Khái quát văn học dân gian Việt Nam

S

sweetcandy_bph

T

tomcangxanh

Truyện cổ tích:

Tấm cám, dị bản:
có thể có kết thúc như SGK:

"Vua nhận ra vợ mình, đón Tấm trở về cung. Cám thấy Tấm vẫn còn sống mà lại trắng đẹp hơn xưa nên băn khoăn tự hỏi vì sao. Tấmbày cho Cám tắm với nước sôi thì sẽ đẹp. Cám hí hửng làm theo thì chết tức khắc. Nghe tin Cám chết, dì ghẻ cũng uất lên mà chết theo con."

Có truyện lại kết thúc dã man hơn:

" Vua nhận ra vợ mình, đón Tấm trở về cung. Cám thấy Tấm vẫn còn sống mà lại trắng đẹp hơn xưa nên băn khoăn tự hỏi vì sao. Tấm bày cho Cám tắm với nước sôi thì sẽ đẹp. Sau khi Cám chết thì Tấm đem xác Cám làm mắm bỏ vào chĩnh gửi về cho dì ghẻ, nói là quà Cám gửi cho mẹ ăn. Mẹ cám tưởng thật lấy mắm ra ăn, bữa nào cũng nức nở khen ngon. Một con quạ ở đâu bay đến đậu trên nóc nhà kêu rằng:

"Ngon ngỏn ngòn ngon, mẹ ăn thịt con, có còn xin miếng."

Mẹ Cám giận lắm, vác sào đuổi quạ đi. Nhưng đến ngày mắm ăn gần hết, nhìn vào chĩnh thấy đầu lâu của con, mẹ Cám lăn đùng ra chết. "

Ca dao:

Tát nước đầu đình ( Đồng Xuân-Phú Yên)

“Áo anh rách lỗ bàn sàng
Cậy nàng mua vải vá quàng cho anh
Vá rồi anh trả tiền công
Đến lúc lấy chồng anh giúp của cho:
Giúp cho một quả xôi vò,
Một con heo béo, một vò rượu tăm.
Giúp cho chiếc chiếu nàng nằm,
Đôi áo nàng bận đôi vòng nàng đeo.
Giúp cho quan mốt tiền cheo,
Quan năm tiền cưới, lại đèo bông tai
Giúp cho một rổ lá gai
Một cân nghệ bột với hai tô mè
Giúp cho năm bảy lạng chè
Cái ấm sắc thuốc cái bồ (ghè?) đựng than
Giúp cho đứa nữa nuôi nàng
Mai ngày trọn tháng cho chàng tới lui…”

Tát Nước Đầu Đình ( Bình Định)

Áo anh đã rách hai tay
Cậy nàng so chỉ và may cho cùng
Vá rồi anh trả tiền công
Mai mốt lấy chồng anh giúp của cho
Giúp cho quan mốt tiền cheo,
Quan nǎm tiền cưới, lại đeo mâm chè
Giúp cho nửa dạ hột mè
Nửa ang tiêu sọ, nửa ghè muối khô
Giúp cho cái ấm cái ô
Cái niêu sắc thuốc cái bồ đựng than
Anh giúp cho một đứa nuôi nàng
Lâu ngày chẵn tháng rồi chàng tới thăm…”


1- Cô kia cắt cỏ bên sông
Có muốn ăn nhãn thì lồng sang đây
Sang đây anh nắm cổ tay
Anh hỏi câu này: cô lấy anh chăng ?

2- Cô kia cắt cỏ bên sông
Muốn ăn sung chín thì lồng sang đây
Sang đây anh bấm cổ tay
Anh hỏi câu này: có lấy anh chăng ?

3- Cô kia cắt cỏ một mình
Cho anh cắt với chung tình làm đôi
Cô còn cắt nữa hay thôi ?
Cho anh cắt với làm đôi vợ chồng.
 
