[Địa lý 7]Các câu hỏi kiểm tra 1 tiết!

  • Thread starter phuongduy99
  • Ngày gửi
  • Replies 5
  • Views 10,062

C

callalily

trả lời!

1,do vận động địa chất, dồn nén hai đại lục này theo một kiểu nên nó cũng không khác nhiều:
-giống:điều có 3 dạng địa hình:núi cao ở phía tây,đồng bằng ở giữa và sơn nguyên ở phía đông
-khác:
+nam mĩ:dãy núi An-det cao và đồ sộ hơn(nhưng ốm), đồng bằng rộng và bằng phẳng hơn,có nhiều đồng bằng liên tiếp
+bắc mĩ:hệ thống núi cooc-diCe thì kém hơn(nhưng mập),còn đồng bằng thì dạng "lòng chảo"
 
N

nhatvy2606

1.Gồm:
a. Eo đất Trung Mĩ và quần đảo ăng ti
- Nằm trong môi trường nhiệt đới .Có gió tín phong trên biển thường xuyên thổi theo hướng Đông Nam.
*Là nơi tận cùng của hệ thống Coóc-đi-e, phần lớn diện tích là núi và cao nguyên, nhiều núi lửa hoạt động, đồng bằng nhỏ hẹp ven biển.
*Eo đất Trung Mĩ: Là nơi tận cùng của hệ thống Coóc đi e, phần lớn diện tích là núi và cao nguyên, nhiều núi lửa hoạt động, đồng bằng nhỏ hẹp ven biển.
- Khí hậu và thực vậ phân hóa theo hướng Đ-T
b, Khu vực Nam mĩ : Gồm 3 khu vực địa hình
+Đồng bằng ở giữa
+Hệ thống An-đet phía Tây
+Sơn nguyên ở phía Đông

*) Núi trẻ Anđét phía tây:
- Cao và đồ sộ, độ cao trung bình 3000m- 5000m.
- Xen kẽ giữa các dãy núi là các thung lũng và cao nguyên rộng.
-Thiên nhiên phân hóa phức tạp: từ bắc xuống nam, từ tây sang đông, từ thấp lên cao.

*)Các đồng bằng ở giữa
-Đồng bằng nối tiếp nhau: Ô-ri-nô-cô hẹp, A-ma-dôn ( 5 triệu km2 rộng nhất thế giới,
phần lớn là rừng rậm bao phủ)
-Pam-pa, La-pla-ta là vựa lúa, vùng chăn nuôi lớn
-Sông Amadôn: lớn thứ 2 trên thế giới, được tôn vinh “vua của các dòng sông”, mạng lưới nhánh sông ngòi dày đặc.
- Đồng bằng Amadôn: rộng nhất thế giới diện tích 5 triệu km2, đất tốt, chủ yếu là rừng rậm bao phủ.

*)Sơn nguyên ở phía đông
-SN Guy-a-na: đồi núi thấp xen kẽ các thung lũng rộng.
-SN Braxin: nâng lên mạnh, bề mặt bị chia cắt.
-Thiên nhiên đa dạng và phức tạp
-Sơn nguyên Braxin : rộng 5 triệu km2, cao trung bình 1.000m, chủ yếu là đất đỏ bazan, phía Đông nhiều dãy núi cao xen cao nguyên núi lửa.

2. Tốc độ đô thị hóa nhanh.
Tỉ lệ dân dô thị tăng
Đô thị tự phát
Cơ sở hạ tầng còn thấp kém.
 
Y

yumi_26

1. Giống: như ý của bạn trên :D
Khác:
+ Bắc Mỹ có núi già A-pa-lat ở phía đông, còn Nam Mỹ là các cao nguyên.
+ Hệ thống Cooc-di-e chiếm 1/2 lục địa Bắc Mỹ, trong khi hệ thống An-đét ở Nam Mỹ cao và đồ sộ hơn nhưng chiếm tỉ lệ diện tích ko đáng kể so với hệ thống Cooc-di-e.
+ Đồng bằng ở Bắc Mỹ cao về phía Bắc, thấp dần về phía Nam, còn đồng bằng ở Nam Mỹ phần lớn là chuỗi đồng bằng thấp, nối liền nhau trừ đồng bằng Pam-pa ở phía nam là cao lên thành cao nguyên.

2. Quá trình đô thị hóa ở Nam Mỹ mang tính chất tự phát, còn ở Bắc Mỹ quá trình đô thị hóa gắn liền với công nghiệp hóa.
Quá trình đô thị hóa ở Nam Mỹ diễn ra với tốc độ nhanh trong khi kinh tế còn chậm phát triển.
 
H

harrypham

1. Sự khác nhau và giống nhau giữa địa hình Bắc Mĩ và địa hình Nam Mĩ:

  • Giống nhau: Đều chia làm ba khu vực địa hình từ Tây sang Đông: dãy núi trẻ, đồ sộ ở phía tây, đồng bằng ở giữa, sơn nguyên và núi già ở phía đông.
  • Khác nhau:

  1. Nam Mĩ có dãy núi An-đet cao và đồ sộ nhưng hẹp; đồng bằng chủ yếu là chuỗi đồng bằng thấp; phía đông chủ yếu là sơn nguyên .
  2. Bắc Mĩ có hệ thống Cooc-đi-e dài và rộng; đồng bằng cao ở phía tây và bắc và thấp dần phía nam và đông nam, có địa hình lòng máng; phía đông có dãy núi già A-pa-lat .
2. Đô thị hóa ở Bắc Mĩ là đô thị hóa có quy mô lớn, đi kèm với việc phát triển công nghiệp.
Đô thị hóa của Nam Mĩ là đô thị hóa tự phát, cơ sở hạ tầng kém phát triển.
 
S

sonsuboy

1. Sự khác nhau và giống nhau giữa địa hình Bắc Mĩ và địa hình Nam Mĩ:

  • Giống nhau: Đều chia làm ba khu vực địa hình từ Tây sang Đông: dãy núi trẻ, đồ sộ ở phía tây, đồng bằng ở giữa, sơn nguyên và núi già ở phía đông.
  • Khác nhau:

  1. Nam Mĩ có dãy núi An-đet cao và đồ sộ nhưng hẹp; đồng bằng chủ yếu là chuỗi đồng bằng thấp; phía đông chủ yếu là sơn nguyên .
  2. Bắc Mĩ có hệ thống Cooc-đi-e dài và rộng; đồng bằng cao ở phía tây và bắc và thấp dần phía nam và đông nam, có địa hình lòng máng; phía đông có dãy núi già A-pa-lat .
2. Đô thị hóa ở Bắc Mĩ là đô thị hóa có quy mô lớn, đi kèm với việc phát triển công nghiệp.
Đô thị hóa của Nam Mĩ là đô thị hóa tự phát, cơ sở hạ tầng kém phát triển.

giống: phân hóa từ tây->đông,chia làm 3 miền địa hình:
-núi trẻ(tây)
-đồng bằng(giữa)
núi già,cao nguyên,sơn nguyên(đông)
khác:
Bắc mĩ:hệ thống núi tre cooc-đi-e dài,rộng,đồng bằng cao về phía Tây ,hẹp dần về Nam(hình lòng máng),núi giá a-pa-lát(phía đông
Nam mĩ: dãy an-đét cao và hẹp,đồng bằng thấp,cao nguyên,sơn nguyên(phía đông)
 
Top Bottom