[ Hóa 12 ] Ôn tập

B

bunny147

Tiếp

Câu 1: Cho m gam hỗn hợp B gồm CuO, Na2O, Al2O3 hoà tan hết vào nước thu được 400ml dung dịch D chỉ chứa một chất tan duy nhất có nồng độ 0,5M và chất rắn G chỉ gồm một chất. Lọc tách G, cho luồng khí H2 dư qua G nung nóng thu được chất rắn F. Hoà tan hết F trong dung dịch HNO3 thu được 0,448 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm NO2 và NO có tỉ khối so với oxi bằng 1,0625. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính m.
A. 18g B. 26g C. 34,8g D. 18,4g

Câu 2: Hạt vi mô nào sau đây có số electron độc thân là lớn nhất?
A. N (Z=7) B. Fe(Z=26) C. P(Z=15) D. S2-( Z= 16)

Câu 3: Cho m gam hỗn hợp muối vào nước thu được dd A chứa các ion: Na+, NH4+, CO32-, SO42-. Khi cho A tác dụng với dd Ba(OH)2 dư, đun nóng thu được 0,34 gam khí và 4,3 gam kết tủa. Còn khi cho A tác dụng với dd H2SO4 loãng, dư thì thu được 0,224 lít khí(đkc). Giá trị của m là
A. 2,38g B. 3,69g C. 3,45 g D. 4,52g

Câu 4: Cho các hợp kim sau: Cu-Fe(I), Zn-Fe(II), Fe-C(III), Sn-Fe(IV). Khi tiếp xúc với dd chất điện li thì các hợp kim mà trong đó Fe bị ăn mòn trước là
A. II, III, IV B. I, II, IV C. I, III, IV D. I, II, III

Câu 5: Trong các chất sau:
1) o – cresol 2) o – nitrophenol 3) o – cianophenol 4) o – iotphenol 5) o – flophenol. Chất nào cho được liên kết hiđro nội phân tử?
A. 2, 3 và 5 B. chỉ có 2 C. chỉ có 2, 5 D. 2, 3, 4

Câu 6: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Ở thể rắn, NaCl tồn tại dạng tinh thể phân tử
B. P trắng có cấu trúc tinh thể nguyên tử
C. Kim cương có cấu trúc tinh thể phân tử
D. Nước đá thuộc loại tinh thể phân tử

Câu 7: Cho kim loại Ba (dư) vào dd có chứa các ion: NH4+, HCO3-, SO42-, K+. Số phương trình phản ứng (dạng ion thu gọn) tối đa có thể xảy ra là
A. 5 B. 6 C. 4 D. 3

Câu 8: Chất hữu cơ A có một nhóm amino, 1 chức este. Hàm lượng oxi trong A là 31,07 %. Xà phòng hóa m gam chất A được ancol, cho hơi ancol đi qua CuO dư, to thu andehit B. Cho B phản ứng với dd AgNO3/NH3 thu được 16,2 gam Ag và một muối hữu cơ. Giá trị của m là
A. 3,3375 gam B. 7,725 gam C. 6,675 gam D. 3,8625 gam

Câu 9: Lấy 0,1 mol Cu tác dụng với 500 ml dung dịch gồm KNO3 0,2M và HCl 0,4M thì thu được bao nhiêu lít khí NO (đktc)?
A. 2,24 lít B. 3,36 lít C. 1,12 lít D. 8,96 lít

Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn 3,7 gam chất hữu cơ X chỉ chứa một loại nhóm chức cần dùng vừa đủ 3,92 lít O2(đkc) thu được CO2 và H2O có tỉ lệ mol là 1 : 1. X tác dụng với NaOH tạo ra 2 chất hữu cơ. Số đồng phân cấu tạo của X thỏa mãn điều kiện trên là
A. 2 B. 3 C. 1 D. 4

Câu 11: Chọn dãy chất chỉ chứa các chất có thể làm khô khí NH3 có lẫn hơi nước
A. CaO, CaCl2, KOH, P2O5 B. CaO, NaOH, CaCl2, H2SO4 đặc
C. NaOH, HNO3, CaCl2 D. CaO, KOH, CaCl2, Na2SO4

Câu 12: Dung dịch AlCl3 trong nước bị thuỷ phân, nếu thêm vào dd các chất sau đây, chất nào làm tăng cường quá trình thuỷ phân của AlCl3 ?
A. NH4Cl B. HCl C. ZnSO4 D. Na2CO3

Câu 13: Hỗn hợp X gồm Fe, Cu có khối lượng 6 gam. Tỉ lệ khối lượng giữa Fe và Cu là 7 : 8. Cho lượng X nói trên vào một lượng dd HNO3, khuấy đều cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được một phần chất rắn Y nặng 4,32 gam, dd muối sắt và NO. Khối lượng muối Fe tạo thành trong dd là
A. 4,5 gam B. 5,4 gam C. 7,4 gam D. 6,4 gam

Câu 14: Trong số các dẫn xuất của benzen có công thức phân tử C8H10O. Có bao nhiêu đồng phân X thoả mãn sơ đồ sau: X + NaOH → Không phản ứng . X -- (- H2O) --> Y --xt --> Polime
A. 4 B. 1 C. 3 D. 2

Câu 15: Cho m gam hỗn hợp gồm FeO, CuO, Fe3O4 có số mol 3 chất đều bằng nhau tác dụng hết với dung dịch HNO3 thu hỗn hợp khí gồm 0,09 mol NO2 và 0,05 mol NO. Giá trị của m là
A. 36,48 B. 18,24 C. 46,08 D. 37,44

Câu 16: Tỉ khối hơi của hỗn hợp khí A gồm CH4 và O2 so với H2 bằng 14,4. Đốt cháy hoàn toàn CH4 thu hỗn hợp B có cả hơi nước. Tìm d B/A
A. 1,1 B. 1,0 C. 0,8 D. 0,9

Câu 17: Dung dịch nước chứa 0,005 mol Na+ ; 0,01 mol Cl- ; 0,005 mol Mg2+ ; 0,01 mol Ca2+, a mol HCO3-. Tính giá trị của a và xác định xem sau khi đun sôi một hồi lâu, nước còn cứng không?
A. 0,025 ; nước không còn cứng B. 0,025 ; nước còn cứng
C. 0,0125 ; nước còn cứng D. 0,0125 ; nước không còn cứng

Câu 18: Cho 0,1 mol X (C2H8O3N2) tác dụng với dd chứa 0,2 mol NaOH đun nóng thu chất khí làm xanh giấy quỳ tím ẩm và dd Y. Cô cạn Y thu được m gam chất rắn. Giá trị m là
A. 5,7 gam B. 12,5 gam C. 15 gam D. 21,8gam

Câu 19
: Trong phương pháp thủy luyện dùng để điều chế Ag từ quặng chứa Ag2S cần dùng thêm
A. Dd HCN; Zn B. Dd HCl đặc;Zn C. Dd H2SO4 đặc;Zn D. Dd HNO3 đặc; Zn

Câu 20: Có bao nhiêu hợp chất hữu cơ, mạch hở(chứa C, H, O) có phân tử khối là 60 và tác dụng được với natri kim loại?
A. 3 B. 4. C. 5. D. 2.

Câu 21: Hòa tan hoàn toàn 12,42 gam Al bằng dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch X và 1,344 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm hai khí là N2O và N2. Tỉ khối của hỗn hợp khí Y so với khí H¬2 là 18. Cô cạn dd X, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 34,08 B. 38,34 C. 97,98 D. 106,38

Câu 22: Cho 300 ml dung dịch AgNO3 vào 200 ml dd Fe(NO3)2 sau khi phản ứng kết thúc thu được 19,44 gam chất rắn và dd X trong đó số mol của Fe(NO3)3 gấp đôi số mol của Fe(NO3)2 còn dư. Dung dịch X có thể tác dụng tối đa bao nhiêu gam hỗn hợp bột kim loại gồm Al và Mg có tỉ lệ số mol tương ứng là 1: 3 ?
A. 11,88 gam. B. 7,92 gam. C. 8,91 gam. D. 5,94 gam.

