CLB lịch sử Một số sự kiện lịch sử nổi bật trong ngày 6 tháng 7

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Ngày 6/7/371 TCN, trận Leuctra: quân đội Sparta bị quân của thành bang Thebes đánh bại. Trận Leuctra (trong tiếng Việt đọc là Lớt) là trận đại chiến giữa 2 đội quân nổi tiếng là Thebes và Sparta. Khi đó, người Sparta đánh đâu thắng đó, họ lần lượt tiêu diệt các thành bang lân cận để đi đến thống nhất Hy Lạp, tất cả đều thuận lợi. Với đội hình Phalanx của mình, quân đội Sparta làm mưa làm gió khắp nơi. Đó là đội hình quân sự số đông, hình chữ nhật, thường được trang bị giáo, kích lớn cho bộ binh nặng! Nhìn từ xa nó sẽ như 1 con nhím khổng lồ với những chiếc giáo dài chĩa ra xung quanh, sẵn sàng đâm thủng, nghiến nát những kẻ thù phía trước. Hơn thế nữa, quân Sparta được đánh giá cao hơn nhiều bởi kinh nghiệm chiến đấu, vượt trội về tương quan lực lượng khi có hơn 10.000 quân bộ và 1.000 kỵ binh, con số này ở quân Thebes lần lượt là 6.000 và 1.000. Quá khác biệt đói với 1 trận đánh thời cổ đại. Sau khi hạm đội hải quân Athens (lãnh đạo liên minh Delos) đại bại tại Aegospotami (405 TCN), người Sparta (lãnh đạo liên minh Peloponnesus), trở thành bá chủ Hi Lạp. Họ đòi các thành bang khác phải thần phục nhưng Thebes, một đồng minh cũ của Athens không cam chịu thực tế đó, trận Leuctra (371 TCN) nổ ra trong bối cảnh này.
+ Diễn biến
- Giai đoạn 1: Epaminondas dùng ưu thế số lượng kỵ binh Thebes đẩy lui cuộc tấn công của kỵ binh Sparta.
- Giai đoạn 2: vua Cleombrotus I tung bộ binh nặng đột phá cánh phải có lực lượng mỏng của quân Thebes.
Quân Thebes tuy bị đẩy lui do lực lượng yếu hơn nhưng vẫn giữ được đội hình chiến đấu để cầm cự theo đúng ý đồ của Epaminondas.
Lúc này tuyến nghiêng của quân Thebes càng rõ rệt do cánh phải lùi dần về phía sau. Ở cánh trái đội hình, với mật độ dày đặc và thiện chiến hơn, quân Thebes giáng cho chủ lực Sparta đòn quyết định: 1.000 binh sỹ tử thương trong đó có cả vua Cleombrotus I.
- Giai đoạn 3: đội hình Thebes đã hình thành một tuyến nghiêng nên Epaminondas cho cánh trái đội hình đánh tạt sườn cánh trái quân Sparta. Đòn tạt sườn được phối hợp bởi cuộc phản công ở chính diện và mũi kỵ binh tập hậu đã dẫn đến chiến thắng hoàn toàn của quân Thebes.
Cánh trái quân Sparta chủ yếu gồm những binh sĩ trong liên minh với tinh thần chiến đấu không cao, khi thấy cánh phải bị phá vỡ đã nhanh chóng rút lui. Kết cục, quân Sparta thua thảm, vua Cleombrotus cũng bỏ mạng trong khi số còn lại bắt buộc phải rút lui trong sự kinh hãi bởi những điều không tưởng vừa xảy ra! Quân Thebes mở cuộc truy kích cho đến khi quân Thessaly kéo tới thuyết phục họ ngừng lại. Cũng từ đó, đế chế Sparta hùng mạnh cũng dần lụi tàn, Thebes áp đặt sự thống trị của mình lên toàn lãnh thổ Hy Lạp cổ đại!
Với trận đánh này, Epaminondas trở thành "người đầu tiên phát hiện ra nguyên tắc chiến thuật vĩ đại, mà cho đến ngày nay nó vẫn được vận dụng để giành thắng lợi trong hầu hết các trận quyết chiến, đó là: phân phối bộ đội không đồng đều trên toàn chiến tuyến nhằm mục đích tập trung lực lượng cho đòn tấn công chủ yếu trên đoạn quyết định" (lời Friedrich Engels)
Trận Leuctra cùng nguyên tắc tập trung ưu thế lực lượng vào không và thời gian xác định hay còn gọi là nguyên tắc Epaminondas ngày nay được giảng dạy ở tất cả các học viện quân sự danh tiếng trên thế giới. Nó cũng là nguồn cảm hứng chiến thuật của Friedrich II Đại Đế, Napoleon, Suvorov, Zhukov hay Võ Nguyên Giáp trong trận Điện Biên Phủ.

