[Ngữ văn 8] Giúp mình thuyết minh về thể thơ thất ngôn bát cú đi ( mình cần gấp lắm)

H

hoanglong_tg

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Giúp mình thuyết minh về thể thơ thất ngôn bát cú đi các bạn, mình cần rất rấr gấp đấy ( mình sẽ thanks từng người một)
=> chú ý tiêu đề cần có { văn 8 } trên đầu mỗi pic ! đã sửa

kira_lawliet !
 
Last edited by a moderator:
M

mu0nkiep_0nline

Thơ thất ngôn bát cú đường luật là luật thơ có từ đời đường(từ năm 618-907)ở Trung Quốc.Thơ thất ngôn bát cú đường luật gồm có 8 câu,mỗi sâu gồm có 7 chữ.Hai câu đầu gọi là hai câu đề,2 câu tiếp gọi là 2 câu thực,2 câu tiếp nữa gọi là 2 câu luận,2 câu cuối gọi là 2 câu kết.Bài thơ có gieo vần(chỉ 1 vần ở các chữ cuối của các câu 1,2,4,6,8)Căn cứ vào chưx thứ 2 của câu thơ đầu tiên để biết luật,có feps đồi giữa câu 3 vs câu 4,câu 5 vs câu 6(tức 4 câu giữa).Có luật bằng trắc.Bài thơ nào không theo đúng những điều trên bị coi là thất luật(không đúng luật)
MỎI TAY QUÁ:(:)(:)((
 
S

smart_ruby_lawyer_2431996

day la de thi hk 1 truong to day.
mo bai: gioi thieu di (phan nay de)
than bai:
1.gioi thieu tho duong: thoi duong va co nhung thanh tuu gi trong van hoc.
2. nhan dien: _luong: 8 cau 7 chu
_bo cuc gom 4 phan :
_luat ve thanh(bang trac)m van (12468), doi (3-4, 5-6)
doi gom co doi thanh, doi y(bo sung cho nhau), doi tu loai
3.noi dung, de tai, thanh tuu
_de bai: phong phu
_noi dung: thien nhien cuoc song truoc con nguoi
_thanh tuu: rat nhieu nha tho vi dai cua thoi duong nhu bach cu di, do phu, li bach,... den nhung nha tho lon cua viet nam nhu nguyen du, nguyen trai, ho xuan huong,... deu co the loai de doi o dang that ngon bat cu duong luat. va tham chi ng chi si cach mang trong hoan canh tu guc cung van giu va the hien y chi trong that ngon bat cu.
cho vd ve 1 so bai tho tieu bieu.
ket bai de tu lam dc
chuc cau hoc tot
 
N

nhungpro_196

Thân bài gồm:
- Số câu số chữ( bắt buộc).
- Quan hệ bằng trắc.
- Luật bằng trắc.
- Nhịp ( 2/2/3 hoặc 4/3).
- Reo vần ( cuối câu 1, 2,4,6,8).

Banj đưa thêm dẫn chứng ra( các bài thơ thất ngôn bát cú đã học)..
P/s: Quan hệ bằng trắc và luật bằng trắc khác nhau.
 
T

thuyhang_12

uk`de^ thuj
dây là thể thơ bắt nguon tu trung quoc nen goi la tho duong , lai duoc lam theo nhieu luat nen goi chung la tho duong luat.sau so. lan rong ra cac nuoc va anh huong den viet nam.so sau(8), chu(7).ve luat bang trac neu tieng thu 2 la thanh bang thi bai tho dcj lam tho thanh bang con nguoc li thi thanh trac.van tho thuong la van chan, con niem thi kho đay 2nim3, 4nim5,6nim7,1nim8.doi 3><4,5><6.yy nghia thi tuy pạ thuj
 
L

lovecolor

Thất ngôn bát cú được ra đời từ thời Đường Trung Quốc với nhửng quy định về niêm, luật,vần, đối rất chặt chẽ. Bài thơ gồm 8 câu mỗi câu 7 tiếng đc chia làm 4 phần đề thực luận kết. Bài thơ đc ngắt chủ yếu ở nhịp 4/3 và 3/4 đôi chỗ ngắt ở nhịp 2/2/3. Các tiếng có thanh huyền thanh ko gọi là tiếng bằng, còn lại đc gọi là tiếng trắc. Tiếng thứ nhất ở câu thứ 2 là thanh bằng thì bài thơ đc làm theo luật bằng và nguợc lai. Niêm quy định bằng trắc theo chiều dọc để gắn liền các cặp câu với nhau.
 
C

coolguy_coolkid

Thơ Ðường Luật phổ biến trên thi đàn Việt Nam xưa, xuất xứ từ đời Ðường (618-907) bên Tàu, có luật lệ nhất định, thường gọi là Thơ Luật để phân biệt với Thơ Cổ Phong xuất hiện trước đời Ðường không có luật lệ nhất định.

Thơ Luật có 4 thể: Ngũ Ngôn Tứ Tuyệt, Ngũ Ngôn Bát Cú, Thất Ngôn Tứ Tuyệt, Thất Ngôn Bát Cú. Thất Ngôn Bát Cú có luật lệ gò bó khó làm nhất nhưng lại được các Cụ ưa thích nhất, thường dùng để bày tỏ tình cảm ý chí, ngâm vịnh, trào phúng, xướng họa, thù tạc, chúc mừng quan hôn, khai bút đầu Xuân... Lúc đầu làm bằng chữ Hán, đến đời Trần, Hàn Thuyên là người đầu tiên làm bằng chữ Nôm, nên Ðường luật còn gọi là Hàn Luật. Từ đó thể Thất Ngôn Bát Cú trở thành độc tôn trên thi đàn, ngay trong các kỳ thi cũng bắt thí sinh làm một bài. Sau đây xin trình bày khái quát về bố cục và luật lệ căn bản của thể thơ này:

I. BỐ CỤC: Một bài thơ Thất Ngôn Bát Cú có 4 phần:

1- Mạo: là mào đầu (vào bài) còn gọi là Ðề, gồm:
- Phá đề (câu 1) nghĩa là mở ra, giới thiệu tựa đề.
- Thừa đề (câu 2) nghĩa là chuyển xuống.
2- Thực hay Trạng: gồm câu 3 + 4: giải thích, khai triển tựa đề.
3- Luận: gồm câu 5+6: bàn luận ý nghĩa của bài.
4- Kết: gồm câu 7+8: tóm tắt ý nghĩa, bày tỏ tình cảm, thái độ.

II. LUẬT LỆ CĂN BẢN:

1- Vần: là bộ phận chủ yếu của âm tiết trong tiếng Việt là âm tiết trừ đi phụ âm đầu nếu có.
Ví dụ: "tà, hoa, nhà, gia, ta" trong bài Qua Ðèo Ngang có cùng một vần "a".
Vần có vần bằng, vần trắc, độc vận, ép vận. Trong thất ngôn bát cú chỉ gieo 1 vần, gọi là độc vận rơi vào 5 chữ cuối của 5 câu: 1, 2, 4, 6, 8 thường là vần bằng, ít khi dùng vần trắc, 5 chữ này tránh trùng nhau, phải hiệp vận cho đúng nếu gieo sai gọi là lạc vận, gieo vần không sát gọi là gượng ép.

