[Ngữ văn 8] Giúp soạn bài " Cô Bé Bán Diêm " với mấy cậu

A

angel_97

1. Hình ảnh cô bé bán diêm trong đêm giao thừa:

- Mồ côi mẹ, bố bắt đi bán diêm

- Em ngồi nép trong 1 góc tường, thu đôi chân vào ng`, nhưng mỗi lúc em càng thấy rét buốt hơn
=> Biện pháp tương phản, 1 cô bé bán diêm nhỏ nhoi, cô độc, đói rét, bị đầy ải, ko ai đoái hoài tới.

2. Những lần mộng tưởng:D :

+lần 1: Thấy lò sưởi tỏa ra hơi ấm dịu dàng => Em đang rét (chợt nghĩ lại là bố giao cho đi bán diêm)

+lần 2: Thấy bàn ăn thịnh soạn, bỗng thấy ngỗng quay nhảy ra khỏi đĩa tiến về phía em => Em đang đói( phá xá lạnh lẽo, mọi ng` qua đường thờ ơ, lãnh đạm em)

+lần 3: Thấy cây thông Nô-En với hàng ngàn ngọn nến=> Em đang buồn tủi, cô độc, khổ đau

+Lần 4: Thấy bà xuất hiện và đang mỉm cười vs em=> Em đang thiếu tình yêu thương và mái ấm gia đình

+lần 5: Thấy bà to lớn,đẹp lão cầm tay em và 2 pà cháu vụt bay lên trời => Ko có bà, ảo ảnh biến mất

3. Cái chết của cô bé bán diêm :

Ta có thể kết luận: Cô bé bán diêm chết trong khoảng khắc giá lạnh nhưng ko hề cô đơn, môi em dường như vẫn đang mỉm cười, bởi khj em chết, chẳng có một chút gì là nuối tiếc trên khuôn mặt cô bé....


p/s: sr bạn vì mình viết ngắn quá:(
 
B

becamkute

Em có nhận xét j về cách kể chuyện của An-đéc-xen?
Giúp mình câu nel nha mấy bạn :Dths lun cho 1 cái;):p
 
G

gauconmary_tn

cách kể chuyện của An-đéc-xen: chỉ kể về 1 người là "cô bé bán diêm" xuyên suốt câu chuyện ( đây là nghệ thuật tiêu biểu nhất)
Ngoài ra còn kể chuyện theo Không gian-Mộng tuởg ( các lần quẹt diêm của cô bé)
 
B

becamkute

2. Những lần mộng tưởng:D:
+lần 1: em bé mộng tưởng là mình ngồi trước lò sưởi bẳng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng. trong lò lửa cháy nom đến vui mắt và tỏa ra hơi nóng dịu dàng.=> Em hok dám về nhà vì sợ papa đánh, vả lại em đang rất lạnh lẽo.
lần 2: Thấy bàn ăn thịnh soạn, bỗng thấy ngỗng quay nhảy ra khỏi đĩa tiến về phía em =>Em đang đói phố xá vắng teo, lạnh buốt, tuyết phủ trắng xóa,...
+lần 3: Thấy cây thông Nô-En lớn, trang trí lộng lẫy, nhiu đồ chơi...
+Lần 4: Thấy bà xuất hiện và đang mỉm cười vs em=>cô đơn, thiếu tình iu thương và mái ấm gia đình
+lần 5: Thấy bà to lớn,đẹp lão cầm tay em và 2 pà cháu vụt bay lên trời=> em đã die
Vừa học và cô giáo giúp phân tích xong :D post lên cho mấy bạn tham khảo hỳ:)>-;):p:)%%-
 
P

phonghotboy

CÔ BÉ BÁN DIÊM
H.C.An-đec-xen (1805-1875)
9/26/2009
2
CÔ BÉ BÁN DIÊM H.C.An-đec-xen (1805-1875)
I.Giới thiệu chung
1. Tác giả: sgk
2. Tác phẩm.
II. Phân tích:
9/26/2009
3
1. Hình ảnh cô bé bán diêm trong đêm giao thừa.

