[hóa 12]ôn thi đại học 2013(hữu cơ)

D

dhbk2013



Bài 19 : Khi đốt cháy một thể tích hiđrocacbon A cần 6 thể tích oxi và sinh ra 4 thể tích CO2. A có thể làm mất màu dung dịch brom có nối đôi và có thể kết hợp với hiđro tạo thành một hiđrocacbon no mạch nhánh.
Xác định công thức cấu tạo của A và viết các ptpu


Giải :
Theo đề bài : $1 V (A) -------> 4 V(CO_2)$ => Số C trong A : 4
Dùng bảo toàn nguyên tố O : $V(H_2O) = 12V - 8V = 4V $=>Số H trong A : 8
Vậy A : $C_4H_8$
PTPỨ : $C_4H_8 + Br_2 ----> C_4H_8Br_2$
$C_4H_8 + H_2 ------> C_4H_{10}$
 
T

truongthanhliema

mọi người làm thử mấy bài này nha!.
bài21:Hỗn hợp X gồm etin,propen,metan.đốt 11g X thu được 12,6g H2O.Còn 11,2lít(đktc) X thì pư vừa đủ với dd chứa 100g Br2.thành phần % thể tích etin trong X là:
A:50% B:40% C:30% D:25%

Bài 22: Một hỗn hợp gồm 2 anken A,B kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng có tỉ khối so với H2 là 16,625.Cho vào bình 1 ít bột Ni và H2 dư nung nóng 1 thời gian sau đó đưa bình về nhiệt độ ban đầu thì thấy áp suất trong bình =7/9 so với áp suất đầu và thu được hỗn hợp Z.biết khả năng tác dụng với H2 của mỗi anken là như nhau.CTPT của A,B và % anken đã phản ứng là bao nhiêu?

Bài 23:Cho4,48 lít hh X (đktc) gồm 2 hiđrocacbon mạch hở lội từ từ qua bình chứa 1,4 lít dd Br2 0,5M.Sau khi phản ứng hoàn toàn, số mol Br2 giảm đi một nửa và khối lượng bình tăng thêm 6,7g.tìm CTPT của 2 hiđrocacbon

Bài 24:Cho 0,42 lít hh khí X (có tỉ khối so với H2 là 19)gồm 2 hiđrocacbon mạch hở đi rất chậm qua bình chứa nước Brom dư.Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy có 0,28 lít khí đi ra khỏi bình và có 2 g Br2 đã t/g phản ứng.Biết X không tác dụng với dd AgNO3/NH3. tìm CTPT của 2 hiđrocacbon ?
 
S

smileandhappy1995

Bài 23:Cho4,48 lít hh X (đktc) gồm 2 hiđrocacbon mạch hở lội từ từ qua bình chứa 1,4 lít dd Br2 0,5M.Sau khi phản ứng hoàn toàn, số mol Br2 giảm đi một nửa và khối lượng bình tăng thêm 6,7g.tìm CTPT của 2 hiđrocacbon
Ta thấy sau p/ứ ko có khí thoát ra =>trong X ko có ankan
$n_{hh}$=0,2mol
p/ứ $n_{Br_2}$=0,35mol
=>Trong X có 1 anken và 1 ankin
Gọi CT là $C_nH_{2n} và C_mH_{2m-2}$
Gọi x,y là số mol của mỗi chất
=>x+y=0,2 (1)
khi p/ứ với $Br_2$=> x+2y=0,35 (2)
(2) - (1) =>y=0,15 =>x=0,05
mà khối lượng dd tăng 6,7g chính là khối lượng của X
=>14n .0,05 + (14m-2) .0,15=6,7
=>n+3m=10
=>n=4 và m=2 vì là cachidrocac bon ở thể khí và n,m phải lớn hơn 2
=>CT là $C_4H_8$ và $C_2H_2$
 
Last edited by a moderator:
M

mesi95

Bài 24:Cho 0,42 lít hh khí X (có tỉ khối so với H2 là 19)gồm 2 hiđrocacbon mạch hở đi rất chậm qua bình chứa nước Brom dư.Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy có 0,28 lít khí đi ra khỏi bình và có 2 g Br2 đã t/g phản ứng.Biết X không tác dụng với dd AgNO3/NH3. tìm CTPT của 2 hiđrocacbon ?
Giải
nx=0,01875mol
Có khí thoát ra\Rightarrow có CnH2n+2(A)nA=0,0125mol
\Rightarrow n hidrocacbon ko(B) no la:0.00625mol
Mạt khác:n Br2=0,0125\Rightarrow nBr2:nB=2:1\Rightarrow B là:CmH2m-2
Ta có:dX/H2=19\Rightarrow 0.175n+0.0875m=0.7\Leftrightarrow 2n+m=8
Vì X ko tac dung voi AgNO3/NH3\Rightarrow m\geq 3\Rightarrow
m=4và n=2 hoặc m=6 và n=1(loại vì X là chat khí)
CTPT:C2H6 và C4H6
 