Ghi chú:
Vần có cước vận (vần ở cuối câu), và yêu vận (vần ở lưng câu).
Vần điệu: Ðiệu là đều đặn, là số chữ đều đặn trong mỗi câu thơ, như điệu thất ngôn mỗi câu 7 chữ, điệu lục bát gồm 1 câu 6, 1 câu 8. Riêng điệu ca trù mỗi câu bao nhiêu chữ cũng được, trừ câu chót bắt buộc 6 chữ.
Nhịp điệu: Nhịp là cách ngắt đoạn đều đặn trong câu thơ. Nhịp điệu là cái dáng đi khi mau khi chậm trong thơ.
Tiết tấu: tiết là đốt, là đoạn ngắn, tấu là đánh nhạc, là đọc cao lên.
Thi nhạc (gồm vần, điệu, nhịp, tiết tấu): Nhà thơ dùng âm thanh (tượng thanh), dùng sự thay đổi của của âm, độ cao thấp của thanh, sự đều đặn của vần điệu nhịp điệu, sự nhịp nhàng của tiết tấu... làm cho bài thơ đọc lên như một bản nhạc gọi là thi nhạc.

2. Ðối: là phép đặt 2 câu thơ đối nhau gồm có:
Ðối chữ: bằng đối trắc, trắc đối bằng, danh từ đối danh từ, động từ đối động từỳ...
Ðối ý: ví dụ cảnh dưới núi đối cảnh bên sông, cảnh động đối cảnh tĩnh như trong 2 câu thực của bài Qua Ðèo Ngang.
Trong thể thơ này, 2 câu thực phải đối nhau, 2 câu luận phải đối nhau.

Sau đây xin mời quý vị thưởng thức những cặp đối thần sầu của các thi sĩ tiền bối:

* Thi hào Nguyễn Trãi:
- Hương cách gác vân thu lạnh lạnh
Thuyền kề bãi tuyết nguyệt chênh chênh
- Khách đến chim mừng hoa xẩy rụng
Chè tiên nước kín nguyệt đeo về
- Miệng thế nhọn hơn chông mác nhọn
Lòng người quanh nữa nước non quanh

* Bà Chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương:
- Năm thì mười họa chăng hay chớ
Một tháng đôi lần có cũng không
- Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm
Cầm bằng làm mướn, mướn không công
(Làm Lẽ)
("Cố đấm ăn xôi" và "Làm mướn không công" là 2 câu tục ngữ)
- Duyên thiên chưa thấy nhô đầu trọc
Phận liễu sao đà nảy nét ngang
(Không Chồng Mà Chửa)
(Trong Hán tự, chữ THIÊN nếu kéo nét phẩy nhô lên thì thành ra chữ PHU là chồng. Chữ LIỄU nếu thêm nét ngang thì thành ra chữ TỬ là con)
- Ðôi gò bồng đảo sương còn ngậm
Một lạch đào nguyên suối chửa thông
(Thiếu Nữ)
- Chày kình tiểu để suông không đấm
Tràng hạt vãi lần đếm lại đeo
(Chùa Quán Sứ)
("suông không đấm" và "đếm lại đeo" đều có nghĩa nói lái rất tục)
- Khi cảnh, khi tiu, khi chũm chọe
Giọng hi, giọng hỉ, giọng hi ha
(Sư Hổ Mang)
- Gió giật sườn non kêu lắc cắc
Sóng dồn mặt nước vỗ long bong
(Kẽm Trống)

* Thi sĩ Nguyễn Khuyến:
- Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt
Làn ao lóng lánh ánh trăng loe
- Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước gió sẻ đưa vèo
- Tầng mây lơ lững trời xanh ngắt
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo

* Thi sĩ Trần Tế Xương:
- Học đã sôi cơm nhưng chửa chín
Thi không ngậm ớt thế mà cay
- Ðì đẹt ngoài sân tràng pháo chuột
Om sòm trên vách bức tranh gà
- Chí cha chí chát khua giày dép
Ðen thỉ đen thui cũng lụa là
- Van nợ lắm khi tràn nước mắt
Chạy ăn từng bữa mướt mồ hôi
- Sỉ khí rụt rè gà phải cáo
Văn chương liều lĩnh đấm ăn xôi
- Một tuồng rách rưới con như bố
Ba chữ nghêu ngao vợ chán chồng
- Ví cho thi đỗ làm quan lớn
Thì cũng nhỏ to cưới chị hầu
- Tiễn chân cô mất hai đồng lẻ
Sờ bụng thầy không một chữ gì
("Gà phải cáo" và "Cố đấm ăn xôi" là 2 câu tucỳ ngữ)

3. Luật: tức thanh luật là quy tắc xếp đặt thanh bằng (B) thanh trắc (T) cho mỗi chữ trong một câu thơ theo lệ:
"Nhất tam ngũ bất luận": bất luận là không ràng buộc,
"Nhị tứ lục phân minh": phân minh là rõ ràng bắt buộc đồng thời phải tuân theo thanh: "nhị bằng tứ trắc lục bằng", hay ngược lại: "nhị trắc tứ bằng lục trắc"

- Sau đây là bài thất ngôn bát cú luật bằng vần bằng:

Câu 1: BBTTTBB
Câu 2: TTBBTTB
Câu 3: TTBBBTT
Câu 4: BBTTTBB
Câu 5: BBTTBBT
Câu 6: TTBBTTB
Câu 7: TTBBBTT
Câu 8: BBTTTBB

- Sau đây là bài thất ngôn bát cú luật trắc vần bằng:

Câu 1: TTBBTTB
Câu 2: BBTTTBB
Câu 3: BBTTBBT
Câu 4: TTBBTTB
Câu 5: TTBBBTT
Câu 6: BBTTTBB
Câu 7: BBTTBBT
Câu 8: TTBBTTB

Âm là tiếng động phát ra khi đọc một nguyên âm. Thanh là độ cao thấp của âm. Mỗi âm trong tiếng Việt có 6 bực độ quy định bởi 6 dấu: 2 thanh BẰNG gồm trầm (dấu huyền) và phù (không dấu), bốn thanh TRẮC gồm thượng (dấu sắc, dấu ngã), và khứ hay nhập (dấu hỏi, dấu nặng).
Trong một câu thơ, tất cả những chữ cùng một thanh nên thay đổi bực độ.
Trong bài thất ngôn, chữ thứ 3 các câu chẵn và chữ thứ 5 các câu lẻ, đáng là bằng mà đổi ra trắc gọi là khổ độc (nghĩa là khó đọc). Trong 1 câu thơ, chữ nào đáng đặt tiếng bằng mà lại đặt tiếng trắc, hay đáng đặt tiếng trắc mà lại đặt tiếng bằng thì gọi là thất luật.

4. Niêm: nghĩa là dán cho dính lại. Phép niêm trong thơ là quy tắc sắp xếp các câu thơ trong bài dính lại với nhau về âm điệu, hay nói một cách khác NIÊM là sự liên lạc về âm luật của 2 câu thơ với nhau. Trong bài Ðường Luật, hai câu 1 và 8, 2 và 3, 4 và 5, 6 và 7 niêm với nhau.

Hai chữ thứ hai cùng một thanh đượỳc sắp xếp như sau đây hay ngược lại:

Chữ thứ 2 câu 1: trắc
Chữ thứ 2 câu 2: bằng
Chữ thứ 2 câu 3: bằng
Chữ thứ 2 câu 4: trắc
Chữ thứ 2 câu 5: trắc
Chữ thứ 2 câu 6: bằng
Chữ thứ 2 câu 7: bằng
Chữ thứ 2 câu 8: trắc

Nếu không theo đúng như thế gọi là thất niêm.

III. VÍ DỤ: một bài thơ mẫu:

Qua Ðèo Ngang

Bước tới Ðèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa
Lom khom dưới núi, tiều vài chú
Lác đác bên sông, rợ mấy nhà
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
Dừng chân đứng lại trời non nước
Một cảnh tình riêng ta với ta.

