[LTĐH] Thảo luận các bài tập phục vụ ôn thi ĐH - CĐ 2011

Y

yuyuvn

catot của một tế bào quang điện là một tấm kim loại phẳng có giới han quang điện là 0.36*10^-6m
chiếu vào catot bức xạ có bước sóng 0.33*10^-6m.anot là tấm kim loại phẳng đối diện với catot va cách catot 1cm giữa chúng có hiệu điện thế Uak=12V.bán kính lớn nhất của vùng trên bề mặt anot có e dập tới là:
A:3.21cm B:3.21m C:2.27cm D:1cm

Hic, cái bài bán kính ở trên em nhìn nhầm sang bài này. Thực sự bài này em mới không hiểu :-S.

Tiện thế cho em hỏi luôn, phần quang điện này em không rõ lắm :(. [TEX]U_{AK}[/TEX] (hiệu điện thế giữa anot và catot) là do người ta đặt vào hay do dòng electron đi từ catot đên anot tạo ra ạ? Có phải nếu[TEX] U_{AK}[/TEX] dương thì vận tốc ở anot > vận tốc ban đầu cực đại khi bứt ra khỏi catot và ngược lại không ạ?
 
Last edited by a moderator:
R

rocky1208

2.Một con lăc slof xo thẳng đứng gồm khối lượng m=100g và lò xo có độ cứng k=100N/m .Kéo vật m xuống đên svij trí xo dãn 3 cm rồi thả nhẹ cho dao động.Thời gian từ lúc thả đến lúc nó đi qua VT lực đàn hồi của lò xo có độ lớn nhỏ nhất là

  • 1/15s
  • 1/5
  • 2/15
  • 1/10



A ơi kéo vật xuống vị trí lò xo dãn 3cm thì A + delta(l) = 3cm nên A = 2cm thôi ạ. Bài này ra 1/15(s) :D
OK. Anh nhầm là kéo vật dãn thêm 3 cm nữa :) Còn phương pháp làm chỉ cần ốp cái đường trò như a làm là ok :)
 
R

rocky1208

catot của một tế bào quang điện là một tấm kim loại phẳng có giới han quang điện là 0.36*10^-6m
chiếu vào catot bức xạ có bước sóng 0.33*10^-6m.anot là tấm kim loại phẳng đối diện với catot va cách catot 1cm giữa chúng có hiệu điện thế Uak=12V.bán kính lớn nhất của vùng trên bề mặt anot có e dập tới là:
A:3.21cm B:3.21m C:2.27cm D:1cm

Hic, cái bài bán kính ở trên em nhìn nhầm sang bài này. Thực sự bài này em mới không hiểu :-S.

Tiện thế cho em hỏi luôn, phần quang điện này em không rõ lắm :(. [TEX]U_{AK}[/TEX] (hiệu điện thế giữa anot và catot) là do người ta đặt vào hay do dòng electron đi từ catot đên anot tạo ra ạ? Có phải nếu[TEX] U_{AK}[/TEX] dương thì vận tốc ở anot > vận tốc ban đầu cực đại khi bứt ra khỏi catot và ngược lại không ạ?
1. Em nhìn hình vẽ nhé
32.png


Bán kính quỹ đạo max khi ba đầu e bật ra theo phương // với bản cực. Do chịu tác dụng của lực điện trường thì nó bị lệch dần về phía bản (+). Em tưởng tượng xoay cái hình lại nằm ngang thì e tương tự vật bị ném ngang, ok? :)

Lực điện: [TEX]F=qE=\frac{eU}{d}[/TEX]
Gia tốc: [TEX]a=\frac{F}{m}=\frac{eU}{dm}[/TEX] (cái a nằy tương tự g trong chuyển động ném ngang.

Thời gian e đến cực dương thỏa mãn: [TEX]d=\frac{1}{2}at^2[/TEX] (tương tự thời gian để vật rơi tự do trong ném ngang)

Từ đó tính được t, còn tầm xa hay bán kính cực đại: [TEX]R=v_0t[/TEX]. Tính [TEX]v_0[/TEX] nhờ công thức Einstein.

CÒn lại bước thay số em tự tính nốt nhé :)

2. [TEX]U_{AK}[/TEX] là do người ta đặt vào em ạ. Bình thường nếu ko đặt [tex]U_{AK}[/tex] thì vẫn có thể xuất hiện dòng điện được khi chiếu ánh sáng có bước sóng thích hợp (bước sóng nhỏ)

Vận tốc max ở anot nếu có [TEX]U_{AK}>0[/TEX] sẽ lớn hơn vì e được tăng tốc trong điện trường với gia tốc [TEX]a=\frac{F_d}{m}=\frac{eU}{dm}[/TEX].
 