Câu 23: Đốt cháy hết 0,2 mol một ancol X no, mạch hở cần vừa đủ 17,94 lít khí O2(đkc). Cho 0,1 mol X tác dụng vừa đủ với m gam Cu(OH)2 thì tạo thành dd có màu xanh lam. Giá trị của m và tên gọi của X là
A. 4,9; propan-1,2,3-triol B. 9,8; propan-1,2,3-triol
C. 9,8; propan-1,2-điol D. 4,9; propan-1,2-điol

Câu 24: Hỗn hợp X gồm ankin A và H2 có VX= 8,96 lit (đktc) và mx = 4,6g. Hỗn hợp X qua Ni,To, phản ứng hoàn toàn cho hỗn hợp khí Y.Cho tỉ khối d y/ x = 2.Tìm số mol H2, CTPT, khối lượng A
A. 0,3 mol H2, 4g C2H2 B. 0,5 mol H2, 3,6g C2H2
C. 0,3 mol H2, 4g C3H4 D. 0,8 mol H2, 3g C3H4

Câu 25: Cho 0,96 gam bột Mg vào 100 ml dd gồm Cu(NO3)2 1M và AgNO3 0,2 M. Khuấy đều đến phản ứng hoàn toàn, thu được chất rắn A và dd B. Sục khí NH3 dư vào B, lọc lấy kết tủa đem nung ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thì thu được chất rắn có khối lượng là
A. 1,2 gam B. 1,6 gam C. 1,52 gam D. 2,4 gam

Câu 26: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Xenlulozo có cấu trúc mạch phân nhánh B. glucozo bị khử bởi dd AgNO3/NH3
C. Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh D. Saccarozo làm mất màu dd brom

Câu 27: Một hỗn hợp gồm saccarozo và mantozo phản ứng với dd AgNO3/NH3 thu được 3,24 gam Ag. Đun nóng lượng hỗn hợp trên với dd H2SO4 loãng, trung hòa sản phẩm bằng NaOH dư, lại cho tác dụng với dd AgNO3/NH3 dư thu 19,44 gam Ag. Tính khối lượng saccarozo có trong hỗn hợp.
A. 25,65 gam B. 12,825 gam C. 20,52 gam D. 10,26 gam

Câu 28: Sục CO2 dư vào dd chứa 0,5 mol C6H5ONa. Hỏi khối lượng dd sau phản ứng trên biến đổi như thế nào?
A. Tăng 22 gam B. Tăng 50 gam C. Giảm 25 gam D. Giảm 44 gam

Câu 29: Đun nóng 21,8g chất A với 1 lít dung dịch NaOH 0,5M thu được 24,6g muối của axit một lần axit và một lượng ancol B. Nếu cho lượng ancol đó bay hơi ở đktc chiếm thể tích là 2,24 lít. Lượng NaOH dư được trung hòa hết bởi 2 lít dung dịch HCl 0,1 M. Tên gọi của A là
A. etylenglicol điaxetat B. glixerol tri propionat
C. glixerol triaxetat D. glixerol tri fomat

Câu 30: Thêm NaOH vào dung dịch chứa 0,01 mol HCl và 0,01 mol AlCl3. Lượng kết tủa thu được lớn nhất và nhỏ nhất ứng với số mol NaOH lần lượt là
A. 0,04 mol và 0,05 mol B. 0,03 mol và 0,04 mol
C. 0,04 mol và 0,05 mol D. 0,03 mol và 0,04 mol
 
B

bunny147

Câu 31: Trong các chất: CH3CH2CH2OH, C2H2, HCOOCH3, C2H3Cl, CH4, C2H6, C2H4. Số chất có thể tạo ra andehit bằng một phản ứng là
A. 5 B. 6 C. 3 D. 4

Câu 32: Dung dịch X chứa HCl, CuSO4, Fe2(SO4)3. Lấy 400 ml dd X đem điện phân với điện cực trơ, I = 7,724 A cho đến khi ở catot thu được 5,12 gam Cu thì dừng lại. Khi đó ở anot có 0,1 mol một chất khí bay ra. Thời gian điện phân và nồng độ [Fe2+] lần lượt là
A. 2300s và 0,15M B. 2300s và 0,10M C. 2500s và 0,1M D. 2500s và 0,15M

Câu 33: Điện phân dd chứa HCl, CuCl2, NaCl, điện cực trơ, màng ngăn đến khi hết cả 3 chất. Kết luận nào không đúng?
A. Giai đoạn điện phân HCl thì pH dd giảm
B. Kết thúc điện phân, pH dd tăng so với ban đầu
C. Thứ tự điện phân: CuCl2, HCl, dd NaCl
D. Giai đoạn điện phân NaCl thì pH của dd tăng

Câu 34: Dung dịch X chứa 0,6 mol NaHCO3 và 0,3 mol Na2CO3. Thêm rất từ từ dd chứa 0,8 mol HCl vào dd X được dd Y và V lít CO2 (đkc). Thêm vào dd Y nước vôi trong dư thấy tạo thành m gam kết tủa. Tìm V và m.
A. 11,2 l và 90 gam B. 16,8 l và 60 gam C. 11,2 l và 20 gam D. 11,2 l và 40 gam

Câu 35: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào mạch polime bị cắt ra?
A. PVC + Cl2 Tơ clorin B. Thuỷ phân tơ capron + H2O/NaOH
C. Cao su isopren + HCl D. Thuỷ phân PVA + H2O/NaOH

Câu 36: Hỗn hợp X gồm Fe, Fe2O3, Fe3O4 và FeO với số mol mỗi chất là 0,1 mol. Hòa tan hết X vào dd Y gồm HCl và H2SO4 loãng dư thu được dd Z. Nhỏ từ từ dd Cu(NO3)2 1M vào dd Z cho tới khi khí NO ngừng bay ra. Thể tích dd Cu(NO3)2 cần dùng là
A. 500 ml B. 50 ml C. 250 ml D. 25ml

Câu 37: Nếu cho 1 mol mỗi chất: CaOCl2, KMnO4, K2Cr2O7, MnO2 lần lượt phản ứng với lượng dư dd HCl đặc, chất tạo ra lượng khí Cl2 nhiều nhất là
A. KMnO4 B. MnO2 C. CaOCl2 D. K2Cr2O7
Câu 38: Cho 8 gam kim loại Canxi tan hoàn toàn trong 200 ml dd hỗn hợp HCl 2M và H2SO4 0,75M thu được khí H2 và dd X. Cô cạn dd X thu được lượng muối khan là
A. 22,2 (g) ≤ m ≤ 25,95(g) B. 25,95 (g) < m < 27,2(g)
C. 22,2 (g) ≤ m ≤ 27,2(g) D. 22,2 (g) < m < 27,2(g)
Câu 39: Nhóm nào được xếp các dung dịch (cùng nồng độ) theo chiều tăng dần về độ pH?
A. HNO3, H2S, NaCl, KOH B. HNO3, KOH, NaCl, H2S
C. H2S, NaCl, HNO3, KOH D. KOH, NaCl, H2S, HNO3
Câu 40: Đun hỗn hợp gồm metanol, etanol và propan-1-ol với H2SO4 đặc ở nhiệt độ thích hợp từ 1400C đến 180oC thì thu được bao nhiêu sản phẩm là hợp chất hữu cơ?
A. 8. B. 6. C. 5. D. 9.
Câu 41: Hỗn hợp khí X gồm 0,3 mol H2 và 0,1 mol vinylaxetylen. Nung X một thời gian, xúc tác Ni thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với không khí là 1. Nếu cho toàn bộ Y sục từ từ vào dd brom dư thì có m gam brom tham gia phản ứng. Giá trị của m là
A. 32,0 B. 8,0 C. 16,0 D. 3,2
Câu 42: Hỗn hợp X gồm 2 este (A), (B) đơn chức đồng đẳng kế tiếp bị xà phòng hoá cho 2 muối và 1 ancol. Vdd NaOH 1M cần dùng là 0,3 lít. Xác định tên gọi mỗi este trong hỗn hợp X, biết khối lượng hỗn hợp X bằng 23,6g và trong 2 axit tạo ra (A), (B) không có axit nào tráng gương.
A. metyl propionat và metyl butyrat B. metylaxetat và metyl propionat
C. metylaxetat và etylaxetat D. metylfomat và metylaxetat

Câu 43: Cho sơ đồ:
picture.php


X có tên gọi là
A. metylfomat B. vinyl fomat C. vinylaxetat D. metylacrylat

Câu 44: Cho CaC2, Al4C3, C3H8, CH3COONa, C, KOOCCH2COOK, C2H5COONa. Số chất có thể tạo ra CH4 bằng 1 phản ứng trực tiếp là
A. 6 B. 4 C. 5 D. 3
Câu 45: Cho hợp chất hữu cơ X mạch hở có CTPT C4H6O2.
Có sơ đồ: X + NaOH --> Y
Y + NaOH -- CaO, to ---> C2H4

Tên gọi của X là
A. metylacrilat B. axit butiric C. anlylfomat D. vinylaxetat
Câu 46: Số este điều chế từ nguyên liệu chính là CH4 trong đó este no, đơn chức có mạch cacbon chứa không quá 2 nguyên tử cacbon là
A. 4 B. 1 C. 3 D. 5
Câu 47: Tổng số hạt proton, nơtron, electron của nguyên tử một nguyên tố thuộc nhóm VIIA là 28. Khối lượng nguyên tử nguyên tố đó là
A. 21 B. 19 C. 18 D. 20
Câu 48: Cho hỗn hợp khí X gồm metanal và H2 đi qua ống sứ đựng bột Ni, to. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu hỗn hợp khí Y gồm 2 chất hữu cơ. Đốt cháy hết Y thu được 11,7 gam nước và 7,84 lít khí CO2(đkc). Phần trăm theo thể tích của H2 trong X là
A. 35% B. 53,85% C. 65% D. 46,15%
Câu 49: Khi cho hỗn hợp rắn gồm: MgSO4, Ba3(PO4)2, FeCO3, FeS, CuS vào dd HCl dư thì chất rắn thu được là
A. CuS, FeS B. CuS C. BaSO4, CuS D. Ba3(PO4)2, CuS
Câu 50: Hiđrat hoá hoàn toàn 1,56 gam một ankin (A) thu được một anđehit (B). Trộn (B) với một anđehit đơn chức (C). Thêm nước để được một 0,1 lit dd (D) chứa (B) và (C) với nồng độ mol tổng cộng là 0,8M. Thêm từ từ vào dd (D) vào dd chứa AgNO3/NH3 dư thu được 21,6g Ag kết tủa. Xác định CTCT và số mol của (B) và (C) trong dung dịch (D).
A. (B): CH3-CHO 0,07 , (C): H-CHO 0,01 B. (B): CH3-CHO 0,04 , (C): C2H5CHO 0,04
C. (B): CH3-CHO 0,03 , (C): H-CHO 0,05 D. (B): CH3-CHO 0,06 , (C): H-CHO 0,02

