Lí 10-chất khí (cần gấp)

H

hohoo

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1) 1 ống thủy tinh úp vào trong chậu thủy ngân như hình vẽ làm 1 cột ko khí bị nhốt ở phần đáy trên có chiều dài l=56mm ,làm cột thủy ngân bị dâng lên h=748mmHg,áp suất khí quyển khi đó là 768mmHg.Thay đổi áp suât khí quyển làm cột thủy ngân tụt xuống,coi nhiệt ko đổi,tìm áp suất khí quyển khi cột thủy ngân chỉ dâng lên h1=734mmHg
6Y1z5w0.jpg

2) Ống thủy tinh dài 60cm đặt thẳng đứng đầu hở ở trên, đầu kín ở dưới. Một cột không khí cao 20cm bị giam trong ống bởi một cột thủy ngân cao 40cm. Biết áp suất khí quyển là 80cmHg, lật ngược ống lại để đầu kín ở trên, đầu hở ở dưới, coi nhiệt độ không đổi, một phần thủy ngân bị chảy ra ngoài. Hỏi thủy ngân còn lại trong ống có độ cao bao nhiêu ?
3) Ống thủy tinh đặt thẳng đứng đầu hở ở trên, đầu kín ở dưới. Một cột không khí cao 20cm bị giam trong ống bởi một cột thủy ngân cao 40cm. Biết áp suất khí quyển là 80cmHg, lật ngược ống lại để đầu kín ở trên, đầu hở ở dưới, coi nhiệt độ không đổi, nếu muốn lượng thủy ngân ban đầu không chảy ra ngoài thì chiều dài tối thiểu của ống phải là bao nhiêu ?
 
C

congratulation11

Câu 1...Hướng làm

Quá trình biến đổi khí trong đề bài là quá trình đẳng nhiệt
Cái áp suất cần tìm chính xác là áp suât phần khí bên trong ống. Chứ nếu bảo thay đổi áp suất khí quyển thì chưa đúng!
Áp suất 2 trạng thái: có rồi nhé
Thể tích 2 trạng thái: bây giờ người ta không cho tiết diện thì mình gọi nó là $S$ đi.
Tông chiều dài phần ống nhô lên trên mặt thủy ngân trong chậu: $H=l+h=l_1+h_1$
($l_1$ ở đây là chiều dài phần khí khi cột thủy ngân cao h1)
--> tính thể tích ở từng trạng thái: $V=l.S; V=l_1.S$
----> Như vậy có đủ thông số rồi

Áp dụng.....Bôi lơ Mariot, ta có:
$P_1=\frac{PV}{V_1}$
 
H

hohoo

Quá trình biến đổi khí trong đề bài là quá trình đẳng nhiệt
Cái áp suất cần tìm chính xác là áp suât phần khí bên trong ống. Chứ nếu bảo thay đổi áp suất khí quyển thì chưa đúng!
Áp suất 2 trạng thái: có rồi nhé
Thể tích 2 trạng thái: bây giờ người ta không cho tiết diện thì mình gọi nó là $S$ đi.
Tông chiều dài phần ống nhô lên trên mặt thủy ngân trong chậu: $H=l+h=l_1+h_1$
($l_1$ ở đây là chiều dài phần khí khi cột thủy ngân cao h1)
--> tính thể tích ở từng trạng thái: $V=l.S; V=l_1.S$
----> Như vậy có đủ thông số rồi

Áp dụng.....Bôi lơ Mariot, ta có:
$P_1=\frac{PV}{V_1}$
m` thấy bn lm đúng nhưng đáp ra 750 bạn ạ
:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D
 
H

hohoo

Anh nghĩ trước tiên em nên chỉnh lại cái đề, đặt lại dấu câu cho hợp lí.