Last edited by a moderator:
Y

yuyuvn

Vậy thì vận tốc của electron tại thời điểm bất kỳ có tính được không ạ?
 
R

rocky1208

Vậy thì vận tốc của electron tại thời điểm bất kỳ có tính được không ạ?

Xét hình vẽ:
Theo phương thẳng đứng lên trên: e chuyển động thẳng đều với [TEX]v_y=v_{0max}[/TEX].
Theo phương ngang hướng từ bản âm -> dương: vật chuyển động nhanh dần đều với [TEX]v_x=at[/TEX]. Từ công thức này tại thời điểm t em hoàn toàn biết [TEX]v_x[/TEX]

Vậy vận tốc toàn phần tính theo pithagore: [TEX]v=\sqrt{v_x^2+v_y^2}[/TEX].
Như anh đã nói ở trên, vấn đề này hoàn toàn giống vật ném ngang (nhưng phải xoay hình) :)
 
A

ari_10

thí nghiệm giao thoa ánh sáng bằng khe Yâng với ánh sáng đơn sắc có bước sóng [TEX]\lambda[/TEX]. NGười ta đo khoảng cách giữa các vân sáng và tối nằm cạnh nhau là 1mm. Trong khoảng giữa hai điểm M, N trên màn và ở hai bên so với vân trung tâm, cách vân trung tâm lần lượt là 6mm và 7mm có bao nhiêu vân sáng?
A:5 vân B: 7 vân C: 6 vân D: 9 vân
giải thick hộ mình tại sao đáp án lại là 6 mà ko phải là 7, đáp án của mình là 7
 
R

rocky1208

thí nghiệm giao thoa ánh sáng bằng khe Yâng với ánh sáng đơn sắc có bước sóng [TEX]\lambda[/TEX]. NGười ta đo khoảng cách giữa các vân sáng và tối nằm cạnh nhau là 1mm. Trong khoảng giữa hai điểm M, N trên màn và ở hai bên so với vân trung tâm, cách vân trung tâm lần lượt là 6mm và 7mm có bao nhiêu vân sáng?
A:5 vân B: 7 vân C: 6 vân D: 9 vân
giải thick hộ mình tại sao đáp án lại là 6 mà ko phải là 7, đáp án của mình là 7
Khoảng cách giữa vân tối và vân sáng cạnh nhau là [TEX]\frac{1}{2}i[/TEX]. Vậy [TEX]i=2 mm[/TEX].

Tại vị trí [TEX]x=6 cm[/TEX]. Ta có [TEX]\frac{6}{i}=3[/TEX] vậy ở đó là vân sáng bậc 3. Tính cả biên , ko tính vân trung tâm có 3 vân sáng [TEX]k=1,2,3[/TEX]
Tại vị trí [TEX]x=7[/TEX] bên kia màn. Ta có [TEX]\frac{7}{i}=3,5[/TEX] tức [TEX]k+\frac{1}{2}=3+\frac{1}{2} \Rightarrow k=3 [/TEX]. Vậy ở đó có vân tối bậc 4. Ko tính vân trung tâm có 3 vân sáng nữa [TEX]k=1,2,3[/TEX]

Tổng cộng cả hai bên sẽ có [TEX]3+3+1=7[/TEX] nếu tính cả vân sáng ở biên (ứng với[TEX]x=6 mm[/TEX])

Tuy nhiên đề dùng từ KHOẢNG nên ta ko tính biên -> có 6 vân sáng. Nếu dùng từ ĐOẠN thì mới tính cả biên là 7 vân sáng.

p/s: haizz, mấy thầy bẫy cả cái kiểu này nữa :| làm tốt lý phải am hiểu cả văn và tâm lý học nữa, đúng là thi được khối A phải giỏi toàn diện ;))
 
Last edited by a moderator:
D

ducthinh93

A ơi giúp e bài này với ạ :d

Có 2 nguồn sóng S1 S2 có pt: u1=u2=acos100pit (mm). Chỉ xét những điểm trên bề mặt chất lỏng dao động vs biên độ cực đại và cùng phía so với đường trung trực của S1,S2.Nếu coi đg thứ nhất là đg qua điểm M1 có hiệu số d1-d2 = 10cm thì đg thứ 9 là đg qua điểm M2 có hiệu số d'1-d'2 = 14cm. Tìm bước sóng?
 