- Mồ côi mẹ, bố bắt đi bán diêm
- Em ngồi nép trong một góc tường, thu đôi chân vào người, nhưng mỗi lúc em càng thấy rét buốt hơn
?Biện pháp tương phản, một cô bé bán diêm nhỏ nhoi, cô độc, đói rét, bị đầy ải, không ai đoái hoài
Những lần mộng tưởng của em bé diễn ra có hợp lí không ? vì sao ? (HSTLN)
Quẹt
que diêm
thứ hai
cô bé
thấy một
bàn ăn
đã dọn...
và có cả
một con
ngỗng quay.
Quẹt
que diêm
thứ nhất
cô bé
thấy một
lò sưởi
ấm áp...
Quẹt
que diêm
thứ ba
cô bé
thấy một
cây thông
Nô-el
rực rỡ..
Quẹt que diêm
tiếp theo cô bé
gặp lại bà nội
đang tươi cười
đón em...
Bà nội cầm lấy
tay em, rồi hai
bà cháu bay vụt
lên cao, cao mãi,
chẳng còn đói rét,
đau buồn nào đe
dọa họ nữa.
9/26/2009
9
2. Thu?c t�? va` mơ?ng tuo?ng
Trong số các mộng tưởng ấy, điều nào gắn với thực tế, điều nào thuần tuý chỉ là mộng tưởng? Từ đó, nhận xét nghệ thuật kể chuyện của An-đec-xen.
9/26/2009
10
Lần 1: Thấy lò sưởi tỏa ra hơi ấm dịu dàng.

Em đang rét (chợt nghĩ lại cha giao cho đi bán diêm).
Lần 2: Thấy bàn ăn thịnh soạn có ngỗng quay nhảy ra khỏi đĩa tiến về phía em
Em đang đói ( phố sá lạnh lẽo, mọi người qua đường thờ ơ, lãnh đạm em ).
Em đang buồn tủi, cô độc, khổ đau.
Lần 4: Thấy bà xuất hiện và đang mỉm cười với em
Em đang thiếu tình yêu thươngvà mái ấm gia đình
Lần 5: Thấy bà to lớn, đẹp lão cầm tay em và hai bà cháu vụt bay lên trời.
Không có bà ảnh ảo biến mất.
Lần 3: Thấy cây thông Nô - en với hàng ngàn ngọn nến..
9/26/2009
11
3. Caùi cheát cuûa coâ beù baùn dieâm

- Soá phaän hoaøn toaøn baát haïnh
- Xh thôø ô vôùi noåi baát haïnh cuûa ngöôøi ngheøo
- Ñoù laø moät caùi cheát voâ toäi , moät caùi cheát khoâng ñaùng coù
Mọi người bảo nhau : Chắc nó muốn sưởi ấm! Nhưng chẳng ai biết những cái kì diệu em đã trông thấy.
?Kết thúc này gọi cho em suy nghĩ gì về số phận những con người nghèo khổ trong xh cũ ?
Em suy nghĩ gì về hình ảnh này "Mọi người đưa cô bé vào nhà thờ làm lễ cầu nguyện"
9/26/2009
13
1
VUI ĐỂ HỌC
4
3
2
1
9/26/2009
14
1. Nhận định nào nói đúng nhất về tính chất của truyện Cô bé bán diêm?
A. Cô bé bán diêm là một truyện ngắn có hậu.
B. Cô bé bán diêm là truyện cổ tích có hậu.
C. Cô bé bán diêm là một truyện cổ tích thần kì.
D. Cô bé bán diêm là một truyện ngắn có tính bi kịch.
9/26/2009
15
2. Nội dung nào nói đúng nhất truyện Cô bé bán diêm?
A. Kể về số phận bất hạnh của một em bé nghèo
phải đi bán diêm vào cả đêm giao thừa.
B.Gián tiếp nói lên bộ mặt của xã hội nơi cô bé bán diêm sống, đó là một cõi đời không có tình người.
C. Thể hiện niềm thương cảm của nhà văn đối với những em bé nghèo khổ.
D.Cả ba nội dung trên.
9/26/2009
16
3.Biện pháp nghệ thuật nào được tác giả dùng để làm nổi bật hoàn cảnh của cô bé bán diêm?
A. Ẩn dụ B. Tương phản
C. Liệt kê D. So sánh

9/26/2009
17
4. Nét nổi bật nhất trong nghệ thuật kể chuyện của An-đec-xen ở truyện Cô bé bán diêm là gì?
A. Sử dụng nhiều hình ảnh tương đồng với nhau.
B. Sử dụng nhiều hình ảnh tưởng tượng.
C. Sử dụng nhiều từ tượng thanh, tượng hình.
D. Đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng.
9/26/2009
18
1. Học bài cũ:
Tự tìm và đọc thêm một số truyện cổ tích của An-đéc xen và viết cảm tưởng về một hoặc những truyện mà em yêu thích.
2. Soạn bài mới: Trợ từ- Thán từ.
Thực hiện các câu hỏi ở I,II sgk/69,70.
Tìm mười ví dụ có sử dụng trợ từ, thán từ.
Dặn dò
 
V

vitconxauxi_vodoi

1.Hãy xác định ba phần của văn bản này nếu lấy việc em bé quẹt những que diêm làm phần trọng tâm.Căn cứ vào đâu để có thể chia phần thứ hai ( phần trọng tâm )thành những đoạn nhỏ hơn .
Phần thứ nhất: Hòan cảnh của cô bé bán diêm.
Phần thứ hai (trọng tâm): Các lần quẹt diêm và những mộng tưởng.
Phần thứ ba: Cái chết thương tâm của em bé bán diêm.