Đọc qua cái đề 2 lần mà chả đọng được gì vào trong đầu cả.
nhìn hình là hiểu đc đề rồi mà anh,đề em chép nguyên văn cái đề cô đưa(kể cả dấu phẩy đấy ạ)
a xm giúp em mấy bài luôn vs
 
S

saodo_3

2) Ống thủy tinh dài 60cm đặt thẳng đứng đầu hở ở trên, đầu kín ở dưới. Một cột không khí cao 20cm bị giam trong ống bởi một cột thủy ngân cao 40cm. Biết áp suất khí quyển là 80cmHg, lật ngược ống lại để đầu kín ở trên, đầu hở ở dưới, coi nhiệt độ không đổi, một phần thủy ngân bị chảy ra ngoài. Hỏi thủy ngân còn lại trong ống có độ cao bao nhiêu ?
3) Ống thủy tinh đặt thẳng đứng đầu hở ở trên, đầu kín ở dưới. Một cột không khí cao 20cm bị giam trong ống bởi một cột thủy ngân cao 40cm. Biết áp suất khí quyển là 80cmHg, lật ngược ống lại để đầu kín ở trên, đầu hở ở dưới, coi nhiệt độ không đổi, nếu muốn lượng thủy ngân ban đầu không chảy ra ngoài thì chiều dài tối thiểu của ống phải là bao nhiêu ?

Bài 2. Ta cần xác định trạng thái không khí trước và sau khi lật ngược ống.

Lúc để ống ngửa, áp suất của không khí bên trong là P = áp suất khí quyển + áp suất do cột thủy ngân gây ra.

[TEX]P = 80 + 40 = 120 (cmHg)[/TEX]

Sau khi lật úp xuống, áp suất bên trong P' = Áp suất khí quyển - áp suất do phần thủy ngân còn sót lại gây ra.

[TEX]P = 80 - h (cmHg)[/TEX]

Đây là quá trình đẳng nhiệt nên áp dụng phương trình P-V.

[TEX]P.V_1 = P'.V_2[/TEX]

Với [TEX]V_1 = 20.S[/TEX]

[TEX]V_2 = (60 - h).S[/TEX] (h là chiều cao cột thủy ngân còn lại)

Thay P với P' vào là tìm được h thôi.






Nốt cái bài 3.

Tính trạng thái khí lúc đầu như bài 2. (Tính P)

Chỉ khác là khi tính P', vì phần thừa của ống còn dài nên thủy ngân không bị chảy ra.

Áp suất lúc sau sẽ là: [TEX]P' = P_o - P_{Hg} = 80 - 40 = 40 (cmHg) [/TEX]

Áp dụng phương trình P-V.

[TEX]PV_1 = P'V_2[/TEX]

Thể tích khí đã tăng 3 lần, đồng nghĩa với chiều dài cột khí tăng 3 lần. (60 cm).

Cộng thêm chiều dài cột thủy ngân 40 cm nữa, ống phải dài tối thiểu 1m.
 
Last edited by a moderator:
H

hohoo

Bài 2. Ta cần xác định trạng thái không khí trước và sau khi lật ngược ống.

Lúc để ống ngửa, áp suất của không khí bên trong là P = áp suất khí quyển + áp suất do cột thủy ngân gây ra.

[TEX]P = 80 + 40 = 120 (cmHg)[/TEX]

Sau khi lật úp xuống, áp suất bên trong P' = Áp suất khí quyển - áp suất do phần thủy ngân còn sót lại gây ra.

[TEX]P = 80 - h (cmHg)[/TEX]

Đây là quá trình đẳng nhiệt nên áp dụng phương trình P-V.

[TEX]P.V_1 = P'.V_2[/TEX]

Với [TEX]V_1 = 20.S[/TEX]

[TEX]V_2 = (60 - h).S[/TEX] (h là chiều cao cột thủy ngân còn lại)

Thay P với P' vào là tìm được h thôi.






Nốt cái bài 3.

Tính trạng thái khí lúc đầu như bài 2. (Tính P)

Chỉ khác là khi tính P', vì phần thừa của ống còn dài nên thủy ngân không bị chảy ra.

Áp suất lúc sau sẽ là: [TEX]P' = P_o - P_{Hg} = 80 - 40 = 40 (cmHg) [/TEX]

Áp dụng phương trình P-V.

[TEX]PV_1 = P'V_2[/TEX]

Thể tích khí đã tăng 3 lần, đồng nghĩa với chiều dài cột khí tăng 3 lần. (60 cm).

