Sử 10 [lớp 10] cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII

H

heodat_15

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1, cách mạng tư sản pháp nổ ra trong hoàn nào?
2, lập niên biểu diễn biến cách mạng qua từng giai đoạn.tại sao nói: thời kì chuyên chình Giacobanh là đỉnh cao của cách mạng tư sản pháp
3, hãy nêu ý nghĩa lịch sử của cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII
 
T

taysobavuong_leviathan

tra loi

Cách Mạng Tư Sản Pháp
Cuối thế kỉ XVIII, giữa Pari hoa lệ của nước Pháp – “kinh đô Châu Âu” đã bùng nổ một cuộc cách mạng “long trời lởđất” - một cuộc đại cách mạng tưsản.
I. NƯỚC PHÁP TRƯỚC CÁCH MẠNG 1789.
1. Tình hình kinh tế.
1.1. Kinh tế công thương nghiệp.
Trong thế kỷ XVIII, công thương nghiệp Pháp phát triển khá mạnh và tạo nên sự phồn vinh cho nước Pháp. Ðại diện cho ngành công nghiệp ở Pháp lúc bấy giờ là những công trường thủ công sản xuất thảm hoa, len dạ, tơ lụa, xà phòng, thủy tinh…Tuy nhiên những qui định ngặt nghèo của chế độ phường hội đã ảnh hưởng nhiềuđến sản xuất công nghiệp ở Pháp, nó kìm hãm sự tự do kinh doanh và cải tiến sản xuất.
Thương nghiệp cũng có những tiến bộ nổi bật, nhất là ngoại thương. Tuy nhiên nội thương không phát triển lắm vì chế độ thuế quan khá nghiêm ngặt.
1.2. Nông nghiệp.
Nông nghiệp Pháp là một nền nông nghiệp lạc hậu. Nguyên nhân của tình trạng này là chế độ sở hữu phong kiến về ruộng đất. Chế độ này đẻ ra hàngloạt những nghĩa vụ phong kiến vừa phi lý, vừa bất công, nặng nề đè lên lưng người nông dân, làm cho họ mất sáng kiến và hứng thú sản xuất.
Tóm lại, cuối thế kỷ XVIII, công thương nghiệp phát triển mạnh mẽ, những yếu tố TBCN đang nổi lên, nhưng chế độphong kiến đã ngăn cản sự phát triển đó.
2. Chế độ chính trị và xã hội:
2.1. Nền Quân chủ chuyên chế của Louis XVI.
Louis XVI là người đại diện cho chế độ quân chủ chuyên chế ở Pháp. Ông nắm mọiquyền hành, không chịu một sự kiểm soát nào. Vua cử ra những quan thân cận mình để làm tổng quản ở các địa phương, những người này rất độc đoán và khắc nghiệt. Sự quan liêu, tham nhũngvà bất công của các quan giám quận là một gánh nặng đối với đời sống nhân dân địa phương.