Phần trọng tâm có thể chia thành 5 đoạn nhỏ căn cứ vào các lần quẹt diêm. Bốn lần đầu, mỗi lần quẹt một que diêm. Lần thứ năm quẹt tất cả những que diêm còn lại trong bao.

2.Qua phần đầu,chúng ta biết gì về gia cảnh của nhân vật cô bé bán diêm và không gian,thời gian xảy ra câu chuyện?Liệt kê những hình ảnh tương phản (đối lập,đặt gần nhau,làm nổi bật lẫn nhau)được nhà văn sử dụng trong phần này nhằm khắc họa nỗi cực khổ của cô bé
-Gia cảnh:
+Mẹ chết, sống với bố, bà nội cũng đã qua đời.
+Nhà nghèo, sống chui rúc trong một xó tối tăm, trên gác sát mái nhà.
+Bố khó tính, em luôn luôn nghe những lời mắng nhiếc, chửi rủa.
+Phải đi bán diêm kiếm sống.
-Không gian,thời gian xảy ra câu chuyện:
+Đêm giao thừa: gió rét, tuyết rơi.
+Đường phố vắng vẻ.

(Truyện được đặt vào bối cảnh đêm giao thừa, ngoài đường phố rét buốt. Ở các nước Bắc Âu như Đan Mạch, vào dịp này thời tiết rất lạnh, nhiệt độ có khi xuống tới âm vài chục độ, tuyết rơi dày đặc).
-Những hình ảnh đối lập:
Cái xó tối tăm em chui rúc hiện nay >< Cửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn
Ngoài đường lạnh buốt và tối đen
Trời đông giá rét tuyết rơi >< Ngôi nhà có dây trường xuân năm xưa khi bà còn sống
Cô bé đầu trần chân đât
Em bé bụng đói cả ngày chưa ăn uống gì >< Trong phố sực nức mùi ngỗng quay
~>Nhà văn sử dụng nhiều hình ảnh tương phản có lựa chọn nhằm làm nổi bật tình cảnh hết sức tội nghiệp của em bé.
Trích:
3.Chứng minh rằng những mộng tưởng của cô bé qua các lần quẹt diêm diễn ra theo trình tự hợp lí.Trong số các mộng tưởng ấy,điều nào gắn với thực tế,đièu nào thuần túy chỉ là ảo mông?
-Các mộng tưởng diễn ra theo trình tự hợp lí: vì trời rét nên trước hết em nghĩ đến lò sưởi, tiếp đó, vì đói nên em nghĩ tới bàn ăn, sau đó vì hôm nay là giao thừa nên “cây thông Nôen” hiện ra, đến đây, em nhớ đến đã có một thời em cũng được đón giao thừa như thế, khi bà còn sống, thế là hình ảnh bà em xuất hiện.
Thực tế và mộng tưởng xen kẽ với nhau: khi diêm cháy là lúc mộng tưởng hiện ra trong đầu em bé, khi diêm tắt là lúc em trở về với thực tại
-Con ngỗng quay nhảy ra khỏi đĩa, hai bà cháu nắm tay
nhau bay lên trời chỉ là mộng tưởng
Các hình ảnh: lò sưởi, bàn ăn, cây thông Nôen
gắn với thực tế

4.Phát biểu cảm nghĩ của em về truyện Cô bé bán diêm nói chung và về đoạn kết của chuyện nói riêng
"Sáng hôm sau, tuyết vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời lên, trong sáng, chói chang trên bầu trời xanh nhợt. Mọi người vui vẻ ra khỏi nhà. Trong buổi sáng lạnh lẽo ấy, ở một xó tường, người ta thấy một em gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười. Em đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa. Ngày mồng một đầu năm hiện lên trên thi thể em bé ngồi giữa những bao diêm, trong đó có một bao đã đốt hết nhẵn. Chẳng ai biết những cái kì diệu em đã trông thấy và nhất là cảnh huy hoàng lúc hai bà cháu bay lên để đón lấy những niềm vui đầu năm"