M

meoxinhtuoi

Mình giupf bạn dc không??? Khách sáo tí nak. Thế này nhé
Denta1=10=K lamda
denta2 =14=(k+8) lamda
ó ĐÂY đường 1 không đông nghìa với vân 1 nge.
Trừ 2 vế=>4=8 lamda=> lamda=
 
N

no.one

Bài này em nghĩ là nguồn điện này gồm dòng xoay chiều và dòng 1 chiều, nhưng do trong mạch có tụ điện nên dòng 1 chiều không đi qua được :-". Vì thế vứt phần đuôi 100V đi, ta tính được ra đáp án A.50W ~.~
Cảm ơn bạn .Bài đó chuẩn quá rồi :D

thí nghiệm giao thoa ánh sáng bằng khe Yâng với ánh sáng đơn sắc có bước sóng [TEX]\lambda[/TEX]. NGười ta đo khoảng cách giữa các vân sáng và tối nằm cạnh nhau là 1mm. Trong khoảng giữa hai điểm M, N trên màn và ở hai bên so với vân trung tâm, cách vân trung tâm lần lượt là 6mm và 7mm có bao nhiêu vân sáng?
A:5 vân B: 7 vân C: 6 vân D: 9 vân
Một bài này tương tự bài trên em cũng thắc mắc nhờ Anh và các bạn xem hộ
1.Trong phòng thí nghiệm iang : a=4mm , D=2m trong phạm vi giữa 2 điểm P,Q đối xứng nhau qua vân sáng trung tâm có 11 vân sáng tại P và Q có vân sáng , PQ=3mm, bước sóng cuả a/s trong thí nghiệm trên là bao nhiêu
 
R

rocky1208

A ơi giúp e bài này với ạ :d

Có 2 nguồn sóng S1 S2 có pt: u1=u2=acos100pit (mm). Chỉ xét những điểm trên bề mặt chất lỏng dao động vs biên độ cực đại và cùng phía so với đường trung trực của S1,S2.Nếu coi đg thứ nhất là đg qua điểm M1 có hiệu số d1-d2 = 10cm thì đg thứ 9 là đg qua điểm M2 có hiệu số d'1-d'2 = 14cm. Tìm bước sóng?

Hình vẽ:
36.png


Do hai nguồn đồng pha nên vân cực đại xác định bởi [TEX]d_2-d_1=k\lambda[/TEX], và vân trung tâm là cực đại ứng với [TEX]k=0[/TEX]
Theo giả thiết:
  • [TEX]d_2-d_1=k.\lambda=10 (cm)[/TEX]
  • [TEX]d_2\prime-d_1\prime=(k+8).\lambda=14 (cm)[/TEX]
Trừ thằng dưới cho thằng dưới -> [TEX]\lambda=\frac{4}{8}=0,5 (cm)[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
R

rocky1208

1.Trong phòng thí nghiệm iang : a=4mm , D=2m trong phạm vi giữa 2 điểm P,Q đối xứng nhau qua vân sáng trung tâm có 11 vân sáng tại P và Q có vân sáng , PQ=3mm, bước sóng cuả a/s trong thí nghiệm trên là bao nhiêu

Bài này anh nghĩ là ko tính PQ vì người ta nói:
trong phạm vi giữa 2 điểm P,Q

Vì vậy tính cả hai vân biên nữa là 13 vân sáng, ứng với 12 khoảng vân. Vậy [TEX]12i=3 \Rightarrow i=0,25 (mm) \Rightarrow \frac{D\lambda}{a}=0,25 \Rightarrow \lambda=0,125 \mu m[/TEX]
 
N

no.one

Bài này anh nghĩ là ko tính PQ vì người ta nói:
Cảm ơn anh. mấy bài đó đúng là mỗi người suy nghĩ một kiểu .:(
1.Trong thí nghiệm Iang , khoảng cách từ vân trung tâm đến vân sáng thứ 5 là 3mm , biêt khoảng cách giữa 2 khe là 1, 5mm , khoảng cách từ khe đến màn qua sát là 1, 8 m. Bước sóng của ánh sáng đơn sắc dùng trong thí nghiệm là bao nhiêu