D

dhbk2013

21:Hỗn hợp X gồm etin,propen,metan.đốt 11g X thu được 12,6g H2O.Còn 11,2lít(đktc) X thì pư vừa đủ với dd chứa 100g Br2.thành phần % thể tích etin trong X là:
A:50% B:40% C:30% D:25%

Giải :
Gọi x, y, z, k, lần lượt là số mol của $C_2H_2, C_3H_6, CH_4,$ hệ số mol
Theo đề bài ta có hệ phương trình :
[Tex]\left\{ \begin{array}{l} 26x + 42y + 16z = 11\\ 2x + 6y + 4z = 1,4\\ k(x + y + z) = 0,5\\ k(2x + y) = 0,625 \end{array} \right.[/Tex]
Giải hệ ta được : x = 0,2 ; y = 0,1; z = 0,1
\Rightarrow %$V(C_2H_2) = \frac{0,2.100}{0,4} = 50$% \Rightarrow A


Bài 22: Một hỗn hợp gồm 2 anken A,B kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng có tỉ khối so với H2 là 16,625.Cho vào bình 1 ít bột Ni và H2 dư nung nóng 1 thời gian sau đó đưa bình về nhiệt độ ban đầu thì thấy áp suất trong bình =7/9 so với áp suất đầu và thu được hỗn hợp Z.biết khả năng tác dụng với H2 của mỗi anken là như nhau.CTPT của A,B và % anken đã phản ứng là bao nhiêu?

Giải :
Ta có : M(tb) = 33,25 \Rightarrow A : $C_2H_4$ và B : $C_3H_6$
Gọi $V_1, n_1, P_1, T_1 , V_2, n_2, P_2, T_2$ lần lượt là thể tích , số mol, áp suất, nhiệt độ tại 2 thời điểm ban đầu và sau khi phản ứng .
Theo đề bài thì có thể thấy đây là quá trình đẳng tích và đẳng nhiệt nên :
$\frac{P_2}{P_1} = \frac{n_2}{n_1}$
\Rightarrow $n_2 = \frac{7}{9}.n_1$
Vậy %(Anken pứ) $= \frac{\frac{7.n_1}{9}.100}{n_1} = 77,78$ %
 
M

mesi95

Bài 25:Cho 6,56g hhX gồm C4H4(mạch hở) và H2 vào bình kín có xúc tác,nung nóng một thời gian thu được hh Y.Cho Y qua dung dịch Br2 dư thấy có 38,4g Br2 p/ư và thoát ra hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với H2 bằng 15
a:Tính số mol các chất trong X?
b:Tính % số mol các chất trong Y?(ai làm được giai chi tiết giúp mình với)

Bài 26:Cho hh X gồm C2H4,C3h6,H2 có tỷ khối hơi so với H2 bằng 8,333,trong X số mol C2H4 = số mol C3H6 .Dẫn X qua bột Ni nung nóng .hiệu suất phản ưng hidro hóa của 2 anken là 75%,thu được hh Y.Tính tỷ khối của Y so với H2?
 
Last edited by a moderator:
H

hoangxuanbinh



Giải :
Ta có : M(tb) = 33,25 \Rightarrow A : $C_2H_4$ và B : $C_3H_6$
Gọi $V_1, n_1, P_1, T_1 , V_2, n_2, P_2, T_2$ lần lượt là thể tích , số mol, áp suất, nhiệt độ tại 2 thời điểm ban đầu và sau khi phản ứng .
Theo đề bài thì có thể thấy đây là quá trình đẳng tích và đẳng nhiệt nên :
$\frac{P_2}{P_1} = \frac{n_2}{n_1}$
\Rightarrow $n_2 = \frac{7}{9}.n_1$
Vậy %(Anken pứ) $= \frac{\frac{7.n_1}{9}.100}{n_1} = 77,78$ %

đáp án ra 28,57%.bạn xem lại nhé!thanks,,,,,,,,,,,,,,,,,,,....................................
 
E

edogawa_conan95

Bài 26:Cho hh X gồm C2H4,C3h6,H2 có tỷ khối hơi so với H2 bằng 8,333,trong X số mol C2H4 = số mol C3H6 .Dẫn X qua bột Ni nung nóng .hiệu suất phản ưng hidro hóa của 2 anken là 75%,thu được hh Y.Tính tỷ khối của Y so với H2?
xét 1 mol hh X: $M_{tb_X}$=16,666
gọi x là $n_{H_2} pư$
\Rightarrow $n_{hhY}$=1-x (mol)
do H=75% => x=0,25mol
\Rightarrow $M_{tb_Y}$ =$\dfrac{16,666}{1-x}$ =$\dfrac{16,666}{0,75}$=22,222
\Rightarrow $dY/H_2$=11,111
mọi người làm đi chứ t thấy pic này mới mở mà sao trầm quá vậy
 
S

smileandhappy1995

27.Một hỗn hợp M gồm ancol no, đơn chức X và axit cacboxylic đơn chức Y, đều mạch hở và có cùng số nguyên tử cacbon , tổng số mol của hai chất là 0,5 mol (số mol của Y lớn hơn X). Nếu đốt cháy hoàn toàn M thì thu được 33,6 lít khí CO2( đktc) và 25,2 gam H2O. Mặt khác nếu đun nóng M với H2SO4 đặc để thực hiện phản ứng este hoá (hiệu suất 80%) thì số gam este thu được là

28.Chia hỗn hợp gồm 2 ancol đơn chức X và Y (phân tử khối của X nhỏ hơn của Y) là đòng đẳng kế tiếp thành hai phần bằng nhau.
Đốt cháy hoàn toàn phần 1 thu được 5,6 lít CO2(đktc) và 6,3 gam H2O
Đun nóng phần 2 với H2SO4 đặc ở 140 oC tạo thành 1,25gam hỗn hợp 3 ete. Hoá hơi hoàn toàn hỗn hợp 3 ete trên thu được thể tích hơi bằng thể tích của 0,42 gam N2 (trong cùng điều kiện, nhiệt độ, áp suất)
Hiệu suất của phản ứng este X, Y lần lượt là
Câu 29 (CĐ_07): Cho 5,76 gam axit hữu cơ Y đơn chức, mạch hở tác dụng hết với CaCO3 thu được 7,28 gam muối của axit hữu cơ. Công thức cấu tạo thu gọn của X là

Câu 30 (ĐH_A_07): Đốt cháy hoàn toàn a mol axit hữu cơ Y được 2a mol CO2. Mặt khác, để trung hoà a mol Y cần vừa đủ 2a mol NaOH. Công thức cấu tạo thu gọn của Y là

Câu 31 (CĐ-08). Cho hỗn hợp gồm 0,1 mol HCHO và 0,1 mol HCOOH tác dụng với lượng dư Ag2O (hoặc AgNO3) trong dung dịch NH3, đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng Ag tạo thành là bao nhiêu?
Câu 32(A-08). Trung hoà 5,48 gam hỗn hợp gồm axit axetic, phenol và axit benzoic, cần dùng 600 ml dung dịch NaOH 0,1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam hỗn hợp chất rắn khan. Tính giá trị m.

Câu 33 (ĐH_B_08): Axit cacboxylic no, mạch hở X có công thức thực nghiệm (C3H4O3)n, vậy công thức phân tử của X là

Câu 34 (ĐH_B_08): Cho 3,6 gam axit cacboxylic no, đơn chức X tác dụng hoàn toàn với 500 ml dung dịch gồm KOH 0,12M và NaOH 0,12M. Cô cạn dung dịch thu được 8,28 gam hỗn hợp chất rắn. Công thức phân tử của X là

Câu 35 (CĐ_09): Dãy gồm các chất có thể điều chế trực tiếp (bằng một phản ứng) tạo ra axit axetic là

Câu 36 (ĐH_B_09): Khi cho a mol một hợp chất hữu cơ X (chứa C, H, O) phản ứng hoàn toàn với Na hoặc với NaHCO3 thì đều sinh ra a mol khí. Chất X là



mọi người vào ủng hộ nào dạo này pic trầm quá :(
 
Last edited by a moderator:
H

hoan1793

Câu 29: luôn này

tăng giảm => n axit = 0.08 mol

=> M axit = 72 =>R=27 =>CH2=CH-C00H A.acrylic
 
Last edited by a moderator:
S

smileandhappy1995

27.Một hỗn hợp M gồm ancol no, đơn chức X và axit cacboxylic đơn chức Y, đều mạch hở và có cùng số nguyên tử cacbon , tổng số mol của hai chất là 0,5 mol (số mol của Y lớn hơn X). Nếu đốt cháy hoàn toàn M thì thu được 33,6 lít khí CO2( đktc) và 25,2 gam H2O. Mặt khác nếu đun nóng M với H2SO4 đặc để thực hiện phản ứng este hoá (hiệu suất 80%) thì số gam este thu được là