- Em đã đi vào bầu ánh sáng vĩ đại, vào sống trong một thế giới của ánh sáng, tình thương, nơi ấy có người bà hiền hậu thân thương, có những lò sưởi ấm, những bữa ăn thịnh soạn, những cây thông trang hoàng rực rỡ, được sống trong sự bao dung chở che và lòng độ lượng nhân từ vô hạn của Chúa. Em đã vĩnh viễn thoát khỏi những đọa đày trên mặt đất đau thương, vĩnh viễn thoát khỏi những cơn đói hành hạ, thoát khỏi cái rét cắt da cắt thịt, khỏi nỗi cô đơn, bất hạnh. Em ra đi thanh thản và mãn nguyện "đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười". Chắc hẳn gương mặt ấy sẽ còn ám ảnh độc giả bao thế hệ: cô bé ra đi trong niềm vui, sự bao dung, tha thứ. Cô mỉm cười từ giã tất cả, tha thứ tất cả: những lời chửi mắng thậm tệ, những trận đòn roi, những sự lạnh lùng vô cảm của con người.... Cô bé ra đi tựa như một thiên thần, sau khi chịu đựng những đọa đày thế gian đã được trở về với Chúa, về nước thiên đàng. Ở phương diện đó, kết thúc câu chuyện là một cái kết có hậu, ấm áp và đầy tính nhân văn. Andersen đã không dùng đôi cánh tưởng tượng để thoát li mà cúi sát xuống hiện thực khốc liệt của cuộc sống, để cảm thông và yêu thương những số phận bất hạnh, để nhận ra và trân trọng những ước mơ trong sáng, thánh thiện của con người.

- Nhưng không hẳn là một cái kết hoàn toàn có hậu. Truyện của Andersen khép lại nhưng lòng người đọc vẫn không nguôi băn khoăn, trăn trở, day dứt suy nghĩ về con người, cuộc đời, về tình người, tình đời. Nhà văn không né tránh hiện thực nghiệt ngã. Cô bé có tâm hồn trong sáng, thánh thiện ấy đã chết, chết trong chính đêm giao thừa, trong cái đói, cái rét hành hạ. Một năm mới sang hứa hẹn những khởi đầu mới nhưng cô bé đã kết thúc cuộc hành trình của mình tại chính ngưỡng cửa của năm mới. Chẳng có cơ hội, chẳng có tương lai nào cho em. Trước khi chết vì đói, vì rét, em đã chết vì chính sự lạnh lùng, vô cảm, tàn nhẫn, ích kỉ của con người. Em không dám về nhà vì sợ những lời chửi mắng, đánh đập của bố, em trơ trọi, bơ vơ, tuyệt vọng chống chọi với cái giá rét trước ánh mắt vô cảm, thờ ơ của những người qua đường, em cô đơn, buồn tủi khi mọi người vui vẻ, hân hoan đón chào năm mới, em nằm đó trong những lời đàm tiếu vô tâm của mọi người. Em từ giã cõi đời, giã từ cuộc sống vì không ai thương em, không ai che chở, bảo vệ em. Cái chết của em mãi để lại nỗi xót thương, niềm day dứt như một câu hỏi ám ảnh trong lòng mỗi người: làm sao để không bao giờ trên mặt đất này còn có những trẻ em bất hạnh như cô bé bán diêm ?

=> Truyện nhẹ nhàng, dung dị nhưng đặt ra những vấn đề vô cùng sâu sắc, thể hiện giá trị nhân văn cao đẹp qua tấm lòng yêu thương, trân trọng con người của nhà văn. Cái kết truyện như một câu hỏi đầy day dứt, như một lời đề nghị nhà văn gửi tới độc giả nhiều thế hệ, ở mọi phương trời về cách sống, về thái độ, tình cảm đối với những người xung quanh, nhất là những mảnh đời bất hạnh.
Ghi nhớ
Bằng nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng, với các tình tiết diễn biến hợp lí, tác phẩm Cô bé bán diêm của An-đéc-xen truyền cho chúng ta lòng thương cảm sâu sắc đối với một em bé bất hạnh.
 