Bà Huyện Thanh Quan

Ðây là bài thơ Ðường luật thất ngôn bát cú luật trắc (chữ TỚI) vần bằng (chữ TÀ). Niêm luật vần đối đúng phép. Bố cục chia làm 4 phần rõ rệt:
Mạo: giới thiệu tổng quát cảnh Ðèo Ngang.
Thực: tả cảnh Ðèo Ngang.
Luận: nhớ nước thương nhà.
Kết: tình riêng tác giả.

Về vần: Năm chữ: tà, hoa, nhà gia, ta: vần với nhau rất chỉnh.
Về đối: Hai cặp thực và hai cặp luận đối nhau chan chát: chữ đối chữờ, ý đối ý.
Về luật: Luật trắc (ở chữ TỚI). Cả 8 câu thơ đều đúng luật.
Về niêm: Rất chặt chẽ: chữ TỚI niêm với chữ CẢNH cùng là trắc, chữ CÂY niêm với chữ KHOM cùng là bằng, chữ ÐÁC niêm với chữ NƯỚC cùng là trắc, chữ NHÀ niêm với chữ CHÂN cùng là bằng.

IV. KẾT LUẬN:

Trên đây chỉ là những quy tắc căn bản, khi làm thơ có nhiều thi gia đôi lúc không răm rắp tuân theo trăm phần trăm mà bài thơ vẫn hay, vì tác giả đặt cái thần/ hồn của bài thơ cao hơn luật tắc. Ví dụ như bài "Thu Vịnh" của Nguyễn Khuyến gieo vần "ao" nhưng câu 2 lại gieo vần "iu":
Trời thu xanh ngắt mấy từng cao
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu

Và bài "Tổng Vịnh Truyện Kiều" của Chu Mạnh Trinh gieo vần "ương" nhưng câu 4, câu 8 lại gieo vần "ang" là "chàng" và "vàng":
Cuốn ngỏ rèm xuân trải mấy sương
Sắc tài chi lắm để làm gương
Công cha bao quản liều thân thiếp
Sự nước xui nên phụ với chàng
... Ðem bắt đồng cân đáng mấy vàng.
Chữ "chàng" tuy gieo không chính vận, nhưng khi đọc lên... nó phát ra một âm thanh nghe não nề, trầm buồn, vang dội trong tâm hồn ta.

Bài "Thu Ðiếu" của Nguyễn Khuyến về bố cục, tác giả say mê "tả cảnh" suốt cả 8 câu; còn về vần thì trong 5 chữ : "veo, teo, vèo, teo, bèo", đã có đến 2 chữ "teo" trùng nhau vốn là điều cấm kỵ trong 1 bài thơ luật, nhưng ở đây cụ Tam Nguyên Yên Ðỗ vẫn mạnh dạn sử dụng, vì Cụ thấy 2 từ ngữ ấy (tẻo teo, vắng teo) diễn đạt được tình cảm của Cụ. Ðiều này cho thấy Cụ là một nhà Nho phóng khoáng có bản lĩnh trong sáng tạo. Và bài Thu Ðiếu xưa nay vẫn được nhiều người công nhận là một trong những bài thơ tả cảnh mùa Thu hay nhất trong thơ ca Việt Nam.

Cũng chính vì luật tắc quá gò bó khó khăn của nó mà giới Nho sĩ Việt Nam đã bị kiềm hãm trong suốt một nghìn năm, chẳng để lại cho hậu thế được bao nhiêu bài thơ hay so với thể thơ mới. Thời tiền chiến xảy ra một trận bút chiến vang dội cả ba miền giữa thơ mới và thơ cũ, cuối cùng thơ cũ đại bại nhường thi đàn lại cho thơ mới thống trị đến ngày nay. Ngay nhà thơ Quách Tấn chuyên làm Thất ngôn bát cú với tác phẩm "Mùa Cổ Ðiển", về sau cũng từ giã nhảy qua thể Thất ngôn tứ tuyệt với thi tập "Ðọng Bóng Chiều".

Ngày nay, thể Thất Ngôn Bát Cú được nhiều người làm sống lại bằng những hình thức cách tân noi theo bước chân tiền phong của các nhà thơ tiền bối có bản lĩnh sáng tạo như Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương... mạnh dạn từ bỏ phong cách quý phái, đài các, cung đình: ưa xài điển tích, thích dùng Hán tự, vọng ngoại, vong bản, bắt chước, sáo mòn... để trở về với tình tự cội nguồn dân tộc Việt Nam đầy sinh động và sáng tạo của mình.



Sưu tầm
 
Y

y00na_l0v3

Cho mình hỏi thơ " Thất ngôn bát cú" với thơ " lục bát" giống hay khác nhau vậy? Nếu thuyết minh về thơ lục bát thì mình có thể làm được.
 
L

lananhym

tuj k0 pit viet au nka phaj nk0 ngu0j ta d0 .:D:D:D:D:D:D
Thơ Ðường Luật phổ biến trên thi đàn Việt Nam xưa, xuất xứ từ đời Ðường (618-907) bên Tàu, có luật lệ nhất định, thường gọi là Thơ Luật để phân biệt với Thơ Cổ Phong xuất hiện trước đời Ðường không có luật lệ nhất định.

Thơ Luật có 4 thể: Ngũ Ngôn Tứ Tuyệt, Ngũ Ngôn Bát Cú, Thất Ngôn Tứ Tuyệt, Thất Ngôn Bát Cú. Thất Ngôn Bát Cú có luật lệ gò bó khó làm nhất nhưng lại được các Cụ ưa thích nhất, thường dùng để bày tỏ tình cảm ý chí, ngâm vịnh, trào phúng, xướng họa, thù tạc, chúc mừng quan hôn, khai bút đầu Xuân... Lúc đầu làm bằng chữ Hán, đến đời Trần, Hàn Thuyên là người đầu tiên làm bằng chữ Nôm, nên Ðường luật còn gọi là Hàn Luật. Từ đó thể Thất Ngôn Bát Cú trở thành độc tôn trên thi đàn, ngay trong các kỳ thi cũng bắt thí sinh làm một bài. Sau đây xin trình bày khái quát về bố cục và luật lệ căn bản của thể thơ này:

I. BỐ CỤC: Một bài thơ Thất Ngôn Bát Cú có 4 phần:

1- Mạo: là mào đầu (vào bài) còn gọi là Ðề, gồm:
- Phá đề (câu 1) nghĩa là mở ra, giới thiệu tựa đề.
- Thừa đề (câu 2) nghĩa là chuyển xuống.
2- Thực hay Trạng: gồm câu 3 + 4: giải thích, khai triển tựa đề.
3- Luận: gồm câu 5+6: bàn luận ý nghĩa của bài.
4- Kết: gồm câu 7+8: tóm tắt ý nghĩa, bày tỏ tình cảm, thái độ.

II. LUẬT LỆ CĂN BẢN:

1- Vần: là bộ phận chủ yếu của âm tiết trong tiếng Việt là âm tiết trừ đi phụ âm đầu nếu có.
Ví dụ: "tà, hoa, nhà, gia, ta" trong bài Qua Ðèo Ngang có cùng một vần "a".
Vần có vần bằng, vần trắc, độc vận, ép vận. Trong thất ngôn bát cú chỉ gieo 1 vần, gọi là độc vận rơi vào 5 chữ cuối của 5 câu: 1, 2, 4, 6, 8 thường là vần bằng, ít khi dùng vần trắc, 5 chữ này tránh trùng nhau, phải hiệp vận cho đúng nếu gieo sai gọi là lạc vận, gieo vần không sát gọi là gượng ép.

