Sử 7 [ Lịch Sử 7] Khởi nghĩa Lam Sơn

T

tuananh1203

Ngày Mậu Thân, tháng Giêng năm Mậu Tuất (7-2-1418), Lê Lợi phất cờ khởi nghĩa ở hương Lam Sơn, huyện Lương Giang, trấn Thanh Hóa, có quân sư Nguyễn Trãi dâng sách Bình Ngô nhằm thu phục lòng người; Trần Nguyên Hãn (cháu nội của quan Tư Đồ Trần Nguyên Đán) và nhiều nhân tài, hào kiệt các nơi tham gia.

Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là một cuộc kháng chiến trường kỳ, kéo dài suốt 10 năm. Có lúc nghĩa quân bị bao vây, quân tướng chỉ còn mấy trăm người, không có gì ăn phải đào củ chuối và giết ngựa cho quân sĩ ăn. Lê Lai đã cải trang giống Lê Lợi “Liều mình cứu chúa” để Lê Lợi thoát khỏi vòng vây tiếp tục lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Minh.

Cuộc kháng chiến trường kỳ đó ban đầu là một cuộc chiến tranh nhân dân, dùng chiến thuật du kích để tiêu hao sinh lực địch, nghĩa quân mạnh dần lên, đã dùng kế sách “vây thành diệt viện” kết hợp thuyết phục giặc đầu hàng. Quân ta bao vây thành Đông Quan (Hà Nội), Nhà Minh sai tướng An Viễn Hầu Liễu Thăng dẫn 10 vạn quân sang cứu viện, nghĩa quân đã tổ chức phục ở binh ải Chi Lăng (Lạng Sơn). Tướng Trần Lựu đã chém đầu tướng Liễu Thăng. Quân ta đưa ấn tín cờ tiết của Liễu Thăng vào thành Đông Quan cho giặc Minh biết, tướng giặc Vương Thông hết hy vọng vào viện binh đã xin đầu hàng.

Ngày 16-12-1427, Lê Lợi - Nguyễn Trãi cho tướng Minh Vương Thông đến “Hội thề Đông Quan”, chúng nguyện xin hứa không bao giờ xâm phạm Đại Việt nữa.

Lê Lợi - Nguyễn Trãi lấy đức hiếu sinh, cấp lương thực cho 10 vạn quân Minh được an toàn rút quân về nước.

Ngày 3-1-1428, nghĩa quân hoàn toàn thắng lợi, lập nên triều đại Nhà Lê.
 
V

vanmanh2001

Quân Minh chiếm được nước ta, chúng chia thành quận huyện đẻ cai trị, chúng bắt nhân dân ta làm tôi tớ, thuế má lao dịch nặng nề, làm cho nhân dân ta vô cùng cực khổ.

Ngày Mậu Thân, tháng Giêng năm Mậu Tuất (7-2-1418), Lê Lợi phất cờ khởi nghĩa ở hương Lam Sơn, huyện Lương Giang, trấn Thanh Hóa, có quân sư Nguyễn Trãi dâng sách Bình Ngô nhằm thu phục lòng người; Trần Nguyên Hãn (cháu nội của quan Tư Đồ Trần Nguyên Đán) và nhiều nhân tài, hào kiệt các nơi tham gia.

Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là một cuộc kháng chiến trường kỳ, kéo dài suốt 10 năm. Có lúc nghĩa quân bị bao vây, quân tướng chỉ còn mấy trăm người, không có gì ăn phải đào củ chuối và giết ngựa cho quân sĩ ăn. Lê Lai đã cải trang giống Lê Lợi “Liều mình cứu chúa” để Lê Lợi thoát khỏi vòng vây tiếp tục lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Minh.

Cuộc kháng chiến trường kỳ đó ban đầu là một cuộc chiến tranh nhân dân, dùng chiến thuật du kích để tiêu hao sinh lực địch, nghĩa quân mạnh dần lên, đã dùng kế sách “vây thành diệt viện” kết hợp thuyết phục giặc đầu hàng. Quân ta bao vây thành Đông Quan (Hà Nội), Nhà Minh sai tướng An Viễn Hầu Liễu Thăng dẫn 10 vạn quân sang cứu viện, nghĩa quân đã tổ chức phục ở binh ải Chi Lăng (Lạng Sơn). Tướng Trần Lựu đã chém đầu tướng Liễu Thăng. Quân ta đưa ấn tín cờ tiết của Liễu Thăng vào thành Đông Quan cho giặc Minh biết, tướng giặc Vương Thông hết hy vọng vào viện binh đã xin đầu hàng.

