Mùa xuân của tôi( văn bản lớp 7)

H

hoahongmoila

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Bài văn viết về cảnh sắc & không khí mùa xuân ở đâu? Hoàn cảnh & tâm trạng của tác giả khi viết bài này?
2. Bài văn có thể chia làm mấy đoạn? Nêu nội dung chính của mỗi đoạn & sự liên kết giữa các đoạn.
3. Đọc lại đoạn văn từ " Tôi yêu...mở hội liên hoan" & cho biết:
a) Cảnh sắc mùa xuân Hà Nội & miền Bắc đã được gợi tả như thế nào?
b) Mùa xuân đã khơi dậy sức sống trong thiên nhiên & con ngừơi như thế nào? Những tình cảm gì trỗi dậy mạnh mẽ trong lòng tác giả khi mùa xuân đến?
c) Em có nhận xét gì về giọng điệu & ngôn ngữ của đoạn văn này?
4. Đọc lại đoạn văn từ" Đẹp quá đi" đến hết & tìm hiểu:
a)Không khí & cảnh sắc thiên nhiên từ sau ngày rằm tháng giêng qua sự miêu tả của tác giả.
b) Qua việc tái hiện những cảnh sắc & không khí ấy, tác giả đã thể hiện sự tinh tế, nhạycảm trước thiên nhiên như thế nào?
5.* Nêu cảm nhận của em về cảnh sắc mùa xuân miền Bắc qua ngòi bút tài hoa, tinh tế của tác giả.
 
T

thongoc_97977

Câu 1:Bài văn viết về cảnh sắc và không khí mùa xuân ở đâu? Hoàn cảnh và tâm trạng của tác giả khi viết bài này?
Bài văn viết về cảnh sắc và không khí mùa xuân ở đất Bắc trong những ngày tháng giêng.
Hoàn cảnh và tâm trạng của tác giả: khi mùa xuân đế, tác giả bồi hồi nhớ lại mùa xuân ở miền Bắc, mùa xuân của Hà Nội trong 1 tâm trạng náo nức, tha thiết, nồng nàn và cũng rất trân trọng vẻ đẹp của đời sống, của thiên nhiên, đất nước
.


Câu 2: Bài văn có thể chia làm mấy đoạn? Nêu nội dung chính ủa mỗi đoạn và sự liên kêt giữa các đoạn

Bài văn chia làm 3 đoạn:
đoạn 1: "đầu...mê luyến mùa xuân": tình cảm của con ng` đối với mùa xuân.
đoạn 2:"tiếp theo...mở hội liên hoan": cảnh sắc và ko khí mùa xuân của đất trời và lòng ng`
đoạn 3:"phần còn lại": cảnh sắc riêng của đất trời mùa xuân khoảng sau ngày rằm tháng giêng ở miền Bắc.



Câu 3: Đọc lại đoạn văn từ "Tôi yêu sông xanh, núi tím" đến "mở hội liên hoan" và cho biết :
a, Cảnh sắc mùa xuân Hà Nội và miển Bắc đã được gợi tả như thế nào, qua những chi tiết nào?
b, Mùa xuân đã khơi dậy sức sống trong thiên nhiên và con người như thế nào? Những tình cảm gì trỗi dậy mạnh mẽ trong lòng tác giả khi mùa xuân đến ?


a) cảnh sắc mùa xuân Hà Nội và miền Bắc được miêu tả: tác giả gợi được thời tiết, khí hậu đặc biệt của mùa xuân, vừa có cái lạnh của mưa riêu riêu, gió lành lạnh của mùa đông còn vươn lại, có cái ấm nồng nàn của khí trời mùa xuân. đó còn là âm thanh của tiếng nhạn kêu, tiếng trống chèo, câu hát huê tình của cô gái đẹp. không khí mùa xuân còn được thể hiện trong đời sống gia đình, trong ko khí đoàn tụ êm đềm.
b) mùa xuân đã khơi dậy ở thiên nhiên và con ng` sức sống tiềm tàng và làm cho nó trở nên mạnh mẽ, làm bừng dậy lòng yêu đời, khao khát sống và yêu thương.
qua cách miêu tả này tác giả muốn thể hiện cảnh sắc mùa xuân ở Hà nội và miền Bắc có 1 vẻ đẹp riêng biệt, thơ mộng nhưng cũng dào dạt tình người.
 