Đáp án :
1D 2B 3A 4C 5C 6D 7A 8B 9C 10A
11D 12D 13B 14D 15C 16B 17B 18B 19A 20B
21D 22B 23D 24C 25B 26C 27D 28C 29C 30C
31A 32A 33A 34B 35B 36B 37D 38A 39A 40A
41C 42B 43B 44C 45A 46A 47B 48D 49C 50D
 
Last edited by a moderator:
H

hoangkhuongpro

Câu 1: Cho m gam hỗn hợp B gồm CuO, Na2O, Al2O3 hoà tan hết vào nước thu được 400ml dung dịch D chỉ chứa một chất tan duy nhất có nồng độ 0,5M và chất rắn G chỉ gồm một chất. Lọc tách G, cho luồng khí H2 dư qua G nung nóng thu được chất rắn F. Hoà tan hết F trong dung dịch HNO3 thu được 0,448 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm NO2 và NO có tỉ khối so với oxi bằng 1,0625. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính m.
A. 18g B. 26g C. 34,8g D. 18,4g

Câu 2: Hạt vi mô nào sau đây có số electron độc thân là lớn nhất?
A. N (Z=7) B. Fe(Z=26) C. P(Z=15) D. S2-( Z= 16)

Câu 3: Cho m gam hỗn hợp muối vào nước thu được dd A chứa các ion: Na+, NH4+, CO32-, SO42-. Khi cho A tác dụng với dd Ba(OH)2 dư, đun nóng thu được 0,34 gam khí và 4,3 gam kết tủa. Còn khi cho A tác dụng với dd H2SO4 loãng, dư thì thu được 0,224 lít khí(đkc). Giá trị của m là
A. 2,38g B. 3,69g C. 3,45 g D. 4,52g

Câu 4: Cho các hợp kim sau: Cu-Fe(I), Zn-Fe(II), Fe-C(III), Sn-Fe(IV). Khi tiếp xúc với dd chất điện li thì các hợp kim mà trong đó Fe bị ăn mòn trước là
A. II, III, IV B. I, II, IV C. I, III, IV D. I, II, III

Câu 5: Trong các chất sau:
1) o – cresol 2) o – nitrophenol 3) o – cianophenol 4) o – iotphenol 5) o – flophenol. Chất nào cho được liên kết hiđro nội phân tử?
A. 2, 3 và 5 B. chỉ có 2 C. chỉ có 2, 5 D. 2, 3, 4
cái này thì kg bj!!!!!!:D

Câu 6: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Ở thể rắn, NaCl tồn tại dạng tinh thể phân tử
B. P trắng có cấu trúc tinh thể nguyên tử
C. Kim cương có cấu trúc tinh thể phân tử
D. Nước đá thuộc loại tinh thể phân tử
cái này thì kg bj!!!!!!:D
Câu 7: Cho kim loại Ba (dư) vào dd có chứa các ion: NH4+, HCO3-, SO42-, K+. Số phương trình phản ứng (dạng ion thu gọn) tối đa có thể xảy ra là
A. 5 B. 6 C. 4 D. 3

Câu 8: Chất hữu cơ A có một nhóm amino, 1 chức este. Hàm lượng oxi trong A là 31,07 %. Xà phòng hóa m gam chất A được ancol, cho hơi ancol đi qua CuO dư, to thu andehit B. Cho B phản ứng với dd AgNO3/NH3 thu được 16,2 gam Ag và một muối hữu cơ. Giá trị của m là
A. 3,3375 gam B. 7,725 gam C. 6,675 gam D. 3,8625 gam

Câu 9: Lấy 0,1 mol Cu tác dụng với 500 ml dung dịch gồm KNO3 0,2M và HCl 0,4M thì thu được bao nhiêu lít khí NO (đktc)?
A. 2,24 lít B. 3,36 lít C. 1,12 lít D. 8,96 lít

Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn 3,7 gam chất hữu cơ X chỉ chứa một loại nhóm chức cần dùng vừa đủ 3,92 lít O2(đkc) thu được CO2 và H2O có tỉ lệ mol là 1 : 1. X tác dụng với NaOH tạo ra 2 chất hữu cơ. Số đồng phân cấu tạo của X thỏa mãn điều kiện trên là
A. 2 B. 3 C. 1 D. 4

Câu 11: Chọn dãy chất chỉ chứa các chất có thể làm khô khí NH3 có lẫn hơi nước
A. CaO, CaCl2, KOH, P2O5 B. CaO, NaOH, CaCl2, H2SO4 đặc
C. NaOH, HNO3, CaCl2 D. CaO, KOH, CaCl2, Na2SO4

Câu 12: Dung dịch AlCl3 trong nước bị thuỷ phân, nếu thêm vào dd các chất sau đây, chất nào làm tăng cường quá trình thuỷ phân của AlCl3 ?
A. NH4Cl B. HCl C. ZnSO4 D. Na2CO3

Câu 13: Hỗn hợp X gồm Fe, Cu có khối lượng 6 gam. Tỉ lệ khối lượng giữa Fe và Cu là 7 : 8. Cho lượng X nói trên vào một lượng dd HNO3, khuấy đều cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được một phần chất rắn Y nặng 4,32 gam, dd muối sắt và NO. Khối lượng muối Fe tạo thành trong dd là
A. 4,5 gam B. 5,4 gam C. 7,4 gam D. 6,4 gam

Câu 14: Trong số các dẫn xuất của benzen có công thức phân tử C8H10O. Có bao nhiêu đồng phân X thoả mãn sơ đồ sau: X + NaOH → Không phản ứng . X -- (- H2O) --> Y --xt --> Polime
A. 4 B. 1 C. 3 D. 2
:D:D:D

Câu 15: Cho m gam hỗn hợp gồm FeO, CuO, Fe3O4 có số mol 3 chất đều bằng nhau tác dụng hết với dung dịch HNO3 thu hỗn hợp khí gồm 0,09 mol NO2 và 0,05 mol NO. Giá trị của m là
A. 36,48 B. 18,24 C. 46,08 D. 37,44

Câu 16: Tỉ khối hơi của hỗn hợp khí A gồm CH4 và O2 so với H2 bằng 14,4. Đốt cháy hoàn toàn CH4 thu hỗn hợp B có cả hơi nước. Tìm d B/A
A. 1,1 B. 1,0 C. 0,8 D. 0,9

Câu 17: Dung dịch nước chứa 0,005 mol Na+ ; 0,01 mol Cl- ; 0,005 mol Mg2+ ; 0,01 mol Ca2+, a mol HCO3-. Tính giá trị của a và xác định xem sau khi đun sôi một hồi lâu, nước còn cứng không?
A. 0,025 ; nước không còn cứng B. 0,025 ; nước còn cứng
C. 0,0125 ; nước còn cứng D. 0,0125 ; nước không còn cứng

Câu 18: Cho 0,1 mol X (C2H8O3N2) tác dụng với dd chứa 0,2 mol NaOH đun nóng thu chất khí làm xanh giấy quỳ tím ẩm và dd Y. Cô cạn Y thu được m gam chất rắn. Giá trị m là
A. 5,7 gam B. 12,5 gam C. 15 gam D. 21,8gam

Câu 19
: Trong phương pháp thủy luyện dùng để điều chế Ag từ quặng chứa Ag2S cần dùng thêm
A. Dd HCN; Zn B. Dd HCl đặc;Zn C. Dd H2SO4 đặc;Zn D. Dd HNO3 đặc; Zn
:confused:

Câu 20: Có bao nhiêu hợp chất hữu cơ, mạch hở(chứa C, H, O) có phân tử khối là 60 và tác dụng được với natri kim loại?
A. 3 B. 4. C. 5. D. 2.

Câu 21: Hòa tan hoàn toàn 12,42 gam Al bằng dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch X và 1,344 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm hai khí là N2O và N2. Tỉ khối của hỗn hợp khí Y so với khí H¬2 là 18. Cô cạn dd X, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 34,08 B. 38,34 C. 97,98 D. 106,38

Câu 22: Cho 300 ml dung dịch AgNO3 vào 200 ml dd Fe(NO3)2 sau khi phản ứng kết thúc thu được 19,44 gam chất rắn và dd X trong đó số mol của Fe(NO3)3 gấp đôi số mol của Fe(NO3)2 còn dư. Dung dịch X có thể tác dụng tối đa bao nhiêu gam hỗn hợp bột kim loại gồm Al và Mg có tỉ lệ số mol tương ứng là 1: 3 ?
A. 11,88 gam. B. 7,92 gam. C. 8,91 gam. D. 5,94 gam.