Ghi chú:
Vần có cước vận (vần ở cuối câu), và yêu vận (vần ở lưng câu).
Vần điệu: Ðiệu là đều đặn, là số chữ đều đặn trong mỗi câu thơ, như điệu thất ngôn mỗi câu 7 chữ, điệu lục bát gồm 1 câu 6, 1 câu 8. Riêng điệu ca trù mỗi câu bao nhiêu chữ cũng được, trừ câu chót bắt buộc 6 chữ.
Nhịp điệu: Nhịp là cách ngắt đoạn đều đặn trong câu thơ. Nhịp điệu là cái dáng đi khi mau khi chậm trong thơ.
Tiết tấu: tiết là đốt, là đoạn ngắn, tấu là đánh nhạc, là đọc cao lên.
Thi nhạc (gồm vần, điệu, nhịp, tiết tấu): Nhà thơ dùng âm thanh (tượng thanh), dùng sự thay đổi của của âm, độ cao thấp của thanh, sự đều đặn của vần điệu nhịp điệu, sự nhịp nhàng của tiết tấu... làm cho bài thơ đọc lên như một bản nhạc gọi là thi nhạc.

2. Ðối: là phép đặt 2 câu thơ đối nhau gồm có:
Ðối chữ: bằng đối trắc, trắc đối bằng, danh từ đối danh từ, động từ đối động từỳ...
Ðối ý: ví dụ cảnh dưới núi đối cảnh bên sông, cảnh động đối cảnh tĩnh như trong 2 câu thực của bài Qua Ðèo Ngang.
Trong thể thơ này, 2 câu thực phải đối nhau, 2 câu luận phải đối nhau.

Sau đây xin mời quý vị thưởng thức những cặp đối thần sầu của các thi sĩ tiền bối:

* Thi hào Nguyễn Trãi:
- Hương cách gác vân thu lạnh lạnh
Thuyền kề bãi tuyết nguyệt chênh chênh
- Khách đến chim mừng hoa xẩy rụng
Chè tiên nước kín nguyệt đeo về
- Miệng thế nhọn hơn chông mác nhọn
Lòng người quanh nữa nước non quanh

* Bà Chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương:
- Năm thì mười họa chăng hay chớ
Một tháng đôi lần có cũng không
- Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm
Cầm bằng làm mướn, mướn không công
(Làm Lẽ)
("Cố đấm ăn xôi" và "Làm mướn không công" là 2 câu tục ngữ)
- Duyên thiên chưa thấy nhô đầu trọc
Phận liễu sao đà nảy nét ngang
(Không Chồng Mà Chửa)
(Trong Hán tự, chữ THIÊN nếu kéo nét phẩy nhô lên thì thành ra chữ PHU là chồng. Chữ LIỄU nếu thêm nét ngang thì thành ra chữ TỬ là con)
- Ðôi gò bồng đảo sương còn ngậm
Một lạch đào nguyên suối chửa thông
(Thiếu Nữ)
- Chày kình tiểu để suông không đấm
Tràng hạt vãi lần đếm lại đeo
(Chùa Quán Sứ)
("suông không đấm" và "đếm lại đeo" đều có nghĩa nói lái rất tục)
- Khi cảnh, khi tiu, khi chũm chọe
Giọng hi, giọng hỉ, giọng hi ha
(Sư Hổ Mang)
- Gió giật sườn non kêu lắc cắc
Sóng dồn mặt nước vỗ long bong
(Kẽm Trống)

* Thi sĩ Nguyễn Khuyến:
- Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt
Làn ao lóng lánh ánh trăng loe
- Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước gió sẻ đưa vèo
- Tầng mây lơ lững trời xanh ngắt
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo

* Thi sĩ Trần Tế Xương:
- Học đã sôi cơm nhưng chửa chín
Thi không ngậm ớt thế mà cay
- Ðì đẹt ngoài sân tràng pháo chuột
Om sòm trên vách bức tranh gà
- Chí cha chí chát khua giày dép
Ðen thỉ đen thui cũng lụa là
- Van nợ lắm khi tràn nước mắt
Chạy ăn từng bữa mướt mồ hôi
- Sỉ khí rụt rè gà phải cáo
Văn chương liều lĩnh đấm ăn xôi
- Một tuồng rách rưới con như bố
Ba chữ nghêu ngao vợ chán chồng
- Ví cho thi đỗ làm quan lớn
Thì cũng nhỏ to cưới chị hầu
- Tiễn chân cô mất hai đồng lẻ
Sờ bụng thầy không một chữ gì
("Gà phải cáo" và "Cố đấm ăn xôi" là 2 câu tucỳ ngữ)

3. Luật: tức thanh luật là quy tắc xếp đặt thanh bằng (B) thanh trắc (T) cho mỗi chữ trong một câu thơ theo lệ:
"Nhất tam ngũ bất luận": bất luận là không ràng buộc,
"Nhị tứ lục phân minh": phân minh là rõ ràng bắt buộc đồng thời phải tuân theo thanh: "nhị bằng tứ trắc lục bằng", hay ngược lại: "nhị trắc tứ bằng lục trắc"

- Sau đây là bài thất ngôn bát cú luật bằng vần bằng:

Câu 1: BBTTTBB
Câu 2: TTBBTTB
Câu 3: TTBBBTT
Câu 4: BBTTTBB
Câu 5: BBTTBBT
Câu 6: TTBBTTB
Câu 7: TTBBBTT
Câu 8: BBTTTBB

- Sau đây là bài thất ngôn bát cú luật trắc vần bằng:

Câu 1: TTBBTTB
Câu 2: BBTTTBB
Câu 3: BBTTBBT
Câu 4: TTBBTTB
Câu 5: TTBBBTT
Câu 6: BBTTTBB
Câu 7: BBTTBBT
Câu 8: TTBBTTB

Âm là tiếng động phát ra khi đọc một nguyên âm. Thanh là độ cao thấp của âm. Mỗi âm trong tiếng Việt có 6 bực độ quy định bởi 6 dấu: 2 thanh BẰNG gồm trầm (dấu huyền) và phù (không dấu), bốn thanh TRẮC gồm thượng (dấu sắc, dấu ngã), và khứ hay nhập (dấu hỏi, dấu nặng).
Trong một câu thơ, tất cả những chữ cùng một thanh nên thay đổi bực độ.
Trong bài thất ngôn, chữ thứ 3 các câu chẵn và chữ thứ 5 các câu lẻ, đáng là bằng mà đổi ra trắc gọi là khổ độc (nghĩa là khó đọc). Trong 1 câu thơ, chữ nào đáng đặt tiếng bằng mà lại đặt tiếng trắc, hay đáng đặt tiếng trắc mà lại đặt tiếng bằng thì gọi là thất luật.

4. Niêm: nghĩa là dán cho dính lại. Phép niêm trong thơ là quy tắc sắp xếp các câu thơ trong bài dính lại với nhau về âm điệu, hay nói một cách khác NIÊM là sự liên lạc về âm luật của 2 câu thơ với nhau. Trong bài Ðường Luật, hai câu 1 và 8, 2 và 3, 4 và 5, 6 và 7 niêm với nhau.

Hai chữ thứ hai cùng một thanh đượỳc sắp xếp như sau đây hay ngược lại:

Chữ thứ 2 câu 1: trắc
Chữ thứ 2 câu 2: bằng
Chữ thứ 2 câu 3: bằng
Chữ thứ 2 câu 4: trắc
Chữ thứ 2 câu 5: trắc
Chữ thứ 2 câu 6: bằng
Chữ thứ 2 câu 7: bằng
Chữ thứ 2 câu 8: trắc

Nếu không theo đúng như thế gọi là thất niêm.