Ngày 6/7/1921, quân cách mạng Mông Cổ phối hợp với quân cách mạng Nga Xô-viết đánh bại quân Bạch vệ Nga ở Urga (nay là Ulaanbaatar). Sau khi cách mạng Tân Hợi giành thắng lợi ở Trung Quốc năm 1911, vùng Ngoại Mông tuyên bố độc lập và lập chính quyền mới do vua Bogd Gegeen đứng đầu (1911 - 1924). Từ sau năm 1912, Nga và Trung Hoa Dân quốc tranh giành ảnh hưởng ở Mông Cổ. Năm 1918, lợi dung nước Nga bận rộn sau cách mạng tháng Mười Nga 1917, một đội quân Bạch vệ Nga tiến hành xâm nhập vào Mông Cổ. Chính quyền Mông Cổ bèn thỉnh cầu Trung Hoa Dân quốc giúp đỡ để duy trì quyền tự trị, nhưng chính quyền Trung Hoa Dân quốc của Đoàn Kỳ Thuỵ bác bỏ và đến năm 1919, một đội quân Trung Hoa Dân quốc do tướng Từ Thụ Tranh đến áp đặt nền thống trị lên Mông Cổ. Mùa xuân năm 1921, ở miền Bắc Mông Cổ đã thành lập những đơn vị du kích. Ngày 1-3-1921, Hội nghị của các đại biểu du kích được triệu tập và chuyển thành Đại hội thành lập Đảng Nhân dân cách mạng Mông Cổ. Đại hội đã thông qua nghị quyết về việc tiến hành cuộc cách mạng nhân dân nhằm giải phóng đất nước, xây dựng chính quyền độc lập của nhân dân lao động. Ngày 13-3, chính phủ nhân dân lâm thời Mông Cổ được thành lập ở Tơrôixôcốt, do Dogsomyn Bodoo đứng đầu. Các đơn vị du kích hợp nhất thành Quân đội nhân dân Mông Cổ do Xukhê Bato làm tổng tư lệnh. Quân đội đội nhân dân đã đánh đuổi quân đội chiếm đóng Trung Quốc khỏi miền Bắc Mông Cổ. Đầu tháng 7 – 1921, Unghéc mở cuộc tấn công Tơrôixôcốt hòng tiêu diệt lực lượng cách mạng Mông Cổ. Cùng với Quân đội nhân dân Mông Cổ, Hồng quân Xô viết theo yêu cầu giúp đỡ của Chính phủ Mông Cổ, đã chiến đấu suốt 3 ngày ở Tơrôixôcốt đánh bại quân bạch vệ Nga Unghéc. Sau đó, Unghéc lại một lần nữa mang tàn quân xâm nhập lãnh thổ Nga Xô viết. Cuộc tấn công này cũng thất bại, bản thân Ungghéc bị bắt sống. Thành phố Urga được giải phóng. Với sự giúp đỡ của quân đội Xô viết, Quân đội nhân dân Mông Cổ đã giải phóng toàn bộ lãnh thổ Mông Cổ. Ngày 10-7-1921, chính phủ phong kiến Boócđô Ghêghen (Bogd Gegeen) chính thức chuyển giao chính quyền cho Chính phủ nhân dân Mông Cổ.
 
Top Bottom