[Lý 11] BT Quang Hình

M

mcdat

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Quang hình có thể xem là 1 phần khó chịu nhất của Lý do phải dùng nhiều tính chất của hình phẳng nên hầu như ai cũng ngại khi gặp chúng . Mình thấy trên hocmai chưa có topic nào nói sâu về vấn đề này cả. Vì vậy topic này xin dành để post những bài quang mà mọi người cảm thấy hay, gần với thi ĐH hay các cuộc thi khác. Rất mong mọi người hưởng ứng.

Mở đầu mình xin mở đầu bằng 1 bài trong kì thi HSG 11 trường mình năm học 2007-2008

Đề bài:

Một chậu nước có đáy tráng bạc . Lớp nước trong chậu dày 10 cm. Chiết suất của nước là [TEX]\huge n=\frac{4}{3}[/TEX]

a: Chiếu 1 chùm tia sáng đơn sắc nghiêng [TEX]\huge 45^0[/TEX] so với mặt nước . Tính khoảng cách từ điểm tới đi vào mặt nước đến điểm ló ra của tia sáng khỏi mặt nước.

b: Một người soi mặt mình vào chậu nước sẽ thấy ảnh của mắt mình cách xa bao nhiêu nếu người ấy cách mặt nước 10 cm
 
X

xilaxilo

Một chậu nước có đáy tráng bạc . Lớp nước trong chậu dày 10 cm. Chiết suất của nước là [TEX]\huge n=\frac{4}{3}[/TEX]

a: Chiếu 1 chùm tia sáng đơn sắc nghiêng [TEX]\huge 45^0[/TEX] so với mặt nước . Tính khoảng cách từ điểm tới đi vào mặt nước đến điểm ló ra của tia sáng khỏi mặt nước.

b: Một người soi mặt mình vào chậu nước sẽ thấy ảnh của mắt mình cách xa bao nhiêu nếu người ấy cách mặt nước 10 cm

a/ [TEX]sinr=\frac{sini}{n}=\frac{sin45}{4/3} \Rightarrow r=32,03[/TEX]

k/c cần tìm: [TEX]d =2.10.tanr=12,5cm[/TEX]

tính sai ở đâu mà ds hơi điêu dân

b/ ko bit làm :)):)):))
 
Last edited by a moderator:
M

mcdat


a/ [TEX]sinr=\frac{sini}{n}=\frac{sin45}{4/3} \Rightarrow r=32,03[/TEX]

k/c cần tìm: [TEX]d =\frac{2.10}{tanr}=32cm[/TEX]

tính sai ở đâu mà ds hơi điêu dân

b/ ko bit làm :)):)):))

Sai rồi Xi . khoảng cách làm gi to như vậy . Xem lại biểu thức đi

Câu b có gì đâu , nó gần giống bài 4 hay bài 5 trong bài " Khúc xạ as " trong SGK thôi mà

%%-%%-%%-

 
M

mcdat

đúng câu b ko làm dc mà

Xi tính hok dc

:D:D:D

Hiz. Không ai làm được cả có lẽ bài hơi khó

Câu a trong lời gải của Xi phải đổi lại nhân với tan r chứ không phải chia

Câu b có 2 cách làm

C1: Xét sự tạo ảnh của gương qua lưỡng chất phẳng là nước

Ảnh của gương sẽ dịch chuyển lên phía trên 1 đoạn [TEX] \Delta = e(1-\frac{1}{n})[/TEX]

CT này đã có trong SBT bài 6.3 hay 6.4 gì đó hoặc đã có trong bài 4 hay 5 gì đó trong SGK như mình đã nói mà họ yêu cầu mình làm

Sau đó xét sự tạo ảnh của Mắt người đối với gương mới ( tức là ảnh của gương tạo bởi lưỡng chất phẳng ) . Chú ý là khỏang cách từ người tới gương mới đã giảm một khoảng là [TEX]\Delta[/TEX]

Cách này có thể tóm gọn trong sơ đồ tạo ảnh sau

[TEX]G \longrightarrow^{lcp} G ' \\ M \longrightarrow^{G '} M ' [/TEX]

M' chính la ảnh mà người nhìn thấy

C2: Đầu tiên xét sự tạo ảnh của mắt người qua mặt nước ( đóng vai trò bản mặt song song ) . Sau đó xét tiếp sự tạo ảnh qua gương và cuối cùng là xét sự tạo ảnh qua mặt nước . Cách này có thể tóm gọn là

[TEX]M \longrightarrow^{bm //} M_1 \longrightarrow^{G} M_2 \longrightarrow^{bm //} M_3[/TEX]

M3 chính là ảnh mà người nhìn thấy

Nếu ai chưa hiểu chỗ nào có thể cho ý kiến %%-%%-
 
M

mcdat

Tiếp 1 quang này. Đây là 1 bài trong đề KT 1 tiết của mình

Một người thợ lặn ở dưới đáy hồ . Khi nhìn lên mặt nước thì người đó thấy những vật ở dưới đáy cách mình từ khoảng 15m . Biết mắt người đó cách đáy hồ 1,5m.