Câu 23: Đốt cháy hết 0,2 mol một ancol X no, mạch hở cần vừa đủ 17,94 lít khí O2(đkc). Cho 0,1 mol X tác dụng vừa đủ với m gam Cu(OH)2 thì tạo thành dd có màu xanh lam. Giá trị của m và tên gọi của X là
A. 4,9; propan-1,2,3-triol B. 9,8; propan-1,2,3-triol
C. 9,8; propan-1,2-điol D. 4,9; propan-1,2-điol

Câu 24: Hỗn hợp X gồm ankin A và H2 có VX= 8,96 lit (đktc) và mx = 4,6g. Hỗn hợp X qua Ni,To, phản ứng hoàn toàn cho hỗn hợp khí Y.Cho tỉ khối d y/ x = 2.Tìm số mol H2, CTPT, khối lượng A
A. 0,3 mol H2, 4g C2H2 B. 0,5 mol H2, 3,6g C2H2
C. 0,3 mol H2, 4g C3H4 D. 0,8 mol H2, 3g C3H4

Câu 25: Cho 0,96 gam bột Mg vào 100 ml dd gồm Cu(NO3)2 1M và AgNO3 0,2 M. Khuấy đều đến phản ứng hoàn toàn, thu được chất rắn A và dd B. Sục khí NH3 dư vào B, lọc lấy kết tủa đem nung ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thì thu được chất rắn có khối lượng là
A. 1,2 gam B. 1,6 gam C. 1,52 gam D. 2,4 gam

Câu 26: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Xenlulozo có cấu trúc mạch phân nhánh B. glucozo bị khử bởi dd AgNO3/NH3
C. Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh D. Saccarozo làm mất màu dd brom

Câu 27: Một hỗn hợp gồm saccarozo và mantozo phản ứng với dd AgNO3/NH3 thu được 3,24 gam Ag. Đun nóng lượng hỗn hợp trên với dd H2SO4 loãng, trung hòa sản phẩm bằng NaOH dư, lại cho tác dụng với dd AgNO3/NH3 dư thu 19,44 gam Ag. Tính khối lượng saccarozo có trong hỗn hợp.
A. 25,65 gam B. 12,825 gam C. 20,52 gam D. 10,26 gam

Câu 28: Sục CO2 dư vào dd chứa 0,5 mol C6H5ONa. Hỏi khối lượng dd sau phản ứng trên biến đổi như thế nào?
A. Tăng 22 gam B. Tăng 50 gam C. Giảm 25 gam D. Giảm 44 gam
:confused::confused:

Câu 29: Đun nóng 21,8g chất A với 1 lít dung dịch NaOH 0,5M thu được 24,6g muối của axit một lần axit và một lượng ancol B. Nếu cho lượng ancol đó bay hơi ở đktc chiếm thể tích là 2,24 lít. Lượng NaOH dư được trung hòa hết bởi 2 lít dung dịch HCl 0,1 M. Tên gọi của A là
A. etylenglicol điaxetat B. glixerol tri propionat
C. glixerol triaxetat D. glixerol tri fomat

Câu 30: Thêm NaOH vào dung dịch chứa 0,01 mol HCl và 0,01 mol AlCl3. Lượng kết tủa thu được lớn nhất và nhỏ nhất ứng với số mol NaOH lần lượt là
A. 0,04 mol và 0,05 mol B. 0,03 mol và 0,04 mol
C. 0,04 mol và 0,05 mol D. 0,03 mol và 0,04 mol
bà con xem giùm nha :=((=((=((=((=((
 
J

jaera

ko làm lí thuyết :(, tại có đáp án bên ~~...làm luyện tập chút toán :D~

Câu 1:
Câu 1: Cho m gam hỗn hợp B gồm CuO, Na2O, Al2O3 hoà tan hết vào nước thu được 400ml dung dịch D chỉ chứa một chất tan duy nhất có nồng độ 0,5M và chất rắn G chỉ gồm một chất. Lọc tách G, cho luồng khí H2 dư qua G nung nóng thu được chất rắn F. Hoà tan hết F trong dung dịch HNO3 thu được 0,448 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm NO2 và NO có tỉ khối so với oxi bằng 1,0625. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính m.
A. 18g B. 26g C. 34,8g D. 18,4g

nCuO=nCu; nNO= 0.015; nNO2= 0.005
bt e: 2nCu=3nNO+nNO2= 0.05 => nCu=nCuO=0.025 => mCuO= 2g
Lại có: nNaAl(OH)4= 0.4X0.5=0.2
=> nNa2O= 0.1 => mNa2O= 6.2 ; nAl2O3= 0.1 => mAl2O3= 0.1X102=10.2

=> m= 2+6.2+10.2= 18.4 g => D





Câu 2: Hạt vi mô nào sau đây có số electron độc thân là lớn nhất?
A. N (Z=7) B. Fe(Z=26) C. P(Z=15) D. S2-( Z= 16)

A. 3 e độc thân
B.4 e độc thân
C.3 e độc thân
D.2 e độc thân

=> B
Câu 4: Cho các hợp kim sau: Cu-Fe(I), Zn-Fe(II), Fe-C(III), Sn-Fe(IV). Khi tiếp xúc với dd chất điện li thì các hợp kim mà trong đó Fe bị ăn mòn trước là
A. II, III, IV B. I, II, IV C. I, III, IV D. I, II, III

=> C
Câu 9: Lấy 0,1 mol Cu tác dụng với 500 ml dung dịch gồm KNO3 0,2M và HCl 0,4M thì thu được bao nhiêu lít khí NO (đktc)?
A. 2,24 lít B. 3,36 lít C. 1,12 lít D. 8,96 lít

nNO3-= 0.1; nH+=0.2
nNO3-/2= 0.1/2 > nH+/8= 0.2/8

nNO=(2 X nH+)/8= 0.05 => V= 1,12l

=> C

Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn 3,7 gam chất hữu cơ X chỉ chứa một loại nhóm chức cần dùng vừa đủ 3,92 lít O2(đkc) thu được CO2 và H2O có tỉ lệ mol là 1 : 1. X tác dụng với NaOH tạo ra 2 chất hữu cơ. Số đồng phân cấu tạo của X thỏa mãn điều kiện trên là
A. 2 B. 3 C. 1 D. 4

X+NaOH=> 2 chất hữu cơ
nCO2:nH2O = 1:1

=> este no, đơn chức: CnH2nO2

nO2= 0.175
theo pt tính đc n=3
=> C3H6O2

2 đp este: HCOOC2H5; CH3COOCH3

=> A

âu 13: Hỗn hợp X gồm Fe, Cu có khối lượng 6 gam. Tỉ lệ khối lượng giữa Fe và Cu là 7 : 8. Cho lượng X nói trên vào một lượng dd HNO3, khuấy đều cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được một phần chất rắn Y nặng 4,32 gam, dd muối sắt và NO. Khối lượng muối Fe tạo thành trong dd là
A. 4,5 gam B. 5,4 gam C. 7,4 gam D. 6,4 gam
Ta có: 56x+64y=6 và 56x/64y=7/8 => x=y=0.05 mol
nFe trong Y= (4.32- 0.05X64)/56= 1.12/56= 0.02
=> nFe trong muối = 0.05-0.02= 0.03 => m muối Fe= 0.03X 180=5.4 => B

Câu 15: Cho m gam hỗn hợp gồm FeO, CuO, Fe3O4 có số mol 3 chất đều bằng nhau tác dụng hết với dung dịch HNO3 thu hỗn hợp khí gồm 0,09 mol NO2 và 0,05 mol NO. Giá trị của m là
A. 36,48 B. 18,24 C. 46,08 D. 37,44

bt2: nFeO+nFe3O4= 3nNO+nNO2 => 2x= 3X0.05+0.09= 0.24 => x= 0.12
=> m= 0.12X (72+80+232)= 46.08 => C



Câu 21: Hòa tan hoàn toàn 12,42 gam Al bằng dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch X và 1,344 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm hai khí là N2O và N2. Tỉ khối của hỗn hợp khí Y so với khí H¬2 là 18. Cô cạn dd X, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 34,08 B. 38,34 C. 97,98 D. 106,38

3nAl= 10N2+ 8N2O= 0.03X10+0.03X8= 0.54
nAl= 0.18 => m muối= 38.34 => B

Câu 25: Cho 0,96 gam bột Mg vào 100 ml dd gồm Cu(NO3)2 1M và AgNO3 0,2 M. Khuấy đều đến phản ứng hoàn toàn, thu được chất rắn A và dd B. Sục khí NH3 dư vào B, lọc lấy kết tủa đem nung ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thì thu được chất rắn có khối lượng là
A. 1,2 gam B. 1,6 gam C. 1,52 gam D. 2,4 gam

Chất rắn cuối là: MgO

nMgO=mMg= 0.04 => m= 1.6 => B

Câu 39: Nhóm nào được xếp các dung dịch (cùng nồng độ) theo chiều tăng dần về độ pH?
A. HNO3, H2S, NaCl, KOH B. HNO3, KOH, NaCl, H2S
C. H2S, NaCl, HNO3, KOH D. KOH, NaCl, H2S, HNO3
 
Last edited by a moderator:
J

jaera

^
^

Bạn Hoangkhuong giải mình xem bài 21 đc ko n_n

Tại thấy mình làm sai, mà ko biết làm thế nào lại nữa :D.