Anh cho em hỏi :
  • dòng điện không đổi có đi qua cuộn cảm không aj.nếu đi qua thì sao có bài " Cho dòng điện không đổi U=40 V đi qua cuộn dây I=1 A thì ta lại ==> được R=40 mà không pahir là Z=40 với Z[TEX]=\sqrt{R^2+Z^2_L}[/TEX]
  • bức xạ ngắn nhất của hidro có phải là [TEX]\lambda_{62}[/TEX]
 
R

rocky1208

Cảm ơn anh. mấy bài đó đúng là mỗi người suy nghĩ một kiểu .:(
1.Trong thí nghiệm Iang , khoảng cách từ vân trung tâm đến vân sáng thứ 5 là 3mm , biêt khoảng cách giữa 2 khe là 1, 5mm , khoảng cách từ khe đến màn qua sát là 1, 8 m. Bước sóng của ánh sáng đơn sắc dùng trong thí nghiệm là bao nhiêu

Anh cho em hỏi :
  • dòng điện không đổi có đi qua cuộn cảm không aj.nếu đi qua thì sao có bài " Cho dòng điện không đổi U=40 V đi qua cuộn dây I=1 A thì ta lại ==> được R=40 mà không pahir là Z=40 với Z[TEX]=\sqrt{R^2+Z^2_L}[/TEX]
  • bức xạ ngắn nhất của hidro có phải là [TEX]\lambda_{62}[/TEX]
1. Dòng điện không đổi có đi qua cuộn cảm. Nhưng ko gây ra cảm kháng :) Vì vậy nó như một điện trở thuần có r thôi (vì ko có [TEX]\omega[/TEX] nên [TEX]Z_L=0[/TEX])

2. Quang phổ vạch có bước sóng ngắn nhất ứng với năng lượng cao nhất phải ứng với bức xạ sinh ra khi e nhảy từ lớp xa nhất vào lớp gần hạt nhân nhất (lớp K, hay n=1). Như vậy nó nằm trong dãy Lyman. Nếu đề cho [TEX]n=6[/TEX] là lớp ngoài cùng nhất thì [TEX]\lambda_{61}[/TEX] mới là bức xạ có [TEX]\lambda[/TEX] ngắn nhất.
 
P

pooohlinh

Có câu này mọi người giúp với:
Trong quang phổ của nguyên tử hidro,bước sóng của vạch quang phổ thứ nhất trong dãy laiman là landa_o=122 nm, của 2 vạch H_anfa và H_bêta lần lượt là landa_1=656 nm và landa_2=486 nm .Tìm bước sóng hai vạch kế tiếp trong dãy laiman.
 
Last edited by a moderator:
C

chickengold

Có câu này mọi người giúp với:
Trong quang phổ của nguyên tử hidro,bước sóng của vạch quang phổ thứ nhất trong dãy laiman là landa_o=122 nm, của 2 vạch H_anfa và H_bêta lần lượt là landa_1=656 nm và landa_2=486 nm .Tìm bước sóng hai vạch kế tiếp trong dãy laiman.


Bước sóng của 2 vạch kế tiếp trong dãy Lai-man là:
[TEX]\frac{1}{\lambda_1}=\frac{1}{\lambda_0}+\frac{1}{\lambda_\alpha}[/TEX]
\Rightarrow[TEX]\lambda_1=103 nm[/TEX]
[TEX]\frac{1}{\lambda_2}=\frac{1}{\lambda_0}+\frac{1}{\lambda_\beta}[/TEX]
\Rightarrow[TEX]\lambda_2=97,5 nm[/TEX]
 
A

ari_10

MỘt sóng dừng trên sợi dâu có dạng : y= asin(bx)cos([TEX]\omega[/TEX]t), trong đó y là li độ dao động của một phần tử trên dây mà vị trí cân bằng của nó cách gốc toạ độ O một khoảng x, x được đo bằng mét, t đo bằng giây. Cho biết bước sóng là [TEX]\lambda[/TEX] = 50cm. Biên độ dao động của của một phần tử cách một bụng sóng là 1/24 m là [TEX]\sqrt{3}[/TEX]mm, Các giá trị a, b là?

mọi người giải dùm đi, câu này ở đề thi học sinh giỏi của tỉnh mình năm nay, thanks
 