III. VÍ DỤ: một bài thơ mẫu:

Qua Ðèo Ngang

Bước tới Ðèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa
Lom khom dưới núi, tiều vài chú
Lác đác bên sông, rợ mấy nhà
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
Dừng chân đứng lại trời non nước
Một cảnh tình riêng ta với ta.

Bà Huyện Thanh Quan

Ðây là bài thơ Ðường luật thất ngôn bát cú luật trắc (chữ TỚI) vần bằng (chữ TÀ). Niêm luật vần đối đúng phép. Bố cục chia làm 4 phần rõ rệt:
Mạo: giới thiệu tổng quát cảnh Ðèo Ngang.
Thực: tả cảnh Ðèo Ngang.
Luận: nhớ nước thương nhà.
Kết: tình riêng tác giả.

Về vần: Năm chữ: tà, hoa, nhà gia, ta: vần với nhau rất chỉnh.
Về đối: Hai cặp thực và hai cặp luận đối nhau chan chát: chữ đối chữờ, ý đối ý.
Về luật: Luật trắc (ở chữ TỚI). Cả 8 câu thơ đều đúng luật.
Về niêm: Rất chặt chẽ: chữ TỚI niêm với chữ CẢNH cùng là trắc, chữ CÂY niêm với chữ KHOM cùng là bằng, chữ ÐÁC niêm với chữ NƯỚC cùng là trắc, chữ NHÀ niêm với chữ CHÂN cùng là bằng.

IV. KẾT LUẬN:

Trên đây chỉ là những quy tắc căn bản, khi làm thơ có nhiều thi gia đôi lúc không răm rắp tuân theo trăm phần trăm mà bài thơ vẫn hay, vì tác giả đặt cái thần/ hồn của bài thơ cao hơn luật tắc. Ví dụ như bài "Thu Vịnh" của Nguyễn Khuyến gieo vần "ao" nhưng câu 2 lại gieo vần "iu":
Trời thu xanh ngắt mấy từng cao
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu

Và bài "Tổng Vịnh Truyện Kiều" của Chu Mạnh Trinh gieo vần "ương" nhưng câu 4, câu 8 lại gieo vần "ang" là "chàng" và "vàng":
Cuốn ngỏ rèm xuân trải mấy sương
Sắc tài chi lắm để làm gương
Công cha bao quản liều thân thiếp
Sự nước xui nên phụ với chàng
... Ðem bắt đồng cân đáng mấy vàng.
Chữ "chàng" tuy gieo không chính vận, nhưng khi đọc lên... nó phát ra một âm thanh nghe não nề, trầm buồn, vang dội trong tâm hồn ta.

Bài "Thu Ðiếu" của Nguyễn Khuyến về bố cục, tác giả say mê "tả cảnh" suốt cả 8 câu; còn về vần thì trong 5 chữ : "veo, teo, vèo, teo, bèo", đã có đến 2 chữ "teo" trùng nhau vốn là điều cấm kỵ trong 1 bài thơ luật, nhưng ở đây cụ Tam Nguyên Yên Ðỗ vẫn mạnh dạn sử dụng, vì Cụ thấy 2 từ ngữ ấy (tẻo teo, vắng teo) diễn đạt được tình cảm của Cụ. Ðiều này cho thấy Cụ là một nhà Nho phóng khoáng có bản lĩnh trong sáng tạo. Và bài Thu Ðiếu xưa nay vẫn được nhiều người công nhận là một trong những bài thơ tả cảnh mùa Thu hay nhất trong thơ ca Việt Nam.

Cũng chính vì luật tắc quá gò bó khó khăn của nó mà giới Nho sĩ Việt Nam đã bị kiềm hãm trong suốt một nghìn năm, chẳng để lại cho hậu thế được bao nhiêu bài thơ hay so với thể thơ mới. Thời tiền chiến xảy ra một trận bút chiến vang dội cả ba miền giữa thơ mới và thơ cũ, cuối cùng thơ cũ đại bại nhường thi đàn lại cho thơ mới thống trị đến ngày nay. Ngay nhà thơ Quách Tấn chuyên làm Thất ngôn bát cú với tác phẩm "Mùa Cổ Ðiển", về sau cũng từ giã nhảy qua thể Thất ngôn tứ tuyệt với thi tập "Ðọng Bóng Chiều".

Ngày nay, thể Thất Ngôn Bát Cú được nhiều người làm sống lại bằng những hình thức cách tân noi theo bước chân tiền phong của các nhà thơ tiền bối có bản lĩnh sáng tạo như Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương... mạnh dạn từ bỏ phong cách quý phái, đài các, cung đình: ưa xài điển tích, thích dùng Hán tự, vọng ngoại, vong bản, bắt chước, sáo mòn... để trở về với tình tự cội nguồn dân tộc Việt Nam đầy sinh động và sáng tạo của mình.



Sưu tầm
 
H

hoang_huy481

Đường luật là thơ có từ đời Đường(618-907)ở Trung quốc.Thơ thất ngôn bát cú có tám câu .mỗi câu 7 chữ.Có gieo vần(chỉ 1 vần)ở các chữ cuối của các câu 1,2,4,6,8.Có phép đối giữa các câu 3 và câu 4,câu 5 với câu 6(tức 4 câu giữa).Có luật bằng trắc.ko đúng những điều trên bị coi là thất luật.bài thơ qua đèo ngang của bà huyên thanh quan là một bài thơ thất ngôn bát cú đường luật(tên thật của bà là nguyễn thị hinh).nguyễn khuyến cũng có bài thơ bạn đến chơi nhà cũng theo thễ thơ này
Thơ Đường luật hay Thơ luật Đường là thể thơ cách luật xuất hiện từ đời Đường (Tang), Trung Quốc. Thơ Đường luật gọi là thơ cận thể để đối lập với thơ cổ thể, không theo cách luật ấy.[1]
Vì giáo dục, thi cử... đều bằng tiếng Hán, nên từ lâu người Việt Nam đã sáng tác thơ văn bằng tiếng Hán, trong đó có thơ theo luật Đường.
Nguyễn Thuyên là người đầu tiên đưa tiếng Việt vào thơ văn, đặt ra thể thơ Hàn luật, là sự kết hợp thơ Đường luật với các thể thơ dân tộc Việt[2].
Thể loại thơ này của Việt Nam kéo dài từ thời nhà Trần cho đến nửa đầu thế kỷ 20. Kể từ phong trào Thơ Mới trở đi, người Việt rất ít làm thơ theo luật Đường.
Bố cục một bài thơ Thất ngôn bát cú Đường luật gồm 4 phần: Đề, thực, Luận, Kết. -"Đề" gồm 2 câu đầu,câu đầu goị là câu phá đề, câu thứ 2 gọi là câu thừa đề, chuyển tiếp ý để đí vào phần sau. -"Thực" gồm 2 câu tiếp theo, giải thích ró ý đầu bài. -"Luận" gồm 2 câu tiếp theo nữa, phát triển rộng ý của đầu bài. -"Kết" là 2 câu cuối, kết thúc ý toàn bài.
Thơ Đường luật nghiêm khắc ở 3 chỗ: Luật, Niêm và Vần. Về hình thức, thơ Đường luật có các dạng "thất ngôn bát cú" (tám câu, mỗi câu bảy chữ) được xem là dạng chuẩn, biến thể có các dạng: "thất ngôn tứ tuyệt" (bốn câu, mỗi câu bảy chữ), "ngũ ngôn tứ tuyệt" (bốn câu, mỗi câu năm chữ), "ngũ ngôn bát cú" (tám câu, mỗi câu năm chữ) cũng như các dạng ít phổ biến khác. Người Việt Nam cũng tuân thủ hoàn toàn các quy tắc này.
Luật
Luật thơ Đường căn cứ trên thanh bằng và thanh trắc, và dùng các chữ thứ 2-4-6 và 7 trong một câu thơ để xây dựng luật. Thanh bằng gồm các chữ có dấu huyền hay không dấu; thanh trắc gồm các dấu: sắc, hỏi, ngã, nặng.
Luật bằng trắc
Nếu chữ thứ 2 của câu đầu tiên dùng thanh bằng thì gọi là bài có "luật bằng"; nếu chữ thứ 2 câu đầu dùng thanh trắc thì gọi là bài có "luật trắc". Trong một câu, chữ thứ 2 và chữ thứ 6 phải giống nhau về thanh điệu, và chữ thứ 4 phải khác hai chữ kia. Ví dụ, nếu chữ thứ 2 và 6 là thanh bằng thì chữ thứ 4 phải dùng thanh trắc, hay ngược lại. Nếu một câu thơ Đường mà không theo quy định này thì được gọi "thất luật".
Ví dụ: xét câu "Bước tới đèo Ngang bóng xế tà" trong bài Qua Đèo Ngang của Bà huyện Thanh Quan, có các chữ "tới" (thứ 2) và "xế" (thứ 6) giống nhau vì đều là thanh trắc còn chữ "Ngang" là thanh bằng thì đó là bài thất ngôn bát cú luật trắc.
Luật bằng trắc trong thể Thất ngôn tứ tuyệt và Thất ngôn bát cú có thể nôm na liệt kê như sau, nếu chỉ vần bằng bằng chữ "B", vần trắc bằng chứ "T", những vần không có luật để trống, thì luật trong các chứ thứ 2-4-6-7 có thể viết là:
1. Luật vần bằng
Thất ngôn tứ tuyệt
Câu số Vần Ví dụ: Mời trầu1 của Hồ Xuân Hương