Còn câu 13 của cậu, đáp án đúng là B. :D ở dưới có đáp án đó, c có thể dò, mà c có thể giải mỗi bài vài dòng, cho mọi người tham khảo ko ^^. Bạn chủ vựa này đã khuyến cáo thế đó ;))
 
Last edited by a moderator:
N

nhoc_maruko9x

Câu 21: Hòa tan hoàn toàn 12,42 gam Al bằng dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch X và 1,344 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm hai khí là N2O và N2. Tỉ khối của hỗn hợp khí Y so với khí H2 là 18. Cô cạn dd X, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 34,08 B. 38,34 C. 97,98 D. 106,38
[TEX]n_{Al} = 0.46 \Rightarrow n_e = 1.38[/TEX]

Từ tỉ khối [TEX]\Rightarrow n_{N_2O} = n_{N_2} = 0.03[/TEX]

Nhận thấy [TEX]8n_{N_2O} + 10n_{N_2} = 0.54 < 1.38[/TEX]

\Rightarrow Trong dd còn có [TEX]NH_4NO_3[/TEX]

[TEX]n_e[/tex] của [tex]NH_4NO_3 = 1.38 - 0.54 = 0.84[/TEX]

[TEX]\Rightarrow n_{NH_4NO_3} = 0.105[/TEX]

[TEX]\Rightarrow m = m_{Al(NO_3)_3} + m_{NH_4NO_3} = 106.38g[/TEX]
Câu 6: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Ở thể rắn, NaCl tồn tại dạng tinh thể phân tử
B. P trắng có cấu trúc tinh thể nguyên tử
C. Kim cương có cấu trúc tinh thể phân tử
D. Nước đá thuộc loại tinh thể phân tử
Câu 28: Sục CO2 dư vào dd chứa 0,5 mol C6H5ONa. Hỏi khối lượng dd sau phản ứng trên biến đổi như thế nào?
A. Tăng 22 gam B. Tăng 50 gam C. Giảm 25 gam D. Giảm 44 gam
[tex]C_6H_5ONa + CO_2 + H_2O \rightarrow C_6H_5OH + NaHCO_3[/tex]

do axit cacbonic mạnh hơn phenol.

[tex]C_6H_5OH[/tex] ít tan trong nước nên coi như kết tủa [tex]\Rightarrow[/tex] Khối lượng dd giảm 47 - 22 = 25g
Câu 14: Trong số các dẫn xuất của benzen có công thức phân tử C8H10O. Có bao nhiêu đồng phân X thoả mãn sơ đồ sau: X + NaOH → Không phản ứng . X -- (- H2O) --> Y --xt --> Polime
A. 4 B. 1 C. 3 D. 2
Ko phản ứng với NaOH [tex]\Rightarrow[/tex] Ko có nhóm OH gắn vào vòng.

Tách nước tạo Y có khả năng trùng hợp: Có 1 CTCT thoả mãn: [tex]C_6H_5-CH_2-CH_2-OH[/tex]
 
Last edited by a moderator:
B

bunny147

Chưa có làm bài nhưng ngó qua câu của bạn trên , câu 14 làm sai rồi .
Có 2 Ct thỏa mãn : C6H5-Ch2-CH2OH và C6H5-CHOH-CH3
 
B

bunny147

Câu 11: Chọn dãy chất chỉ chứa các chất có thể làm khô khí NH3 có lẫn hơi nước
A. CaO, CaCl2, KOH, P2O5 B. CaO, NaOH, CaCl2, H2SO4 đặc
C. NaOH, HNO3, CaCl2 D. CaO, KOH, CaCl2, Na2SO4
Câu này hôm bạn quynhan bảo CaCl2 ko dùng để làm khô NH3 , thế mà cả 4 đáp án đều có nó cả , thật hết biết làm sao ^^

Câu 16: Tỉ khối hơi của hỗn hợp khí A gồm CH4 và O2 so với H2 bằng 14,4. Đốt cháy hoàn toàn CH4 thu hỗn hợp B có cả hơi nước. Tìm d B/A
A. 1,1 B. 1,0 C. 0,8 D. 0,9

Giải: M A = 28,8 (u) .Sơ đồ đường chéo => n CH4 : n O2 = 1 : 4
Chọn hh khí A là 5 mol => n CH4 là 1 mol , n O2 = 4 mol
Đốt cháy 1 mol CH4 => 3 mol ( CO2 + H2O )
n O2 dư = 2 mol
=> Vì số mol không đổi => M ko đổi => d B/A = 1

Câu 18: Cho 0,1 mol X (C2H8O3N2) tác dụng với dd chứa 0,2 mol NaOH đun nóng thu chất khí làm xanh giấy quỳ tím ẩm và dd Y. Cô cạn Y thu được m gam chất rắn. Giá trị m là
A. 5,7 gam B. 12,5 gam C. 15 gam D. 21,8gam

Giải : X : C2H5NH3NO3
C2H5NH3NO3 + NaOH ---> NaNO3 + H2O + C2H5NH2
=> m = 12,5 g

Câu 20: Có bao nhiêu hợp chất hữu cơ, mạch hở(chứa C, H, O) có phân tử khối là 60 và tác dụng được với natri kim loại?
A. 3 B. 4. C. 5. D. 2.
M = 60
+ C3H8O : CH3-CH2-CH2OH ; CH3-CHOH-CH3
+ C2H4O2 : CH3COOH ; C2H4(OH)2
=> 4 cái

Câu 22: Cho 300 ml dung dịch AgNO3 vào 200 ml dd Fe(NO3)2 sau khi phản ứng kết thúc thu được 19,44 gam chất rắn và dd X trong đó số mol của Fe(NO3)3 gấp đôi số mol của Fe(NO3)2 còn dư. Dung dịch X có thể tác dụng tối đa bao nhiêu gam hỗn hợp bột kim loại gồm Al và Mg có tỉ lệ số mol tương ứng là 1: 3 ?
A. 11,88 gam. B. 7,92 gam. C. 8,91 gam. D. 5,94 gam.
Giải :
n Ag tạo thành = 0,18 mol .
Pư : Ag+ + Fe2+ --> Fe3+ + Ag
----------------0,18-------0,18-----0,18
=> n Fe2+ dư = 0,09 mol
Đặt n Al = x mol , nMg = 3x mol
=> (3x + 6x)= 0,09.2 + 0,18.3
<=> x = 0,08
=> m = 7,92 g

Câu 23: Đốt cháy hết 0,2 mol một ancol X no, mạch hở cần vừa đủ 17,94 lít khí O2(đkc). Cho 0,1 mol X tác dụng vừa đủ với m gam Cu(OH)2 thì tạo thành dd có màu xanh lam. Giá trị của m và tên gọi của X là
A. 4,9; propan-1,2,3-triol B. 9,8; propan-1,2,3-triol
C. 9,8; propan-1,2-điol D. 4,9; propan-1,2-điol
Giải : nO2 = 0,8 mol
Chà, bài như này thì độ đáp án nhanh hơn ấy.
thấy toàn C3 cả => n O trong ancol = 0,4 mol => ancol 2 chức
=> n Cu(OH)2 = 0,05 mol => m = 4,9 g

Câu 24: Hỗn hợp X gồm ankin A và H2 có VX= 8,96 lit (đktc) và mx = 4,6g. Hỗn hợp X qua Ni,To, phản ứng hoàn toàn cho hỗn hợp khí Y.Cho tỉ khối d y/ x = 2.Tìm số mol H2, CTPT, khối lượng A
A. 0,3 mol H2, 4g C2H2 B. 0,5 mol H2, 3,6g C2H2
C. 0,3 mol H2, 4g C3H4 D. 0,8 mol H2, 3g C3H4
Giải : n X = 0,4 mol
=> M X = 11,5 (u)
=> M y = 23 (u)
=> n Y = 0,2 mol => n H2 pư = 0,2 mol => n Ankin = 0,1 mol => n H2 bđầu = 0,3 mol
=> m A = 4 g
M A = 40 (u) => C3H4

Câu 27: Một hỗn hợp gồm saccarozo và mantozo phản ứng với dd AgNO3/NH3 thu được 3,24 gam Ag. Đun nóng lượng hỗn hợp trên với dd H2SO4 loãng, trung hòa sản phẩm bằng NaOH dư, lại cho tác dụng với dd AgNO3/NH3 dư thu 19,44 gam Ag. Tính khối lượng saccarozo có trong hỗn hợp.
A. 25,65 gam B. 12,825 gam C. 20,52 gam D. 10,26 gam
Giải :
Tn1 : n Ag = 0,03 mol => n mantozo = 0,015 mol
Tn2 : n Ag = 0,18 mol => n saccarozo = ( 0,18 - 0,03.2)/4 = 0,03 mol
=> m Sac = 10,26 g
=.= Lúc tính cái này ban đầu còn tính nhầm ra C tại quên cái fructozo trong NH3 chuyển thành Glucozo , hãi thật =.=


Câu 29: Đun nóng 21,8g chất A với 1 lít dung dịch NaOH 0,5M thu được 24,6g muối của axit một lần axit và một lượng ancol B. Nếu cho lượng ancol đó bay hơi ở đktc chiếm thể tích là 2,24 lít. Lượng NaOH dư được trung hòa hết bởi 2 lít dung dịch HCl 0,1 M. Tên gọi của A là
A. etylenglicol điaxetat B. glixerol tri propionat
C. glixerol triaxetat D. glixerol tri fomat
Giải :
n NaOh dư = 0,2 mol
=> m rượu = 9,2 g => M rượu = 92 (u) => Rượu là glixerol
=> M muối = 24,6/0,3 = 82 (u)
=> Muối là CH3COONa
=> A : (CH3COO)3C3H5 => C

Câu 30: Thêm NaOH vào dung dịch chứa 0,01 mol HCl và 0,01 mol AlCl3. Lượng kết tủa thu được lớn nhất và nhỏ nhất ứng với số mol NaOH lần lượt là
A. 0,04 mol và 0,05 mol B. 0,03 mol và 0,04 mol
C. 0,04 mol và 0,05 mol D. 0,03 mol và 0,04 mol
Giải :
Kt lớn nhất : 0,01 + 0,01.3 = 0,04 mol
n NaOH max để kt = 0 là : 0,01 + 0,01.4 = 0,05 mol
=> A vs C khác gì nhau ta :confused:
 
Last edited by a moderator:
N

nhoc_maruko9x

Câu 11: Chọn dãy chất chỉ chứa các chất có thể làm khô khí NH3 có lẫn hơi nước
A. CaO, CaCl2, KOH, P2O5 B. CaO, NaOH, CaCl2, H2SO4 đặc
C. NaOH, HNO3, CaCl2 D. CaO, KOH, CaCl2, Na2SO4
Câu này hôm bạn quynhan bảo CaCl2 ko dùng để làm khô NH3 , thế mà cả 4 đáp án đều có nó cả , thật hết biết làm sao ^^
A. P2O5 phản ứng với NH3 (do có hơi nước tạo axit photphoric).
B. H2SO4 đặc phản ứng với NH3.
C. HNO3 phản ứng với NH3.
CaCl2 có phản ứng với NH3 đâu nhỷ?
 