Ta thấy$n_{CO_2}>n_{H_2O}$\Rightarrow axit có ít nhất 1 nối đôi

$n_{CO_2}=1,5$\Rightarrow hh gồm $[C_3H_7OH ; C_3H_nO_2$ ( n =4 ; 2 )

Ta có
[tex]\left\{ \begin{array}{l} x+y=0,5\\ 4 + 0,5ny =1,4 \end{array} \right.[/tex]

mà n(axit)> n(ancol) \Rightarrow $n = 4 ; x=0,2 ; y=0,3$

$C_3H_7OH + CH2CHCOOH - > C_3H_7COOC_2H_3 + H_2O$
0,2........0,3

H=80% \Rightarrow m(este)=18,24 ( g)
 
S

sky_fly_s2

Cẩu 31
ta có:
$n_{HCHO}=n_{HCOOH}=4n_{Ag}(tỉ lệ 1:4)$
$\Rightarrow n_{Ag}=\frac{1}{4}(n_{HCHO}+n_{HCOOH})=0.05$
$\Rightarrow m_{Ag}=5.4g$
câu32:
ta có: $n_{NaOH}=n_{H_{2}O}=0,6.0,1=0,06mol$
áp dụng tang giảm khối lượng
$m_{muối}=m_{h2}+m_{NaOH}-m_{H_{2}O}=5,48+0.06.40-0.06.18=6,8(g)$
 
Last edited by a moderator:
T

tinhxan



28.Chia hỗn hợp gồm 2 ancol đơn chức X và Y (phân tử khối của X nhỏ hơn của Y) là đòng đẳng kế tiếp thành hai phần bằng nhau.
Đốt cháy hoàn toàn phần 1 thu được 5,6 lít CO2(đktc) và 6,3 gam H2O
Đun nóng phần 2 với H2SO4 đặc ở 140 oC tạo thành 1,25gam hỗn hợp 3 ete. Hoá hơi hoàn toàn hỗn hợp 3 ete trên thu được thể tích hơi bằng thể tích của 0,42 gam N2 (trong cùng điều kiện, nhiệt độ, áp suất)
Hiệu suất của phản ứng este X, Y lần lượt là

Ta có [TEX]n_{CO_2}=0,25 < n_{H_2O}=0,35[/TEX]
[TEX]\Rightarrow X, Y[/TEX] là este no, đơn chức [TEX]\Rightarrow n_{hh}=0,35-0,25=0,1 (mol)[/TEX]
\Rightarrow [TEX]\bar{n}=2,5 [/TEX]\Rightarrow[TEX] X,Y [/TEX]là [TEX]C_2H_5OH[/TEX] và [TEX]C_3H_7OH[/TEX]
[TEX]\Rightarrow n_{C_2H_5OH} = n_{C_3H_7OH}=0,05 (mol)[/TEX]
Gọi [TEX]x,y[/TEX] lần lượt là số mol của [TEX]X,Y[/TEX] tham gia phản ứng este hoá
Ta có[TEX] n_{ete}=\frac{0,42}{28}=0,015 (mol)[/TEX]
\Rightarrow [TEX]n_{ancol pu} = x+y=0,015.2=0,03 (mol) (1)[/TEX]
Mặt khác :[TEX] m_{ancol pu}=m_{ete} + m_{H_2O} [/TEX]
[TEX]\Rightarrow 46x+60y=1,25+0,015.18=1,52 (g) (2)[/TEX]

Từ [TEX](1)[/TEX] và [TEX](2)[/TEX] \Rightarrow [TEX]\left{\begin{x=0,02}\\{B=0,01} [/TEX]

[TEX]\Rightarrow H%(X)=40% , H%(Y)= 20%[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
T

tinhxan



Câu 30 (ĐH_A_07): Đốt cháy hoàn toàn a mol axit hữu cơ Y được 2a mol CO2. Mặt khác, để trung hoà a mol Y cần vừa đủ 2a mol NaOH. Công thức cấu tạo thu gọn của Y là


Đốt cháy [TEX]a ( mol) Y ---> 2a (mol) CO_2[/TEX]\Rightarrow [TEX]Y[/TEX] có [TEX]2 C[/TEX]