2.2. Chế độ ba đẳng cấp
Pháp là một quốc gia phong kiến lâu đời. Xã hội phongkiến Pháp chia làm ba đẳng cấp: hai đẳng cấp có đặc quyền là đẳng cấp quý tộc và đẳng cấp tăng lữ. Họ nắm mọi chức vụ cao nhất trong bộ máy nhà nước, trong quân đội và trong giáo hội;có mọi thứ đặc quyền, được miễn các loại thuế. Ðẳng cấp ThứBa gồm: tư sản, nông dân, bình dân thành thị.
+ Giai cấp tư sản: đại diện cho phương thức sản xuất mới, là giai cấp tiến bộ nhất trong Ðẳng cấp Thứ Ba.
+ Giai cấp nông dân: làgiai cấp đông đảo nhất họ chịu ba tầng áp bức: nhà nước, nhà thờ, lãnh chúa. Ngoài thuế 1/10 nộp cho nhà thờ, nông dân còn phải đóng nhiều loại thuế cho lãnh chúa, thực hiện chế độ lao dịch nặng nề và nộp những khoản phụ thu khác. Căm thù lãnh chúa, nông dân sẵn sàng đi theo giai cấp tư sản, và trở thànhđộng lực chủ yếu của cách mạng.
+ Bình dân thành thị: gồm những người làm nghề tự do, thợ thủ công, những người bán hàng rong...Trong tầng lớp bình dân thành thị, công nhân vàthợ thủ công là những tầng lớp tích cực cách mạng, họ đã đi theo giai cấp tư sản trong cuộc đấu tranh chống phong kiến.
Toàn bộ đẳng cấp thứ ba đều không có đặc quyền, đặc lợi và mâu thuẫn gay gắt với hai đẳng cấp trên.
3. Cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng.
Các nhà văn, nhà tư tưởng tiến bộ đã tấn công vào chế độ phong kiến và giáo hội thông qua trào lưu "tư tưởng Ánh sáng" của thế kỉ XVIII. Nó có tác dụng dọn đường, chuẩn bị cho cuộc cách mạng xã hội bùngnổ.
4. Sự khủng hoảng của chế độ phong kiến.
Giữa thế kỷ XVIII, nền quân chủ chuyên chế Pháp lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng. Louis XVI thừa hưởng một ngân khố trống rỗngdo những cuộc chiến tranh của Pháp với các nước châu Âu thời Louis XV. Bên cạnh đó, sự hoang phí vô độ của triều đình làm cho ngân sách ngày càng kịêt quệ. Ðểgiải quyết nạn khủng hoảng tài chính, nhà vua cho triệu tập hội nghị Ba Ðẳng cấp. Ðẳng cấp Thứ Ba tự tuyên bố đại diện cho dân tộc Pháp và thành lập Hội nghị Quốc dân. Sau đó Hội nghị Quốc dân đổi thành Quốc hội Lập hiến.
 