Last edited by a moderator:
P

phonghotboy

co be ban diem

( đọc …đã cứng đờ ra)
Gia cảnh của cô bé bán diêm như thế nào ? Tìm các chi tiết? Có sự khác nhau gì giữa ngày xưa với bây giờ? Từ đó tác giả muốn nhấn mạnh điều gì?
Bối cảnh đêm giao thừa như thế nào? ( trời rất lạnh, âm vài chục độ, tuyết rơi dày đặc)
Trời lạnh như vậy nhưng em bé lại trang phục như thế nào?
Cảnh vật đêm giao thừa có chi tiết nào tương phản nhau?
Từ đó, tác giả muốn nói lên điều gì? ( em nhỏ tuổi phải gánh chịu những nỗi khổ quá sức)


( đọc.. chầu Thượng đế)
Hãy kể những hình ảnh em thấy được khi quẹt những que diêm?
Các hình ảnh mộng tưởng sắp xếp có hợp lý không ? Vì sao?

chi tiết nào gắn với thực tế ( lò sưởi, bàn ăn, cây thông,) chi tiết nào chỉ là mộng tưởng, ảo ảnh ( ngỗng nhảy khỏi bàn ăn)

Thực tế và mộng tưởng được sắp xếp như thế nào với nhau?
( đọc hết bài)
Hoàn cảnh em bé thật tội nghiệp, đáng thương, vì sao?

- Em nhận ra tấm lòng của nhà văn đối với cô bé bán diêm như thế nào?
Tìm hiểu chung:
Đọc:
Chú thích
Tác giả, tác phẩm
3. Bố cục:
* Em bé đêm giao thừa
* Các lần quẹt diêm và mộng tưởng ( trọng tâm)
* Cái chết thương tâm
II. Tìm hiểu văn bản
Em bé đêm giao thừa
- Gia cảnh cô bé: mẹ chết, bà nội mất, nhà nghèo, sống với ông bố khó tính.
Ngày xưa > < ngày nay
Ngôi nhà xinh xắn cái xó tối tăm
Còn bà mất bà
- Bối cảnh: trời rất lạnh, em phải ngồi nép trong 1 góc tường.
- Tương phản:
trời đông giá rét > < em đầu trần, chân đất
ngoài đường > < trong nhà
lạnh buốt tối đen đèn sáng rực
em bé > < trong phố
bụng đói mùi ngỗng quay
Nỗi khổ em phải gánh chịu
b) Thực tế và mộng tưởng
- que 1 : lò sưởi bằng đồng ( vì rét)
- que 2: bàn ăn, ngỗng quay ( vì đói)
- que 3: cây thông noel ( đêm giao thừa)
- que 4: bà nội mỉm cười ( nhớ lúc xưa)
- các que còn lại: hai bà cháu bay lên trời. ( em mất)

Thực tế và mộng tưởng đan xen nhau.
c) Một cảnh thương tâm:
- người thương yêu em lại qua đời.
cha thì đối xử tàn nhẫn
Khách qua đường chẳng đoái hoài, em không bán được diêm
Những người thấy thi thể em cũng dửng dưng, lạnh lùng.
Nhà văn: Thông cảm, thương yêu em bé bất hạnh ( tả cảnh em cùng bà đón năm mới)
Tổng kết:
Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, có sự đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng, với các tình tíêt diễn biến hợp lý trong truyện.
Lòng thương cảm của tác giả với em bé bất hạnh.
....q love t....
forever and forever
===i love you===
=((=((=((=((=((=((=((=((=((=((=((=((=((=((=((=((=((=((=((=((=((=((=((=((=(:)khi (106)::khi (106)::khi (106)::khi (106)::khi (106)::khi (106)::khi (106)::khi (106)::khi (106)::khi (106)::khi (8)::khi (8)::khi (8)::khi (8)::khi (8)::khi (8)::khi (8)::khi (8)::khi (8)::khi (8)::khi (98)::khi (98)::khi (98)::khi (98)::khi (98)::khi (98)::khi (98)::khi (98)::khi (98)::khi (98):
 
P

phonghotboy

soạn văn bản cô bé bán diêm

1/ hình ảnh cô bé bán diêm
a/ hoàn cảnh gia đình
-mồ côi mẹ , bà nội hiền hậu mất, ở với ông bố khó tính.
-em phải đi bán diêm trong một đêm giao thừa lạnh lẽo
=> một em bé đáng thương, thiếu thốn cả vật chất lẫn tinh thần.
*hình ảnh cô bé bán diêm trong đêm giao thừa
-đêm giao thừa:thời khắc con người tràn đầy niềm vui, hạnh phúc, sum họp đầm ấm/
-mọi nhà sực nức ánh đèn
-em bé nép trong góc tường
-sực mùi ngỗng quay
-bụng đói
-trời rét
-tay cứng đờ