Last edited by a moderator:
I

invili

anh giúp e pai này vs
đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 60V vào hai đầi đoạn mạch R, L, C mắc nối tiếp thì cường độ dòng điện qua đoạn mạch là [TEX]i_1=Io \cos (100\Pi t+\frac{\Pi }{4})[/TEX]. Nếu ngắt bỏ tụ điện C thì cường độ dòng điện qua đoạn mạch là [TEX]i_2=Io \cos (100\Pi t-\frac{\Pi }{6})[/TEX] . biểu thức điện áp hai đầu đoạn mạch là????????/
 
Last edited by a moderator:
R

rocky1208

MỘt sóng dừng trên sợi dâu có dạng : y= asin(bx)cos([TEX]\omega[/TEX]t), trong đó y là li độ dao động của một phần tử trên dây mà vị trí cân bằng của nó cách gốc toạ độ O một khoảng x, x được đo bằng mét, t đo bằng giây. Cho biết bước sóng là [TEX]\lambda[/TEX] = 50cm. Biên độ dao động của của một phần tử cách một bụng sóng
[tex]\frac{1}{\frac{24}}[/tex]m là [TEX]\sqrt{3}[/TEX]mm, Các giá trị a, b là?

mọi người giải dùm đi, câu này ở đề thi học sinh giỏi của tỉnh mình năm nay, thanks

Em chỉnh lại cái đề nhé, cái đoạn [TEX]\frac{1}{24}[/TEX] gì gì đó bị lỗi tex ấy :)

anh giúp e pai này vs
đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 60V vào hai đầi đoạn mạch R, L, C mắc nối tiếp thì cường độ dòng điện qua đoạn mạch là [TEX]i_1=Io \cos (100\Pi t+\frac{\Pi }{4})[/TEX]. Nếu ngắt bỏ tụ điện C thì cường độ dòng điện qua đoạn mạch là [TEX]i_2=Io \cos (100\Pi t-\frac{\Pi }{6})[/TEX] . biểu thức điện áp hai đầu đoạn mạch là????????/

Nhận thấy [TEX]I_0[/TEX] không đổi -> [TEX]I[/TEX] hiệu dụng cũng ko đổi. Mà [TEX]U[/TEX] luôn bằng [TEX]60 (V)[/TEX] nên [TEX]Z[/TEX] trong cả hai trường hợp phải bằng nhau.

TH1: Có đủ R, L, C.
[TEX]Z^2=R^2+(Z_L-Z_C)^2[/TEX]

TH2: Thiếu C.
[TEX]Z^2=R^2+Z_L^2[/TEX]

Vậy rút ra: [TEX]R^2+(Z_L-Z_C)^2=R^2+Z_L^2 \Leftrightarrow -2Z_LZ_C+Z_C^2=0 \Leftrightarrow Z_C(Z_C-2Z_L)=0 \Leftrightarrow Z_C=Z_L[/TEX]

Vậy với TH1: [TEX]\tan\varphi=\frac{Z_L-Z_C}{R}={-}\frac{Z_L}{R}[/TEX]
(trong đó [TEX]\varphi_1=\varphi_u-\varphi_{i_1}[/TEX] )

Ở TH2: [TEX]\tan\varphi\prime=\frac{Z_L}{R}={-}\tan\varphi[/TEX]

Vậy [TEX]\varphi={-}\varphi\prime \Leftrightarrow \varphi_u-\varphi_{i_1}=\varphi_u-\varphi_{i_2} \Leftrightarrow 2\varphi_u = \varphi_{i_1}+\varphi_{i_2} \Leftrightarrow \varphi_u=\frac{\pi}{24}[/TEX]


Vậy biểu thức của [TEX]u[/TEX] là [TEX]u=60\sqrt{2}\cos(100\pi t +\frac{\pi}{24}) (V)[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
H

hoangphe

Cho mình hỏi bài này:
Một cuộn dây bẹt gồm 150 vòng hình tròn có đường kính 10cm, được đặt trong 1 từ trường đều cảm ứng từ [TEX]B=1,2.10^{-2}(T)[/TEX]. Mặt phẳng của khung dây vuông góc với vecto cảm ứng từ, điện trở của cuộn dây là 2(ôm). kéo cuộn dây ra khỏi từ trường mất 0,01s. Độ biến thiên của từ thông qua cuộn dây và suất điện động xuất hiện trong cuộn dây là:
A. 0,0141Wb & 0,07V
B. 0,01413Wb & 1,413V
C. 0,0565Wb & 1,41V
D. 0,0565Wb & 5,65V
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom