Hóa [Hóa 9] Bài tập về độ tan và tinh thể hiđrat hóa

duongkhalam

Học sinh mới
Thành viên
17 Tháng mười một 2013
8
0
16
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Khi làm nguội 1026,4 gam dung dịch bão hòa [tex]R_{2}SO_{4}.nH_{2}O[/tex] (trong đó R là kim loại kiềm và n nguyên, thỏa điều kiện 7 < n < 12) từ 80 độ C xuống 10 độ C thì có 395,4 gam tinh thể [tex]R_{2}SO_{4}.nH_{2}O[/tex] tách ra khỏi dung dịch. Tìm công thức phân tử của hiđrat nói trên. Biết độ tan của [tex]R_{2}SO_{4}[/tex] ở 80 độ C và 10 độ C lần lượt là 28,3 gam và 9 gam.
Đáp số: [tex]Na_{2}SO_{4}.10H_{2}O[/tex]
2. Xác định lượng [tex]FeSO_{4}.7H_{2}O[/tex] tách ra khi làm lạnh 800 gam dung dịch bão hòa [tex]FeSO_{4}[/tex] từ 70 độ C xuống 20 độ C. Biết độ tan của [tex]FeSO_{4}[/tex] lần lượt là 35,93 gam và 21 gam.
Đáp số: 87,86 gam
Các bạn trình bày cách giải chi tiết giúp mình nha!
 

Trung Đức

Học sinh tiến bộ
Thành viên
6 Tháng bảy 2016
281
243
164
26
Hà Nam
Bài 1:
Gọi khối lượng $R_2SO_4$ tan trong dung dịch ở $80^oC$ là $a$ => Khối lượng nước là $1026,4 - a$
+) Tại $80^oC$:
Độ tan của muối là 28,3 g => $\frac{1026,4 - a}{100}.28,3 = a$ <=> $a = 226,4\ (g)$
+) Tại $10^oC$:
Khối lượng dung dịch muối còn lại là: $m_{dd} = 631\ g$
Số mol tinh thể tách ra là: $n_1 = \frac{395,4}{2R + 96 + 18n}\ (mol)$ => Khối lượng muối khan tách ra là: $m_1 = \frac{395,4}{2R + 96 + 18n}.(2R + 96)\ (g)$
=> Lượng muối khan còn lại là $m = 226,4 - \frac{395,4}{2R + 96 + 18n}.(2R + 96)\ (g)$ => Lượng nước còn lại là: $m_2 = 404,6 + \frac{395,4}{2R + 96 + 18n}.(2R + 96)\ (g)$
Độ tan của muối là 9 g => $\frac{404,6 + \frac{395,4}{2R + 96 + 18n}.(2R + 96)}{100}.9 = 226,4 - \frac{395,4}{2R + 96 + 18n}.(2R + 96)$
Đặt $\frac{395,4}{2R + 96 + 18n}.(2R + 96) = a$. Khi đó, ta có: $\frac{404,6 + a}{100}.9 = 226,4 - a$
<=> $a \approx 174,3$ => $\frac{395,4}{2R + 96 + 18n}.(2R + 96) = 174,3$
<=> $790,8R + 37958,4 = 348,6R + 16732,8 + 3137,4n$
<=> $442,2R = 3137,4n - 21225.6$ <=> $R = 7,1n - 48$
Lập bảng với n chạy từ 8 đến 11, ta thấy với n = 10 thì R = 23 (Na)
Vậy công thức của hidrat là $Na_2SO_4.10H_2O$

Bài 2:
Gọi khối lượng $FeSO_4$ tan trong dung dịch ở $70^oC$ là $a$ => Khối lượng nước là $800 - a$
+) Tại $70^oC$:
Độ tan của muối là 35,93 g => $\frac{800 - a}{100}.35,93 = a$ <=> $a \approx 211,46\ (g)$
+) Tại $20^oC$:
Gọi khối lượng hidrat giảm đi là b => Số mol hidrat giảm đi là $n_1 = \frac{b}{278}\ mol$
=> Lượng muối tan còn lại là: $m = 211,46 - \frac{152b}{278}\ (g)$
Khối lương dung dịch còn lại là: $m_{dd} = 800 - b\ (g)$ => Khối lượng nước còn lại là: $m_2 = 588.54 - b + \frac{152b}{278}\ (g)$
Độ tan của muối là 21 g => $\frac{588.54 - b + \frac{152b}{278}}{100}.21 = 211,46 - \frac{152b}{278}$
<=> $b = 194,57\ (g)$ ???
 
  • Like
Reactions: duongkhalam
Top Bottom