1 B T B B Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi
2 T B T B Này của Xuân Hương mới quệt rồi
3 T B T T Có phải duyên nhau thì thắm lại
4 B T B B Đừng xanh như lá, bạc như vôi
Chữ thứ 1 2 3 4 5 6 7
• Thất ngôn bát cú
Câu số Vần Ví dụ: Thương vợ1 của Trần Tế Xương

1 B T B B Quanh năm buôn bán ở mom sông
2 T B T B Nuôi đủ năm con với một chồng
3 T B T T Lặn lội thân cò khi quãng vắng
4 B T B B Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
5 B T B T Một duyên hai nợ âu đành phận
6 T B T B Năm nắng mười mưa dám quản công.
7 T B T T Cha mẹ thói đời ăn ở bạc!
8 B T B B Có chồng hờ hững cũng như không!
Chữ thứ 1 2 3 4 5 6 7
2. Luật vần trắc
• Thất ngôn tứ tuyệt
Câu số Vần Ví dụ: Phong Kiều dạ bạc (楓橋夜泊)
của Trương Kế (张继 Zhang Jì)
Phiên âm Hán-Việt

1 T B T B 月落烏啼霜滿天 Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên
2 B T B B 江楓魚火對愁眠 Giang phong ngư hỏa đối sầu miên
3 B T B T 姑蘇城外寒山寺 Cô Tô thành ngoại Hàn San tự
4 T B T B 夜半鐘聲到客船 Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền
Chữ thứ 1 2 3 4 5 6 7
Bản dịch tiếng Việt của Tản Đà (chuyển thể thành lục bát):
Đỗ thuyền đêm ở bến Phong Kiều
Trăng tà chiếc quạ kêu sương
Lửa chài cây bãi sầu vương giấc hồ
Thuyền ai đậu bến Cô Tô
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San
• Thất ngôn bát cú
Câu số Vần Ví dụ: Nhớ bạn phương trời1 của Trần Tế Xương

1 T B T B Ta nhớ người xa cách núi sông
2 B T B B Người xa, xa lắm nhớ ta không
3 B T B T Sao đương vui vẻ ra buồn bã!
4 T B T B Vừa mới quen nhau đã lạ lùng
5 T B T T Lúc nhớ, nhớ cùng trong mộng tưởng
6 B T B B Khi riêng, riêng cả đến tình chung
7 B T B T Tương tư lọ phải là trai gái,
8 T B T B Một ngọn đèn xanh trống điểm thùng
Chữ thứ 1 2 3 4 5 6 7
Luật đối
Nguyên tắc cố định của một bài thơ Đường là ý nghĩa của hai câu 3 và 4 phải "đối" nhau và hai câu 5, 6 cũng "đối" nhau.
:)&gt;-:)&gt;-:)&gt;-:)&gt;-
:khi (157): :khi (157): :khi (157): :khi (157): :khi (157): :khi (157):
 
T

thidung0605

k pit thi vào đề j

chắc là vào cái đề này. ai có bài này hay hơn thì send hộ t đi.
:)
 
C

congchuacaheo175

giup tớ với!!!!!!cần lắm.......
Viết đoạn văn ngắn về câu tục ngữ;chị ngã em nâng;
 
L

lolem1111

Thơ thất ngôn bát cú thuộc thể loại văn thuyết minh đâu có nằm trong chương trình thi HK II đâu bạn
 
T

tholauthongminh99

sao lại là chị ngã mà không là em ngã ? em nó bé hơn đi đứng dễ ngã hơn mà ! hay là ông bà ta sai ? bạn ơi đã thành tục ngữ thì làm sao mà sai được vì nó đã được sàng lọc qua biết bao thế hệ ! à ! em ngã chị nâng là thường tình trong cuộc sống ,chị lớn hơn em 5-7 tuổi chị trông em ,em đi đứng dễ ngã thì chị nâng là trách nhiệm là tình thương chị em nào cũng có ,thường tình trong cuộc đời nầy quá rồi nên không bộc lộ lột tả hết được ý yêu thương giữa chị em bên nhau - nhưng mà chị ngã ! em còn bé cũng cố gắng hết sức mình để nâng tấm thân bồ liễu của bà chị dậy ,đây là tình thương của 2 chị em khắng khít bên nhau ! còn về già ? chị lớn tuổi hơn nên lụm cụm đi đứng không vững nên dễ té và em còn trẻ khỏe vẫn l LUôn cạnh dìu bước chị mình đi tiếp những bước chân cuối đời trong vòng tay nâng niu yêu chìu của người em ruột thịt . minh giup tunhg nay thui !!!! hihihi
 
T

tholauthongminh99

Theo mình ngã và nâng ở đây nó thuộc trong tất cả lĩnh vực của cộng sống con người. Biểu hiện sự giúp đỡ nhau khi khó khăn cũng như khi gặp mọi sự việc không may trong cuộc sống thường ngày... Câu tuục ngữ nói lên không những chị và em mà tất cả chúng đều phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau để giúp nhau hoàn thiện hơn về tất cả mọi mặt
 
T

tholauthongminh99

chị ngã em nâng là thể hiện sự giúp đỡ của một ai đó kiểu như là đi đằng sau mình ấy..luôn có người nâng đỡ lúc vấp ngã và giúp minh đứng dậy ấy.
 