Last edited by a moderator:
T

tomcangxanh

Tục ngữ:

Cái khó ló cái khôn

cái khó bó cái khôn

Xưa nay nhiều người cứ ngỡ đây là hai biến thể của một câu tục ngữ, thế rồi không ít người tranh luận, lí giải theo những hướng khác nhau. Nhiều người xem dạng thức cái khó bó cái khôn là dạng chuẩn, dạng đích thực và phủ nhận dạng thức cái khó ló cái khôn. Ngược lại, một số khác lại cho dạng cái khó ló cái khôn mới là một dạng chân chính. Thực ra, đây là hai câu tục ngữ có nghĩa và cách sử dụng khác nhau. Chúng khác nhau một cách "nghiệt ngã"!

Trong những hoàn cảnh bất lợi, những người thông minh tài cán, khôn ngoan cũng có lúc phải bất lực, không thể dễ dàng xoay trở, đảo ngược được tình thế. Cái khó bó cái khôn là vậy. Cái khó bó cái khôn phản ánh sự bất lực của trí tuệ, tài năng trước hoàn cảnh. Đó cũng là sự cảm thông trước bước đường của những con người đang rơi vào hoàn cảnh không có lối thoát.

Thế nhưng, đôi khi trong cuộc sống vẫn có những tình thế ngược lại. Con người ở vào một cảnh huống tưởng chừng đã hoàn toàn bế tắc, hoàn toàn hết đường tháo gỡ, đột nhiên một ý nghĩ thông minh "xuất thần" cứu vớt được tình cảnh, giải tỏa được khó khăn. Cái khó ló cái khôn là như thế. Đó cũng là lời động viên, an ủi nhau, cố gắng tìm cách tháo gỡ khó khăn, bất luận ở hoàn cảnh nào.

Rõ ràng, là giữa cái khó bó cái khôn và cái khó ló cái khôn ý nghĩa và cách sử dụng hoàn toàn trái ngược nhau. Do vậy, không thể nói đây là hai biến thể của một câu tục ngữ, không có dạng nào là chuẩn, dạng nào là không chuẩn. Đây là hai câu tục ngữ trái nghĩa nhau.


chờ được mạ, má đã sưng

chờ đc vạ, má đã sưng
Mạ, tiếng địa phương là mẹ. Thành ngữ "chờ được mạ, má đã sưng" có nghĩa là chờ được mẹ ra thì đã bị đánh sưng má rồi. Câu này có ý khuyên không nên ỷ lại, phải biết tự lực trong cuộc sống. Chờ được sự giúp đỡ của người khác, có khi đã bị thiệt hại rồi.

Thành ngữ này có lẽ đã xuất hiện ở địa phương dùng từ mạ để chỉ mẹ, cho nên khi thành ngữ này được "truyền khẩu" sang các vùng khác thì đâm khó hiểu và do âm vạ gần với mạ nên câu thành ngữ được tách thành một dị bản sai: "Chờ được vạ, má đã sưng". Mà nói như thế về ý nghĩa cũng có vẻ xuôi xuôi vì vạ là từ cổ, có nghĩa phạt (bắt vạ, ngả vạ) hoặc tai họa (bị vạ), nhưng lâu nay người ta đã hiểu vạ khác đi với nghĩa "được cuộc", "được kiện". Do đó thành ngữ này từ lâu cũng được dùng trong những trường hợp có chuyện "được thua".

Nhưng thực ra, vạ với nghĩa cổ phạt và tai họa thì không phải là thứ mong được. Trong làng xóm xưa kia có lối phạt vạ những ai vi phạm lệ làng, trong đó có hình thức phạt là: cả làng kéo đến nhà người bị phạt để ngả vạ, nghĩa là bắt sự chủ làm cỗ cho mà ăn, nên được vạ là không chính xác. Người ta chỉ nói phạt vạ, bắt vạ, ngả vạ, gieo vạ, đổ vạ, nộp tiền vạ...

Có sách từ điển định nghĩa chờ được vạ là "chờ được xét xử bồi thường". Định nghĩa như thế thật khiên cưỡng, thiếu chính xác
 
Last edited by a moderator:
T

tomcangxanh

Câu đố

động tác bắt cua ở ngoài đồng.

