĩ, ước ao, kì vọng của con người cho nên nhà văn xây dựng nhân vật là thể hiện những cá nhân nhất định và quan niệm đánh giá về cá nhân đó.
+nhân vật là phương tiện khái quát tính cách số phận con người( tính cách nhân vật là 1 hiện tượng xã hội lịch sử xuất hiện trong một hiện thực khách quan( trong câu chuyện thần thoại) qua đó nhân vật dẫn dắt ta đến với đời sống xã hội.
Ví dụ: nhân vật chí phèo qua nhân vật ta thấy bộ mặt bỉ ổi của xã hội phong kiến đương thời...
+nhân vật là quan niệm tính cách tư rtưởng mà tác giả muốn thể hiện nhân vật không phải là con người thật nên không thể phán xét nó ở ngoài đờì mà phải đặt trong mối quan hệ tình huống truyện và ý đồ của nhà văn.

II.Các loại nhân vật
1.Căn cứ vào vai trò của nhân vật trong triển khai cốt truyện:- nhân vật chính: đóng vai trò chủ đạo xuất hiện nhiều trong tác phẩm, trong câu chuyện liên quan đến các sự kiện chủ yếu của tác phẩm là cơ sở để tác giả triển khai đề tài của mình.
- nhân vật trung tâm: là các nhân vật xuất hiệntừ đầu đến cuối tác phẩm về mặt ý nghĩa nơi quy tụ mọi mâu thuẫn của tác phẩm thể hiện vấn đề trung tâm của tác phẩm ấy.
- nhân vật phụ: những nhân vật thể hiện tính cách hoặc chỉ thấp thoáng trong tác phẩm để làm nổi bật nhân vật chính.

2. Căn cứ vào tác động của nhân vật đối với sự phát triển của xã hội gắn với những đối kháng mâu thuẫn trong tác phẩm.- nhân vậtchính diện: nhân vật mang vẻ đẹp lý tưởng quan điểm tư tưởng đạo đức tốt đẹp được khẳng định đề cao như một tấm gương về phẩm chất cao đẹp của con người một thời.
- nhân vật phản diện: là nhân vật có tính cách xấu đáng bị lên oán, phủ định...

3.Căn cứ vào cấu trúc nhân vật:
- nhân vật chức năng: nhân vật không có đời sống nội tâm đặc điểm cố định từ đầu đến cuối tác phẩm tồn tại trong đấy chỉ nhằm một số chức năng nhất định.
- nhân vật loại hình: tập trung những phẩm chất, đặc điểm của một loại người một thời. Nhằm khái quát chung loại về tính cách điển hình( ví dụ nhân vật Nguyệt, Cô Đào...
- nhân vật tính cách: nhân vật phức tạp có cá tính nổi bật thường có những mâu thuẫn nội tại có những chuyển hoá
ví dụ:
+Kiều trong khuê các khi KIm Trọng có chút lả lơi...
+Hối hận khi người yêu đi xa
+Thà chết quyết liệt không chịu tiếp khách làng chơi
+cam chịu cuộc sống lầu xanh.
- nhân vật tư tưởng: đó là nhân vật thể hiện rõ tư tưởng của nhà văn. Nhân vật này dễ dơi vào công thức minh hoạ trở thành cái loa phát ngôn của tác giả.
 
Top Bottom