[TEX]a (mol )Y [/TEX]tác dụng vừa đủ với [TEX]2a (mol )NaOH \Rightarrow Y[/TEX] là axit 2 chức

Vậy CTCT thu gọn của [TEX]Y[/TEX] là [TEX]HOOC-COOH[/TEX]
 
T

tinhxan




Câu 32(A-08). Trung hoà 5,48 gam hỗn hợp gồm axit axetic, phenol và axit benzoic, cần dùng 600 ml dung dịch NaOH 0,1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam hỗn hợp chất rắn khan. Tính giá trị m

Ta có[TEX] n_{H_2O}=n_{NaOH}=0,06 (mol) [/TEX]
Áp dụng ĐLBTKL : [TEX]m_{hh}+ m_{NaOH} = m_r + m_{H_2O}[/TEX]

[TEX]\Rightarrow m_r = 5,48 + 0,06.40 - 0,06.18= 6,8 (g)[/TEX] ^^
 
T

tinhxan



Câu 33 (ĐH_B_08): Axit cacboxylic no, mạch hở X có công thức thực nghiệm (C3H4O3)n, vậy công thức phân tử của X là


Ta có CTTQ của axit no đa chức mạch hở là [TEX]C_mH_{2m+2-x}(COOH)_x[/TEX] hay [TEX]C_{m+x}H_{2m+2}O_{2x}[/TEX]
\Rightarrow số [TEX]H=2m+2= 2.((m+x)-\frac{1}{2}.2x) +2 = 2(C -\frac{1}{2}O) +2[/TEX]
Mà ta có CTPT của [TEX]X[/TEX] có dạng[TEX] C_{3n}H_{4n}O_{3n}[/TEX]
[TEX]\Rightarrow 4n=2( 3n-\frac{3n}{2}) +2 \Rightarrow n=2[/TEX]

Vậy CTPT của [TEX]X[/TEX] là [TEX]C_6H_8O_6[/TEX]
 
T

tinhxan



Câu 34 (ĐH_B_08): Cho 3,6 gam axit cacboxylic no, đơn chức X tác dụng hoàn toàn với 500 ml dung dịch gồm KOH 0,12M và NaOH 0,12M. Cô cạn dung dịch thu được 8,28 gam hỗn hợp chất rắn. Công thức phân tử của X là


Gọi CTPT của[TEX] X[/TEX] là [TEX]C_nH_{2n}O_2[/TEX]

Ta có [TEX]n_{KOH}=n_{NaOH}=0,5.0,12=0,06 (mol)[/TEX]

Áp ụng ĐLBTKL : [TEX]m_{H_2O}= m_X + m_{KOH} + m_{NaOH} - m_{hhr}=3,6+ 0,06(56+40) - 8,28 =1,08 (g)[/TEX]
[TEX]\Rightarrow n_{axit} = n_{H_2O}=0,06 (mol)[/TEX]
[TEX]\Rightarrow M_X = 12n+2n+32=60 \Rightarrow n= 2[/TEX]
Vậy CTPT của [TEX]X[/TEX] là [TEX]C_2H_4O_2[/TEX]
 
S

smileandhappy1995



Câu 35 (CĐ_09): Dãy gồm các chất có thể điều chế trực tiếp (bằng một phản ứng) tạo ra axit axetic là

Câu 36 (ĐH_B_09): Khi cho a mol một hợp chất hữu cơ X (chứa C, H, O) phản ứng hoàn toàn với Na hoặc với NaHCO3 thì đều sinh ra a mol khí. Chất X là

câu 35: $C_2H_5OH$ ,$CH_3CHO$ ,$CH_3COOR$, $CH_3CH_2CH_2CH_3$,$CH_3OH$
36:ta có:
$ X + Na \to amol H_2$ => có 2 nguyên tử H linh động
$X + NaHCO_3 \to amol CO_2$=> có 1 nhóm COOH
cái này t ghi thiếu đề :">
 
N

nguyenty520

10. Đốt cháy hoàn toàn V lit hỗn hợp A gồm 1 ankan và 1 anken, sản phẩm thu được đem hấp thụ vào
dung dịch Ca(OH)2 dư thay khối lượng dung dịch giảm 20,1 gam và tạo 60 gam kết tủa. Mặt khác, lấy V lít
hỗn hợp A làm mất màu vừa đủ 16 gam Br2. V và công thức phân tử của ankan và anken là:
A. 5,6 lít, C2H6, C2H4. C. 5,6 lít, C2H6, C3H6.
B. 6,72 lít, C3H8, C4H8. D. 6,72 lít, CH4, C4H8 giup mih voi...!
 
Top Bottom