=>hình ảnh cô bé bán diêm trong đêm giao thừa thật nhỏ nhoi, cô độc , đói rét, không ai đóa hoài tới, một em bé hét sức đáng thương và khốn khổ.
2/những lần quẹt diêm và những mộng tưởng của cô bé.
-lần quẹt diêm thứ nhất
=>xuất hiện một lò sưởi ấm áp
=>mơ ước dược sống trong một ngôi nhà ấm áp.
-lần quẹt diêm thứ hai
=>xuất hiện một bàn ăn thịnh soạn
=>mơ ước được ăn no
-lần quẹt diêm thứ ba.
=>xuất hiện một cây thông nô en lộng lẫy
=>mơ ước được vui chơi.
-lần quẹt diêm thứ tư
=>bà nội hiền hậu hiện về, mỉm cười với em
=>mơ ước được yêu thương, che chở.
-lần quẹt diêm thứ năm:em quẹt tất cả các que diêm còn lại để níu bà ở lại
=>hai bà cháu bay lên cao
=>mơ ước được thoát khỏi hiện thực đau đớn
=>những mộng tưởng ở lần quẹt diêm thứ nhất, thứ hai, thứ ba gắn với thực tế, đó là những mơ ước rất chân thành, chính đáng, giản dị mà bất cứ đứa trẻ nào trên thế gian đều muốn có.
=>với biện pháp nghệ thuật đối lập đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng, tác giả đã cho thấy một cô bé bị bỏ rơi, đói rét, cô độc luôn khao khát được ấm no, yên vui và thương yêu.
3/cái chết của cô bé bán diêm.
-thời gian: sáng mồng 1 tết
-không gian:tuyết phủ , trời trong xanh.
Em bé
Người đi đường
-má hồng
-chẳng ai để ý
-môi mỉm cười
=>em bé chết một cách toại nguyện, bình thản, khuôn mặt vẫn ngây thơ, hồn nhiên.

-mọi người bảo nhau
=>mọi người thờ ơ, thản nhiên trước cái chết của em bé.

 
Last edited by a moderator:
D

duongconongtrung@yahoo.com

help me1/ hình ảnh cô bé bán diêm
a/ hoàn cảnh gia đình
-mồ côi mẹ , bà nội hiền hậu mất, ở với ông bố khó tính.
-em phải đi bán diêm trong một đêm giao thừa lạnh lẽo
=> một em bé đáng thương, thiếu thốn cả vật chất lẫn tinh thần.
*hình ảnh cô bé bán diêm trong đêm giao thừa
-đêm giao thừa:thời khắc con người tràn đầy niềm vui, hạnh phúc, sum họp đầm ấm/
-mọi nhà sực nức ánh đèn
-em bé nép trong góc tường
-sực mùi ngỗng quay
-bụng đói
-trời rét
-tay cứng đờ

=>hình ảnh cô bé bán diêm trong đêm giao thừa thật nhỏ nhoi, cô độc , đói rét, không ai đóa hoài tới, một em bé hét sức đáng thương và khốn khổ.
2/những lần quẹt diêm và những mộng tưởng của cô bé.
-lần quẹt diêm thứ nhất
=>xuất hiện một lò sưởi ấm áp
=>mơ ước dược sống trong một ngôi nhà ấm áp.
-lần quẹt diêm thứ hai
=>xuất hiện một bàn ăn thịnh soạn
=>mơ ước được ăn no
-lần quẹt diêm thứ ba.
=>xuất hiện một cây thông nô en lộng lẫy
=>mơ ước được vui chơi.
-lần quẹt diêm thứ tư
=>bà nội hiền hậu hiện về, mỉm cười với em
=>mơ ước được yêu thương, che chở.
-lần quẹt diêm thứ năm:em quẹt tất cả các que diêm còn lại để níu bà ở lại
=>hai bà cháu bay lên cao
=>mơ ước được thoát khỏi hiện thực đau đớn
=>những mộng tưởng ở lần quẹt diêm thứ nhất, thứ hai, thứ ba gắn với thực tế, đó là những mơ ước rất chân thành, chính đáng, giản dị mà bất cứ đứa trẻ nào trên thế gian đều muốn có.
=>với biện pháp nghệ thuật đối lập đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng, tác giả đã cho thấy một cô bé bị bỏ rơi, đói rét, cô độc luôn khao khát được ấm no, yên vui và thương yêu.
3/cái chết của cô bé bán diêm.
-thời gian: sáng mồng 1 tết
-không gian:tuyết phủ , trời trong xanh.
Em bé
Người đi đường
-má hồng
-chẳng ai để ý
-môi mỉm cười
=>em bé chết một cách toại nguyện, bình thản, khuôn mặt vẫn ngây thơ, hồn nhiên.

-mọi người bảo nhau
=>mọi người thờ ơ, thản nhiên trước cái chết của em bé.
 
V

vu1112002

Giúp mình câu này vs nha!!!
Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về truyện"Cô bé bán diêm", liên hệ với hiện nay.
Nhớ viết bằng một bài văn ngắn khoảng 15 dòng thui nha!!!
 
