Nhật ký Isabella’s Crystal

Bella Dodo

Cựu Mod Tiếng Anh
Thành viên
2 Tháng mười một 2019
335
931
136
Hà Nội
Diễn Đàn Học Mãi

ahn___w

Học sinh gương mẫu
Thành viên
22 Tháng một 2020
1,156
4,288
416
Thanh Hóa
Love Sickgirls ❣️
- Chúng ta được giải nhất rồi :D
- Cảm ơn, quả dứa crystal nhìn đẹp lắm!
- Tớ qua bên dãy kia thấy tên mình trên đấy, cảm động! Cảm ơn các cậu!
Í chị Bella có gì vui lắm sao ạ?? Em thấy chị vui lắm!!

Sunny
 
Last edited:

Bella Dodo

Cựu Mod Tiếng Anh
Thành viên
2 Tháng mười một 2019
335
931
136
Hà Nội
Diễn Đàn Học Mãi
Nghe thầy giảng con ngồi cười hạnh phúc.
Sự yên bình này thật sự rất hy hữu. Trời Âu đang chiến tranh mà chúng con may mắn được hoà bình, được học cách chân thật yêu thương bố mẹ, gia quyến, xã hội, theo đuổi ước mơ. Chúng con còn thời gian sám hối, sửa chữa lỗi lầm mà chúng con tạo ra do vô minh.
Con thật vô cùng may mắn. Nguyện cho nơi nơi quốc thái dân an, chúng sanh an lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật

21/07/2022
 
  • Like
Reactions: Duy Quang Vũ 2007

Bella Dodo

Cựu Mod Tiếng Anh
Thành viên
2 Tháng mười một 2019
335
931
136
Hà Nội
Diễn Đàn Học Mãi
A Di Đà Phật

Hay quá ạ. Chúng con nhất định phải học thuộc. Sống trong sự cảm ân, nhất định chúng con sẽ được sống trong hạnh phúc.

Nam Mô A Di Đà Phật

LỜI CẢM ƠN TRƯỚC KHI ĂN​

"Ơn đức của cơm canh
Một hạt cũng phải nghĩ
Không dễ mà có được
Chi tiêu nên tiết kiệm
Người ăn chớ đòi hỏi
Ăn tiết kiệm mà ngon
Trong bếp còn đồ thừa
Trên đường còn người đói
Dân dã hơn cao sang
Khi ăn phải gọn gàng
Không được làm rơi vãi
Một hạt không bỏ thừa
Rau xanh rất là tốt
Giúp tâm người bình an
Hoặc ăn uống hoặc đi đứng
Người lớn trước người nhỏ sau
Với ăn uống chớ kén chọn
Ăn vừa đủ chớ quá no
Với quần áo hoặc ăn uống
Không bằng người, không nên buồn!


BÀI CẢM ƠN BẮT ĐẦU
Con xin
Cảm ơn Trời Đất đã nuôi dưỡng vạn vật!
Cảm ơn Tổ Quốc đã bồi dưỡng và bảo vệ!
Cảm ơn Cha Mẹ đã sinh thành và nuôi dưỡng!
Cảm ơn Thầy Cô đã ân cần dạy dỗ!
Cảm ơn Bác Nông dân đã làm ra thực phẩm này!
Cảm ơn Bác Đầu bếp đã nấu cơm cho chúng con ăn!
Cảm ơn các bạn đồng học đã giúp đỡ!
Cảm ơn tất cả mọi người đã tín nhiệm và ủng hộ!
Chúc tất cả mọi người ngon miệng ạ!"

A Di Đà Phật

26/07/2022
 

Bella Dodo

Cựu Mod Tiếng Anh
Thành viên
2 Tháng mười một 2019
335
931
136
Hà Nội
Diễn Đàn Học Mãi

NHÂN NÀO QUẢ NẤY​

Láng giềng tôi có bác Trương ưa luyện khí công, còn dùng khí công để chữa bệnh cho người. Nhưng ông trị người không hết mà bản thân ông cũng bị căn bệnh hành hạ. Ông bị chóng mặt đã 3-4 năm nay. uống thuốc, trị liệu kiểu gi cũng không kết quả.

Ông nói:

– Đầu tôi xây xẩm giống như mới vừa uống hai bình rượu vậy!

Nhân duyên hội đủ, ông đến gặp Hòa thượng Diệu Pháp, năn nỉ Ngài vận khí công trị bệnh cho ông.

Sư phụ cười nói:

– Tôi không thể vận khí công để trị bệnh đâu, mỗi người mắc bệnh đều có nguyên nhân. Tôi có thể nói rõ nguyên nhân vì sao ông chóng mặt. Còn chuyện bệnh hết hay không thì tùy thuộc vào ông. Đây cũng là đạo lý mà Phật nói: “Mệnh tự ta lập” – Ví như do ông không hiểu chuyện mà làm sai việc gì đó đem lại thống khổ phiền não cho minh và người. Nếu ông gặp được thiện tri thức, giải thích và chỉ ra nguyên nhân. Một khi ông hiểu rõ và nhận ra chỗ sai của mình, cố gắng sửa đổi, thì phiền não thống khổ sẽ biến mất không còn. Bởi vì Phật pháp không phải để cho người mê tín Phật, Bồ-tát hay một cao tăng nào đó, mà là để mỗi người có thể hoạch đắc trí huệ. Tự mình cải tạo số mệnh của mình!

Bác Trương suy nghĩ một hồi rồi gục gặc đầu.

Hòa thượng nói tiếp:

– Ông bị chóng mặt, là do 3-4 năm trước ông từng làm tổn hại một ổ chuột con. Có việc này không?

Bác Trương hồi tưởng lại và nói:

– Dạ có, có việc này ạ. Sư phụ! Ngài quả có đại thần thông! Cách đây 3 năm, một hôm con vào kho chứa đồ và phát hiện có ổ chuột con mới sinh độ chừng 6-7 con. Đệ tử nhát lắm, chẳng biết làm sao cho chúng chết, bèn bỏ chúng trong cái lồng, gắng sức lắc mạnh. Lắc một hồi lâu, con nghĩ là chúng đã chết liền đem quăng ra bãi rác. Ồ! Việc như thế mà liên quan tới chứng chóng mặt của con sao?

– Đúng vậy, ổ chuột đó không bị ông lắc chết mà chỉ bị ông làm cho chóng mặt thôi. Nhân nào quả đó. Đây là nguyên nhân vì sao ông chóng mặt.

Bác Trương lẩm bẩm một mình:

– Ngài phán rất đúng. Con từ lúc đó về sau bắt đầu chóng mặt. May là bầy chuột chưa chết, nếu mà chúng nó chết rồi thì không biết hậu quả con lãnh còn tới đâu nữa?

– Đúng vậy, sát sinh sẽ làm giảm thọ mệnh, bằng không thì ngay đời này cũng gặp tai nạn hoạnh ương. Động vật sở dĩ có thể bị giết, cũng là do kiếp trước nó từng gieo nhân sát sinh nên đời nay mới bị quả báo như thế.

Phần chúng ta, đời này giết hại chúng nó tức là đang vay nợ mạng, cứ thế nhân quả tuần hoàn, oan oan tương báo, không bao giờ hết. Vì vậy mà phàm phu chúng ta cứ luân hồi trong lục đạo không có ngày ra. Chỉ có liễu giải Phật pháp, tin sâu nhân quả, ngưng ác hành thiện, thì mới cỏ thể thoát ly biển khổ sinh tử. Thế nào, từ rày ông còn muốn sát sinh chăng?

Bác Trương đang ngồi sợ đến ngẩn ngơ, Nghe Hòa thượng hỏi, vội đáp:

– Từ rày về sau con chẳng dám sát sinh nữa.

Nói xong ông hoan hỉ mách:

– Bạch Sư phụ, đầu con đột nhiên tỉnh táo rồi, không choáng chút nào cả.

Người chung quanh đều cười.

Bác Trương thắc mắc nói tiếp:

– Nhưng mà, loài chuột hại sâu, cắn phá đồ vật trong nhà của người, thậm chí truyền bệnh dịch hạch… nếu như không giết nó, tương lai nó sinh sản lan tràn thì sao?

– Trọn cả tổng thể, từ lớn như vũ trụ và nhỏ tợ vi trần, bao gồm tất cả chủng loại sinh mệnh… đều có quy luật vận hành và thời gian tồn tại. Nếu con người có “sinh, lão, bệnh, tử”, thì vật có “thành, trụ, hoại, không”… cho dù là núi, sông, biển, cả, hoa cỏ, hạt sương… Chỉ cần “có hình thành, là có hoại diệt!” Thế nhưng, cách hoại diệt hay “chu trình sinh tử” này tự có quy luật của nó! Nếu chúng ta coi thường quy luật mặc tình phá hoại theo lý luận và ý thích của mình, tất nhiên sẽ chiêu lấy ác quả không thể tưởng tượng!

Ví như chúng ta vi những lợi ích trước mắt, cho phá rừng nổ đá, khiến rừng bị hủy hoại, núi bị sạt lở loài vật trong rừng bị tàn hại… tất cả việc làm thiếu ý thức này của chúng ta sẽ dẫn đến địa cầu bị ngập nước, khí hậu đổi thay, lũ lụt xảy ra… Ông không thấy số lượng cây rừng bị chặt nhiều, động vật bị săn giết thảm nhiều đến nỗi mất tích hoặc tuyệt diệt. Loài chuột cũng có kẻ thù trong thiên nhiên như: rắn, mèo, diều hâu, chim ưng, chim ó v.v… Có thể những kẻ thù thiên nhiên này cũng bị nhân loại chúng ta giết hại ăn thịt hoặc lột da làm y phục, trang sức. Do vậy mới có câu: “Thiên tai là chính do nhân họa tạo thành”

Hòa Thượng ngừng một lát rồi nói:

– Tôi bày cho ông một cách có thể diệt trừ nạn chuột, ông muốn thí nghiệm thử không?

Mọi người đều nhìn Hòa thượng chăm chăm, Ngài mỉm cười giải thích:

– Trước tiên phải biết chuột cũng là loài động vật hữu tình, cũng có mẹ sinh đẻ, dưỡng nuôi. Chúng cũng giống trâu, ngựa, mèo chó, một số có thể nghe hiểu tiếng người. Khi ông hiểu rõ đạo lý không sát sinh rồi, ông có thể hằng ngày chuẩn bị những thức ăn thừa cho nó, đặt ở nơi mà chuột thường ẩn hiện rồi nói nhỏ: ‘‘Bản thân tôi ngày trước chưa hiểu Phật pháp nên đã giết hại rất nhiều chuột, bây giờ tôi đã rõ đạo lý, từ nay về sau nhất định chẳng sát sinh nữa. Tôi sẽ tụng kinh cầu siêu cho loài chuột từng bị tôi giết. Hi vọng chuột sẽ không cắn phá đồ vật trong nhà người”… Chỉ cần ông thành tâm thành ý làm như thế, nhất định sẽ thấy kết quả. Thậm chí một ngày kia, chuột sẽ dời ổ, bỏ đi.

Buổi nói chuyện của Sư phụ đã khiến chúng tôi mắt tai như đổi mới. Sau đó, phương pháp này lần lượt được thí nghiệm, kết quả rất tốt. Còn có người trong nhà bị nhiều kiến, họ cũng áp dụng phương thức này và nói rất linh nghiệm.

Bạn không tin ư? Thế thì bạn hãy tự thí nghiệm đi!

Báo Ứng Hiện Đời - cô Hạnh Đoan dịch

A Di Đà Phật

Con nhất định muốn trở thành một người tốt. Con xin lỗi vì đã từng giúp người mua keo dính chuột, con hại bao nhiêu chuột rồi. Con nghĩ đến con cũng bị dính trong keo mà thấy hoảng loạn. Con xin lỗi.
Mình xin lỗi các bạn chuột. Vô cùng xin lỗi ạ. Mình nhất định sẽ suy nghĩ đến mọi người khi làm bất cứ việc gì. Mong mọi người tha thứ cho mình.

A Di Đà Phật

18/11/2022
 

Bella Dodo

Cựu Mod Tiếng Anh
Thành viên
2 Tháng mười một 2019
335
931
136
Hà Nội
Diễn Đàn Học Mãi
TỔ KIẾN VÀ NHÀ Ở

Có hai vợ chồng dắt đứa con trai khoảng mười mấy tuổi đến xin gặp Hòa thượng Diệu Pháp, để thỉnh giáo.

Bọn họ ba năm trước từ Đài Loan ra nước ngoài định cư. Trước tiên họ tạm thuê một phòng để trú ngụ, và dự tính là sau này sẽ chọn mua một biệt thự thích hợp để ở.

Nhưng việc mua nhà khó thành là do cả nhà bốn người luôn bất đồng, hễ chồng ưa thì vợ không chịu, hoặc ngược lại. Hay con thích thì cha mẹ không đồng ý. Chẳng dễ gì gặp ngôi nhà cả bốn người đều hài lòng. Mà tới khi cả gia đình đồng ý thì cắc cớ là chủ nhà lại không muốn bán. Cứ thế, diễn tiến này kéo dài ngót ba năm. Cho đến nay họ vẫn chưa tìm mua được ngôi nhà nào thích hợp, điều này khiến họ suy nghĩ mãi mà không hiểu tại sao.

Do hai vợ chồng rất kính tin Phật, họ đâm ra hoài nghi, nghĩ là chắc phúc báo bản thân mình không đủ, cho nên nhân dịp nghỉ phép, họ mới sanh Đại Lục lên Ngũ Đài Sơn bái Phật, thỉnh cầu Hòa thượng Diệu Pháp giải nghi cho họ.

Nghe họ kể lể, Sư phụ chỉ mỉm cười, dịu dàng hỏi hai đứa con trai:

– Hai con tinh nghịch, có ưa chọc phá tổ kiến hay không vậy?

Nghe Sư phụ hỏi, cả nhà bốn người không hẹn mà đều bật cười.

Người mẹ nói:

– Dạ, hai cháu hồi nhỏ rất ưa phá tổ kiến, nói là muốn nghiên cứu cấu tạo tổ kiến, còn khen trong tổ kiến thiết kế rất hay, có cung điện cho kiến chúa, có doanh trại oai nghiêm cho kiến thợ, còn có rất nhiều thực phẩm kho lẫm…Dạ, hai cháu nghiên cứu chơi nghịch say mê, đến quên cả ăn uống…

Sư phụ nói:

– Hai cháu này ưa chọc phá tổ kiến, hủy đi bao ngôi nhà lũ kiến “thiên gian vạn khổ” tạo dựng nên, còn phá hoại, làm tiêu tan số thực phẩm suốt bao năm dài lũ kiến đi khắp nơi tha về tích trữ, việc làm của hai cháu đã khiến chúng mất chỗ an thân, ăn nghỉ.

Vì lí do đó mà ngày nay các con ở đâu cũng không yên, tìm nhà không ra! Đây mới chỉ là sơ báo, nếu các con chẳng biết sám hối sửa lỗi, thì trong tương lai bản thân có được nhà ở, nhà chúng con sẽ rơi vào trường hợp nhà bị hủy hoại bất ngờ. Cho dù các con có giàu sang đến mấy, tương lai cũng khó thoát cảnh có lúc phải chật vật tìm kiếm món ăn.

Quay sang hai người lớn, Hòa thượng quở:

– Còn hai con nữa, thân làm cha mẹ, đã quy y cửa Phật nhiều năm, vì sao có thể đứng yên nhìn, mặc tình nhìn con mình làm việc tổn đức như thế mà không ngăn cấm, khuyên dạy chúng? “Nuôi mà không dạy là lỗi của cha mẹ” Các con phải biết nhân quả báo ứng như bóng theo hình. Nếu các con sớm sám hối, tạo phúc, siêng năng tụng kinh hồi hướng công đức cho hằng ngàn vạn con kiến đã bị các con làm tổn hại thân mạng lẫn tài sản, thì có lẽ sẽ thay đổi được tai nạn trong vị lai. Hiểu rõ chưa?

Hai vợ chồng được Hòa thượng khai thị xong, xúc động ăn năn sám hối thưa:

– Sư phụ, đệ tử đã biết lỗi, mặc dù quy y nhiều năm, cứ tưởng là chúng con đã biết ăn chay niệm Phật, như vậy là đủ tốt rồi! Không ngờ chuyện lại nghiêm trọng đến như thế này. Sau khi chúng con về, cả nhà sẽ sám hối trước Phật, và tụng kinh Địa Tạng, chú Đại Bi hồi hướng công đức đến cho lũ kiến, có được không ạ?

– Lành thay, lành thay! Được rồi, các con lúc nào cũng phải ghi nhớ kỹ: “Tất cả chúng sinh đếu có khả năng thành Phật” cho nên không được xem thường loài vật, không được tùy tiện làm hại chúng sinh! – Sư phụ tha thiết nhắc nhở

Báo Ứng Hiện Đời - cô Hạnh Đoan dịch

A Di Đà Phật

Cốt lõi là không được tổn hại chúng sanh, vậy mà con không hiểu. Từ loài vật này đến loài vật khác, con đều làm họ đau khổ. Con xin thành tâm sám hối. Con không muốn tiếp tục tổn hại mọi người nữa.

Hôm nay, con lấy cốc thủy tinh và giấy để mang bạn ruồi ra khỏi phòng, con nhất định không muốn tổn hại họ. Ruồi ruồi cũng rất phối hợp, đã không bay khắp nơi. Cảm ơn các bạn Ruồi.

A Di Đà Phật

19/11/2022
 

Bella Dodo

Cựu Mod Tiếng Anh
Thành viên
2 Tháng mười một 2019
335
931
136
Hà Nội
Diễn Đàn Học Mãi
CHỨNG BỆNH SỢ BÓNG TỐI

Trần nữ sĩ tuổi hơn 40, đang cùng chồng đến bái kiến Hòa thượng Diệu Pháp.

Bà kể từ nhỏ tới giờ hễ trời vừa tối là phát sợ. Cho nên trước khi trời tối, bà luôn thắp sáng hết mọi phòng trong nhà. Nếu không, thì sau khi trời tối, bà sẽ không còn dũng khí vào phòng thắp đèn. Và nếu có vật gì rơi từ trên giường xuống chỗ tối, bà đều chẳng dám lượm lên. Bởi vì chỉ cần nhìn thấy bóng tối là bà sợ rét run. Từ nhỏ đến giờ bà đã đi rất nhiều bệnh viện, gặp nhiều bác sĩ tâm lý, nhưng không ai tìm ra nguyên nhân. Tính sợ bóng tối luôn phiền nhiễu bà, khiến bà rất khổ.

Sư phụ nói kiếp trước bà là một nam nhân X, trong nhà nghèo tới mức ngay cả dầu thắp đèn cũng không mua nổi.