B

bunny147

A. P2O5 phản ứng với NH3 (do có hơi nước tạo axit photphoric).
B. H2SO4 đặc phản ứng với NH3.
C. HNO3 phản ứng với NH3.
CaCl2 có phản ứng với NH3 đâu nhỷ?

Hôm bạn quynhan bảo thế mà , tạo muối CaCl2.8NH3 , hôm lý giải bài bên kia- pic luyện đề ấy , tớ cũng không biết nên thắc mắc thôi ^^
 
Last edited by a moderator:
T

ticktock

@ bunny ơi,trong đề thi số 3 của bạn,làm giúp mình câu 3,câu 10 ,câu 12 và câu 49 nhé.Cảm ơn bạn đã lập topic bổ ích này :) đề số 3 trường DHKHTN
 
Last edited by a moderator:
B

bunny147

@ sô cô la : Sách mình cũng đọc thấy thế, mình thắc mắc là cái đáp án cơ .

Câu 31: Trong các chất: CH3CH2CH2OH, C2H2, HCOOCH3, C2H3Cl, CH4, C2H6, C2H4. Số chất có thể tạo ra andehit bằng một phản ứng là
A. 5 B. 6 C. 3 D. 4

Câu 32: Dung dịch X chứa HCl, CuSO4, Fe2(SO4)3. Lấy 400 ml dd X đem điện phân với điện cực trơ, I = 7,724 A cho đến khi ở catot thu được 5,12 gam Cu thì dừng lại. Khi đó ở anot có 0,1 mol một chất khí bay ra. Thời gian điện phân và nồng độ [Fe2+] lần lượt là
A. 2300s và 0,15M B. 2300s và 0,10M C. 2500s và 0,1M D. 2500s và 0,15M
Bài này tớ tính xấp xỉ thôi .
t =( F.số mol e trao đổi )/I ~ 2500s
n e trao đổi = 0,1.2 = 0,2 ( khí bay ra là Cl2 )
n Cu = 0,08 mol => n e Cu nhận = 0,16 mol
=> n e Fe3+ nhận = n Fe2+ tạo thành = 0,2 - 0,16 = 0,04 mol
=> CM = 0,1 M



Câu 34: Dung dịch X chứa 0,6 mol NaHCO3 và 0,3 mol Na2CO3. Thêm rất từ từ dd chứa 0,8 mol HCl vào dd X được dd Y và V lít CO2 (đkc). Thêm vào dd Y nước vôi trong dư thấy tạo thành m gam kết tủa. Tìm V và m.
A. 11,2 l và 90 gam B. 16,8 l và 60 gam C. 11,2 l và 20 gam D. 11,2 l và 40 gam
Thêm từ từ nên pư xảy ra :
H + + CO3 2- ----> HCO3-
HCO3- + H+ --> H2O + CO2
=> V Co2 = (0,8 - 0,3) .22,4 =11,2 l
=> HCO3- dư sau pư là = 0,4 mol
=> pư với OH- tạo CO3 2- = 0,4 mol
=> m = 40 g

KHông hiểu sao 2 câu này làm ra khác đáp án luôn , ko hiểu sai chỗ nào :confused:
 
Last edited by a moderator:
B

bunny147

Mai mốt k onl dc nên nay gửi luôn 2 đề

Câu 1. Trong tự nhiên oxi có ba đồng vị 16O, 17O, 18O; cacbon có hai đồng vị 12C, 13C. Hỏi có thể có bao nhiêu loại phân tử khí cacbonic tạo thành từ các đồng vị trên?
A. 6. B. 9. C. 12. D. 18.
Câu 2. Tổng số electron thuộc các phân lớp p trong nguyên tử của nguyên tố X là 15. Số điện tích hạt nhân của X bằng
A. 23. B. 29. C. 35. D.33.

[FONT=.VnTime]C©u 3.[/FONT][FONT=.VnTime] Cho c¸c h¹t vi m«: O2- (Z = 8); F - (Z = 9); Na, Na+ (Z = 11), Mg, Mg2+ (Z = 12), Al (Z = 13). Thø tù gi¶m dÇn b¸n kÝnh h¹t lµ: [/FONT]
[FONT=.VnTime]A. O2-, F -, Na, Na+, Mg, Mg2+, Al. B. Na, Mg, Al, Na+, Mg2+, O2-, F - [/FONT]
[FONT=.VnTime]C.Na, Mg, Al, O2-, F - , Na+, Mg2+. D. Na+, Mg2+, O2-, F -, Na, Mg, Al.[/FONT]
[FONT=.VnTime]C©u 4.[/FONT][FONT=.VnTime] Nguyªn tö cña nguyªn tè X cã cÊu h×nh electron ë 2 ph©n líp ngoµi cïng lµ 3d24s2. VÞ trÝ trong b¶ng tuÇn hoµn cña X lµ:[/FONT]
[FONT=.VnTime]A. chu k× 4, ph©n nhãm chÝnh nhãm IV. B. chu k× 4, ph©n nhãm phô nhãm IV. [/FONT]
[FONT=.VnTime]C. chu k× 4, ph©n nhãm chÝnh nhãm II. D. chu k× 4, ph©n nhãm phô nhãm II.

[FONT=.VnTime]C©u 5.[/FONT] Cho 7 gam hỗn hợp Cu, Fe (trong đó Fe chiếm 40% khối lượng) tác dụng với dd HNO3 loãng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất), còn lại 4,6 gam kim loại không tan và dd X. Muối có trong dung dịch X là
A. Fe(NO3)3. B. Cu(NO3)2. C. Fe(NO3)3 và Cu(NO3)2. D. Fe(NO3)2.
Câu 6. Cho 5 gam brom có lẫn tạp chất là clo vào một dung dịch chứa 1,600 gam kali bromua. Sau phản ứng làm bay hơi dung dịch thì thu được 1,155 gam chất rắn khan. Phần trăm về khối lượng của clo trong mẫu brom đem phản ứng là
A. 5,1%. B. 6,1%. C. 7,1%. D. 8,1%.
Câu 7. Khi đun nóng muối kali clorat, không có xúc tác, muối này bị phân huỷ đồng thời theo hai hướng
(a) KClO3 → KCl + O2 và (b) KClO3 → KClO4 + KCl
Biết rằng phân huỷ hoàn toàn 7,35 gam KClO3 thu được 3,35 gam KCl. Phần trăm kali clorat bị phân huỷ theo (a) và (b) tương ứng là
A. 66,67% và 33,33%. B. 33,33% và 66,67%. C. 55,55% và 44,45%. D. 44,45% và 55,55% .
Câu 8. Cho 1,2 lít hỗn hợp gồm hiđro và clo vào bình thuỷ tinh đậy kín và chiếu sáng bằng ánh sáng khuếch tán. Sau một thời gian ngừng chiếu sáng thì thu được một hỗn hợp khí chứa 30% hiđroclorua về thể tích và hàm lượng của clo đã giảm xuống còn 20% so với lượng clo ban đầu. Thành phần phần trăm về thể tích của hiđro trong hỗn hợp ban đầu và trong hỗn hợp sau phản ứng lần lượt bằng
A. 66,25% và 18,75%. B. 81,25% và 66,25%. C. 66,25% và 30,75% D. 88,25% và 30,75%.