T

truongphuoc99

thuyế minh về thơ bát cú đường luật

;)thơ bát cú đường luật gồm có 4 phần _phần 1 đề_phần 2 luận_phần 3 kết_
 
T

thoaqnn

Thơ Ðường Luật phổ biến trên thi đàn Việt Nam xưa, xuất xứ từ đời Ðường (618-907) bên Tàu, có luật lệ nhất định, thường gọi là Thơ Luật để phân biệt với Thơ Cổ Phong xuất hiện trước đời Ðường không có luật lệ nhất định.

Thơ Luật có 4 thể: Ngũ Ngôn Tứ Tuyệt, Ngũ Ngôn Bát Cú, Thất Ngôn Tứ Tuyệt, Thất Ngôn Bát Cú. Thất Ngôn Bát Cú có luật lệ gò bó khó làm nhất nhưng lại được các Cụ ưa thích nhất, thường dùng để bày tỏ tình cảm ý chí, ngâm vịnh, trào phúng, xướng họa, thù tạc, chúc mừng quan hôn, khai bút đầu Xuân... Lúc đầu làm bằng chữ Hán, đến đời Trần, Hàn Thuyên là người đầu tiên làm bằng chữ Nôm, nên Ðường luật còn gọi là Hàn Luật. Từ đó thể Thất Ngôn Bát Cú trở thành độc tôn trên thi đàn, ngay trong các kỳ thi cũng bắt thí sinh làm một bài. Sau đây xin trình bày khái quát về bố cục và luật lệ căn bản của thể thơ này:

I. BỐ CỤC: Một bài thơ Thất Ngôn Bát Cú có 4 phần:

1- Mạo: là mào đầu (vào bài) còn gọi là Ðề, gồm:
- Phá đề (câu 1) nghĩa là mở ra, giới thiệu tựa đề.
- Thừa đề (câu 2) nghĩa là chuyển xuống.
2- Thực hay Trạng: gồm câu 3 + 4: giải thích, khai triển tựa đề.
3- Luận: gồm câu 5+6: bàn luận ý nghĩa của bài.
4- Kết: gồm câu 7+8: tóm tắt ý nghĩa, bày tỏ tình cảm, thái độ.

II. LUẬT LỆ CĂN BẢN:

1- Vần: là bộ phận chủ yếu của âm tiết trong tiếng Việt là âm tiết trừ đi phụ âm đầu nếu có.
Ví dụ: "tà, hoa, nhà, gia, ta" trong bài Qua Ðèo Ngang có cùng một vần "a".
Vần có vần bằng, vần trắc, độc vận, ép vận. Trong thất ngôn bát cú chỉ gieo 1 vần, gọi là độc vận rơi vào 5 chữ cuối của 5 câu: 1, 2, 4, 6, 8 thường là vần bằng, ít khi dùng vần trắc, 5 chữ này tránh trùng nhau, phải hiệp vận cho đúng nếu gieo sai gọi là lạc vận, gieo vần không sát gọi là gượng ép.

Ghi chú:
Vần có cước vận (vần ở cuối câu), và yêu vận (vần ở lưng câu).
Vần điệu: Ðiệu là đều đặn, là số chữ đều đặn trong mỗi câu thơ, như điệu thất ngôn mỗi câu 7 chữ, điệu lục bát gồm 1 câu 6, 1 câu 8. Riêng điệu ca trù mỗi câu bao nhiêu chữ cũng được, trừ câu chót bắt buộc 6 chữ.
Nhịp điệu: Nhịp là cách ngắt đoạn đều đặn trong câu thơ. Nhịp điệu là cái dáng đi khi mau khi chậm trong thơ.
Tiết tấu: tiết là đốt, là đoạn ngắn, tấu là đánh nhạc, là đọc cao lên.
Thi nhạc (gồm vần, điệu, nhịp, tiết tấu): Nhà thơ dùng âm thanh (tượng thanh), dùng sự thay đổi của của âm, độ cao thấp của thanh, sự đều đặn của vần điệu nhịp điệu, sự nhịp nhàng của tiết tấu... làm cho bài thơ đọc lên như một bản nhạc gọi là thi nhạc.

2. Ðối: là phép đặt 2 câu thơ đối nhau gồm có:
Ðối chữ: bằng đối trắc, trắc đối bằng, danh từ đối danh từ, động từ đối động từỳ...
Ðối ý: ví dụ cảnh dưới núi đối cảnh bên sông, cảnh động đối cảnh tĩnh như trong 2 câu thực của bài Qua Ðèo Ngang.
Trong thể thơ này, 2 câu thực phải đối nhau, 2 câu luận phải đối nhau.

Sau đây xin mời quý vị thưởng thức những cặp đối thần sầu của các thi sĩ tiền bối:

* Thi hào Nguyễn Trãi:
- Hương cách gác vân thu lạnh lạnh
Thuyền kề bãi tuyết nguyệt chênh chênh
- Khách đến chim mừng hoa xẩy rụng
Chè tiên nước kín nguyệt đeo về
- Miệng thế nhọn hơn chông mác nhọn
Lòng người quanh nữa nước non quanh

* Bà Chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương:
- Năm thì mười họa chăng hay chớ
Một tháng đôi lần có cũng không
- Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm
Cầm bằng làm mướn, mướn không công
(Làm Lẽ)
("Cố đấm ăn xôi" và "Làm mướn không công" là 2 câu tục ngữ)
- Duyên thiên chưa thấy nhô đầu trọc
Phận liễu sao đà nảy nét ngang
(Không Chồng Mà Chửa)
(Trong Hán tự, chữ THIÊN nếu kéo nét phẩy nhô lên thì thành ra chữ PHU là chồng. Chữ LIỄU nếu thêm nét ngang thì thành ra chữ TỬ là con)
- Ðôi gò bồng đảo sương còn ngậm
Một lạch đào nguyên suối chửa thông
(Thiếu Nữ)
- Chày kình tiểu để suông không đấm
Tràng hạt vãi lần đếm lại đeo
(Chùa Quán Sứ)
("suông không đấm" và "đếm lại đeo" đều có nghĩa nói lái rất tục)
- Khi cảnh, khi tiu, khi chũm chọe
Giọng hi, giọng hỉ, giọng hi ha
(Sư Hổ Mang)
- Gió giật sườn non kêu lắc cắc
Sóng dồn mặt nước vỗ long bong
(Kẽm Trống)

* Thi sĩ Nguyễn Khuyến:
- Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt
Làn ao lóng lánh ánh trăng loe
- Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước gió sẻ đưa vèo
- Tầng mây lơ lững trời xanh ngắt
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo

* Thi sĩ Trần Tế Xương:
- Học đã sôi cơm nhưng chửa chín
Thi không ngậm ớt thế mà cay
- Ðì đẹt ngoài sân tràng pháo chuột
Om sòm trên vách bức tranh gà
- Chí cha chí chát khua giày dép
Ðen thỉ đen thui cũng lụa là
- Van nợ lắm khi tràn nước mắt
Chạy ăn từng bữa mướt mồ hôi
- Sỉ khí rụt rè gà phải cáo
Văn chương liều lĩnh đấm ăn xôi
- Một tuồng rách rưới con như bố
Ba chữ nghêu ngao vợ chán chồng
- Ví cho thi đỗ làm quan lớn
Thì cũng nhỏ to cưới chị hầu
- Tiễn chân cô mất hai đồng lẻ
Sờ bụng thầy không một chữ gì
("Gà phải cáo" và "Cố đấm ăn xôi" là 2 câu tucỳ ngữ)

3. Luật: tức thanh luật là quy tắc xếp đặt thanh bằng (B) thanh trắc (T) cho mỗi chữ trong một câu thơ theo lệ:
"Nhất tam ngũ bất luận": bất luận là không ràng buộc,
"Nhị tứ lục phân minh": phân minh là rõ ràng bắt buộc đồng thời phải tuân theo thanh: "nhị bằng tứ trắc lục bằng", hay ngược lại: "nhị trắc tứ bằng lục trắc"