Tại làng xóm nơi gã X trú ngụ, có một gia đình thiện lương, vào những đêm không trăng, gia đình này luôn thắp đèn dầu cho treo ngoài cổng lớn, nhằm giúp soi sáng đường đi cho khách bộ hành, để cho họ dễ nhìn ra điểm đến và tránh cho họ nỗi sợ hãi trong bóng đêm. Nhưng tên X nghèo nàn này lại khởi tâm tham xấu, hắn thường lợi dụng đêm khuya, lén trộm hết dầu trong đèn đem về nhà.
Đèn bị tắt rồi, khiến người đi đường sinh tâm hoảng sợ và không nhìn rõ phương hướng.

Nhân nào quả nấy. Do vậy mà đời này bà luôn sợ hãi bóng đêm.

——

Thầy bảo ta nên bố thí vô uý, vạn vật chúng sanh nhìn thấy ta cảm thấy bình an là tốt nhất. Con cảm thấy thật xúc động khi suy nghĩ về vấn đề này. Vốn tất cả vạn vật đều bình đẳng, cớ sao con lại dùng tâm phân biệt chấp trước, tham sân si mạn nghi tước mất bình an của họ. Là lỗi của con, đại đại lỗi, con mong mọi người lượng thứ. Con cần phải phản tỉnh chính mình.

A Di Đà Phật

30/11/2022
 

Bella Dodo

Cựu Mod Tiếng Anh
Thành viên
2 Tháng mười một 2019
335
931
136
Hà Nội
Diễn Đàn Học Mãi
HAI CẬU QUÝ TỬ
Chúng ta trong vô lượng kiếp đều vì phiền não tham, sân, si mà kết oán với biết bao chúng sinh. Nếu ngay đây chẳng sớm buông phiền muộn, tu theo Phật pháp, xuất ly lục đạo, thì cứ ở trong sinh tử thanh trừng đòi nợ nhau mãi… cảnh oan oan tương báo này biết bao giờ mới dứt?
Thân Khoa Trường là một cán bộ lão thành trong ngành Công an, ông hành sự rất nghiêm cẩn, không mảy may cẩu thả sơ sót. Mấy lần phá trọng án, đều lập công lớn. Nhưng sự nghiệp thành đạt lẫy lừng này cũng chẳng đem lại niềm vui cho ông, bởi vì phiền muộn trong gia đình cao ngút, dẫy đầy… không ngừng hành hạ ông.
Ông Thân có hai con trai. Đứa đầu không uống rượu thì thôi, mà hễ uống vào là đánh người, quậy ầm náo trong nhà đến gà chó chẳng yên. Còn cậu út thì luôn vòi tiền cha mẹ, (lắm lúc xin đến một-hai vạn nhân dân tệ), số tiền này cậu đều đổ hết vào cá độ, mà hễ đánh bạc thua thì lại về nhà xin tiền cha mẹ tiếp…Nỗi khổ này khiến hai ông bà ngày nào cũng rửa mặt bằng nước mắt. Ông Thân trong lòng khổ hết chỗ nói, sống không bằng chết…
Để nội tâm được an ủi, bọn họ nhận nuôi một đứa con gái, hi vọng về già có được chút ấm lòng. Hai vợ chồng nghĩ mãi vẫn không hiểu, vì sao họ sinh toàn con đại bất hiếu? Cứ luôn gây khổ cho mẹ cha như thế? Ngồi đối diện với hai vợ chồng già, nhìn họ nước mắt đầm đìa, tôi thấm thía “báo ứng thiện ác quả thực như bóng theo hình”… Chính những hạt giống oan nghiệt trong quá khứ họ đã gieo, giờ đây đang đơm hoa kết trái, đem đến thống khổ khôn tả…
– Vào thời cổ đại xa xưa, có một người nghèo rớt mồng tơi, bơ vơ không chỗ nương, bị bệnh nằm ven đường rên rỉ, không ai giúp đỡ, xem như chỉ có nước chờ chết… Bỗng có một phụ nữ đi ngang qua, thấy cảnh người nghèo này liền khởi tâm xót thương, bèn cho mượn phân nửa gia sản (là tiền dành dụm của mình). Người nghèo này sau khi vay được tiền, cảm động quá cỡ, liền thề rằng: “Sau này khi được giàu có nhất định sẽ hoàn trả hậu hĩnh cho ân nhân và tận sức báo đáp ơn cứu mạng’’…
Người nghèo nọ nhờ có tiền này làm vốn mưu sinh, y cưới vợ sinh con, dần dần khá giả sung túc, nhưng lại quên luôn nữ ân nhân kia. Còn nữ ân nhân đó, do xuất tiền giúp cho gã nghèo, sau khi về nhà bị gia đình trách móc hoài nghi đủ điều, suốt đời sống trong buồn rầu thống khổ…(Nữ ân nhân đó đời nay chính là cậu công tử út).
Còn gã nghèo sau khi được giàu có rồi, một ngày nọ hắn cùng vợ ra ngoài mua đồ, vừa đi tới bờ sông thì thấy một ông già đang trợt chân té xuống nước…Hai vợ chồng này chẳng những không thèm cứu, còn đứng trơ mắt ngó, mặc cho lão già chết chìm, sau đó còn chiếm đoạt hành lý cùa lão đem về làm của riêng…(Lão già chết chìm thuở xưa nay là con trai trưởng của họ).
Hai vợ chồng gã nghèo thời ấy, đời này chính là hai vợ chồng họ Thân. Vì quá khứ đã vay nợ, đoạt của… nên đời này họ phải đền gấp bội. Hai cậu con chính là oan gia tới đòi nợ!”…
Kể xong, tôi cảnh báo:
– Nếu như hai ông bà không sám hối, tu hành, làm nhiều đại công đức, thì tương lai sẽ bị hai đứa con trai hành cho đến chết!
Lão Thân sau khi biết được nguyên nhân thì kinh hoảng vạn phần, liền phát nguyện sẽ siêng năng sám hối, bước vào con đường tu hành theo Phật pháp. Hi vọng Phật lực gia trì giúp ông giải hết oan trái, để họ có thể sống an trong tuổi già.
Chúng ta đã hiểu rõ nhân quả thi không nên hành động cẩu thả. Phải luôn cảnh tỉnh mình giờ giờ khắc khắc sống thuần khiết trong sạch, không ỷ vào may rủi. Bởi nhân quả báo ứng không hề sai.

A Di Đà Phật

09/12/2022
 

Bella Dodo

Cựu Mod Tiếng Anh
Thành viên
2 Tháng mười một 2019
335
931
136
Hà Nội
Diễn Đàn Học Mãi
A Di Đà Phật - An Sĩ Toàn Thư
Khuyên người chúc mừng sinh nhật4
Chúc mừng sinh nhật quả là điều vui, nhưng nên nghĩ đến việc ngày hôm nay con đàn cháu đống đông vui, cùng nâng chén chúc mừng tuổi thọ, thì năm xưa cũng chính ngày này cha mẹ sinh ta ra, phải chịu bao gian khó nhọc nhằn!5
Người đời nay đến ngày mừng thọ, chỉ biết giết hại vật mạng, mở tiệc chiêu đãi thân quyến bạn bè, mà đối với công ơn sinh dưỡng như trời bể của cha mẹ thì hầu như không hề nhớ đến, như vậy thật là quái lạ!

Than ôi, một lần sinh con, cha mẹ phải hao tổn biết bao khí lực tinh thần, khiến cha mẹ phải chịu thêm vô số khổ não ưu phiền, cho đến ngày ta tuổi cao tác lớn thì lại tạo nghiệp giết hại sinh linh vật mạng, liên lụy đến cha mẹ, làm sao có thể an ổn trong lòng?
Xưa kia, vua Đường Thái Tông lúc đang ở ngôi vua tôn quý mà đến sinh nhật còn không dám lấy làm vui, huống chi là người khác?

Dám khuyên những người con hiếu, mỗi khi đến sinh nhật của mình, nên bùi ngùi suy tưởng rằng: “Ngày hôm nay thật chẳng có gì để ta buông thả mừng vui! Vì chính vào ngày này năm xưa, để sinh ra được đứa con bất tiếu1 là ta mà cha mẹ phải bao phen nguy khốn, đối mặt với sống chết. Ngày hôm nay thật chẳng có gì để ta phóng túng mừng vui! Chính vào ngày này năm xưa mẹ ta phải bắt đầu một chuỗi dài những ngày khổ nhọc, đêm ngày bồng bế, bảo bọc cho ta, bên ướt mẹ nằm bên ráo con lăn, trải qua nhiều năm không hề có được giấc ngủ yên, [vậy có gì là vui?]
Ngày hôm nay thật chẳng có gì để ta phóng túng mừng vui! Vì hiện nay ta vợ con đầy đủ, an ổn thọ hưởng sản nghiệp gia tài [mẹ cha để lại], nhưng chẳng biết cha mẹ [quá cố] nay thác sinh chốn nào, sướng khổ ra sao, [vậy có gì là vui?]
Ví như ngày nay ta rộng làm các việc phước thiện, hồi hướng công đức cho cha mẹ ở cõi âm, chỉ sợ cũng không còn kịp nữa, [huống chi lại] nỡ lòng nào trong ngày tưởng niệm những gian khó nhọc nhằn của cha mẹ lại tụ tập cùng nhau giết hại vật mạng, ăn uống say sưa, hát ca nhộn nhịp được sao?”

———-
4 tìm thấy nguyên văn trong kinh này.
5 Dưới đây khuyên không nên giết hại vật mạng vào những dịp lễ mừng.
Câu này lấy ý từ một câu thơ trong Kinh Thi: “哀哀父母,生我劬 勞 - Ai ai phụ mẫu, sinh ngã cù lao.” (Thương thay cha mẹ, sinh ta ra bao gian khó nhọc nhằn.” Bài thơ này nói lên công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ.

1 Bất tiếu: lời khiêm tốn tự nhận mình không noi theo, tiếp nối được những điều tốt đẹp của cha mẹ.

Con vô cùng ngưỡng mộ suy nghĩ, đạo hạnh của các bậc Thánh Hiền. Thật là không thể nghĩ bàn, không thể chối cãi. Quả thật như Thầy nói, không đọc Sách Thánh Hiền, tai hại ngay trước mắt.
Con học Sử mà đến bây giờ con mới biết Vua Đường Thái Tông nói những lời đại hiếu thảo này. Nên sinh nhật lần này, con nhất định không muốn phụ lòng Thầy nữa.

A Di Đà Phật
20/12/2022
 

Bella Dodo

Cựu Mod Tiếng Anh
Thành viên
2 Tháng mười một 2019
335
931
136
Hà Nội
Diễn Đàn Học Mãi
A Di Đà Phật

Nồi cơm của Khổng Tử

Thời ấy, chiến tranh liên miên, các nước chư hầu loạn lạc, dân chúng phiêu bạt điêu linh, lầm than đói khổ … Thầy trò Khổng Tử cũng lâm vào cảnh rau cháo cầm hơi và cũng có nhiều ngày phải nhịn đói, nhịn khát. Tuy vậy, không một ai kêu than, thoái chí; tất cả đều quyết tâm theo thầy đến cùng.

May mắn thay, ngày đầu tiên đến đất Tề, có một nhà hào phú từ lâu đã nghe danh Khổng Phu Tử nên đem biếu thầy trò một ít gạo… Khổng Tử liền phân công Tử Lộ dẫn các môn sinh vào rừng kiếm rau, còn việc thổi cơm thì Khổng Tử giao cho Nhan Hồi - một đệ tử đạo cao đức trọng mà Khổng Tử đã đặt rất nhiều kỳ vọng. Bởi lẽ, trong hoàn cảnh đói kém, phân công cho Nhan Hồi việc bếp núc là hợp lý nhất.

Sau khi Tử Lộ dẫn các môn sinh vào rừng kiếm rau, Nhan Hồi thổi cơm ở phía dưới nhà bếp, còn Khổng Tử thì đọc sách ở nhà trên, đối diện với nhà bếp, cách một cái sân nhỏ.

Đang đọc sách bỗng nghe một tiếng “cộp” từ nhà bếp vọng lên, Khổng Tử ngừng đọc, liếc mắt nhìn xuống… thấy Nhan Hồi từ từ mở vung, lấy đũa xới cơm rồi cho vào tay và nắm lại từng nắm… Xong, Nhan Hồi đậy vung lại, dừng chốc lát… rồi từ từ đưa nắm cơm lên miệng…

Nhìn thấy hành động của đệ tử, trong suy nghĩ của Khổng Tử cảm thấy thất vọng và thở dài, ngửa mặt lên trời mà than rằng: “Chao ôi! Trò yêu của ta lẽ nào lại ăn vụng thầy, vụng bạn thế sao? Còn đâu lễ nghĩa, đạo lý? Bao kỳ vọng đặt vào nó thế là đổ sông, đổ biển cả rồi!”.

Sau đó, Tử Lộ cùng các môn sinh khác mang rau về… Nhan Hồi lại luộc rau... Khổng Tử vẫn nằm im đau khổ…

Một lát sau rau chín, Nhan Hồi và Tử Lộ dọn cơm lên nhà trên; tất cả các môn sinh chắp tay mời Khổng Tử xới cơm.

Khổng Tử ngồi dậy và nói rằng: “Các con ơi! Chúng ta đi từ đất Lỗ sang Tề đường xa vạn dặm, thầy rất mừng vì trong hoàn cảnh loạn lạc, dãi nắng dầm mưa, đói khổ như thế này mà các con vẫn giữ được tấm lòng trong sạch, các con vẫn yêu thương đùm bọc nhau, các con vẫn một dạ theo thầy, trải qua bao nhiêu chặng đường đói cơm, khát nước …

Hôm nay, ngày đầu tiên đến đất Tề, may mắn làm sao thầy trò ta lại có được bữa cơm. Bữa com đầu tiên trên đất Tề làm thầy chạnh lòng nhớ đến quê hương nước Lỗ. Thầy nhớ đến cha mẹ thầy… cho nên thầy muốn xới một bát cơm để cúng cha mẹ thầy, các con bảo có nên chăng?

Trừ Nhan Hồi đứng im, còn các môn sinh đều chắp tay thưa: “Dạ thưa thầy, nên ạ!”

Khổng Tử lại nói: “Nhưng không biết nồi cơm này có sạch hay không?”

Tất cả học trò không rõ ý Khổng Tử muốn nói gì nên ngơ ngác nhìn nhau. Lúc bấy giờ Nhan Hồi liền chắp tay thưa: “Dạ thưa thầy, nồi cơm này không được sạch.”

Khổng Tử hỏi: “Tại sao?”

Nhan Hồi thưa: “Dạ, khi cơm chín con mở vung ra xem thử cơm đã chín đều chưa, chẳng may một cơn gió tràn vào, bồ hóng và bụi trên nhà rơi xuống làm bẩn cả nồi cơm. Con đã nhanh tay đậy vung lại nhưng không kịp. Sau đó con liền xới lớp cơm bẩn ra, định vứt đi … nhưng lại nghĩ: cơm thì ít, anh em lại đông, nếu bỏ lớp cơm bẩn này thì vô hình trung làm mất một phần ăn, anh em hẳn phải ăn ít lại. Vì thế cho nên con đã mạn phép thầy và tất cả anh em, ăn trước phần cơm bẩn ấy, còn phần cơm sạch để dâng thầy và tất cả anh em … Thưa thầy, như vậy là hôm nay con đã ăn cơm rồi … bây giờ, con xin phép không ăn cơm nữa, con chỉ ăn phần rau. Và … thưa thầy, nồi cơm đã ăn trước thì không nên cúng nữa ạ!”

Nghe Nhan Hồi nói xong, hiểu rõ ràng sự việc, Khổng Tử ngửa mặt lên trời mà than rằng: “Chao ôi! Thế ra trên đời này có những việc chính mắt mình trông thấy rành rành mà vẫn không hiểu được đúng sự thật! Suýt tí nữa là Khổng Tử này trở thành kẻ hồ đồ!”

Sau khi tôi xuất gia học đạo, trong suốt khoảng thời gian sống và làm việc cùng đại chúng, mỗi ngày đều được Sư Phụ dạy cho những bài học đạo lý vô cùng ý nghĩa và có lợi ích đối với sự tu hành của tôi, cũng như đại chúng. Câu chuyện “Nồi cơm của Khổng Tử” tôi được nghe Sư phụ dạy trong một buổi điểm tâm sáng, và khi nghe Sư Phụ kể vắn tắt nội dung đã khiến tôi rất tò mò muốn tìm hiểu trọn vẹn nội dung câu chuyện nên đã tìm đọc cũng như cảm nhận sâu sắc bài học đạo lý mà Sư phụ đã dạy, cũng chính những bài học đó đã giúp cho tôi hoàn thiện hơn về nhận thức, cách ứng xử trong cuộc sống cũng như khi xử lý công việc. Tôi hiểu được rằng, để mọi công việc được thành công viên mãn thì tất cả đều là nhờ sự giúp đỡ hỗ trợ tận tâm tận lực từ đại chúng thế nên cung cách đối xử với từng người và sự tin tưởng của mình đối với những người nhiệt tình phụ giúp chúng ta là điều rất quan trọng.

Tục ngữ có câu “Nhãn kiến vi thực” (mắt nhìn thấy thì mới là thật), con người ta thường chỉ tin tưởng vào những gì mình tận mắt thấy. Nhưng ở đời lại không đơn giản như thế, những thứ dù chính mắt ta thấy, chính tai ta nghe cũng chưa chắc đã là sự thật. Mọi thứ thường có sự tình uẩn khúc bên trong. Nếu chỉ nhìn bằng cặp mắt trần này mà không có sự tìm hiểu thấu đáo và nhận định đúng đắn ở các khía cạnh khác nhau của sự việc thì chúng ta vẫn có thể mắc phải sai lầm, cho dù đó là thánh nhân như Khổng Phu Tử đi chăng nữa.

Khổng Tử nhìn thấy Nhan Hồi ăn vụng cơm thì quả là một việc quá trái đạo lý. Bình sinh ông luôn dạy học trò giữ gìn nhân nghĩa, lễ tiết, kính trên nhường dưới. Bỗng dưng thấy người học trò ưu tú nhất của mình làm một chuyện đáng hổ thẹn như vậy ắt không khỏi đau lòng, thất vọng. Nhưng Khổng Tử cũng ứng xử rất khéo léo, ông không vội vàng quy kết, mắng phạt Nhan Hồi, mà lại mượn một lý do khác ý muốn để Nhan Hồi có cơ hội tự nói ra cái lỗi của chính bản thân, cũng như muốn xem người đệ tử của mình thể hiện như thế nào.

Câu chuyện “Nồi cơm của Khổng Tử” đã dạy người ta một bài học thấm thía về cách nhìn người, nhìn vật. Đừng vội vàng đánh giá người khác chỉ qua hành động bề ngoài, đừng nhìn nhận họ bằng con mắt thường. Muốn thấu hiểu họ, hãy nhìn bằng cái tâm, bằng sự chánh niệm tìm hiểu thấu đáo về họ. Hãy dùng sự từ bi xuất phát từ thẳm sâu trong bản tâm thiện lương của chúng ta nhìn nhận mọi người, mọi việc cũng chính là để giúp chúng ta có thể bao dung hết thảy, dù cho đó là người mắc phải sai lầm, người không tốt hay thậm chí là kẻ thù.



A Di Đà Phật
14/02/2023

 

Bella Dodo

Cựu Mod Tiếng Anh
Thành viên
2 Tháng mười một 2019
335
931
136
Hà Nội
Diễn Đàn Học Mãi
PHƯỚC BÁO DƯ RA PHÂN CHO CHÚNG SANH CÙNG HƯỞNG, THÌ PHƯỚC BÁO CỦA BẠN CÀNG NGÀY CÀNG LỚN, PHƯỚC BÁO CỦA BẠN VĨNH VIỄN HƯỞNG KHÔNG HẾT...
HÃY TẬP SỐNG TIẾT KIỆM, KHÔNG HƯỞNG THỤ, ĐỂ DÀNH GIÚP ĐỠ CHÚNG SANH...
Trong cuộc sống chúng ta nhất định phải tiết kiệm, không nên lãng phí. Chính mình có phước báo thì cũng phải tiếc phước. Phước báo dư ra phân cho chúng sanh cùng hưởng, thì phước báo của bạn càng ngày càng lớn, phước báo của bạn vĩnh viễn hưởng không hết. Chính mình có phước, không nên chỉ một mình hưởng hết, đó là sai lầm.
Cho dù chính mình có rất nhiều phước báo, chúng ta chỉ hưởng thụ chút thôi, tất cả còn lại thảy đều chia cho chúng sanh cùng hưởng. Bạn có thể bố thí, chia sẻ giúp đỡ những chúng sanh khổ nạn càng nhiều, thì phước đức của bạn càng lớn, công đức của bạn là vô lượng, vô biên.
Phía trước đã nói với các vị, các vị bố thí tài thì được tiền tài, bố thí pháp được thông minh, bố thí vô uý được khỏe mạnh sống lâu. Bạn bố thí phước báo lớn thì bạn đương nhiên được phước báo lớn, đây là đạo lý nhất định.
Cho nên chúng ta phải bố thí phước báo lớn, đời sống tạm đủ thì được rồi. Tích thiện, tích phước là quan trọng, mỗi niệm vì chúng sanh, mỗi niệm vì xã hội. Chúng sanh đều có phước thì xã hội này sẽ ngày càng tốt hơn, đời sống của mọi người sẽ tốt lên. Thế giới sẽ ngày càng trở nên hạnh phúc, tốt đẹp và bình an....
Hoà Thượng Tịnh Không.
A Di Đà Phật


______

Dạ, con sẽ phải cần kiệm hơn. Con không muốn lãng phí nữa. Thổ Nhĩ Kỳ, Syria động đất thật sự đã nhấn mạnh với con rằng cuộc đời thật vô thường. Nếu con không chịu tích phúc, tích đức, đến khi mạng chúng sẽ rất đau khổ. Con muốn qua đời như thế đâu, phi thương đau đớn, khổ sở.

A Di Đà Phật
 

Bella Dodo

Cựu Mod Tiếng Anh
Thành viên
2 Tháng mười một 2019
335
931
136
Hà Nội
Diễn Đàn Học Mãi
A Di Đà Phật - An Sĩ Toàn Thư

Tặng kinh cho người mừng thọ1
Huyện Côn Sơn2 có vị Thái phu nhân họ Hứa, là mẹ của quan Hàn lâm Từ Tích Dư. Bà thường ngày ăn chay, ưa thích làm việc thiện, tụng kinh lễ Phật không hề biếng trễ.
Mùa đông năm Đinh Sửu thuộc niên hiệu Sùng Trinh3 là dịp mừng thọ 60 tuổi của Thái phu nhân. Vào ngày sinh nhật, Thái phu nhân chỉ làm việc phước thiện, cúng dường trai tăng, lại đem tất cả những lễ vật mừng thọ của thân hữu dùng vào việc in ấn kinh Pháp Hoa. Đối với tất cả những người đến chúc thọ, Thái phu nhân cho chiêu đãi tiệc chay, lại đem số kinh đã in ấn ra tặng cho mỗi người một bộ.
Những người hiểu biết thấy việc làm như vậy, ai ai cũng đều ngưỡng mộ. Thái phu nhân về sau được khỏe mạnh sống lâu, con cháu thảy đều phát đạt hưng thịnh.
LỜI BÀN
Những người khác vào ngày mừng thọ đều dùng rượu thịt chiêu đãi quan khách, [giết hại nhiều vật mạng nên] ngược lại tạo nhân xấu ác làm rút ngắn tuổi thọ. Người mẹ của họ Từ biết dùng hương vị Chánh pháp để đáp lại tấm lòng những người chúc thọ, ấy là đã gieo trồng hạt giống để được quả sống lâu. Xét như vậy thì bên nào được bên nào mất, điều gì nên bỏ điều gì nên theo, mong rằng người đọc sách có thể lắng lòng trong lúc đêm khuya thanh vắng mà suy ngẫm kỹ.
———-
1 Chuyện này ở vùng Côn Sơn truyền tụng cho nhau, mọi người đều biết.
2 Thuộc tỉnh Giang Tô. Đây là quê hương của tiên sinh Chu An Sỹ.
3 Tức là năm 1637, niên hiệu Sùng Trinh năm thứ 10, vào triều Minh Tư Tông.


———-

Con muốn học theo Bà Bà. Bà Bà là tấm gương thật tốt cho đời sau chúng con noi theo.
A Di Đà Phật

03/06/2023
 
  • Love
Reactions: b2c.manage

Bella Dodo

Cựu Mod Tiếng Anh
Thành viên
2 Tháng mười một 2019
335
931
136
Hà Nội
Diễn Đàn Học Mãi
A Di Đà Phật - An Sĩ Toàn Thư

KHUYÊN NGƯỜI BỎ SỰ GIẾT HẠI

Khuyên người đừng ăn cua
Người đời nghe nói đến những nỗi khổ trong địa ngục đều cho là chuyện mơ hồ, không biết rằng khi người ta luộc cua để ăn, ấy chính là cảnh tượng của đại địa ngục Phí thang [được mô tả trong kinh điển], chỉ vì người ta làm mãi thành quen nên xem đó như chuyện bình thường mà không nhận biết được.
Khi củi vừa bắt lửa bốc lên một lúc đầu, nhiệt độ trong nồi nóng dần lên, những con cua trong nồi bắt đầu kinh hoàng khiếp sợ, toàn thân cảm thấy ngày càng khó chịu. Thế rồi nước trong nồi ngày càng nóng hơn, cả bầy cua rối loạn bò quanh, con nào cũng muốn tìm lối thoát ra. Lát sau, nước càng thêm nóng, thế là cả bầy qua lại vướng vít, thần thức hôn mê. Lúc bấy giờ, nổi lên mặt nước, nóng bức đau đớn không chịu nổi, chìm xuống đáy nồi cũng nóng bức đau đớn không chịu nổi, nằm yên xếp lớp lên nhau cũng nóng bức đau đớn không chịu nổi. Không bao lâu, nước trong nồi sôi lên, khắp quanh thân hình đều có nước sôi sùng sục. Nước sôi vào mắt, như đinh sắt trui nóng đâm nơi nhãn cầu; nước sôi trên lưng, như sắt nấu chảy nung nóng khắp thân thể. Chịu đựng khổ sở đau đớn như thế không sao nói hết, để rồi ôm mối oán hờn mà chết, toàn thân chuyển thành màu đỏ.
Than ôi, người ta bất quá cũng chỉ vì miếng ngon trong chốc lát mà tạo thành nghiệp chướng nặng nề rộng sâu không bờ bến như thế. Ví như chư Phật, Bồ Tát dùng thiên nhãn mà quán sát sự việc này, ắt sẽ thấy rõ người với cua từ vô số kiếp đến nay đều đã từng là cha mẹ, anh em, thân bằng quyến thuộc của nhau, chỉ vì lăn lộn tái sinh, thay hình đổi dạng, nên không thể biết nhau đó thôi. Vì thế mới qua lại trong luân hồi mà thay nhau tạo nghiệp, giết hại lẫn nhau, cho đến báo oán lẫn nhau vô cùng vô tận.
Dám xin có lời rộng khuyên khắp thảy, nếu muốn phát tâm từ bi, trước hết phải mạnh mẽ thực hành khoan thứ, điều mình không muốn, chớ làm cho kẻ khác.1 Hãy tự đặt mình vào hoàn cảnh của muôn loài mà quán xét, thì sự tham ăn sẽ được chuyển hóa thành tâm từ ái.

1 Nguyên tác dùng “先行強恕 – tiên hành cường thứ”. Chữ thứ (恕) ở đây lấy theo ý của Nho gia, xuất phát từ lời dạy của Khổng tử. Sách Luận ngữ, chương Vệ Linh Công, tiết 23 kể chuyện Tử Cống thưa hỏi Khổng tử: “Có một lời nào có thể theo đó làm theo suốt đời chăng?” (有一言而可以終身行之者乎?) Khổng tử đáp: “Có một chữ thứ: Điều mình không muốn, chớ làm cho kẻ khác.” (其恕乎!己所不欲,勿施於人。) Vì thế, chữ “thứ” được hiểu theo Nho gia là “xem người khác cũng như chính mình”, hay “đặt mình vào hoàn cảnh của người khác”. Từ quan điểm nền tảng này mà hình thành đức khoan thứ, có thể khoan dung, tha thứ cho người khác vì cảm thông được hoàn cảnh của họ.

———-
Con không đọc An Sĩ Toàn Thư, con không biết về đoạn viết trên. Con đọc rồi liền thấy tội con tạo nhiều đến như vậy. Con khởi tâm động niệm không thiện không lành. Con thật tâm xin lỗi. Con không có sự đồng cảm, không học cách thấu hiểu. Phận biệt chấp trước, không ngoan, không chân thật chút nào. Đối với các vị Bồ Tát Hải Sản, tôm, cua, cá, ốc, ếch, lươn, rắn, cùng rất nhiều các vị khác từ nhiều kiếp trước đến kiếp này đời này, con thành tâm xin lỗi. Con đã vô ý hoặc cố ý tổn thương, thậm chí làm Ngài chịu đừng quá nhiều khổ đau. Nay con thật tâm mong các Ngài được sanh về về cõi lành. Con thật sự không muốn gieo nhân ác nữa. Báo ứng nhân quả tuyệt đối không sai. Con thành tâm cảm ơn các Ngài vẫn cho con cơ hội sửa đổi. Nếu con bơi, bị đuối nước lúc ấy, quả thật, con không dám nghĩ nữa. Con cũng mong tất cả mọi người chỉ gieo nhân thiện, có thể gặt quả lành.

A Di Đà Phật
23/08/2023
 

Bella Dodo

Cựu Mod Tiếng Anh
Thành viên
2 Tháng mười một 2019
335
931
136
Hà Nội
Diễn Đàn Học Mãi
Các vị bằng hữu! Hiện tại lấy được một thanh sô cô la thật ngon thì người đầu tiên quý vị nghĩ đến là ai? Vừa rồi chúng ta mới nói làm người phải thành tín. Việc thứ nhất quý vị nghĩ đến ai? Trong một lần giảng nọ, tôi có được ba đáp án. Một thanh niên khoảng 30 tuổi ngồi ở hàng ghế đầu nói: “Thì mau ăn thôi!”. Anh ấy rất thành thật. Ở hai hàng ghế sau có một phụ nữ khoảng bốn mươi mấy tuổi, cô ấy nói: “Để dành cho con ăn”. Ở hàng ghế sau có một vị trưởng bối sáu mươi – bảy mươi tuổi nói: “Dâng lên cho cha mẹ ăn trước”.

Các vị bằng hữu! Người nào có hàm dưỡng văn hóa vậy? Người ba mươi mấy tuổi, người bốn mươi mấy tuổi hay là người sáu mươi – bảy mươi tuổi? Sáu mươi – bảy mươi tuổi à? Người sáu mươi – bảy mươi tuổi có khả năng là người không biết chữ, người ba mươi mấy tuổi có thể là người tốt nghiệp đại học. Do đó, học lực càng cao không có nghĩa là họ có văn hóa, không có nghĩa là họ biết cách làm người. Tôi thường hay nói với các em học sinh: “Người tốt nghiệp đại học có văn hóa hay không?”. Chúng lập tức nói là: “Có!”. Tôi hỏi: “Bất hiếu với cha mẹ thì có văn hóa hay không?”. Chúng liền nói: “Không có!”. Tôi nói: “Tốt nghiệp đại học mà bất hiếu với cha mẹ thì có văn hóa hay không?”. Chúng không thể trả lời được, chúng đã bị tôi gạt rồi! Cho nên, nhận thức của con người bị sai lầm rồi!

Người thật sự có hàm dưỡng về văn hóa, về đạo đức thì chỉ thông qua một ý niệm của họ là chúng ta nhìn thấy rõ được. Người ba mươi mấy tuổi ý niệm đầu tiên là nghĩ đến chính mình, cho nên tự tư. Người bốn mươi mấy tuổi thì nghĩ đến con, có đúng không? Người hiện nay sẽ nói một cách khẳng khái rằng: “Đúng rồi!”. Nếu như chúng ta quay ngược về 200 năm trước thì sẽ không thể nói như vậy, chúng ta sẽ bị người ta cười, người ta cảm thấy chúng ta không có trí tuệ. Bởi vì khi quý vị cầm được món đồ ngon mà đưa cho con trước thì đã làm ra cho trẻ một tấm gương sai lầm. Chúng sẽ nghĩ đến ai là người quan trọng nhất? Chúng là người quan trọng nhất! Quý vị đã nuôi lớn lòng tự tư của chúng. Thế nhưng thanh sô cô la này nếu như mang đến cho ông bà, trẻ nhỏ ở bên cạnh xem thấy ông bà mỉm cười rất tươi, chúng sẽ rất cảm động. Quý vị đã dạy cho chúng đạo làm con rồi đấy.

Đệ Tử Quy Tập 2

A Di Đà Phật
30/08/2023
 

Bella Dodo

Cựu Mod Tiếng Anh
Thành viên
2 Tháng mười một 2019
335
931
136
Hà Nội
Diễn Đàn Học Mãi
CHÚ TIỂU SA DI CỨU SỐNG ĐÀN KIẾN

Ngày xưa có một chú tiểu Sa Di đến học Phật giáo với một vị thầy rất sáng suốt. Chú là một đứa đệ tử rất tốt. Chú rất lễ phép, thành thật và biết vâng lời. Chú học đạo rất nhanh.

Thầy của chú rất sáng suốt có thể đoán biết trước được chuyện tương lai. Lần đầu tiên mới gặp, vị thầy xem tướng biết thọ mạng của chú học trò nhỏ này sẽ kéo dài không lâu. Ngày nọ, ông ta tính ra và nhận thấy rằng chú học trò này chỉ còn sống được bảy ngày nữa thôi. Vị thầy rất buồn.

Ông ta gọi người đệ tử lại và bảo rằng: “Này con, đã lâu lắm con không được gặp mẹ con. Thầy nghĩ con cần nghỉ một thời gian để về nhà thăm mẹ con và sau tám ngày hãy trở lại đây.” Vị thầy dạy như vậy với hy vọng rằng chú này có thể chết tại nhà cha mẹ của chú.

Khi người đệ tử đi rồi, vị Thầy cảm thấy rất buồn cho chú. Ông ta nghĩ rằng ông không bao giờ có thể gặp lại chú nữa.

Tám ngày sau, người đệ tử trở lại. Vị thầy mừng rỡ và rất ngạc nhiên thấy chú vẫn khỏe mạnh. Chú không lộ vẻ gì cho thấy rằng chú giống như người sắp lìa đời.

Cuối cùng, vị thầy muốn tìm hiểu nguyên nhân tại sao. Ông nói với người đệ tử: “Này con, ta đã nhiều lần xem tướng đoán việc tương lai, và chưa bao giờ sai lầm.

Ta bảo con trở về thăm nhà vì ta biết chắc rằng con sẽ chết trong vòng bảy ngày. Nhưng bảy ngày đã trôi qua, không những con vẫn còn sống mà trông con có vẻ khỏe mạnh. Yểu tướng sắp lìa đời nơi con đã biến mất. Vậy con đã làm sao mà được như vậy?”

Nghe nói thế, người đệ tử sửng sốt. Chú không biết phải trả lời với Thầy thế nào. Vị Thầy liền bắt đầu nhập định và biết rõ sự việc.

“Trên đường về nhà có phải con đã cứu sống một đàn kiến?”

“Thưa thầy, dạ có. Trên đường về nhà, con gặp thấy một đàn kiến rơi xuống nước. Nhìn thấy đàn kiến sắp bị chết đuối, con liền đưa một khúc gỗ xuống để cứu chúng.”

“Ðúng vậy. Do lòng từ bi cứu đàn kiến mà con được sống lâu. Các thánh nhân đã dạy rằng: ‘Cứu một mạng sống, phước đức lớn hơn xây dựng một ngọn tháp bảy tầng.’ Con nhờ cứu hàng trăm chúng sanh, mà con sẽ được sống trường thọ.

“Nay tương lai của con thật huy hoàng, nhưng con vẫn nên tiếp tục cứu độ cho mọi chúng sanh. Con cần phải truyền bá giáo lý của đức Phật. Hãy dạy cho mọi ngườinên có lòng từ bi. Và khuyên tất cả đừng nên sát sanh. Hãy để cho mọi thú vật sống an lành.”

Người đệ tử không bao giờ quên lời thầy dạy. Chú đã nỗ lực tinh tấn tu hành và trở thành một đại sư. Chú đã sống rất thọ, và trường thọ.

———-
Nam Mô A Di Đà Phật
14/11/2023
 

Bella Dodo

Cựu Mod Tiếng Anh
Thành viên
2 Tháng mười một 2019
335
931
136
Hà Nội
Diễn Đàn Học Mãi
The Sami Who Rescued The Ants

Once there was a little sami who studied Buddhism with a very wise Teacher. He was a very good student. He was respectful, sincere, and obedient. He learned very quickly.

The Teacher was so wise that he could foretell the future. The Teacher knew from the beginning that his little student could not live very long. One day he counted and realized that the little student had only seven days left to live. He felt very sad.

The Teacher called the little sami to him. He said, “Hey, little sami, you haven’t seen your mother for a long time. think you need a vacation. You run on home and visit your mother, and come back eight days from now.” He did this so at least the little sami could die in his own parents’ home.

When the little sami left, the Teacher was very sorry. He thought he would never see his little student again.

Eight days later, who should show up but the little sami! His Teacher was delighted, but he was also puzzled, because the little student looked wonderful. He didn’t look like someone who had been about to die.