Câu 9. Một dung dịch có chứa H2SO4 và 0,543 gam muối natri của một axit chứa oxi của clo (muối X). Cho thêm vào dung dịch này một lượng KI cho đến khi iot ngừng sinh ra thì thu được 3,05 gam I2. Muối X là
A. NaClO4. B. NaClO3. C. NaClO2. D. NaClO.
Câu 10. Phản ứng giữa HNO3 với Fe3O4 tạo ra khí X (sản phẩm khử duy nhất) có tổng hệ số trong phương trình hoá học là 20 thì khí X là
A. N2. B. NO. C. NO2. D. N2O.
Câu 11. Cho 22 gam dd NaOH 10% vào 5 gam dd axit H3PO4 39,2%. Muối thu được sau phản ứng là
A. Na2HPO4. B. NaH2PO4.
C. Na2HPO4 và NaH2PO4. D. Na3PO4 và Na2HPO4.
Câu 12. Dẫn từ từ khí NH3 đến dư vào dd ZnCl2. Hiện tượng quan sát được là
A. có kết tủa lục nhạt, không tan. B. có kết tủa trắng không tan.
C. có kết tủa xanh lam, không tan. D. có kết tủa trắng, sau đó tan ra.
Câu 13. Ankan X tác dụng với clo (askt) tạo ra dẫn xuất monoclo trong đó clo chiếm 55,04% về khối lượng. X có công thức phân tử là
A. CH4. B. C2H6. C. C3H8. D. C4H10.
Câu 14. Biết m gam một anken Y phản ứng được với tối đa 20m/7 gam Br2. Công thức phân tử của Y là
A.C2H4. B. C4H8. C. C3H6. D. C5H10.
Câu 15. Cho dung dịch chứa 1,22 gam chất hữu cơ X là đồng đẳng của phenol tác dụng với nước brom (dư) thu được 3,59 gam hợp chất Y chứa 3 nguyên tử brom trong phân tử (h = 100%). Công thức phân tử của X là
A. C7H8O. B. C8H10O. C. C9H12O. D. C10H14O.
Câu 16. Amin đơn chức X chứa 15,05% khối lượng nitơ. Tên X là
A. metylamin. B. etylamin. C. pentylamin. D. phenylamin.
Câu 17. Sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính bazơ của các chất sau: (1) NH3, (2) CH3NH2, (3) C6H5NH2, (4) (CH3)2NH, (5) C2H5NH2, (6) p-O2N-C6H4NH2.
A. 6, 3, 1, 2, 5, 4. B. 3, 6, 1, 2, 4, 5. C. 4, 5, 2, 3, 1, 6. D. 1, 2, 3, 4, 5, 6.

Câu 18. Tách nước từ rượu (CH3)2CHCH(OH)CH3 trong điều kiện thích hợp thu được anken.
Sản phẩm chính là
A. 2-metylbuten-1. B. 2-metylbuten-2. C. 3-metylbuten-1. D. penten-2.
Câu 19. Hai hiđrocacbon X, Y có cùng công thức phân tử C4H8. Khi phản ứng với brom, từ X thu được một dẫn xuất 1,2-đibrom-2-metylpropan; từ Y thu được hai dẫn xuất 1,3-đibrombutan và 1,3-đibrom-2-metylpropan. Tên gọi của X và Y tương ứng là
A. 2-metylpropen và buten-2. B. 2-metylpropen và metylxiclopropan.
C. buten-1 và buten-2. D. buten-2 và xiclobutan.
Câu 20. Cho hỗn hợp gồm không khí dư và hơi của 24 gam metanol đi qua chất xúc tác Cu nung nóng, sản phẩm thu được có thể tạo 40 ml fomalin 36% có d = 1,1 g/ml. Hiệu suất của quá trình trên là
A. 80,4%. B. 70,4%. C. 65,5%. D. 76,6%.

Câu 21. Cho các chất Đimetylamin (1), Metylamin (2), Amoniac (3), Anilin (4), p-metylanilin (5), p-nitroanilin (6). Tính bazơ tăng dần theo thứ tự là
A. (1), (2), (3), (4), (5), (6) B. (3), (2), (1), (4), (5), (6)
C. (6), (4), (5), (3), (2), (1) D. (6), (5), (4), (3), (2), (1)
Câu 22. Thuốc thử duy nhất có thể dùng để nhận biết 3 chất lỏng đựng trong 3 lọ mất nhãn: Phenol; Rượu Benzylic; Stiren là:
A. Na. B. Dung dịch NaOH. C. Quỳ tím. D. Dung dịch Br2.
Câu 23. Để chứng tỏ muối C6H5NH3Cl có trong một bình đựng, ta cần dùng các hoá chất là
A. dung dịch Brôm. B. dung dịch NaOH và Br2.
C. dung dịch AgNO3, NaOH, Br2. D. dung dịch AgNO3, Br2
Câu 24. Sắp xếp theo thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi của các chất sau: CH3OH(1), C2H5OH(2), CH3COOH(3), CH3COOC2H5(4), HCHO(5).
A. 5, 4, 1, 2, 3. B. 1, 2, 3, 4, 5. C. 5, 4, 3, 2, 1. D. 3, 2, 1, 5, 4.
Câu 25. Trong số các đồng phân là dẫn xuất của benzen có CTPT C8H10O, số đồng phân (X) thoả mãn điều kiện sau: (X) không phản ứng với NaOH và (X) (Y) polime. X là
A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.
Câu 26. Một dung dịch chứa 1,22g chất hữu cơ X là đồng đẳng của phenol. Cho dung dịch trên tác dụng với nước brom (dư) thu được 3,59g hợp chất Y chứa 3 nguyên tử brom trong phân tử. Biết p/ư xảy ra với hiệu suất 100%. Công thức phân tử của X là
A. C7H8O. B. C8H10O. C. C9H12O. D. C10H14O.
Câu 27. Bốn este có công thưc phân tử: C3H4O2, C3H6O2, C4H6O2, C4H8O2. Công thức phân tử ứng với 2 este khi bị thuỷ phân cho ra hai chất hữu cơ đều có khả năng tham gia phản ứng tráng gương:
A. C3H4O2 và C4H8O2. B. C3H4O2 và C4H6O2. C. C3H4O2 và C3H6O2. D. C4H6O2 và C4H8O2.
Câu 28. Chia hỗn hợp X gồm hai axit đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẵng ra hai phần bằng nhau. Phần I phản ứng vừa đủ với 500 ml dung dịch NaOH 1M. Phần II phản ứng với lượng dư dung dịch Ag2O/NH3 tạo ra 43,2 gam Ag. Công thức cấu tạo và khối lượng của hai axit trong X là
A. 9,2 gam HCOOH và 18 gam CH3COOH.
B. 18 gam CH3COOH và 14,8 gam CH3CH2COOH.
C. 18,4 gam HCOOH và 36 gam CH3COOH.
D. 36 gam CH3COOH và 29,6 gam CH3CH2COOH.
Câu 29. Một chất béo có công thức: CH2(OCOC17H33)-CH(OCOC15H31)-CH2(OCOC17H29). Số mol H2 cần để hiđro hoá hoàn toàn 1 mol chất béo là
A. 1. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 30. Polivinyl axetat là polime được điều chế từ sản phẩm trùng hợp monome nào sau đây:
A. CH2­=CH-COOCH3. B. CH2=CH-COOH.
C. CH2=CH-COOC2H5. D. CH2=CH-OCOCH3

[/FONT]
 
