Nghị luận xã hội

H

hoagio_999

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mọi người tìm giúp mình dàn ý mấy đề văn này với
Đề 1: Suy nghĩ của anh, chị về câu nói :"Những dấu chân của quyền lực thường là những dấu chân trên cát"
Đề 2: " Con ngưởi ta có ba điều sợ:" Sợ giá, sợ chết, sợ con hư" ( Chu Hi).
Suy nghĩ của anh, chị về câu nói đó.
Đề 3:" Nếu Thượng Đế muốn huỷ hoại ai đó thì trước hết, ngài sẽ biến người ấy thành một vị thần". Suy nghĩ cua anh, chị về câu ngạn ngữ trên.
 
Last edited by a moderator:
T

thuyhoa17

Mọi người tìm giúp mình dàn ý mấy đề văn này với
Đề 1: Suy nghĩ của anh, chị về câu nói :"Những dấu chân của quyền lực thường là những dấu chân trên cát".

Gợi ý:

1. Mở bài:
Trong cuộc sống luôn có những thứ đến rồi đi một cách nhanh chóng, chẳng để lại dấu vết, trong đó có quyền lực. Tìm hiểu câu nói : "Những dấu chân của quyền lực thường là những dấu chân trên cát" ta sẽ hiểu rõ hơn vì sao lại như vậy.

2. Thân bài:

a, Giải thích:

- "Những dấu chân" là 1 dấu hiệu cho việc một người đã đi qua một nơi nào đó. Những dấu chân để lại chính là những kỉ niệm, những quá khứ mà người đó đã đem đến cho nơi mà họ đi qua (có thể là cuộc đời). Trong đó có dấu ấn tốt và dấu ấn còn chưa đẹp.

- "Quyền lực" là quyền tước, địa vị, là những thế lực mà một người có được. Nó được xây đắp dựa trên những giá trị về vật chất.

- "Những dấu chân của quyền lực" là những dấu ấn mà nhờ vào quyền tước, địa vị mới in lại được. Và những dấu chân ấy khi người khác nhìn vào sẽ chỉ thấy một điều duy nhất là quyền lực từ người đã để lại.

- "Những dấu chân trên cát" : cát luôn là thứ dễ đến rồi cũng rất dễ đi ngay, gió thổi cát bay, sóng cuộn trào rồi cát cũng sẽ trôi. Những dấu chân in lại trên cát sẽ ko thể vĩnh hẵng như in lại ở những chỗ khác như trên đá, hay trong lòng người...., rồi một ngày nó cũng sẽ phai mờ, và ko để lại dấu tích nào cả.

=> Giải thích ý nghĩa cả câu: Con người ta một khi dùng quyền lực để làm cho mình một dấu ấn với cuộc đời mà ko bằng chính sức lực của chính bản thân họ thì dấu ấn đó cũng sẽ dễ qua nhanh, ko thể tồn tại mãi mãi. Quyền lực mà mỗi người có được trong cuộc đời chỉ là một thứ vật chất bên ngoài, nó dễ dàng mất đi theo thời gian và khi mất đi rồi thì sẽ tan biến rất nhanh, ko hề để lại bất cứ điều gì cho cuộc đời nữa cả.

b, Đánh giá, phân tích, chứng minh:

- Câu nói là một ý kiến đúng đắn, ko chỉ là trong thời đại hiện nay mà ở mọi thời đại, nó đều có ý nghĩa rất sâu sắc.

- Quyền lực là một điều quan trọng ở cả thời trước và thời nay:

+ Ngày xưa, các ông hoàng bà chúa luôn là người được ưu tiên hơn các thường dân: ăn ngon, mặc đẹp, được kính trọng và tôn sùng....
+ Ngày nay, xã hội có nhiều biến đổi, những người đứng đầu trong 1 công ty, hay một trường học,...thì đều được những người khác tôn trọng.

- Tuy nhiên, giá trị của một con người trong cuộc đời ko phải được đo bằng ngôi nhà bạn ở cao bao nhiêu, rộng như thế nào... mà được đo bằng những cống hiến của bạn với cuộc đời, và những việc tốt đẹp mà bạn đã làm được cho mọi ngừoi bất kể bạn là người có quyền lực hay ko.

- Một con người khi đã có quyền lực, mà lại chỉ biết vận dụng quyền lực đó của mình để làm những việc xấu, những việc chỉ có lợi cho bản thân mà ko hề cống hiến gì cho xã hội thì chẳng thể nào có được một dấu ấn tốt trong lòng mọi người. KHi đó, họ sẽ chỉ nhận lại được ko là những gì họ muốn mà lại là bi kịch cho chính họ. Dù con người đó đã từng sống, đã là một công dân nhưng những gì mà người ta nhìn thấy ở họ là một sự mơ hồ, dễ phai tan mà ko để lại gì cả. Cuộc sống như thế sẽ là một cuộc "đời thừa", vô ích, chỉ biết vui với chính mình mà thôi.

vd: Vua Lê Tương Dực thời nhà Lê là một ví dụ cho việc dùng quyền lực để thỏa mãn nhu cầu của bản thân chứ ko hề chăm lo đến hạnh phúc của nhân dân. Và kết quả chỉ là cái chết đau lòng mà thôi.

- Câu nói đã khẳng định cho chúng ta thấy rằng: một con người thực sự có ý nghĩa trong cuộc sống ko thể chỉ được xây dựng bằng quyền lực của chính họ mà phải từ sự nỗ lực để đem đến những điều tốt đẹp cho cuộc đời.

Do đó, có một chữ "thường là" trong câu nói.

- Có những con người đã dùng chính quyền lực của mình để vun vén cho cuộc sống của mọi người xung quanh tốt đẹp hơn, và kết quả là họ đã nhận lại niềm vui và sự kính trọng của mọi người xung quanh. Dấu ấn mà họ để lại là ko bao giờ mất đi trong lòng mọi người, dù nó ko được khắc tạc trên đá hay bất cứ thứ chất liệu khó bào mòn nào.

vd: Bác Hồ kính yêu của chúng ta, Người đã dành trọn cuộc đời mình để hiến dâng cho Tổ quốc, cho nhân dân, cho mọi người,...

- Cuộc sống của 1 người trong cuộc đời ko được đo bằng tiền bạc hay quyền lực, những thứ đó chỉ là "dấu ấn trên cát" mà thôi.

=> Câu nói trên như một chỉ dẫn về quan niệm sống cho mỗi chúng ta để hoàn thiện bản thân, cống hiến nhiều hơn cho cuộc đời bằng chính "dấu ấn" mà do sức lực của bản thân tạo ra.

c, Thái độ, bài học:

- Phê phán những người sống chỉ dựa dẫm vào quyền lực.
- TRân trọng, ngợi ca những người biết dùng quyền lực mà bản thân có để cống hiến cho xã hội.

* Bài học:

- Cần phải chọn cho mình một lối sống tích cực, vì cộng đồng.
- Rèn luyện, học tập để cống hiến nhiều hơn cho đất nước.

3. Kết bài: Câu nói có ý nghĩa cho mỗi chúng ta, cho mỗi thời đại để chúng ta sống tốt và tạo được "dấu ấn" riêng, bền vững cho mình giữa cuộc đời.
 
Top Bottom