Finally, the Teacher decided to find out what had happened. He told the boy, “Son, I have foretold the future many times, and I have never been wrong.

I sent you home because you were doomed to die within seven days. But the seven days have already passed. Not only are you still alive, but you look great. The image of death has left you. How did you do it?”

The little sami was thunderstruck. He didn’t have any idea how to answer his Teacher, so the Teacher entered the settled state of meditation. Before long, he understood.

“Son, on the way home, did you save some ants?”

“Yes, Teacher, on the way home I saw a whole bunch of ants trapped by some water. They were about to drown, so I got a piece of wood and rescued them.”

“That’s it, then. Your kind heart has earned you a long life. The wise men of old said, ‘Saving one life earns more merit than building a pagoda of seven stories.’ You have saved hundreds of lives, so you will live a very long time now.

“You have earned a good future, but you still have to keep working to save living creatures. You must spread the message of the Buddha. Teach all people to be merciful. Tell everyone not to kill living creatures. Let animals live in peace.”

The little sami never forgot his teacher’s words. He worked very hard and became a great monk. He lived for a long, long time.

——-

This story and translation from Hoavouu website.

Nam Mô A Di Đà Phật
14/11/2023
 
Last edited:

Bella Dodo

Cựu Mod Tiếng Anh
Thành viên
2 Tháng mười một 2019
335
931
136
Hà Nội
Diễn Đàn Học Mãi
Kinh văn:

“Đệ tử quy, Thánh nhân huấn: Thủ hiếu đễ, thứ cẩn tín, phiếm ái chúng, nhi thân nhân, hữu dư lực, tắc học văn”.

“Phép người con, Thánh nhân dạy: Hiếu đễ trước, kế cẩn tín, yêu bình đẳng, gần người nhân, có dư sức thì học văn”.

Tiết học trước chúng ta đã bước vào phần Kinh văn của “Đệ Tử Quy”. Trong phần Tổng Tựa của “Đệ Tử Quy”, chúng ta đã nói đến “Đệ Tử” không chỉ nói về trẻ nhỏ, mà mỗi một người học sinh muốn học tập giáo huấn của Thánh Hiền đều được xưng là “Đệ Tử”. Chữ “Quy” là quy phạm, chúng ta tuân thủ quy phạm này thì có thể khiến cho đức hạnh của chúng ta ngày một nâng cao

1. “Đệ Tử Quy, phép người con, Thánh nhân dạy”​

Đây là giáo huấn của Thánh Hiền. Giáo huấn này được trích lục ra từ trong giáo huấn của Khổng Phu Tử. Chúng ta xem thấy câu này ở trong “Luận Ngữ”, phần “Học Nhi Đệ Nhất”.

2. “Hiếu đễ trước”​

“Thủ hiếu đễ” (Hiếu đễ trước), chữ “thủ” này chính là nói đến căn bản làm người là ở hiếu đạo và đễ, thương yêu anh em, chị em, tôn kính trưởng bối, “Hiếu”“Đễ”. Ở trong “Đễ” còn bao gồm một thái độ rất quan trọng, chính là tâm cung kính, cung kính đối với trưởng bối. Đạo đức, học vấn của một người đều là từ trong “hiếu” “kính” mà không ngừng nâng cao, không ngừng lưu lộ ra. Kỳ thật, một người chỉ cần làm được “hiếu”“đễ” thì tin tưởng họ có thể tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Các vị cảm thấy nói như vậy có quá khoa trương hay không? Kỳ thật “đại đạo chí giản”, những đạo lý thâm sâu kỳ thật đều là rất căn bản, rất đơn giản.

Chúng ta hồi tưởng lại lịch sử mấy ngàn năm của Trung Quốc, triều đại nào có lịch sử lâu nhất, quốc vận hưng thịnh nhất? Đó là triều nhà Chu. Bao nhiêu năm vậy? 800 năm. Vậy xin hỏi: Vì sao triều nhà Chu có thể kéo dài đến được 800 năm? Dựa vào cái gì vậy? “Hiếu”“Đễ”. Chúng ta chỉ đọc qua “Triều nhà Chu 800 năm” nhưng không biết được tại vì sao. Chúng ta cũng thường xem thấy con cháu của người khác và tán thán tại vì sao ưu tú đến như vậy! Chỉ nhìn thấy kết quả thì không có lợi ích lớn cho chính mình, nhất định phải tìm ra được nguyên nhân thì chúng ta mới có thể có được khải thị rất tốt từ trong đó.

Triều nhà Chu, khai quốc là Chu Văn Vương, Chu Võ Vương. Ông nội của Chu Văn Vương là Thái Vương. Thái Vương sinh ra ba người con trai, anh cả là Thái Bá, anh thứ hai là Trọng Ung, người thứ ba là Vương Quý. Vương Quý sinh ra Chu Văn Vương. Chu Văn Vương lại sinh ra Chu Võ Vương và Chu Công. Khi Chu Văn Vương mới được sinh ra, Thái Vương vừa nhìn thấy đã cảm thấy Chu Văn Vương có tướng Đế Vương, có tướng Thánh Chủ. Thế nhưng phụ thân của Chu Văn Vương xếp ở hàng thứ ba. Kết quả là người bác lớn của ông là Thái Bá nhìn thấy nét mặt vui tươi của cha mình khi trông thấy cháu nội thì hiểu rõ phụ thân của ông muốn đem ngôi vua truyền cho đứa cháu nội này. Thái Bá rất hiểu tâm cảnh của phụ thân, nên ông không nói không rằng, lấy lý do giúp phụ thân đi hái thuốc rồi hẹn với em kế của ông là Trọng Ung cùng nhau đi lên núi. Sau khi đi rồi thì họ không trở lại nữa. Bởi vì họ hy vọng phụ thân có thể thực hiện được ý nguyện của mình, không cần phải bận lòng bởi vì ông là con lớn, để cha mình có thể trực tiếp truyền ngôi cho con trai thứ ba là Vương Quý, sau đó Vương Quý truyền ngôi cho Chu Văn Vương.

Quý vị thân mến! Gia tộc này cái gì cũng đều có thể nhường, thiên hạ mà cũng có thể nhường được. Hành động nhường thiên hạ này thành tựu được đức hạnh hiếu đạo, có thể hiểu rõ ý muốn của phụ thân, có thể viên mãn tâm ý của phụ thân. Hơn nữa, họ không chỉ làm được hiếu đạo, mà còn làm được yêu thương anh em. Ngay đến thiên hạ còn có thể nhường thì còn có thứ gì mà anh em không thể nhường nhau chứ. Ngoài việc làm ra hiếu đạo, làm ra được “đễ”, họ còn làm được “trung”, trung với nhân dân thiên hạ. Bởi vì họ nhường như vậy, có thể để cho một Thánh Chủ lãnh đạo nhân dân toàn quốc, do vậy cái nhường này là đức hạnh chân thật, gia phong chân thật. Vì vậy, Khổng Lão Phu Tử tán thán đối với Thái Bá và Trọng Ung là “đức chi chí dã” (đức hạnh cao tột). Nếu không có được đức hạnh cao tột như vậy thì tuyệt đối không làm ra được hành vi như thế. Cho nên có “hiếu” thì có “đễ”.

Chu Văn Vương đối với phụ thân của ông là Vương Quý đều là sáng sớm, buổi trưa, buổi tối, một ngày ba lần thăm hỏi, nên gọi là “sáng thăm tối viếng”. Trong ba lần thăm viếng phụ thân, vừa đến thăm thì xem thần sắc của phụ thân, tiếp theo là xem tình hình ăn uống của phụ thân. Nếu như phụ thân ăn uống được rất tốt, ông liền cảm thấy rất an tâm. Nếu như phụ thân ăn rất ít thì ông rất lo lắng. Do bởi có được thân giáo như vậy, nên con trai của ông là Võ Vương và Chu Công cũng học theo rất tốt. Chu Võ Vương cũng rất hiếu thuận đối với Chu Văn Vương. Có một lần Chu Văn Vương bị bệnh, Chu Võ Vương hầu ở bên cạnh mười hai ngày không hề cởi áo giải đãi, mũ trên đầu cũng không lấy xuống, hầu hạ phụ thân ông mười hai ngày nghiêm túc. Do bởi hiếu tâm như vậy, bệnh của phụ thân ông rất mau khỏi. Tục ngữ có câu: “Người gặp việc vui tinh thần phấn chấn”. Còn việc gì có thể làm cho cha mẹ vui hơn là việc con cái hiếu thuận! Khi một người vui vẻ, chức năng của hệ thống miễn dịch sẽ được nâng cao, đây đều là có căn cứ khoa học.

Bởi vì hiếu đạo của họ được truyền thừa lại, nên một nhà “hiếu” thì một nước liền “hưng hiếu”. Khi người dân xem thấy người lãnh đạo mà họ sùng kính đều hiếu thuận đến như vậy, họ sẽ rất cảm động, sẽ bắt chước làm theo. Cho nên trong sách “Đại Học” có nói: “Một nhà có lòng nhân thì một nước có lòng nhân. Một nhà biết lễ nhường thì một nước biết lễ nhường”. Lễ nhường của họ sẽ dẫn dắt nhân dân toàn quốc biết lễ nhường, rất nhiều việc tranh giành tự nhiên liền sẽ giảm ít. Bởi vậy, trên làm dưới noi theo, việc này đích thực là cảm ứng không thể nghĩ bàn.