T

tyngoc1234

Bài soạn cô bé bán diêm

1. Về tác giả:
Hanx Cri-xti-an An-đéc-xen (1805-1875) là nhà văn Đan Mạch nổi tiếng chuyên viết truyện cho thiếu nhi. Ông có thể dựa theo những câu chuyện cổ tích được lưu truyền trong dân gian để viết lại, nhưng cũng nhiều truyện ông tự sáng tác mới hoàn toàn. Dù theo cách nào thì những câu chuyện của ông (Cô bé bán diêm, Bầy chim thiên nga, Nàng tiên cá, Bộ quần áo mới của hoàng đế, Nàng công chúa và hạt đậu,... ) cũng luôn được các bạn nhỏ khắp nơi trên thế giới (trong đó có Việt Nam) hoan nghênh nhiệt liệt. Các nhân vật của ông đôi khi ở trong những hoàn cảnh rất thương tâm nhưng nhìn chung truyện của ông luôn lấp lánh thứ ánh sáng lãng mạn kì ảo, kết thúc có hậu, mang đến cho bạn đọc niềm tin và tình yêu đối với cuộc sống.
Nhà văn Nguyễn Tuân đã viết: "Một em nhỏ nào đã đọc qua truyện ngắn Ăngđớcxen([1]) thì trọn đời không khi nào quên và dửng dưng với thơ ca, mộng ước, tình thương yêu và lòng công bằng. Còn trứng nước, người độc giả tí hon thấy ở truyện Ăngđớcxen cái thế giới tưởng tượng xa xôi có yêu tinh nhưng cũng có nàng Tiên, và sớm biết rằng kẻ ác dù oai tợn đến đâu rồi cuối cùng cũng cứ lăn chiêng đổ nhào. Lớn dần lên, tưởng tượng dồi dào hơn, người bạn đọc sẽ thấy nhân vật là những người cố gắng vượt khó để tiến gần lên công lí và nhích mãi tới chân lí. Đứng tuổi rồi thì người bạn đọc sẽ thấy ở truyện ngắn đó bừng lên những kinh nghiệm về lẽ đời và đạo người, thấy cái triết lí sinh động của sự sống, và cái lí giải chân xác về cuộc sống. ở người độc giả lớn tuổi, Ăngđớcxen đã biết tỉnh gợi được lại cái phần hồn nhiên trong trắng vẫn đọng chìm, đánh thức lại những cái bồng bột chân chất của tuổi măng trứng để mà đối soi vào thực tế phiền phức.
[...] Ăngđớcxen là một văn hào nổi tiếng trong nước, và danh vang ra nhiều nước ngoài như Nga, Đức, Thuỵ Điển, Anh, Pháp, Mĩ,... Lúc sống đã như vậy và sau lúc nằm xuống, lại càng lừng lẫy. Sinh thời, Ăng-đớc-xen là bạn thân của Hen-ri Hai-nơ nước Đức, Vích-to Huy-gô nước Pháp, Sác-lơ nước Anh; M. Goóc-ki là người rất thích truyện ngắn Ăngđớcxen. Ăngđớcxen đã nói: "Tôi rất sung sướng thấy tác phẩm của tôi được đọc nhiều ở nước Nga vĩ đại và hùng cường mà tôi đã hiểu phần nào về văn học súc tích từ Ka-ra-ma-din, Pu-skin đến những thời cận đại". Tự hào về cái phần của Tổ quốc Đan Mạch mình đóng góp vào văn học thế giới, Ăngđớcxen rất tha thiết với những thành quả của các nền văn học các nước. Ăngđớcxen đã được dịch ra từ lâu rồi ở trên thế giới, trong khối dân chủ và cả ở nhiều nước tư bản. Riêng ở Liên Xô, đã dịch ra 33 thứ tiếng khác nhau, xuất bản 190 lần gồm hơn 7 triệu cuốn, đã phổ nhạc cho kịch viện thiếu nhi, các hý viện soạn truyện thành kịch, và đài truyền thanh có những buổi phát thanh cho trẻ em Liên Xô và dành riêng cho các truyện Ăngđớcxen.
2. Về tác phẩm:
Đoạn trích Cô bé bán diêm tuy không đầy đủ nhưng cũng đã cho thấy một nghệ thuật kể chuyện rất hấp dẫn của An-đéc-xen. Các tình tiết được sắp xếp, miêu tả hợp lí, thủ pháp lãng mạn phát huy tối đa hiệu quả khiến cho cái chết của cô bé bán diêm tuy rất thương tâm nhưng không bi thảm, để lại nhiều dư vị, cảm xúc tốt đẹp trong lòng bạn đọc.