Bốn bề cỏ mọc lao xao
Quỳ gối đâm vào, kêu ối mẹ ơi
Thích quá là thích quá thôi
Nhìn chán rồi quẳng vào nồi nấu canh

Dị bản:

Đầy đồng cỏ mọc xanh rì
Muốn đi tới đó phải quỳ một chân
Thò vào chuyển động xa gần
Rút ra chửi : bố tiên nhân nhà mày


Truyện cười

Truyện cổ dân gian Ấn Độ kể như sau: ( cái này khó tìm quá lôi truyện cười nc ngoài vào :D)

CON VOI VÀ BỐN NGƯỜI MÙ

Bốn người mù đi dò dẫm trên đường. Từ phía trước, một con voi đang tiến lại.

- Kìa hãy tránh cho voi đi! Khách qua đường thét bốn anh mù.

Bị tính tò mò kích thích, họ hỏi :

- Thế con voi nó như thế nào? Cho chúng tôi xem với?

Khách qua đường bèn xin ông quản tượng dừng voi lại. Ông quản tượng đồng ý dừng voi lại và bốn người mù lần đến sờ voi. Người thứ nhất sờ được cái vòi, người thứ hai sờ cái chân, người thứ ba sờ cái bụng và người thứ tư túm được cái đuôi. Sờ xong ông quản tượng liền đánh voi đi. Khách qua đường hỏi bốn người mù:

- Thế nào? Bây giờ các anh đã biết được hình dáng con voi rồi chứ?

- Vâng, bây giờ thì chúng tôi biết rồi.

- Thế nó ra làm sao?

Người mù sờ được vòi nói:

- Nó giống như như con rắn to cuộn tròn lại.

Người mù sờ cái chân nói:

- Không phải, anh nhầm rồi. Nó giống như cái cột nhà chứ!

Người mù sờ cái bụng nói:

- Hai anh nhầm. Con voi giống như thùng chứa nước.

Người mù sờ đuôi nói:

- Các anh điều nói sai bét. Nó giống sợi dây tam cố dùng để buộc thuyền.

Thế là bốn người mù đều bị nhầm lại ba hoa với nhau.

Tuy vậy mỗi người trong bọn họ đã nói được một phần sự thực: ai biết ngần nào thì nói ngần ấy.



THẦY BÓI SỜ VOI( Việt Nam)

Nhân buổi ế hàng, năm ông thầy bói nói chuyện với nhau. Thầy nào cũng phàn nàn không biết hình thù con voi nó như thế nào. Chợt nghe người ta nói có voi đi qua, năm thầy chung nhau tiền biếu người quản voi, xin cho voi dừng lại để cùng xem. Thầy thì sờ voi, thầy thì sờ ngà, thầy thì sờ tai, thầy thì sờ chân, thầy thì sờ đuôi.

Đoạn, năm thầy ngồi bàn tán với nhau

Thầy sờ vòi bảo:

- Tưởng con voi nó thế nào, hoá ra nó sun sun như con đỉa.

Thầy sờ ngà bảo:

- Không phải! Nó dài dài như cái đòn càn.

Thầy sờ tai bảo:

- Đâu có! Nó bè bè như cái quạt thóc.

Thầy sờ chân cãi:

- Ai bảo? Nó sừng sững như cái cột đình.

Thầy sờ đuôi lại nói:

- Các thầy nói sai cả. Chính nó tua tủa như cái chổi xể cùn.

Năm thầy, thầy nào cũng cho mình nói đúng, không ai chịu ai, thành ra xô xát, đánh nhau tọac đầu chảy máu.
 
H

ha_lan

ơ! Thế còn thần thoại, sử thi, truyền thuyểt, truyện ngụ ngôn, vè, truyện thơ và chèo thì sao ? Giúp em với ! Cô giáo em cũng bắt lấy ví dụ. Hix! Hix! Thứ hai hông kó là tiu đời lun.!
 
S

s0cbay_kut3

ơ! Thế còn thần thoại, sử thi, truyền thuyểt, truyện ngụ ngôn, vè, truyện thơ và chèo thì sao ? Giúp em với ! Cô giáo em cũng bắt lấy ví dụ. Hix! Hix! Thứ hai hông kó là tiu đời lun.!