- Sau đây là bài thất ngôn bát cú luật bằng vần bằng:

Câu 1: BBTTTBB
Câu 2: TTBBTTB
Câu 3: TTBBBTT
Câu 4: BBTTTBB
Câu 5: BBTTBBT
Câu 6: TTBBTTB
Câu 7: TTBBBTT
Câu 8: BBTTTBB

- Sau đây là bài thất ngôn bát cú luật trắc vần bằng:

Câu 1: TTBBTTB
Câu 2: BBTTTBB
Câu 3: BBTTBBT
Câu 4: TTBBTTB
Câu 5: TTBBBTT
Câu 6: BBTTTBB
Câu 7: BBTTBBT
Câu 8: TTBBTTB

Âm là tiếng động phát ra khi đọc một nguyên âm. Thanh là độ cao thấp của âm. Mỗi âm trong tiếng Việt có 6 bực độ quy định bởi 6 dấu: 2 thanh BẰNG gồm trầm (dấu huyền) và phù (không dấu), bốn thanh TRẮC gồm thượng (dấu sắc, dấu ngã), và khứ hay nhập (dấu hỏi, dấu nặng).
Trong một câu thơ, tất cả những chữ cùng một thanh nên thay đổi bực độ.
Trong bài thất ngôn, chữ thứ 3 các câu chẵn và chữ thứ 5 các câu lẻ, đáng là bằng mà đổi ra trắc gọi là khổ độc (nghĩa là khó đọc). Trong 1 câu thơ, chữ nào đáng đặt tiếng bằng mà lại đặt tiếng trắc, hay đáng đặt tiếng trắc mà lại đặt tiếng bằng thì gọi là thất luật.

4. Niêm: nghĩa là dán cho dính lại. Phép niêm trong thơ là quy tắc sắp xếp các câu thơ trong bài dính lại với nhau về âm điệu, hay nói một cách khác NIÊM là sự liên lạc về âm luật của 2 câu thơ với nhau. Trong bài Ðường Luật, hai câu 1 và 8, 2 và 3, 4 và 5, 6 và 7 niêm với nhau.

Hai chữ thứ hai cùng một thanh đượỳc sắp xếp như sau đây hay ngược lại:

Chữ thứ 2 câu 1: trắc
Chữ thứ 2 câu 2: bằng
Chữ thứ 2 câu 3: bằng
Chữ thứ 2 câu 4: trắc
Chữ thứ 2 câu 5: trắc
Chữ thứ 2 câu 6: bằng
Chữ thứ 2 câu 7: bằng
Chữ thứ 2 câu 8: trắc

Nếu không theo đúng như thế gọi là thất niêm.

III. VÍ DỤ: một bài thơ mẫu:

Qua Ðèo Ngang

Bước tới Ðèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa
Lom khom dưới núi, tiều vài chú
Lác đác bên sông, rợ mấy nhà
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
Dừng chân đứng lại trời non nước
Một cảnh tình riêng ta với ta.

Bà Huyện Thanh Quan

Ðây là bài thơ Ðường luật thất ngôn bát cú luật trắc (chữ TỚI) vần bằng (chữ TÀ). Niêm luật vần đối đúng phép. Bố cục chia làm 4 phần rõ rệt:
Mạo: giới thiệu tổng quát cảnh Ðèo Ngang.
Thực: tả cảnh Ðèo Ngang.
Luận: nhớ nước thương nhà.
Kết: tình riêng tác giả.

Về vần: Năm chữ: tà, hoa, nhà gia, ta: vần với nhau rất chỉnh.
Về đối: Hai cặp thực và hai cặp luận đối nhau chan chát: chữ đối chữờ, ý đối ý.
Về luật: Luật trắc (ở chữ TỚI). Cả 8 câu thơ đều đúng luật.
Về niêm: Rất chặt chẽ: chữ TỚI niêm với chữ CẢNH cùng là trắc, chữ CÂY niêm với chữ KHOM cùng là bằng, chữ ÐÁC niêm với chữ NƯỚC cùng là trắc, chữ NHÀ niêm với chữ CHÂN cùng là bằng.

IV. KẾT LUẬN:

Trên đây chỉ là những quy tắc căn bản, khi làm thơ có nhiều thi gia đôi lúc không răm rắp tuân theo trăm phần trăm mà bài thơ vẫn hay, vì tác giả đặt cái thần/ hồn của bài thơ cao hơn luật tắc. Ví dụ như bài "Thu Vịnh" của Nguyễn Khuyến gieo vần "ao" nhưng câu 2 lại gieo vần "iu":
Trời thu xanh ngắt mấy từng cao
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu

Và bài "Tổng Vịnh Truyện Kiều" của Chu Mạnh Trinh gieo vần "ương" nhưng câu 4, câu 8 lại gieo vần "ang" là "chàng" và "vàng":
Cuốn ngỏ rèm xuân trải mấy sương
Sắc tài chi lắm để làm gương
Công cha bao quản liều thân thiếp
Sự nước xui nên phụ với chàng
... Ðem bắt đồng cân đáng mấy vàng.
Chữ "chàng" tuy gieo không chính vận, nhưng khi đọc lên... nó phát ra một âm thanh nghe não nề, trầm buồn, vang dội trong tâm hồn ta.

Bài "Thu Ðiếu" của Nguyễn Khuyến về bố cục, tác giả say mê "tả cảnh" suốt cả 8 câu; còn về vần thì trong 5 chữ : "veo, teo, vèo, teo, bèo", đã có đến 2 chữ "teo" trùng nhau vốn là điều cấm kỵ trong 1 bài thơ luật, nhưng ở đây cụ Tam Nguyên Yên Ðỗ vẫn mạnh dạn sử dụng, vì Cụ thấy 2 từ ngữ ấy (tẻo teo, vắng teo) diễn đạt được tình cảm của Cụ. Ðiều này cho thấy Cụ là một nhà Nho phóng khoáng có bản lĩnh trong sáng tạo. Và bài Thu Ðiếu xưa nay vẫn được nhiều người công nhận là một trong những bài thơ tả cảnh mùa Thu hay nhất trong thơ ca Việt Nam.

Cũng chính vì luật tắc quá gò bó khó khăn của nó mà giới Nho sĩ Việt Nam đã bị kiềm hãm trong suốt một nghìn năm, chẳng để lại cho hậu thế được bao nhiêu bài thơ hay so với thể thơ mới. Thời tiền chiến xảy ra một trận bút chiến vang dội cả ba miền giữa thơ mới và thơ cũ, cuối cùng thơ cũ đại bại nhường thi đàn lại cho thơ mới thống trị đến ngày nay. Ngay nhà thơ Quách Tấn chuyên làm Thất ngôn bát cú với tác phẩm "Mùa Cổ Ðiển", về sau cũng từ giã nhảy qua thể Thất ngôn tứ tuyệt với thi tập "Ðọng Bóng Chiều".

Ngày nay, thể Thất Ngôn Bát Cú được nhiều người làm sống lại bằng những hình thức cách tân noi theo bước chân tiền phong của các nhà thơ tiền bối có bản lĩnh sáng tạo như Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương... mạnh dạn từ bỏ phong cách quý phái, đài các, cung đình: ưa xài điển tích, thích dùng Hán tự, vọng ngoại, vong bản, bắt chước, sáo mòn... để trở về với tình tự cội nguồn dân tộc Việt Nam đầy sinh động và sáng tạo của mình.
 
Top Bottom