Ngày 16-12-1427, Lê Lợi - Nguyễn Trãi cho tướng Minh Vương Thông đến “Hội thề Đông Quan”, chúng nguyện xin hứa không bao giờ xâm phạm Đại Việt nữa.

Lê Lợi - Nguyễn Trãi lấy đức hiếu sinh, cấp lương thực cho 10 vạn quân Minh được an toàn rút quân về nước.

Ngày 3-1-1428, nghĩa quân hoàn toàn thắng lợi, lập nên triều đại Nhà Lê. :)>-
 
N

nhokdangyeu01

Khởi nghĩa Lam Sơn gồm ba giai đoạn lớn: hoạt động ở vùng núi Thanh Hoá (1418-1423), tiến vào phía nam (1424-1425) và giải phóng Đông Quan (1426-1427).
Tiến vào Nam (1424-1425):
Theo kế của Nguyễn Chích, năm 1424 Lê Lợi quyết định đưa quân vào đồng bằng Nghệ An. Tiến vào Nghệ An là một bước ngoặt về chiến thuật trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
Trên đường đi, quân Lam Sơn hạ thành Đa Căng (Bất Căng, Thọ Xuân) do Lương Nhữ Hốt giữ, đánh lui quân cứu viện của viên tù trưởng địa phương theo quân Minh là Cầm Bành. Sau đó quân Lam Sơn đánh thành Trà Lân. Tướng Minh là Trần Trí mang quân từ Nghệ An tới cứu Cầm Bành, bị quân Lam Sơn đánh lui. Lê Lợi vây Cầm Bành, Trí đóng ngoài xa không dám cứu. Bị vây ngặt lâu ngày, Bành phải đầu hàng.
Lê Lợi sai Đinh Liệt mang quân vào đánh Nghệ An, lại mang quân chủ lực cùng tiến vào, Trần Trí bị thua liền mấy trận phải rút vào thành cố thủ.
Lý An, Phương Chính từ Đông Quan vào cứu Trần Trí ở Nghệ An, Trí cũng mang quân ra ngoài đánh. Lê Lợi dùng kế nhử địch đến sông Độ Gia phá tan. Trần Trí chạy về Đông Quan, còn An và Chính lại chạy vào thành Nghệ An.
Tháng 5 năm 1425, Lê Lợi lại sai Đinh Lễ đem quân ra đánh Diễn Châu, quân Minh thua chạy về Tây Đô (Thanh Hóa). Sau đó ông lại điều Lê Sát, Lưu Nhân Chú, Lê Triện tiếp ứng cho Đinh Lễ đánh ra Tây Đô, quân Minh ra đánh lại bị thua phải rút vào cố thủ trong thành.
Lê Lợi một mặt siết vòng vây quanh thành Nghệ An và Tây Đô, mặt khác sai Trần Nguyên Hãn, Doãn Nỗ, Lê Đa Bồ đem quân vào nam đánh Tân Bình, Thuận Hóa. Tướng Minh là Nhậm Năng ra đánh bị phá tan. Sau Lê Lợi lai sai Lê Ngân, Lê Văn An mang thủy quân tiếp ứng cho Trần Nguyên Hãn chiếm đất Tân Bình, Thuận Hoá. Quân Minh phải rút vào cố thủ nốt.
Như vậy đến cuối năm 1425, Lê Lợi làm chủ toàn bộ đất đai từ Thanh Hóa trở vào, các thành địch đều bị bao vây.
Cuối cùng, vào năm 1426, giữa lúc quân khởi nghĩa đang trên đà thắng lợi và tiếng tăm của Lê Lợi lên cao, quân khởi nghĩa tiến đánh thành Đông Quan, và đánh tan nát quân Minh trong trận Tốt Động-Chúc Động
 
Top Bottom