a: Giải thích hiện tượng

b: Tính chiều sâu của hồ
 
T

tuyetnhung198

Tiếp 1 quang này. Đây là 1 bài trong đề KT 1 tiết của mình

Một người thợ lặn ở dưới đáy hồ . Khi nhìn lên mặt nước thì người đó thấy những vật ở dưới đáy cách mình từ khoảng 15m . Biết mắt người đó cách đáy hồ 1,5m.

a: Giải thích hiện tượng

b: Tính chiều sâu của hồ

a: Hiện tượng này là hiện tượng phản xạ toàn phần. Người thợ lặn ở dưới đáy hồ nên khi người ấy nhìn lên mặt nước thì không thể nhìn thấy những vật dưới đáy hồ do hiện tượng khúc xạ được vì chiết suất nước lớn hơn không khí nên góc khúc xạ > góc tới nên đường kéo dài của nó không thể tới mắt người . Vì thế chỉ có thể do hiện tượng phản xạ toàn phần

b: Từ GT suy ra góc phản xạ chính là góc giới hạn . Vẽ hình ta tính được 7,34m

:)>-:)>-

Bài này là 1 bài trong Giải Toán Vật Lý mà.

Còn bài nào post tiếp đi Đạt :):)
 
M

mcdat

Tiếp 1 bài nữa naz . Đây là 1 bài trong đề KT 1 tiết của lớp mình

Một lưỡng chất phẳng chiết suất n = 1,5 & dày l = 1cm. Một điểm sáng S đăt trước lưỡng chất phẳng . Mặt sau lưỡng chất phẳng ( # phía với S ) người ta đem tráng bạc . Sau khi quan sát thì người ta thấy có 2 ảnh của S, 1 ảnh mờ và 1 ảnh rõ

a: Giải thích hiện tượng

b: Tính khoảng cách 2 ảnh đó
 
O

oack

Tiếp 1 bài nữa naz . Đây là 1 bài trong đề KT 1 tiết của lớp mình

Một lưỡng chất phẳng chiết suất n = 1,5 & dày l = 1cm. Một điểm sáng S đăt trước lưỡng chất phẳng . Mặt sau lưỡng chất phẳng ( # phía với S ) người ta đem tráng bạc . Sau khi quan sát thì người ta thấy có 2 ảnh của S, 1 ảnh mờ và 1 ảnh rõ

a: Giải thích hiện tượng

b: Tính khoảng cách 2 ảnh đó

ko có k/c từ S đến lưỡng chất à >''< hay mình hiểu sai nhẩy ^^
a/ đó là do 2 hiện tượng khúc xạ và p/xạ
b/ gọi ảnh của tia khúc xạ là S', tia p/x là S1 điểm tới I ; dễ c/m đc SS'I cân lên[TEX] H'S'=H'S[/TEX](H' là giao điểm hạ vuông góc của S với mặt lưỡng chất bên dưới)
có [TEX]SS'=l.(1-\frac{1}{n})=1.(1-\frac{1}{1,5})=\frac{1}{3}[/TEX]
gọi k/c của S-> mặt lưỡng chất là h -> [TEX]H'S'=h-\frac{1}{3}[/TEX]
->[TEX] S'S_1=2(h-\frac{1}{3})[/TEX]
thanks ông nhìu lém ^^
 
M

mcdat

ko có k/c từ S đến lưỡng chất à >''< hay mình hiểu sai nhẩy ^^
a/ đó là do 2 hiện tượng khúc xạ và p/xạ
b/ gọi ảnh của tia khúc xạ là S', tia p/x là S1 điểm tới I ; dễ c/m đc SS'I cân lên[TEX] H'S'=H'S[/TEX](H' là giao điểm hạ vuông góc của S với mặt lưỡng chất bên dưới)
có [TEX]SS'=l.(1-\frac{1}{n})=1.(1-\frac{1}{1,5})=\frac{1}{3}[/TEX]
gọi k/c của S-> mặt lưỡng chất là h -> [TEX]H'S'=h-\frac{1}{3}[/TEX]
->[TEX] S'S_1=2(h-\frac{1}{3})[/TEX]
thanks ông nhìu lém ^^

Sai hoàn toàn . Nghĩ lại đi nhá Oack , Không đơn giản thế đâu :):):):)
 