O

one_day

5.* Nêu cảm nhận của em về cảnh sắc mùa xuân miền Bắc qua ngòi bút tài hoa, tinh tế của tác giả.
Trong nỗi nhớ da diết của một người con xứ Bắc xa quê, tác giả đã tái hiện lại cảnh mùa xuân Bắc Việt với những ấn tượng êm đềm, dịu ngọt, những cảm nhận tinh tế mà chỉ có những người yêu tha thiết quê hương mới có được. Cảnh mùa xuân trên đất Bắc là cả một cuộc giao hoà của trời đất, của lòng người, của sức sống và tình yêu.
 
H

hien_seohyun

văn 7

Câu 1:Bài văn viết về cảnh sắc và không khí mùa xuân ở đâu? Hoàn cảnh và tâm trạng của tác giả khi viết bài này?
Bài văn viết về cảnh sắc và không khí mùa xuân ở đất Bắc trong những ngày tháng giêng.
Hoàn cảnh và tâm trạng của tác giả: khi mùa xuân đế, tác giả bồi hồi nhớ lại mùa xuân ở miền Bắc, mùa xuân của Hà Nội trong 1 tâm trạng náo nức, tha thiết, nồng nàn và cũng rất trân trọng vẻ đẹp của đời sống, của thiên nhiên, đất nước.

Câu 2: Bài văn có thể chia làm mấy đoạn? Nêu nội dung chính ủa mỗi đoạn và sự liên kêt giữa các đoạn

Bài văn chia làm 3 đoạn:
đoạn 1: "đầu...mê luyến mùa xuân": tình cảm của con ng` đối với mùa xuân.
đoạn 2:"tiếp theo...mở hội liên hoan": cảnh sắc và ko khí mùa xuân của đất trời và lòng ng`
đoạn 3:"phần còn lại": cảnh sắc riêng của đất trời mùa xuân khoảng sau ngày rằm tháng giêng ở miền Bắc.


Câu 3: Đọc lại đoạn văn từ "Tôi yêu sông xanh, núi tím" đến "mở hội liên hoan" và cho biết :
a, Cảnh sắc mùa xuân Hà Nội và miển Bắc đã được gợi tả như thế nào, qua những chi tiết nào?
b, Mùa xuân đã khơi dậy sức sống trong thiên nhiên và con người như thế nào? Những tình cảm gì trỗi dậy mạnh mẽ trong lòng tác giả khi mùa xuân đến ?

a) cảnh sắc mùa xuân Hà Nội và miền Bắc được miêu tả: tác giả gợi được thời tiết, khí hậu đặc biệt của mùa xuân, vừa có cái lạnh của mưa riêu riêu, gió lành lạnh của mùa đông còn vươn lại, có cái ấm nồng nàn của khí trời mùa xuân. đó còn là âm thanh của tiếng nhạn kêu, tiếng trống chèo, câu hát huê tình của cô gái đẹp. không khí mùa xuân còn được thể hiện trong đời sống gia đình, trong ko khí đoàn tụ êm đềm.
b) mùa xuân đã khơi dậy ở thiên nhiên và con ng` sức sống tiềm tàng và làm cho nó trở nên mạnh mẽ, làm bừng dậy lòng yêu đời, khao khát sống và yêu thương.
qua cách miêu tả này tác giả muốn thể hiện cảnh sắc mùa xuân ở Hà nội và miền Bắc có 1 vẻ đẹp riêng biệt, thơ mộng nhưng cũng dào dạt tình người.
__________________
 