T

taysobavuong_leviathan

bo sung

II. DIỄN BIẾN CÁCH MẠNG .
1. Giai đoạn thống trị của Tư sản Lập hiến: nền quân chủ lập hiến.
1.1. Ngày 14.7.1789
Trước hành động cáchmạng của toàn thể đẳng cấp ThứBa, Louis XVI tìm mọi cách chống đối. Vua đã điều 20.000 quân từ Versailles về Paris với mưu toan bóp chết cách mạng. Trước tình hình đó, giai cấp tư sản tỏ ra bối rối, nhưng quần chúng nhân dânđã đứng lên cứu nguy cho cách mạng. Từ ngày 12. 7 đến 13.7. 1789, họ đã xuống đường cướp vũ khí. Ngày 14.7, họ kéo đến ngục đánh chiếm Bastille - biểu trưng của chế độ chuyên chế bị lật đổ. Lợi dụng công lao của quần chúng nhân dân, tư sản tài chính lên nắm chính quyền, tuyên bố chế độ Quân chủ lập hiến.
Ngục Baxti - biểu tượng của chếđộ phong kiến Pháp
1.2. Hoạt động của Quốc Hội Lập Hiến
- Ðêm lịch sử 4.8.1789:quốc hội Lập hiến đã tuyên bố sắc lệnh bãi bỏ chế độ phong kiến. Trên thực tế, những nghĩa vụ phong kiến cá nhân được xóabỏ, nông dân được giải phóng khỏi những ràng buộc phi lý của chế độ phong kiến, nhưng vẫn chưa được quyền sở hữu về đất đai.
- Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền
Ngày 26.8.1789, Quốc hội lập hiến thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền. Bản Tuyên ngôn đã nêu lên công thức nổi tiếng của cách mạng Pháp: Tự do -Bình đẳng - Bác ái.
Tuyên ngôn Nhân quyền vàdân quyền
- Hiến Pháp 1791
Theo Hiến pháp, chế độ quân chủ chuyên chế trên pháp lý đã chấm dứt. Quyền lực quốc gia được điều hành bởi Quốc hội Lập pháp. Vua chỉ còn quyền hành pháp. Hiến pháp cònqui định chế độ tuyển cử, chỉ có những công dân tích cực mới có quyền bỏ phiếu.
- Chính sách kinh tế - hành chính:
Quốc hội bãi bỏ các qui chế của phường hội, cho phép tự do buôn bán lúa mì, cấmnhập cảng sợi lanh và các vật liệukiến trúc để khuyến khích sản xuất trong nước. Tổ chức hành chính được sửa đổi. Ðặc quyền các tỉnh bị bãi bỏ. Hàng rào thuế quan nội địa bị bãi bỏ.
1.3. Chiến tranh giữa Pháp và Châu Âu.
Ngày 20.4.1792. Quốc hội lập pháp tuyên chiến với Áo. Phổ cũng theo Áo chống Pháp. Quốc hội ra sắc lệnh "Tổ quốc lâm nguy" quyết tâm bảo vệ đất nước. Trước thái độ không kiên quyết chống ngoại xâm của giai cấp tư sản, quần chúng nhân dân đã đứng lên khởi nghĩa, lật đổ sự thống trị không những của Quốc hội lập pháp mà cả sự thống trị của nhà vua.
2. Giai đoạn thống trị của Tư sản Girondins: nền Cộng Hòa I.
2.1. Quốc ước.
Sau khi tư sản tài chính bị lật đổ, tư sản công thương nghiệp lên nắm chính quyền. Bên cạnh chính quyền củatư sản, công xã cách mạng đã tồn tại như một chính quyền cách mạng của nhân dân. Dưới áp lực của công xã, Quốc hội phải đề ra những biện pháp cáchmạng. Với những biện pháp biệt lệ do công xã đề ra, nhân dân vô cùng phấn khởi, quyết tâm chiến đấu. Ngày 20.9.1792, họ đã dánhtan quân Phổ ở Valmy. Cũng ngày20.9.1792, Quốc hội Lập pháp tuyên bố giải tán. Ngày 20.9.1792, một Quốc Ước được bầu theo lối phổ thông đầu phiếu ra đời. Trong phiên họp đầu tiên của mình, Quốc ước tuyên bố nền Cộng Hòa I vào 22. 9. 1792. Việc tuyên bố nền Cộng Hòa đã xóa bỏ vĩnh viễn sự thống trị của chế độ phong kiến và đưa nước Pháp vào một kỉ nguyên mới dưới sự thống trị của giai cấp tư sản.
2.32. Những khó khăn của cách mạng: ngoại xâm và nộiphản.
Ðầu tháng 1.1793, cách mạng Pháp gặp rất nhiều khó khăn.Tháng 2.1793, nước Anh tư bản chủ nghĩa tham gia vào liên minh chống Pháp, gây nhiều khó khăn về quân sự cho Pháp. Trong nước, loạn Vendée nổ ra ở miền tây nam nước Pháp (tháng 3.1793). Thêm vào đó, đờisống nhân dân ngày càng khó khăn. Robespierre và các đồng chí của ông đã kêu gọi nhân dân đứng lên khởi nghĩa. Trong đêm 31.5 rạng ngày 1.6.1793, quần chúng nhân dân đã đứng lên lật đổ sự thống trị của Tư sản Girondins, đưa cách mạng tiến lên một giai đoạn mới
 