O

oack



Sai hoàn toàn . Nghĩ lại đi nhá Oack , Không đơn giản thế đâu :):):):)
ko đơn giản vì nó quá đơn giản à ;)) tôi bị sai hoàn toàn ư? b-( câu a/ nói cũng bị sai sao?
câu a/ tôi nghĩ ko sai mà >''< nó là do hiện tượng khúc xạ ánh sáng & phản xạ mà >''< chẳng nhẽ là vì lí do khác?
câu b/ >''< sai thật rồi :p mai ktra chắc chít mứt :( tôi giải lại naz >''< mà thôi giải chưa chắc đã đúng :( tôi nghĩ lại kq của tui [TEX]= \frac{1}{3}[/TEX] :D ông cho tui kq naz ^^ nếu ko ra tui sẽ hỏi cách làm sau >''<
 
M

mcdat

ko đơn giản vì nó quá đơn giản à ;)) tôi bị sai hoàn toàn ư? b-( câu a/ nói cũng bị sai sao?
câu a/ tôi nghĩ ko sai mà >''< nó là do hiện tượng khúc xạ ánh sáng & phản xạ mà >''< chẳng nhẽ là vì lí do khác?
câu b/ >''< sai thật rồi :p mai ktra chắc chít mứt :( tôi giải lại naz >''< mà thôi giải chưa chắc đã đúng :( tôi nghĩ lại kq của tui [TEX]= \frac{1}{3}[/TEX] :D ông cho tui kq naz ^^ nếu ko ra tui sẽ hỏi cách làm sau >''<

ĐS nè

Câu a :

Một ảnh mờ là ảnh mà tạo ra khi ánh sáng của S tới mặt phân cách thứ nhất thì phản xạ trờ lại

Một ảnh rõ là ảnh tạo ra sau khi đi qua mặt phân cách thứ I rồi phản xạ trên gương , sau khúc xạ ra ngoài không khí và tới mắt người

Câu b:

Khoảng cách là 4 / 3
 
O

oack



ĐS nè

Câu a :

Một ảnh mờ là ảnh mà tạo ra khi ánh sáng của S tới mặt phân cách thứ nhất thì phản xạ trờ lại

Một ảnh rõ là ảnh tạo ra sau khi đi qua mặt phân cách thứ I rồi phản xạ trên gương , sau khúc xạ ra ngoài không khí và tới mắt người

Câu b:

Khoảng cách là 4 / 3
a/ giải thích như ông là kq đúng hử?
+ tại sao tới mặt phân cách thứ I nó lại bị phản xạ đc? nó sẽ bị khúc xạ chứ :) vì mặt sau của nó mới tráng bạc cơ mà tức là nó vẫn truyền vào trong vật qua mặt lưỡng chất 1 sau đó khúc xạ truyền tới mặt lưỡng chất 2 rùi mới bị phản xạ chứ >''< mà có gương à ;;) ông có thể vẽ hình để nói rõ hơn OK?
nếu câu a x/đ ảnh sai thì k/c tính cũng sai >''< cần x.đ đúng vị trí ảnh đã :)
 
M

mcdat

a/ giải thích như ông là kq đúng hử?
+ tại sao tới mặt phân cách thứ I nó lại bị phản xạ đc? nó sẽ bị khúc xạ chứ :) vì mặt sau của nó mới tráng bạc cơ mà tức là nó vẫn truyền vào trong vật qua mặt lưỡng chất 1 sau đó khúc xạ truyền tới mặt lưỡng chất 2 rùi mới bị phản xạ chứ >''< mà có gương à ;;) ông có thể vẽ hình để nói rõ hơn OK?
nếu câu a x/đ ảnh sai thì k/c tính cũng sai >''< cần x.đ đúng vị trí ảnh đã :)

Nhà Oack có cái kính nào không: kính cận, kính lão , kính viễn , kính không số ........ hay cái kính cửa sổ cũng được :D:D:D
Nhìn vào mấy cái kính ấy xem có thấy ảnh mình mờ mờ không . Nếu không thấy mờ mờ thì đó đó là kính dởm rồi :D:D .

Chính hiện tượng phản xạ ngay tại mặt phân cách thứ nhất đã tạo ảnh mà ta thấy nó mờ mờ

Còn nếu Oack cho 1 cái gương đặt sau cái kính đó sẽ thấy ảnh mình rõ hơn nhiều .

Vậy ko phải là thấy 2 ảnh, 1 mờ 1 rõ là gì ;);)

Từ đó làm câu b ko khó gì
 
T

tuyetnhung198

Một bài quang ý nghĩa

Cho 1 THHT có tiêu cự f=12 cm . Một người đặt mắt trước TK và mắt nằm trên trục TK. Phía sau TK, khác phía với mắt đặt 1 vật nhỏ AB cách TK là 4 cm (A nằm trên trcụ chính). Tại 1 điểm P cách A một khoảng 2 cm người ta đặt 2 gương phẳng nghiêng 1 góc 45 độ so với trục chính và có mặt phản xạ quay về phía TK . Giao điểm của 2 gương là P . Người đó thấy có 2 ảnh của AB ngược chiều nhau và có góc trông vật là như nhau . Xác định khoảng cách từ mắt người tới TKHT

TK1.jpg
 
Top Bottom