Ngoài việc Chu Võ Vương kế thừa hiếu đạo của Chu Văn Vương ra, Chu Công cũng kế thừa tình huynh đệ hữu ái từ các bác là Thái Bá và Trọng Ung. Có một lần Chu Võ Vương bị bệnh, Chu Công liền ở ngay trước mặt của tổ tông (vào lúc đó gọi là Thái miếu) viết ra một bài văn mong cầu giảm bớt đi thọ mạng của chính mình để cho huynh trưởng của ông có thể tăng tuổi thọ. Chúng ta cảm nhận được, ông không chỉ là yêu thương anh em của mình mà còn mong muốn huynh trưởng được khỏe mạnh sống lâu để có thể trị vì thiên hạ được tốt. Khi Chu Công đọc xong bài văn cầu tuổi thọ, chí thành có thể cảm thông, vì vậy sức khỏe của Chu Võ Vương liền được hồi phục. Bài văn cầu thọ này còn để ở trong Thái miếu.

Trải qua một khoảng thời gian, Chu Võ Vương qua đời, tiếp theo là Chu Thành Vương kế vị. Chu Công phò tá ông. Bởi vì Thành Vương vẫn còn trẻ, Chu Võ Vương giúp Chu Thành Vương chọn được một số thầy giáo, Thái sư là Khương Thái Công, Thái Bảo chính là Chu Công. Nếu như con cái của quý vị có Khương Thái Công dạy, lại có Chu Công dạy thì có tốt không vậy? Tốt phải không. Cho nên chúng ta phải tìm thầy giáo tốt cho trẻ nhỏ. Các vị không nên gấp, chỉ cần quý vị có tâm chí thành, nhất định sẽ có nhân duyên tốt đến. Ngày nay con cái của chúng ta ngoài chúng ta ra thì đã có một thầy giáo tốt, đó là “Đệ Tử Quy”. Quyển sách này có thể làm cho gia phong của gia đình quý vị nâng cao, tiếp nối dài lâu.

Khi Chu Thành Vương lớn lên, có được thầy giáo tốt đến như vậy dìu dắt, ông có thể trị vì thiên hạ. Vào lúc đó trong nước xuất hiện những lời đồn đại là có phải Chu Công muốn đoạt lấy thiên hạ hay không? Có rất nhiều lời đồn đại như vậy. Chu Công không đợi cháu của ông lên tiếng, ông tự mình dời đến Sơn Đông, để cho cháu ông dễ xử, không bị những lời sàm ngôn này ảnh hưởng. Kết quả là khi Chu Thành Vương đang đi trên đường, đột nhiên nhìn thấy trên không có một số dị tướng, trời trong xanh mà có sấm chớp. Người thời trước rất có thái độ kiểm điểm lại bản thân. Ông xem thấy trên trời có dị tướng thì liền nghĩ:“Có phải là Thiên tử ta đã làm ra việc gì sai rồi không?”. Quý vị thân mến! Đó có phải là mê tín không? Không phải vậy. Lòng người và thiên địa vạn vật có sự giao cảm. Lòng người thiện thì mưa thuận gió hòa, lòng người ác thì tai nạn triền miên. Lòng người hiện tại của chúng ta là thiện hay là ác? Tôi không nói chúng ta. Lòng người ác mới có tai họa, thiên tai nhân họa nhiều đến như vậy. Cho nên chúng ta xem thấy những dị tướng này thì phải xét lại nội tâm của chính mình (phản quan nội tỉnh), phải bắt đầu cố gắng gìn giữ tốt cái tâm này, để cho nó hướng thiện. Chu Thành Vương xem thấy hiện tượng này, khi trở về cố gắng kiểm điểm lại bản thân, liền nghĩ đến có phải việc mà ta để cho chú ta rời khỏi nơi đây là không đúng rồi không? Cho nên Chu Thành Vương cũng đến Thái Miếu để sám hối với Tổ tông. Lòng người ngày trước rất thuần phác, “thận chung truy viễn, dân đức quy hậu” (thành tâm lo việc tang lễ, hoài niệm tổ tiên thì phong khí xã hội sẽ trở nên thuần phác), đều sẽ cẩn ghi những lời giáo huấn của Tổ tông. Khi Chu Thành Vương đang sám hối thì nhìn thấy văn cầu thọ của Chu Công cầu thọ cho anh của mình là Chu Võ Vương. Ông cầm nó lên xem, thấy chú của mình vì muốn huynh trưởng của mình có thể kéo dài tuổi thọ mà cầu xin ông trời giảm bớt đi tuổi thọ của chính mình. Chu Thành Vương xem thấy rồi rất cảm động, lập tức dùng thân Thiên tử, đích thân dẫn văn võ bá quan đến nghinh đón Chu Công trở về. Tình anh em của Chu Võ Vương và Chu Công cũng đã truyền cho con cháu đời sau của họ.

Triều nhà Chu bởi vì có “hiếu – đễ” mới có thể kéo dài đến 800 năm. Một gia đình có “hiếu – đễ” có thể kéo dài được bao lâu? Trong nhiều thời đại của Trung Quốc, đức hạnh của Khổng Lão Phu Tử là tốt nhất. Đức hạnh của ông cũng có thể cảm hóa đến con cháu nhiều đời, nhiều thế hệ của ông. Cho nên gia phong của ông hơn 2.000 năm không suy. Giả như ngày nay đột nhiên quý vị nhận được một tin tức mình là hậu duệ của Khổng Lão Phu Tử, quý vị có cảm thấy ngày hôm nay và ngày mai tuyệt đối không như nhau không. Đột nhiên quý vị sẽ cảm thấy ta không thể làm mất mặt Khổng Lão Phu Tử. Khi đi ra, lời nói, hành vi đều sẽ rất cẩn trọng. Phong khí đạo đức có thể ảnh hưởng dài lâu đến như vậy.

Khi tôi dạy học ở Hạ Môn, gặp được một thầy giáo. Bởi vì chúng tôi đã giảng qua năm ngày, nên mời những thầy cô này lên bục để chia sẻ cảm tưởng. Có mười thầy cô giáo làm đại diện. Khi vị thầy giáo này vừa lên bục, ông liền nói: “Năm ngày nghe giảng bài đã làm tôi hiểu được căn bản của đức hạnh ở chỗ nào. Đó là ở chỗ hiếu đạo. Câu này có từ Hiếu Kinh, chương thứ nhất phần Khai Tông Minh Nghĩa: Phù hiếu – đức chi bổn dã (Hiếu là cái gốc của đức hạnh)”. Tiếp theo ông nói, ông có một cảm xúc sâu sắc đối với câu nói này. Bởi vì trong thôn của họ có bốn mươi mấy hộ gia đình đều cùng một họ là Ngô (do hai chữ Khẩu và Thiên hợp lại). Bốn mươi mấy hộ gia đình này sinh ra 109 người, trong đó có 108 người tốt nghiệp đại học, tố chất rất tốt. Còn người thứ 109 này đã thi lên đại học, nhưng học được hai năm, do một nguyên nhân nào đó mà ngưng không học tiếp. Có thể nói thế hệ sau của họ hoàn toàn có trình độ đại học. Tiếp theo ông lại nói, cuối cùng ông biết được tại vì sao thế hệ này của họ có thể hưng vượng đến như vậy. Bởi vì trưởng bối trong thôn đều nói với họ: “Dù đi học hay đi làm nhưng hễ đến ngày nghỉ thì phải nhớ trở về nhà thăm cha mẹ”. Ngày mùng một mỗi năm, họ nhất định phải đi theo cha mẹ đến chùa miếu để lễ lạy, để cầu phước, không hề làm những việc nào khác. Hiện tại quý vị nào có con cháu ngày mùng một năm nay đi theo quý vị vào chùa lạy Phật xin giơ tay lên. Quý vị xem, hết thảy gia tộc của họ đều làm được như vậy.

Ngoài việc đi theo cha mẹ đến chùa lễ lạy ra, sau khi trở về họ liền đi đến những nhà hàng xóm lân cận để chúc Tết các bậc trưởng bối, đến những nhà trong thôn xóm để mừng tuổi cho các bậc trưởng bối, họ đã làm được tôn kính trưởng bối. Đây là “đễ”. Sau khi mừng tuổi các trưởng bối xong, những thanh niên hàng xóm đồng lứa tuổi với nhau này tụ họp lại trong một trường tiểu học ở trong thôn, cùng nhau thảo luận là năm nay bạn đi học có được thu hoạch gì, năm nay làm việc có được kinh nghiệm hay gì. Mọi người cùng nhau thảo luận, giúp đỡ lẫn nhau. Họ đã làm được việc gì? Hiếu học.

“hiếu”, có “đễ” lại ham học, cho nên con cháu đời sau ở trong thôn này có thể có được sự phát triển tốt đến như vậy. Tuyệt đối không phải là ngẫu nhiên, tuyệt đối không thể nói bên đó có long huyệt, phong thủy rất tốt. Hơn nữa, tất cả hoàn cảnh, hết thảy phong thủy ở một địa phương cũng sẽ do lòng người mà chuyển biến. Do đó, Khổng Lão Phu Tử nói “Hiếu đễ trước”. Ngay khi một người có thể làm được “hiếu”“đễ” rồi, một người có lòng hiếu thuận, họ biết đặt mình vào hoàn cảnh của người khác. Khi họ hiếu thuận đối với cha mẹ của chính mình, thì họ đối với cha mẹ của người khác cũng sẽ đối đãi cung kính giống như vậy. Bởi vậy, “Đệ Tử Quy” có dạy: “Việc chú bác, như việc cha. Việc anh họ, như anh ruột”.

———-

Con cũng muốn trở thành một người con hiếu thảo ạ.

Nam Mô A Di Đà Phật

15/11/2023
 
Top Bottom