T

taysobavuong_leviathan

Bo sung 2

3. Nền Chuyên Chính Dân Chủ Cách Mạng của phái Jacobins.
3.1. Sự thành lập chínhquyền chuyên chính dân chủ cách mạng.
Với việc lật đổ phái Girondins, cách mạng Pháp chuyển sang đỉnh cao: Nền Chuyên Chính Dân Chủ Cách MạngJacobins. Chính quyền thuộc về một bộ phận tiến bộ nhất trong giai cấp tư sản, gắn bó với quyềnlợi của quần chúng nhân dân. Ðại diện cho chính quyền này là Robesspierre, Marat, Saint Just, Danton.
Robesspierre
3.2. Những biện pháp của phái Jacobins.
Sau khi nắm chính quyền dựa trên nguyện vọng củaquần chúng nhân dân và phát huy được tính tích cực của họ, phái Jacobins đã đạt được những thành quả đáng kể trong việc đấu tranh chống thù trong giặc ngoài, bảo vệ những thành quả của cách mạng Pháp.
- Hiến Pháp 1793: Hiến phápxóa bỏ việc phân biệt hai loại công dân tích cực và tiêu cực, quiđịnh quyền phổ thông đầu phiếucho nam công dân trên 21 tuổi. Theo Hiến pháp, quyền Hành pháp giao cho một Hội Ðồng gồm 24 người do Quốc hội lập pháp cử ra. Hằng năm 1/2 số thành viên của uỷ ban được đổi mới. Hiến pháp 1793 được xem là hiến pháp dân chủ nhất. Nó tuyên bố những nguyên tắc tự do và dân chủ.
- Vấn đề ruộng đất : Quốc ước đã giải quyết triệt để vấn đề ruộng đất để lôi kéo nhândân về phía cách mạng. Ngày 3.6.1793, chính quyền cách mạng ban hành đạo luật chia tài sản của bọn lưu vong thành lô nhỏ, bán trả góp kéo dài trong 10 năm để nông dân nghèo có thể mua được. Ngày 10.7.1793, Quốc ước ra sắc lệnh chia đều đất công cho nông dân. Ngày 17.7.1793, Quốc ước ra sắc lệnh thủ tiêu các đặc quyền phong kiến, nông dân được giải phóng khỏi mọi nghĩa vụ phong kiến mà không phải bồi thưòng. Những đạo luật ruộng đất đã có tác dụng tích cực trong nhân dân, biến họ thành lực lượng trung thành với cách mạng.
- Luật giá tối đa: qui định các đạo luật trừng trị bọn đầu cơtích trữ, hạn chế việc tự do mua bán, trưng thu và định giá lương thực, thực phẩm, tổ chức phân phối công bằng, định giá tối đa đối với mọi nhu yếu phẩm của nông dân. Tháng 9. 1793 Quốc ước thông qua đạo luật giá tối đa về các loại ngũ cốc và bột mì trong toàn quốc. Quốc ước cũng qui định lương tối đa đối với công nhân.
- Thanh toán thù tronggiặc ngoài: Những phần tử phản cách mạng lần lượt lên máy chém. Các cuộc bạo động phản cách mạng ở Vendée và những nơi khác đều bị trấn áp một cáchkiên quyết. Ngày 23.8.1793, Quốcước thông qua sắc lệnh "tổng động viên", qui định nghĩa vụ cho từng nhóm tuổi, từng giới. Chiến thuật quân sự mới "vận động theo hàng dọc" được áp dụng. Quân đội cách mạng được tổ chức lại. Nhờ những yếu tố đó,quân đội Pháp đã giành được thắng lợi lớn. Cuối tháng 12.1793, quân địch ở khắp nơi đều bị đánh bật ra ngoài biên giới Pháp.
4. Thoái trào của Cáchmạng.
4.1. Cuộc đảo chính Thermidor.
Cuộc chiến đấu chống ngoại xâm và nội phản đã tập hợp các lượng xã hội có quyền lợi khác nhau chung quanh phái Jacobins, nhưng khi những nguy cơ cách mạng bị đẩy lùi, thì những mâu thuẫn trong hàng ngũ phe cách mạng lại nổ ra. Do sự chia rẽ nội bộ và mất sự ủng hộ tích cực của quần chúng nhândân, phái Jacobins suy yếu hẳn. Thừa dịp này, tư sản phản cách mạng tổ chức cuộc chính biến lậtđổ Robespierre và đồng đội của ông. Ðó là cuộc chính biến ngày 27.7.1794, chấm dứt sự thống trịcủa phái Jacobins. Sau khi lật đổ phái Jacobins, tư sản phản cách mạng Thermidor lên nắm chính quyền. Họ tìm mọi cách để thanh toán nền chuyên chính dân chủ cách mạng, thủ tiêu những thànhquả của phái Jacobins.
4.2. Chế độ Ðốc chính.
Tháng 10.1795, Quốc Ước Thermidor thông qua một hiến pháp mới thành lập chế độüÐốc chính. Theo hiến pháp, quyền Hành pháp nằm trong tay ban Giám đốc gồm 5 ủy viên. Quyền Lập pháp thuộc hai viện: viện 500 và viện những người kỳcựu, có khả năng hạn chế quyền hành lẫn nhau. Dưới chế độ Ðốc chính, đời sống nhân dân tiếp tục sa sút, nhiều cuộc khởi nghĩanông dân nổ ra, quan trọng nhấtlà cuộc khởi nghĩa của Babeuf.
 