B

baobadao2512

Xác nhận giùm mình cái

1. Bài tuỳ bút này tái hiện cảnh sắc thiên nhiên và không khí mùa xuân trong tháng giêng ở Hà Nội và miền Bắc qua nỗi nhớ thương da diết của một người con xa quê.
2. Bài tuỳ bút có thể chia thành ba đoạn:
- Đoạn 1 (Từ đầu đến “mê luyến mùa xuân”): Những cảm nhận về quy luật tình cảm của con người với mùa xuân.
- Đoạn 2 (tiếp theo đến “mở hội liên hoan”): Cảm nhận về cảnh sắc, không khí chung của mùa xuân ở Hà Nội và miền Bắc.
- Đoạn 3 (phần còn lại): Cảnh sắc và không khí mùa xuân sau ngày rằm tháng giêng.
Ba đoạn liên kết với nhau bằng mạch cảm xúc: từ những quy luật tình cảm chung của con người đến những cảm nhận riêng về mùa xuân. Cuối cùng là những cảm nhận sâu sắc về tháng giêng. Đây là mạch cảm xúc được phát triển rất tự nhiên, hợp lôgíc.
3. a) Trong đoạn văn từ “Tôi yêu sông xanh, núi tím” đến “mở hội liên hoan”, cảnh sắc và không khí mùa xuân Hà Nội và miền Bắc đã được gợi tả qua nhiều chi tiết. Trước hết, tác giả đã gợi tả được cái đặc trưng của thời tiết và khí xuân miền Bắc với “mưa rêu rêu, gió lành lạnh”, như từ mùa đông còn vương lại, nhưng lại có cái ấm áp, tràn ngập của khí xuân, hơi xuân. Những âm thanh như tiếng nhạn kêu, tiếng trống chèo, những câu hát huê tình,…hoà quyện trong làn hương ấm áp của nhang trầm, đèn nến, nhất là cái ấm áp toả ra từ không khí gia đình đoàn tụ…Tất cả gợi lên một nét hương sắc không thể nào phai trong tâm hồn của người xa xứ.
b) Không chỉ miêu tả sức sống của mùa xuân từ bên ngoài, tác giả còn thể hiện được sức sống nổi bật của con người trong mùa xuân bằng những hình ảnh đầy gợi cảm và với những hình ảnh so sánh rất cụ thể: “Ngồi yên không chịu được. Nhựa sống trong người căng lên như máu,…những cặp uyên ương đứng cạnh” và “tim người ta dường như cũng trẻ hơn ra, và đập mạnh hơn trong những ngày đông tháng giá”. Đến như cảm nhận về cái rét thì cũng là: “…cái rét ngọt ngào, chứ không còn tê buốt căm căm nữa”.
c) Ngôn ngữ của đoạn văn này là những ngôn từ được chắt lọc tinh tế. Những hình ảnh so sánh vừa cụ thể vừa mới lạ, cùng với cách cảm, cách nghĩ sáng tạo, tất cả được kết hợp trong một thứ giọng điệu vừa sôi nổi, vừa thiết tha khiến cho đoạn văn để lại được nhiều ấn tượng và gợi ra nhiều dư ba.
4. a) Trong đoạn văn còn lại, tác giả tập trung miêu tả những nét riêng của trời đất, thiên nhiên và không khí mùa xuân sau ngày rằm tháng giêng. Đó là thời điểm giao mùa của trời đất, của sự vật, cỏ cây, thời tiết,…Nhiều thứ hoà quyện để tạo nên một sự chuyển giao rất đẹp: “Tết hết mà chưa hết hẳn, … mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn”. Cảnh ấy khiến lòng người cũng đồng điệu theo.
b) Qua việc tái hiện những cảnh sắc và không khí ấy, có thể khẳng định: chính tình yêu và nỗi nhớ da diết đến cháy bỏng đã làm thức dậy bao nỗi niềm trong tâm hồn tác giả, khiến cho ngòi bút của nhà văn trở nên tinh tế và nhạy cảm hơn.
5.* Trong nỗi nhớ da diết của một người con xứ Bắc xa quê, tác giả đã tái hiện lại cảnh mùa xuân Bắc Việt với những ấn tượng êm đềm, dịu ngọt, những cảm nhận tinh tế mà chỉ có những người yêu tha thiết quê hương mới có được. Cảnh mùa xuân trên đất Bắc là cả một cuộc giao hoà của trời đất, của lòng người, của sức sống và tình yêu.
 
Top Bottom