Cộng thêm chiều dài cột thủy ngân 40 cm nữa, ống phải dài tối thiểu 1m.
anh ơi thế bài 1 là đáp án sai ạ
:(:(:(:(:(:(:(:(:(:(:(:(:(:(:(:(:(:(:(
 
S

saodo_3

1) 1 ống thủy tinh úp vào trong chậu thủy ngân như hình vẽ làm 1 cột ko khí bị nhốt ở phần đáy trên có chiều dài l=56mm ,làm cột thủy ngân bị dâng lên h=748mmHg,áp suất khí quyển khi đó là 768mmHg.Thay đổi áp suât khí quyển làm cột thủy ngân tụt xuống,coi nhiệt ko đổi,tìm áp suất khí quyển khi cột thủy ngân chỉ dâng lên h1=734mmHg

Áp suất khí bên trong đang là [TEX]P_o[/TEX] = Áp suất khí quyển - áp suất cột thủy ngân = 20 cmHg.

Sau khi thủy ngân bị tụt xuống 14 mm, áp suất bên trong sẽ là:

[TEX]P_o' = \frac{P_o.V}{V'} = 20.\frac{56}{56+14} = ......[/TEX] (không có máy tính).

Áp suất khí quyển lúc sau:


[TEX]P = P_o + 734 cmHg[/TEX]


Biết trước đáp án, giải mất vui :D
 

Windeee

Học sinh chăm học
Thành viên
5 Tháng bảy 2020
221
368
76
Thanh Hóa
Nothing
1) 1 ống thủy tinh úp vào trong chậu thủy ngân như hình vẽ làm 1 cột ko khí bị nhốt ở phần đáy trên có chiều dài l=56mm ,làm cột thủy ngân bị dâng lên h=748mmHg,áp suất khí quyển khi đó là 768mmHg.Thay đổi áp suât khí quyển làm cột thủy ngân tụt xuống,coi nhiệt ko đổi,tìm áp suất khí quyển khi cột thủy ngân chỉ dâng lên h1=734mmHg
6Y1z5w0.jpg

2) Ống thủy tinh dài 60cm đặt thẳng đứng đầu hở ở trên, đầu kín ở dưới. Một cột không khí cao 20cm bị giam trong ống bởi một cột thủy ngân cao 40cm. Biết áp suất khí quyển là 80cmHg, lật ngược ống lại để đầu kín ở trên, đầu hở ở dưới, coi nhiệt độ không đổi, một phần thủy ngân bị chảy ra ngoài. Hỏi thủy ngân còn lại trong ống có độ cao bao nhiêu ?
3) Ống thủy tinh đặt thẳng đứng đầu hở ở trên, đầu kín ở dưới. Một cột không khí cao 20cm bị giam trong ống bởi một cột thủy ngân cao 40cm. Biết áp suất khí quyển là 80cmHg, lật ngược ống lại để đầu kín ở trên, đầu hở ở dưới, coi nhiệt độ không đổi, nếu muốn lượng thủy ngân ban đầu không chảy ra ngoài thì chiều dài tối thiểu của ống phải là bao nhiêu ?
Mọi người giải chi tiết bài 1 giúp em với ạ
 

Pyrit

Cựu Mod Vật Lí
Thành viên
27 Tháng hai 2017
2,140
4,211
644
18
Cần Thơ
THPT Chuyên Lý Tự Trọng
Mọi người giải chi tiết bài 1 giúp em với ạ
Thì như mấy ông kia chỉ thôi
Cái này là quá trình đẳng nhiệt nên cần tìm V1, V2 là thể tích phần khí và p1, p2 là áp suất khí bên trong. Chiều cao cột thủy ngân cũng là áp suất thủy ngân
V1=S.l , p1=p0-p1'
V2=S.(l+h-h1), p2=p0'-p2'
Theo định luật Boyle-Mariotte:
p1.V1=p2.V2 => p0'=

Tham khảo thêm tại [Chuyên đề] Cơ học chất lưu
 
Last edited:
  • Love
Reactions: Windeee
Top Bottom