I.THẦN THOẠI: Thần Trụ Trời

Thuở ấy, chưa có muôn vật và loài người. Trời đất chỉ là một vùng hỗn độn, tối tăm. Bỗng xuất hiện một vị thần khổng lồ, cao lớn vô cùng, chân dài không sao tả xiết. Mỗi bước thần đi là băng từ vùng này qua vùng khác, vượt từ núi nọ sang núi kia.
Một hôm, thần vươn vai đứng dậy, ngẩng đầu đội trời lên. Thần đào đất, khuân đá, đắp thành một cái cột vừa to, vừa cao để chống trời. Cột đắp lên cao chừng nào thì trời như tấm màn mênh mông được nâng dần lên chừng ấy. Thần một mình hì hục đào, đắp, cột đá cứ cao dần, cao dần và đẩy vòm trời lên tận mây xanh.

Từ đó, trời đất mới phân đôi. Đất bằng như cái mâm vuông, trời tròn như cái bát úp, chỗ trời đất giáp nhau ấy là chân trời.

Khi trời đã cao và khô cứng, thần liền phá tan cột đi, lấy đất đá ném tung ra khắp nơi. Mỗi hòn đá văng đi biến thành một hòn núi hay một hòn đảo, đất tung tóe ra mọi nơi thành gò, đống, thành những dải đồi cao. Vì thế, mặt đất ngày nay không còn bằng phẳng mà có chỗ lõm, chỗ lồi. Chỗ thần đào sâu để lấy đất đá đắp cột, ngày nay là biển cả mênh mông.

Cột trụ trời bây giờ không còn nữa. Người ta kể rằng vết tích cột đó ở núi Thạch Môn, vùng Hải Dương. Núi ấy còn gọi là Kình Thiên Trụ tức Cột chống Trời.

Sau khi thần Trụ Trời chia ra trời đất thì có những thần khác nối tiếp công việc xây dựng nên cõi thế gian này. Các vị thần đó rất nhiều, như thần Sao, thần Sông, thần Núi, thần Biển...

Vì vậy, dân gian có câu hát còn truyền đến ngày nay:

Ông đếm cát
Ông tát bể (biển)
Ông kể sao
Ông đào sông
Ông trồng cây
Ông xây rú (núi)
Ông trụ trờị..

II. Sử Thi : (bạn có thể lấy ví dụ là sử thi Đăm San, hoặc 1 đoạn trong sử thi "Đẻ đất đẻ nước" được trích trong sách GK ngữ văn 10 nâng cao, vì cái này có rồi nên mình không post nữa nhá :) )

III. Truyền Thuyết
: (thể loại này rất nhiều, bạn có thể kẻ ra Sơn Tinh Thủy Tinh, Thánh Gióng, Sự tích hồ Gươm, Sự tích núi Ngũ Hành....)

IV. Truyện ngụ ngôn: (thể loại này cũng rất nhiều, những truyện như Đeo nhạc cho mèo, Treo biển, Ếch ngồi đáy giếng, đẽo cày giữa đường...thì chắc là bạn cũng biết rồi nhỉ?