a) Trong phần thứ nhất, người đọc có thể thấy được hoàn cảnh của cô bé bán diêm: Nhà cửa sa sút, mẹ chết, bà nội qua đời, chỉ còn người bố khó tính hay mắng nhiếc, chửi rủa, và đánh đập em. Nhà em lúc này là một xó tối tăm, trên gác sát mái nhà.
Thời gian câu chuyện xảy ra vào đêm giao thừa lạnh buốt. Không gian là ngoài đường phố lạnh lẽo. Em bé bán diêm phải ngồi nép trong một góc tường cho đỡ lạnh.
Trong truyện, nhà văn đã sử dụng các hình ảnh tương phản:
- Ngôi nhà đẹp đẽ, xinh xắn, nơi em sống đầm ấm xưa kia so với một xó tối tăm, trên gác sát mái nhà gió lùa lạnh lẽo;
- Cửa sổ mọi nhà sáng rực ấm áp với ngoài đường phố tối ở góc tường, giữa hai ngôi nhà;
- Phố xá sực nức mùi ngỗng quay với cảnh em bé đói rét.
Những hình ảnh tương phản này làm nổi bật tình cảnh đáng thương của em bé: người mẹ đã qua đời, người bà đã mất, chỉ còn lại người bố hay mắng nhiếc, chửi rủa.
b) Những mộng tưởng của cô bé mỗi lần quẹt diêm:
- Lần thứ nhất, vì em đang rét nên "Em tưởng chừng như đang ngồi trước một lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng".
- Lần thứ hai, em đang đói, nên mơ ước "Bàn ăn đã dọn, khăn trải bàn trắng tinh, trên bàn toàn bát đĩa bằng sứ quý giá, và có cả một con ngỗng quay".
- Lần thứ ba, khi đã được ấm, no trong tưởng tượng, em ước "một cây thông Nô-en. Cây nỳa lớn và lộng lẫy… Hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi và rất nhiều nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ như những bức bày trong các tủ hàng".
- Lần tiếp theo, "em bé nhìn thấy rõ ràng bà em đang mỉm cười với em".
- Lần cuối cùng, vì muốn níu bà ở lại, "em quẹt tất cả những que diêm còn lại trong bao. Diêm nối nhau chiếu sáng như giữa ban ngày. Chưa bao giờ em thấy bà em to lớn và đẹp lão như thế này. Bà cụ càm lấy tay em, rồi hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi".
Đó là diễn biến hợp lý trong những mộng tưởng khi cô bé quẹt diêm. Trong số các mộng tưởng ấy, những điều gắn với thực tế là lò sưởi, bàn ăn, cây thông Nô-en. Những điều thuần tuý chỉ là mộng tưởng là ngỗng quay nhảy ra khỏi đĩa, mang cả dao ăn, phuốc sét cắm trên lưng tiến về phía em bé, bà em đang mỉm cười với em, bà cụ cầm lấy tay em, hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi...
c) Truyện ngắn Ăngđớcxen đã cụ thể hoá những hoài bão của tác giả. Càng am tường về sự mục ruỗng và đê tiện của đám quyền tước thống trị, mà tác giả lại càng nhận thức sâu sắc được về bản chất thuần phác của những con người nghèo, đói sạch, rách thơm và tâm hồn có rất nhiều điểm rất cao quý. Truyện nào của Ăngđớcxen cũng phụng sự cho những người thường dân làm lụng, rất nhiều thiện ý nhưng cũng rất nhiều đau khổ. Cái xấu, cái ác, tủi thương khổ não vẫn bao vây con người, nhưng nhà viết đoản thiên kì tài của chúng ta vẫn là người tin chắc ở tương lai hạnh phúc, vẫn giữ độc giả mình đứng sát vào điều thiện. Cái lòng lạc quan ở em bé bán diêm ấy cũng đã bao trùm toàn bộ trước tác" (Nguyễn Tuân: Chuyện nghề, NXB Tác phẩm mới, 1986, tr. 11-13).:D:D:p:D
Hết dòi ná:D:D
Nơi lạnh nhất không phải là Bắc cực mà là nơi không có tình người;);) https://www.youtube.com/watch?v=EbPyW49CbXk
Nhớ vào xem nhé!:)&gt;-:-*^:)^[-O&lt;:khi (15): Xem trước khi soạn sẽ hứng thú học hơn;);) https://www.youtube.com/watch?v=GO5Y0RWuqjY;);):p
Truyện kể í...Nhớ xem ná!!:-*:-*:-*@};-
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom