Sử 12 [Lịch sử 12] Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919 - 1945

X

xno1xtammao

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

I.PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM
1.Nguyên nhân, chính sách khai thác, bóc lột của thực dân Pháp trong đợt khai thác thuộc địa lần thứ hai.
2.Tình hình phân hóa xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
3.Nguyễn Ái Quốc và vai trò của Người đối với việc chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập chính Đảng của giai cấp vô sản ở Việt Nam.
4.Những nét chính về quá trình hình thành ba tổ chức cộng sản ở VN.Ý nghĩa lịch sử của sự xuất hiện ba tổ chức cộng sản.
5.Hội nghị thống nhất ba tổ chức cộng sản thành Đảng cộng sản Việt Nam. Ý nghia của việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam. Nội dung bản Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt.
6.Nguyên nhân bùng nổ, ý nghĩa lịch sử của phong trào Cách mạng 1930 - 1931.
7.Cuộc vận động dân chủ 1936 - 1939.
8.Cách mạng tháng Tám 1945: Thời cơ, diễn biến, ý nghĩa lịch sử
9 . Nét chính về tình hình nước ta năm đầu tiên sau Cách mạng tháng Tám.
10 . Đảng và nhân dân ta đã từng bước giải quyết những khó khăn đó như thế nào để bảo vệ thành quả của CMT8
11 . Nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
12.
 
Last edited by a moderator:
H

hocmai.lichsu

Tình hình phân hóa xã hội ở Việt Nam những năm sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
Dưới tác động của chương trình khai thác của Pháp, bên cạnh giai cấp tầng lớp cũ thì trong xã hội Việt Nam còn xuất hiện thêm những giai cấp và tầng lớp mới. Xã hội lúc này có 5 giai cấp cơ bản như sau:

a. Giai cấp địa chủ phong kiến:
Là chỗ dựa vững chắc của Pháp, được Pháp dung dưỡng. Sau chiến tranh, giai cấp này được tăng lên về số lượng và thế lực. Trong cả nước, giai cấp địa chủ chiếm khoảng 9% tổng số chủ ruộng nhưng lại nắm trong tay khoảng 50% ruộng đất.
Sự kiên kết giữa Địa chủ phong kiến và tư bản Pháp là nét nổi bật của xã hội thuộc địa nửa phong kiến.
Trong giai cấp địa chủ phong kiến có sự phân hóa, xuất hiện một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước và tham gia cách mạng khi có điều kiện.

b.Giai cấp nông dân.
Là nạn nhân chủ yếu của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Đông Dương. Nhìn chung nông dân đều bị biến thành những tá điền làm thuê cho địa chủ hoặc bỏ đi lang thang, bán sức lao động trong các hầm mỏ, đồn điền.
Sự bần cùng hóa không đi đôi với quá trình vô sản hóa nên phần lớn nông dân bị đẩy đến bước đường cùng phải quay lại sống một cuộc đời cơ cực.
Nông dân Việt Nam chiếm số đông chiếm hơn 90% dân số cả nước, bị áp bức, bóc lột nặng nề nên họ rât yêu nước và là bạn đồng minh tin cậy của giai cấp công nhân.

c. Giai cấp công nhân:
Sau chiến tranh, giai cấp công nhân đã trưởng thành về số lượng và chất lượng. Trước chiến tranh có khoảng 10 vạn, sau chiến tranh tăng lên 22 vạn. Công nhân Việt Nam tuy số lượng ít nhưng họ sống tập trung ở những trung tâm kinh tế, khu công nghiệp, bị bóc lột thậm tệ do đó họ có tinh thần yêu nước và hăng hái cách mạng.
Công nhân Việt Nam có đầy đủ những phẩm chất của công nhân quốc tế: đại diện cho một phương thức sản xuất tiên tiến, có tinh thần đoàn kết, tổ chức kỉ luật cao, có tinh thần cách mạng triệt để.
Công nhân Việt Nam còn có những đặc điểm riêng:
Ra đời trong một dân tộc có tinh thần yêu nước nên sớm kế thừa tinh thần yêu nước và bất khuất của dân tộc
Chịu 3 tầng áp bức bóc lột của đế quốc, phong kiến và tư sản mại bản nên sớm có tinh thần cách mạng triệt để, có khả năng đại diện cho quyền lợi dân tộc
Xuất than từ nông dân nên dễ hình thành liên minh công – nông vững chắc của cách mạng.
Thành phần của giai cấp công nhân thuần nhất, không có sự khác nhau về ngôn ngữ, không có công nhân quý tộc.
Sớm tiếp thu ánh sang của chủ nghĩa Mác – Lê nin và cách mạng tháng Mười Nga.
Giai cấp công nhân có khả năng lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Để lãnh đạo cách mạng đi đến thắng lợi, giai cấp công nhân phải thành lập chính Đảng vô sản của mình.

d. Giai cấp tư sản:
Ra đời trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai và ngày càng lớn mạnh về kinh tế, chính trị. Họ tham gia kinh doanh trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: dịch vụ, chế biến nông sản và công nghiệp nhẹ.
Họ lập ra cơ quan ngôn luận như nhà xuất bản, công ty để đấu tranh đòi quyền lợi cho giai cấp mình.
Giai cấp tư sản Việt Nam nhỏ yếu chiếm 5% tổng số vốn của tư bản Pháp, bị nhiều tầng chèn ép của đế quốc, phong kiến và tư sản mại bản nên họ rất yêu nước, có mâu thuẫn với đế quốc phong kiến song vì thế lực nhỏ yếu nên tinh thần đấu tranh không triệt để, dễ thỏa hiệp theo con đường cải lương để bảo vệ quyền lợi của mình, không có thái độ đấu tranh kiên định.
Giai cấp tư sản có sự phân hóa: một bộ phận tư sản mại bản câu kết với đế quốc làm giàu nên họ không có tinh thần đấu tranh.

e. Giai cấp tiểu tư sản:
Được hình thành sau chiến tranh thế giới thứ nhất và có bước phát triển bao gồm nhiều tầng lớp : học sinh, sinh viên, công chức , trí thức…có cuộc sống bấp bênh, bị bạc đãi, khinh rẻ bị xô đẩy vào con đường phá sản và thất nghiệp. Thường sống ở thành phố, trung tâm kinh tế, chính trị của đất nước.
Vì vậy, giai cấp tiểu tư sản sớm tiếp thu những luồng tư tưởng mới, tiến bộ từ bên ngoài du nhập vào. Họ là tầng lớp nhạy cảm về chính trị, yêu nước và hăng hái cách mạng, gần gũi với công nhân, nông dân, là lực lượng quan trọng trong cách mạng giải phóng dân tộc
Tuy vậy, hạn chế của giai cấp này là tính bấp bênh, dễ dao động, bồng bột.
 
Top Bottom