V. VÈ: Vè đi ở

Tóc quăn chải lược đồi mồi
Chải đứng chải ngồi, quăn vẫn hoàn quăn.
Nên thì tớ ở tớ ăn
Không nên tớ giã đầu quăn tớ về.
Tháng năm công việc ê hề
Thằng ở ra về, chủ phải cưỡi trâu.
Giã ơn chúng bạn chăn trâu,
Tớ về đồng bãi hái dâu chăn tằm.
Tớ ở chưa được nửa năm,
Chủ nhà mắng tớ, tớ nằm không yên.
Tớ ở thì tớ lấy tiền,
Làm chi thiểu não, làm phiền tớ thay.
Chửa sáng dắt trâu đi cày,
Dọn bờ cuốc góc nửa ngày chưa tha:
"Bờ lớn con hãy cuốc ra,
Bờ bé đắp lại cho bà, con ơi!"
Việc làm khắp chốn cùng nơi,
Giục đi cắt cỏ, vai tôi đã mòn.
Đi thì lội suối trèo non,
Cắt được gánh cỏ đã mòn đôi vai.
Về nhà xay đỗ, cạo khoai,
Xay thóc, giã gạo canh hai chưa nằm.
Gà kia mày gáy chiêu đăm,
Để chủ tao nằm, tao ngủ chút nao.
"Bờ chuôm cho chí bờ ao,
Mướn được thằng ở, nhẽ nào, con ơi!"
Chúa ăn rồi chúa lại ngồi
Bắt thằng con ở dọn nồi, dọn niêu.
Ngày trước còn thí yêu yêu,
Về sau chửi mắng ra chiều tốn cơm.
Trước kia còn để cho đơm,
Sau thì giật lấy: "Tao đơm cho mày!"
Tôi đơm một đũa thì đầy,
Chúa đơm ba đũa chẳng đầy xung quanh.
Thằng ở câu được mè ranh,
Nạc chúa ăn hết, để dành xương cho.
Chúa giai là chúa hay lo,
Đêm nằm cắt việc ra cho mà làm.
Chúa gái là chúa ăn tham,
Đồng quà tấm bánh đút nơm trong buồng.
Ăn rồi chết nứt, chết trương,
Chẳng nhớ thằng ở, chẳng thương con đòi.
Ba năm cho được cái khố lụa chồi,
Đầu bằng chiếc đũa, cái đuôi thằn lằn.
Ra đường chẳng dám ở trần,
Thấy chúng, thấy bản, hổ thân, hổ đời!
Mẹ tôi sinh một mình tôi,
Tôi ở nhà người, chịu đắng chịu cay.
Đắng cay thì mặc đắng cay,
Tôi ở năm ngoái, năm nay tôi về.
Giã ơn cái rổ, cái sề,
Nửa đêm gà gáy, tao về nhà tao.
Giã ơn cái cọc cầu ao,
Nửa đêm gà gáy, cho tao có mày.


Vè con dao

Nhà anh bất phú bất bần
Có con dao đoản hộ thân tháng ngày
Con dao anh dày
Dài vừa năm tấc
Khi mài đã sắc
Phá lở rú rừng hoang
Cũng biện đủ cỗ cho làng
Cũng no ngày đủ tháng
Đèn có khêu mới rạng
Ngọc bất trác bất thành
Ngẫm như con dao anh
Nội trần gian không ai có
Nội dưới trời không ai có
Con dao anh quay một phát
Bằng rựa phát tối ngày
Than hai bồ đã đầy
Còn trong lò đang chứa
Kẻ đeo rìu đeo rựa
Thua dao anh liền liền
Than anh bán năm tiền
Than rựa rìu bốn rưỡi
Từ đám ma cho đến đám cưới
Đến cả đám lợp nhà
Cũng mượn con dao ta
Chẳng sót nhà nào mà kể
Không cho thì ra tệ
Nói cái bụng hẹp hòi
Cầm lấy con dao rồi
Chỉ gật đầu gật cổ
Khen con dao chưa từng chộ
Hỏi con dao anh rèn
Độ bao nhiêu tiền
Con dao tôi rèn
Gia Long trị vì khai sáng
Sắt tây năm lạng
Bạc mươi nén tiền công
Con dao tôi sắc vô cùng
Đốn trăm cây cũng ngã
Chặt ngàn cây cũng ngã
Cho nên thiên hạ
Đều rèn theo kiểu dao này
Trước dùng việc hàng ngày
Sau vệ quốc Bình Tây
Chặt quân thù như chém chuối

VI. Truyện thơ: Tiễn Dặn người yêu (cái này có trong SGK rồi bạn nhá)

VII. Chèo: các vở chèo nổi tiếng: Quan âm Thị Kính, Lưu Bình-Dương Lễ, Kim Nham...
Bạn vào đây để xem nội dung nè: http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=113861
 
Top Bottom