Sử 8 [ Lịch Sử 8] Mác & Ăng-ghen

D

donquanhao_ub

- Tiểu sử

+ C.Mác:
sinh năm 1818 trong một gia đình tri thức người Do Thái ở tp Tơ-ri-ơ(đức).Từ nhỏ,ông nổi tiếng thông minh học giỏi.Năm 23 tuổi,ông đỗ tiến sĩ.
năm 1843,ông trục xuất khỏi Đức vì hoạt động cách mạng,,Mác sang Pa-ri tiếp tục nghiên cứu và hoạt động phong trào công nhân Pháp.

+ Ăng-ghen:
sinh năm 1820 trong gia đình chủ xưởng giàu có ở tp Bác-men(Đức).ông sớm nhận ra bản chất bóc lột,thủ đoạn làm giàu của bọn giai cấp tư sản.
~~>Hai ông có một tình bạn vĩ đại và cảm động .Họ luôn sát cánh bên nhau trong sự nghiệp đấu tranh chống lại bọn tư sản.

- Công lao

Đánh giá công lao của Ph.Ăng-ghen đối với phong trào đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân thế giới,V.I. Lê-nin viết: "Sau bạn ông là Các Mác, Ăng-ghen là nhà bác học và người thầy lỗi lạc nhất của giai cấp vô sản hiện đại trong toàn thế giới văn minh. Từ ngày mà vận mệnh đã gắn liền Các Mác với Phri-đrích Ăng-ghen thì sự nghiệp suốt đời của hai người bạn ấy trở thành sự nghiệp chung của họ. Cho nên muốn hiểu Phri-đrích Ăng-ghen đã làm gì cho giai cấp vô sản thì phải nhận rõ ý nghĩa của học thuyết và hoạt động của Mác đối với sự phát triển của phong trào công nhân hiện đại"(1).

Vào đầu những năm 40 của thế kỷ XIX, mặc dù phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản đã phát triển mạnh mẽ, nhưng vẫn chưa thoát khỏi tình trạng tự phát, chưa được tổ chức, chưa có mục tiêu rõ rệt, giai cấp công nhân chưa nhận thức được những lợi ích giai cấp cơ bản của mình. Nhu cầu cấp thiết của phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân lúc đó là cần có một học thuyết lý luận cách mạng soi đường cho giai cấp công nhân, giúp cho giai cấp công nhân hoàn thành sứ mệnh lịch sử vĩ đại toàn thế giới của mình.

Ph. Ăng-ghen đã cùng với C. Mác dày công nghiên cứu, kế thừa những tinh hoa tư tưởng của nền văn hóa nhân loại, xây dựng thành một học thuyết, một hệ thống lý luận khoa học - chủ nghĩa xã hội khoa học, đồng thời thông qua hoạt động trực tiếp trong phong trào đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân, đưa lý luận đó thâm nhập vào quần chúng cách mạng, biến lý luận thành lực lượng vật chất thúc đẩy sự phát triển của xã hội.

Mặc dù Ph. Ăng-ghen rất khiêm tốn, luôn luôn tự nhận mình là cây đàn vi-ô-lông thứ hai bên cạnh Mác, luôn luôn khẳng định vai trò sáng lập hàng đầu là thuộc về C. Mác, nhưng chúng ta đều nhận thấy những đóng góp to lớn của Ph. Ăng-ghen trong việc hình thành và phát triển chủ nghĩa Mác. Chính Mác đã đánh giá Ph. Ăng-ghen là một trong những đại biểu xuất sắc nhất của chủ nghĩa xã hội hiện đại. V.I. Lê-nin thì khẳng định rằng: "Không thể nào hiểu được chủ nghĩa Mác và trình bày đầy đủ được chủ nghĩa Mác, nếu không chú ý đến toàn bộ những tác phẩm của Ăng-ghen"(2).

Chủ nghĩa Mác là một hệ thống hoàn chỉnh, toàn vẹn và chặt chẽ bao gồm ba bộ phận cấu thành không thể tách rời: triết học mác-xít mà nội dung của nó là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, kinh tế chính trị học mà nền tảng là học thuyết giá trị thặng dư, và chủ nghĩa xã hội khoa học.

Nét nổi bật làm cho chủ nghĩa Mác có một sức hấp dẫn mạnh mẽ và khác biệt với tất cả các học thuyết xã hội khác là ở chỗ trong chủ nghĩa Mác có sự kết hợp mật thiết, hữu cơ giữa tính khoa học và tính cách mạng, "lý luận này công khai tự đề ra cho mình nhiệm vụ phải vạch trần hết thảy mọi hình thức đối kháng và hình thức bóc lột trong xã hội hiện đại, phải theo dõi sự diễn biến của các hình thức đó, phải chứng minh tính tạm thời của các hình thức đó, sự chuyển biến không thể tránh khỏi của các hình thức ấy thành các hình thức khác, và do đó giúp cho giai cấp vô sản kết liễu một cách hết sức nhanh chóng và dễ dàng mọi sự bóc lột" (3).

Ngay từ những tác phẩm lý luận đầu tiên về triết học cũng như về kinh tế chính trị học, Ph. Ăng-ghen đã chứng tỏ tầm cao trí tuệ khi phê phán tính phản động trong quan điểm triết học duy tâm của Se-linh; chỉ ra những mâu thuẫn trong hệ thống triết học duy tâm của Hê-ghen; phân tích sâu sắc những mâu thuẫn nội tại của chủ nghĩa tư bản, chỉ ra tính tất yếu của sự ra đời chủ nghĩa xã hội với tính cách là kết quả của sự giải quyết những mâu thuẫn đó.

- Tình bạn

Hôm nay, 28 tháng 11 năm 2007, những người cộng sản và công nhân thế giới kỷ niệm lần thứ 187 ngày sinh Phơ. Ri. Đơ. Rích .Ăng-ghen, lãnh tụ thiên tài, người thầy vĩ đại của giai cấp vô sản, người đã cùng C. Mác xây dựng nên lý luận CNXH khoa học và đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động, vì CNCS. Nhớ đến Ăng ghen, chúng ta còn nhớ đến một con người có đức khiêm tốn và lòng tận tụy, thủy chung trong tình bạn.
Cuối tháng 11 năm 1842, Ăng ghen gặp Mác. Từ đó họ trao đổi thư từ với nhau, tình bạn giữa 2 nhà lãnh tụ thiên tài của giai cấp vô sản được bắt đầu và ngày càng thắm thiết. Sợi dây thắt chặt tình bạn của họ là cùng chung mục đích, lý tưởng vì sự nghiệp giải phóng con người. Họ đã sát cánh bên nhau viết nên những công trình khoa học và lãnh đạo phong trào công nhân đấu tranh nhằm xoá bỏ CN TB, xây dựng CNCS.
Vì giành hết tâm lực cho sự nghiệp cách mạng, nên gia đình Mác gặp rất nhiều khó khăn túng thiếu trong cuộc sống. Những lúc ấy, Ăng - ghen luôn là người tận tình giúp đỡ Mác. Ngày 3 tháng 2 năm 1845, Mác bị trục xuất khỏi Pari giữa lúc nguồn tài chính của gia đình cạn kiệt, vì trước đó Mác đã bỏ tiền ra mua vũ khí cho một cuộc khởi nghĩa. Được tin, Ăng ghen đã tất bật tìm cách quyên tiền từ các bạn bè, đồng chí để giúp gia đình Mác vượt qua hoạn nạn. Những năm tiếp theo, tiến sỹ Mác- nhà lý luận kinh tế lỗi lạc vẫn luôn ở vào cảnh túng thiếu, thậm chí có lúc không mua đủ bánh mì ăn hàng ngày. Để bạn hoàn thành sự nghiệp, Ăng-ghen đã cam chịu làm thư ký trong hãng buôn của cha mình (một công việc mà ông vô cùng chán ghét) suốt 20 năm để lấy tiền giúp Mác.
Vì quá khó khăn, trong thời gian viết bộ Tư bản, Mác còn phải viết bài cho các báo để có tiền chi tiêu. Rất nhiều đêm, Ăng-ghen thức đến tận 2 giờ sáng viết bài thay Mác để đăng kịp các số báo mà Mác cộng tác. Những bài báo đó của Ăng ghen luôn có nội dung khoa học sâu sắc, hấp dẫn đọc giả và đều mang tên Mác. Cũng vì để Mác có thời gian viết bộ Tư bản, nên tất cả gánh nặng của cuộc đấu tranh chống những trào lưu thù địch với chủ nghĩa Mác đều trút lên vai Ăng- ghen. Tiêu biểu là cuộc luận chiến chống Đuy-rinh, trong các bài viết, Ăng- ghen đã phân tích những vấn đề quan trọng nhất của triết học, của khoa học tự nhiên và xã hội. Với nội dung khoa học sâu sắc, lý lẽ sắc bén, Ăng- ghen đã đập tan sự xuyên tạc của Đuy- rinh, bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác.
Năm 1883, những người cộng sản và công nhân thế giới phải chịu một tổn thất lớn lao, C.Mác - lãnh tụ thiên tài của họ đã từ trần. Mác ra đi khi bộ Tư bản- công trình khoa học đồ sộ nhất của Mác cống hiến cho loài người mới xuất bản được cuốn I, còn cuốn II và cuốn III đang ở dưới dạng bản thảo. Mỗi bản thảo ấy có hàng ngàn trang với chi chít những dòng chữ rất khó đọc và rất nhiều những chú thích, ký hiệu cần trích dẫn nhưng chưa ghi rõ nguồn gốc. Ăng ghen vô cùng lo lắng trước số phận của cuốn sách. Ông đã dừng những công trình khoa học của mình để giành thời gian hiệu đính hai bản thảo bộ Tư bản cho Mác. Phải mất 10 năm Ăng ghen lao động miệt mài trong hoàn cảnh tuổi già và bệnh tật, bộ Tư bản của Mác đã được xuất bản trọn vẹn. Trong công trình đồ sộ ấy, Ăng ghen không chỉ hiệu đính, sửa chữa mà một số chương sau cùng là do ông viết.
Suốt cuộc đời hoạt động, Ăng-ghen đã có những đóng góp rất to lớn cho khoa học và cho sự nghiệp giải phóng gia cấp công nhân. Nhưng mỗi khi bạn bè, đồng chí nhắc đến công lao của ông thì ông đều dồn tất cả công lao đó cho Mác, chỉ nhận mình là cây đàn viôlông thứ hai bên cạnh cây đại vĩ cầm là Mác. Ông nói: Mác là một thiên tài còn những người như ông may lắm chỉ có chút tài mà thôi.
Kỷ niệm ngày sinh Ăng-ghen, những người cộng sản chúng ta trân trọng trước tài năng tuyệt vời, công lao to lớn của ông đã đóng góp cho nhân loại cần lao, đồng thời hết sức trân trọng và học tập ở ông đức khiêm tốn, lòng cao thượng và lòng tận tụy, thủy chung tuyệt vời trong tình bạn
 
Top Bottom