T

taysobavuong_leviathan

bo sung 3

4.3. Cuộc đảo chính của Napoléon Bonaparte.
Lo sợ trước phong trào cách mạng của quần chúng nhân dân và sự phục hồi của vương triều Bourbons, giai cấp tư sản thấy cần phải có một chính quyền mạnh, họ đã nhờ đến Napoléon. Napoléon làm cuộc đảo chính ngày18 tháng Sương mù 1799. Chế độ Ðốc chính chấm dứt, nền độc tài quân sự của Napoleon bắt đầu.
III. TÍNH CHẤT VÀ Ý NGHĨA CỦA CÁCH MẠNG PHÁP 1789.
Ðây là một cuộc cách mạng dân chủ tư sản, nó đã lật đổ những quan hệ lỗi thời của nền quân chủ chuyên chế phong kiến. Cuộc Cách mạng này đã tuyên bố một chế độ chính trị mới ở Pháp, đã giải phóng nông dân khỏi những ràng buộc phi lýcủa chế độ phong kiến, mở đường cho CNTB phát triển.
Trong cuộc cách mạngnày, giai cấp tư sản đã đóng vai trò lãnh đạo cách mạng, quần chúng nhân dân là lực lượng chủyếu đã tham gia vào tiến trình của cách mạng và đã đưa cách mạng tiến lên, vượt ra ngoài ý muốn của giai cấp tư sản. Chính sự tham gia của quần chúng nhân dân đã làm cho cách mạng Pháp mang tính dân chủ rộng rãivà triệt để cách mạng so với những cuộc cách mạng trước nó.Cách mạng Pháp có một ý nghĩa lịch sử quan trọng không những đối với lịch sử nước Pháp mà cả đối với lịch sử châu Âu lúc bấy giờ. Những tư tưởng dân chủ của cách mạng Pháp ảnh hưởng đến các nước châu Âu và làm chochế độ phong kiến ở các nước này bị lung lay. "Cách mạng Pháp xứng đáng là một cuộc đại cách mạng. Nó đã làm biết bao nhiêu việc cho giai cấp của nó, tức là giai cấp tư sản, đến nỗi trọn thế kỉ XIX là thế kỉ đem lại văn minh và văn hóa cho toàn thể nhân loại đã diễn tiến dưới dấu hiệu của cách mạng Pháp" (Lê Nin)
Báo cáo lạm dụng | Xóa quyền truy cập | Được cung cấp bởi Google Sites
 
L

lasd45

2/ Ý nghĩa :
- Lật đổ chế độ phong kiến , đưa tư sản lên cầm quyền , mở đường cho chủ nghĩa tư sản tự do phát triển
- Quần chúng nhân dân là lực lượng đông đảo làm nên cách mạng
- Hạn chế : Không đem lại quyền lợi
 
Top Bottom