Last edited by a moderator:
B

bunny147

Câu 31. Trong số các polime sau: sợi bông (1); tơ tằm (2); len (3); tơ visco (4); tơ axetat (5); Nilon-6,6 (6); tơ enang (7). Loại tơ có nguồn gốc từ xenlulozơ là
A. (1), (2), (3). B. (2), (3), (4) C. (1), (4), (5). D. (4), (6), (7).
Câu 32. Thuỷ phân một hợp chất gluxit Y theo phương trình hoá học: Y + H2O 2X. X và Y đều có phản ứng tráng gương trong điều kiện thường. Y là
A. tinh bột. B. mantozơ.C. saccazozơ. D. xenlulozơ.
Câu 33. Chỉ được dùng một thuốc thử để phân biệt ba chất lỏng: Benzen, rượu etylic, anilin thì thuốc thử đó là
A. dung dịch HCl. B. phenolphtalein. C. quì tím. D. dung dịch NaOH.
Câu 34. Trong các kim loại Mg, Al, Fe, Zn, K, Ba, Ag. Kim loại nhẹ gồm
A. Mg, Al, Fe, Zn. B. Mg, Ag, Al, Fe. C. Mg, Al, K, Ba. D. Mg, Ba, Zn, Al.
Câu 35. Để loại bỏ tạp chất kẽm, chì, đồng có lẫn trong bạc (ở dạng bột) mà không làm thay đổi khối lượng bạc người ta dùng một lượng dư dung dịch
A. AgNO3. B. Pb(NO3)2. C. Cu(NO3)2. D. Fe(NO3)3.
Câu 36. Hoà tan 36 gam hỗn hợp đồng và oxit sắt từ (ở dạng bột) theo tỉ lệ mol 2 : 1 bằng dung dịch HCl dư. Phản ứng xong thu được dung dịch X và chất rắn Y. Khối lượng chất rắn Y bằng
A. 12,8 gam. B. 6,4 gam. C. 23,2 gam. D. 16,0 gam.
Câu 37. Điện phân nóng chảy a gam muối halogenua của kim loại M, thu được 0,96 gam M ở Catot và 0,896 lít khí (đktc) ở Anot. Mặt khác dung dịch chứa a gam muối halogenua nói trên tác dụng với AgNO3 dư thu được 11,48 gam kết tủa. Công thức muối halogenua là
A. CaF2. B. MgCl2. C. CaBr2. D. MgBr2.
Câu 38. Trộn 200 ml dung dịch gồm HCl 0,1M và H2SO4 0,05M với 300 ml dung dịch Ba(OH)2 nồng độ x M thu được m gam kết tủa và 500 ml dung dịch có pH = 13. Giá trị của x và m lần lượt là
A. x = 0,015; m = 2,33. B. x = 0,150; m = 2,33.
C. x = 0,200; m = 3,23. D. x = 0,020; m = 3,23.
Câu 39. Cho bột nhôm vào dung dịch chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 lắc đều một thời gian thu được chất rắn X1 và dung dịch X2 . Cho X1 tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được khí H2 và còn lại hỗn hợp hai kim loại. Cho X2 tác dụng với dung dịch NaOH dư, được kết tủa X3 là hiđroxit của một kim loại. Các chất có trong X1, X2, X3 gồm
A. X1 : Ag, Al ; X2 : Al(NO3)3 ; X3 : Al(OH)3.
B. X1 : Ag, Cu ; X2 :Al(NO3)3, Cu(NO3)2 ; X3 : Al(OH)3.
C. X1 : Ag, Cu, Al. ; X2 :Al(NO3)3, Cu(NO3)2 ; X3 : Cu(OH)2.
D. X1 : Ag, Cu, Al ; X2 :Al(NO3)3 X3 : Cu(OH)2.
Câu 40. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm 26,8 gam hỗn hợp bột nhôm và sắt (III) oxit được hỗn hợp G. Hoà tan G trong dung dịch NaOH dư, thoát ra 6,72 lít khí H2 (các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thể tích khí đo ở đktc). Khối lượng nhôm có trong hỗn hợp ban đầu bằng
A. 6,8 gam. B. 5,4 gam. C. 11,2 gam D. 10,8 gam.
Câu 41. Có 5 mẫu kim loại Ba, Mg, Ag, Al, Fe. Người ta có thể nhận biết được từng kim loại mà chỉ cần dùng một dung dịch chứa một hoá chất làm thuốc thử là
A. HCl. B. HNO3. C. NaOH. D. Fe2(SO4)3.
Câu 42. Cho 4 dung dịch, trong mỗi dung dịch chứa một cation sau: Cu2+, Fe3+, Ag+, Pb2+. Trong các kim loại Mg, Al, Fe, Cu, Ag những kim loại phản ứng được với cả 4 dung dịch trên là
A. Mg, Al, Fe. B. Mg, Al. C. Mg, Al, Cu. D. Mg, Al, Ag.
Câu 43. Hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 nặng 6,96 g và số mol FeO bằng số mol Fe2O3. Cho hỗn hợp X tan hết trong dung dịch HNO3 loãng, thu được V lít khí NO (đktc) duy nhất. Giá trị của V là
A. 0,224/3 lít. B. 0,224 lít. C. 2,24 lít. D. 2,24/3 lít.
Câu 44. Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp NH4NO3, Cu(NO3)2, AgNO3, Fe(NO3)2 thì chất rắn thu được sau phản ứng gồm
A. CuO, Fe2O3, Ag2O. B. CuO, Fe2O3, Ag.
C. CuO, FeO, Ag. D. NH4NO2, Cu, Ag, FeO.
Câu 45. Nung 9,4 gam muối nitrat của kim loại M có hoá trị không đổi đến phản ứng hoàn toàn, được 4 gam một oxit của kim loại M. Công thức muối nitrat là
A. Mg(NO3)2 B. Zn(NO3)2. C. Cu(NO3)2. D. Pb(NO3)2.
Câu 46. Nung nóng AgNO3 được chất rắn X và khí Y. Dẫn khí Y vào cốc nước được dung dịch Z. Cho toàn bộ X vào Z thấy X tan một phần và thoát ra khí NO duy nhất. Giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của X không tan trong Z là
A. 20%. B. 25%. C. 30%. D. 40%.
Câu 47. Cho 0,81 gam Al và 2,8 gam Fe tác dụng với 200 ml dung dịch X chứa AgNO3 và Cu(NO3)2. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y và 8,12 gam hỗn hợp 3 kim loại. Cho 8,12 gam hỗn hợp 3 kim loại này tác dụng với dung dịch HCl dư, kết thúc phản ứng thấy thoát ra 0,672 lít H2 (đktc). Nồng độ mol của AgNO3 và Cu(NO3)2 lần lượt là
A. 0,15M và 0,25M. B. 0,10M và 0,20M. C. 0,25M và 0,15M. D. 0,25M và 0,25M.
Câu 48. Cho 5,7 gam hỗn hợp bột P gồm Mg, Al, Zn, Cu tác dụng hoàn toàn với oxi dư thu được hỗn hợp rắn Q có khối lượng là 7,86 gam. Thể tích tối thiểu dung dịch HCl 1M cần dùng để hoà tan hoàn toàn Q là
A. 180 ml. B. 270 ml. C. 300 ml. D. 360 ml.
Câu 49. Cho một lượng bột CaCO3 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl 32,85%. Sau phản ứng thu được dung dịch X trong đó nồng độ HCl còn lại là 24,20%. Thêm vào X một lượng bột MgCO3 khuấy đều cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y trong đó nồng độ HCl còn là 21,10%. Nồng độ phần trăm các muối CaCl2 và MgCl2 trong dung dịch Y tương ứng là
A. 10,35% và 3,54%. B. 12,35% và 8,54%.
C. 12,35% và 3,54%. D. 8,54% và 10,35%.
Câu 50. Điện phân dung dịch chứa a mol CuSO4, b mol NaCl (với điện cực trơ, màng ngăn xốp). Dung dịch thu được sau phản ứng hoà tan được Al2O3. Quan hệ giữa a và b là
A. a < 2b hoặc a > 2b. B. a < b. C. b > 2a hoặc b < 2a. D. b 2a.

Đáp án :

1C 2D 3C 4B 5D 6C 7A 8B 9C 10C
11D 12D 13B 14B 15B 16D 17A 18B 19B 20B
21C 22D 23C 24A 25D 26B 27B 28C 29C 30D
31C 32B 33A 34C 35D 36B 37B 38B 39C 40D
41D 42A 43B 44B 45C 46B 47A 48B 49A 50C



Đề : http://www.mediafire.com/?fi6iagzzo6etoez
Đáp án :
1D 2A 3B 4A 5A 6D 7A 8A 9B 10B
11D 12D 13A 14C 15B 16D 17B 18D 19C 20B
21C 22D 23C 24D 25A 26C 27B 28D 29B 30D
31B 32C 33D 34B 35A 36D 37C 38A 39C 40C
41A 42A 43D 44D 45A 46C 47C 48B 49D 50C
51A 52D 53D 54A 55B 56C 57A 58D 59C 60A
 
Last edited by a moderator:
B

bunny147

Cái gì cũng có lí do của nó ...


*Bán kính nguyên tử và ion :
+ Bán kính nguyên tử :
Trong 1 chu kì , Z tăng => bán kính giảm .
Trong 1 nhóm A , Z tăng => bán kính tăng .
+Bán kính ion :
Bán kính cation ( ion dương ) < bán kính nguyên tử < bán kính anion ( ion âm) .
Đối với các ion có cùng điện tử, có sự giảm bán kính khi điện tích hạt nhân tăng .
Vd: [TEX]r F^- > r Na^+ > r Mg^{2+}[/TEX]
Đối với các ion có cùng điện tích , sự biến đổi bán kính ion cũng giống như sự biến đổi bán kính nguyên tử .
Vd: Nhóm VIIA bán kính tăng dần : F- < Cl- < Br- < I-

*Nhiệt độ sôi :
1. Thông thường
nhiệt độ soi của các chất tăng dần như sau :
Ete < Este < Andehit/Xeton < Ancol < Axitcacboxylic
Nguyên nhân : Khả năng tạo liên kết H, tính phân cực của lk ,... lằng nhằng thật =.=
2. Cùng 1 hợp chất , chất có PTK nhỏ hơn có nhiệt độ sôi thấp hơn chất có PTK lớn hơn ( tạm nhớ là " nặng kí đun lâu " :D )
Vd : n-butan < n-hexan .
3. Trong các đồng phân mạch hở thì mạch thẳng có nhiệt độ sôi cao nhất, càng nhiều nhánh thì nhiệt độ sôi càng thấp hơn .
( " thẳng thì cao " - cũng hợp lí ghê chứ , cùng chiều cao mà đi thẳng với còng lưng thì thằng thẳng cao hơn chắc rồi )
Vd: neo-pentan(10)<iso-butan(28)<n-butan(30,1).
4. Đối với ancol :
đồng phân tert < sert < iso < n-ancol ( danh pháp lại là 1 vấn đề nhức nhối @-) )
( Cách nhớ [ hơi linh tinh, thông cảm :D ] : tôi -suýt - iu- nàng

Còn 1 số quy tắc khác đọc thấy chưa thật ưng ý, lục sách đã, bổ sung sau .




 
Last edited by a moderator:
T

traimuopdang_268

Sau khi làm đề trên rút ra 1 điều là, lý thuyết mình siêu yếu. ( vẫn chưa làm đề 5 , oải quá )
Ngày mai mình sẽ gửi 1 bài lý thuyêt vào đây mới dc [ tự nói thôi ;)) ]
Ngày mai sẽ học phần bán kính nguyên tử, ion ,.... gì đó . Phần nhiêt độ sôi của các chât. Tạm thế đã .
MAi làm =.=

Vô đây lấy khí thế cùng bunny :p

Nhớ nha: "C k có một mình" ^^

Cố lên nhé. Đây là giọt nước mắt cuối cùng. Nhưng nó sẽ là giọt nước mắt đầu tiên thôi. Cố lên!
_thaydoituday_TMA_
 
Top Bottom